Xe độ pô thì bị phạt bao nhiêu? xử lý như thế nào?
Xin cho hỏi, xe em do pô cũ bị hỏng nên em đã tháo ra và lắp pô mới, pô mới này có âm thanh lớn hơn pô cũ. vây nếu em tham gia giao thông mà bị bắt thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền, có bị giữ xe không và có bị tháo pô giữ lại không?
Luật sư Tư vấn Luật Giao thông đường bộ – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 09/10/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xử phạt hành vi độ pô
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
3./ Luật sư trả lời Xe độ pô thì bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định của pháp luật, để một phương tiện giao thông được bày bán, sử dụng trên thực tế, sản phẩm phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Trong đó, có những yêu cầu nhất định về lượng khí thải, về âm thanh khi khởi động phương tiện này. Do đó, khi bạn có hành vi độ pô xe, âm thanh phát ra khi khởi động xe sẽ lớn hơn hẳn yêu cầu kỹ thuật ban đầu. Để hạn chế tình trạng này, pháp luật có quy định xử phạt hành vi độ pô . Cụ thể:
Về việc bạn có hành vi độ pô xe tức là tự ý thay đổi bộ phận kết cấu của xe, theo quy định Điều 55 Luật Giao thông đường bộ:
Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
1. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
2. Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. …”
Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“… 2.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
… b)Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; …”
Tuy nhiên, trong trường hợp việc thay đổi này là do bạn thực hiện thì căn cứ điểm c Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
… 4.Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: …
c)Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; …”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn sử dụng xe độ pô bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, nếu bạn là người điều khiển cũng là người có hành vi tự ý thay đổi bộ phận của xe thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 900.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.