Mẫu Hợp đồng thuê nhân viên cấp dưỡng cho trường học được sử dụng trong các thoả thuận thuê người lao động bán thời gian hoặc toàn thời gian tại các vị trí nhà bếp, cơ sở chế biến thuộc nhà trường.
Hợp đồng cấp dưỡng cho trường học là gì
Hợp đồng cấp dưỡng cho trường học là văn bản thoả thuận giữa một bên là nhà trường và một bên là người lao động có khả năng, nhu cầu phù hợp cho vị trí cấp dưỡng, điều dưỡng, nấu ăn.
Hợp đồng này có hình thức là một dạng của Hợp đồng lao động, chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động và Bộ Luật Dân sự hiện hành.
Trong Hợp đồng cấp dưỡng thông thường sẽ bao gồm các thoả thuận chính như nội dung công việc cấp dưỡng, tiền lương thưởng, chế độ làm việc, dụng cụ được cấp và các quy định, nội quy lao động, an toàn vệ sinh lao động trong môi trường làm việc là bếp ăn.
Mẫu Hợp đồng cấp dưỡng cho trường học
PHÒNG GD-ĐT TP THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CẤP DƯỠNG
Chúng tôi, một bên là Bà: Vũ Thị Hồng Quốc tịch : Việt Nam
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đại diện cho: Trường Tiểu học
Điện thoại :
Địa chỉ:
Và một bên là Ông/Bà: Phan Ngọc Lựu Quốc tịch : Việt Nam
Sinh ngày: 01/05/ 1965 tại : Bình Dương
Công việc được giao: Bếp Trưởng
Địa chỉ thường trú G386/90 tổ 90 khu 10,
Số CMND hoặc CCCD: ………….. cấp ngày …………… do Cục trưởng Cục cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1. Điều khoản chung
1. Loại hợp đồng lao động: Có thời hạn.
2. Thời hạn hợp đồng lao động: 9 tháng
3. Thời điểm từ: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2023 đến ngày 31 tháng 05 năm 2024 ).
4. Địa điểm làm việc: Trường TH
5. Bộ phận công tác: Nhà bếp – Chức danh (vị trí công tác): Cấp dưỡng
6. Nhiệm vụ công việc như sau:
– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của Ban giám hiệu (và các cá nhân được bổ nhiệm hoặc ủy quyền phụ trách).
– Công việc phải làm : Hoàn thành các bữa ăn đúng theo định lượng và thực đơn do nhà trường đưa ra. Nắm bắt công việc chung trong bếp ăn để phân công sắp xếp công việc hợp lý cho từng nhân viên. Nhắc nhở nhân viên làm theo quy định của nhà trường đề ra ( tác phong, trang phục, giờ đi làm…). Bảo vệ tài sản nhà trường, lớp tránh thất thoát hư hao tài sản. Không lấy thức ăn thừa của học sinh.
Điều 2. Chế độ làm việc
– Từ 05 giờ đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
– Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Bảo hộ lao động theo quy định ở điều 3.
Điều 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động
1. Quyền lợi:
– Mức lương chính hoặc tiền công : 5.000.000 đồng/tháng( Với mức lượng trên người lao động tự đóng BHXH và tự mua bảo hiểm y tế)
– Hình thức trả lương: Tiền mặt/ chuyển khoản ( theo bảng chấm công thực tế ngày làm việc).
– Được trang bị bảo hộ lao động gồm: Áo, nón, khẩu trang, tạp dề, ủng, bao tay.
– Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước
+ Nghỉ hàng tuần: 2 ngày (Thứ 7 và ngày Chủ nhật).
+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ Lễ pháp định. Các ngày nghỉ lễ nếu trùng với ngày thứ 7 và chủ nhật thì sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
– Những thỏa thuận khác (nếu có): Người lao động thỏa thuận không tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc tại Trường Tiểu Học
2. Nghĩa vụ:
– Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
– Chấp hành lệnh điều hành, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động.
– Bồi thường vi phạm và vật chất trong điều kiện: vi phạm hợp đồng đã ký.
Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động
1. Nghĩa vụ:
– Bảo đảm việc làm, thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có).
2. Quyền hạn:
– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc,….)
– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của nhà trường.
Điều 5: Đơn phương chấm dứt hợp đồng:
1. Người sử dụng lao động
* Theo quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
b) Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của nhà trường
c) Người lao động vi phạm Pháp luật Nhà nước.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên kéo dài không quá 30 ngày.
2. Người lao động
* Khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn phải tuân thủ theo điều 37 Bộ luật Lao động và phải dựa trên các căn cứ sau:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.
b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
c) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Điều 6: Những thỏa thuận khác
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục hợp đồng theo quy định của Pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo hợp đồng lao động đã ký kết.
Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.
Điều 7. Điều khoản thi hành
– Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 09 năm 2023.
Hợp đồng này làm tại Trường Tiểu học
…………………………., ngày ….. tháng ….. năm 2023
Người lao động | Người sử dụng lao động |