Gậy Baton chỉ để phòng thân chưa gây hậu quả là tàng trữ hay sử dụng
Mọi ơi cho em hỏi chút em để 01 chiếc gậy baton trong cốp xe với mục đích phòng thân tránh bị cướp giật trộm cắp. để khi bị em có thể sử dụng và em chưa gây hậu quả là tàng trữ hay là sử dụng ạ
Luật sư Tư vấn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 16/01/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tàng trữ công cụ hỗ trợ
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
3./ Luật sư trả lời Gậy Baton chỉ để phòng thân chưa gây hậu quả là tàng trữ hay sử dụng
Baton là một trong những vũ khí hiện đại có khả năng ứng dụng tự vệ rất cao, lấy ý tưởng từ một loại vũ khí giống như gậy, dùi cui, nhưng có thể thu gọn để tiện mang theo bên mình, một chiếc baton được chế tạo với các chất liệu siêu cứng, bền (chẳng hạn thép titanium, một số loại baton đặc biệt có thể được chế tạo bằng nhựa tổng hợp), baton có đủ những tính chất để trở thành vũ khí phòng thân hiệu quả.
Căn cứ Điểm d Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
“11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
…
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;”
và Khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 về Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:
“1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
…
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.”
Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên thì bạn mới được sự dụng các công cụ hỗ trợ và chỉ được sự dụng đúng mục đích, đúng quy định và phải có giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng.
Hiện nay chưa có khái niệm rõ về Baton nhưng dựa vào cấu tạo (kim loại) và khả năng gây sát thương, sức khỏe của người khác có thể thấy gậy Baton được hiểu như là một loại công cụ hỗ trợ, cụ thể là dùi cui cao su nên khi cất giữ công cụ hỗ trợ này bạn phải đáp ứng những điều kiện trên. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tự ý mua về để phòng vệ, không thuộc đối tượng để sự dụng. Do đó, việc làm này của bạn là trái với quy định của pháp luật. Xét thấy, hành vi của bạn chưa gây hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác, mục đích sử dụng là để phòng vệ, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nên bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu gậy Baton.
Căn cư Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội như sau:
“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) … tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép”
Như vậy, việc bạn giữ gậy Baton bên mình là hành vi tàng trữ trái phép công cụ hỗ trợ và sẽ bị xử phạt hành.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.