Xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử phạt mấy hành vi?

Câu hỏi của khách hàng: Xây nhà trên đất lấn chiếm bị xử phạt mấy hành vi?

Chào luật sư, nhà hàng xóm tôi sống ven bờ sông, từ 2 năm trở lại đây nhà này liên tục lấn chiếm đường đi sát sông mà trước đây là lối chung khiến các hộ khác không thể đi qua lại được nữa. Chúng tôi đã báo chính quyền nhưng người này không biết vì lý do gì chỉ bị nhắc nhở và rồi lại đâu vào đâu, giờ họ còn xây cả khu nhà cấp 4 tại đó. Vậy tôi muốn hỏi việc xử phạt đối với những việc này là thế nào, có nhẹ quá không?


Luật sư Tư vấn Pháp luật Dân sự và Pháp luật Đất đai – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 15/03/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Đất đai năm 2013;
  • Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật;

3./ Luật sư trả lời

Thứ nhất, với hành vi lấn, chiếm đất

Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi cho rằng người hàng xóm của bạn có hành vi lấn chiếm lối đi chung.  Bởi lẽ trong hoàn cảnh “chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có hoặc không đủ lối ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động ẩn vây bọc nhường cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ”(căn cứ Điều 254 Bộ luật Dân sự năm 2015). Đây là quyền về lối đi qua của những hộ dân phía bên trong. Họ được yêu cầu người hàng xóm kia nhường cho mình một lối đi hợp lý để tiện cho việc đi lại.

Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, cụ thể Khoản 1 quy định như sau:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

…”

Người hàng xóm nếu không tạo điều kiện mà còn có hành vi lấn chiếm lối đi chung đó thì  người này đã vi phạm quy định về đất đai.

Việc xây nhà cấp 4 trên lối đi chung, người hàng xóm có thể bị xử phạt hành chính với hành vi lấn, chiếm đất theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Thẩm quyền xử phạt hành chính đối với vi phạm này thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã (Khoản 1 Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai). Nếu bạn bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xử phạt thì ngoài việc phải nộp tiền phạt, người hàng xóm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất.

 Thứ hai, về việc xây dựng trái phép.

Đối với những công trình phải xin cấp phép xây dựng trước khi xây dựng mà người chủ sở hữu công trình không xin cấp giấy phép thì người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở:

 “5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người hàng xóm của bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt nêu trên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com