Thủ tục để cho tàu hoạt động du lịch?

Câu hỏi của khách hàng: Thủ tục để cho tàu hoạt động du lịch?

Hiện tại bên công ty em đang đóng một con tàu du lịch ( chở khoảng 70 người)
Anh/chị cho em hỏi về thủ tục để cho tàu hoạt động với ạ?


Luật sư Luật Doanh nghiệp – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 08/09/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thủ tục để tàu hoạt động du lịch

Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014

Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa.

3./ Luật sư trả lời thủ tục để tàu hoạt động du lịch

Theo những thông tin bạn cung cấp chúng tôi đưa ra quan điểm như sau:

Căn cứ quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi, bổ sung năm 2014

“Điều 24. Điều kiện hoạt động của phương tiện

1.Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.”

Theo đó, đối với trường hợp của bạn tàu du lịch dự tính chở trên 70 người để được hoạt động một cách hợp pháp trước tiên bạn phải đảm bảo rằng đã đáp ứng được điều kiện hoạt động theo quy định.

Trình tự, thủ tục đăng ký phương tiện được quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối với trường hợp đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa ( Điều 10 TT 75/2014/TT-BGTVT)

Hồ sơ bao gồm:

1.Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

– Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

– 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

– Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

– Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

2.Tiến hành xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

– Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;

– Hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

– Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;

– Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Đối với trường hợp đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện đang khai thác trên đường thủy nội địa ( Điều 10 TT 75/2014/TT-BGTVT)

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Hồ sơ bao gồm:

1.Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:

– Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

– 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;

– Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;

– Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.

2.Tiến hành trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:

– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

– Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.

Đối với phương tiện đang khai thác trước ngày 01/01/2005, thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Đối với phương tiện được đóng mới trong nước sau ngày 01/01/2005, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải xuất trình thêm bản chính của hợp đồng mua bán phương tiện hoặc hợp đồng đóng mới phương tiện đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra, trừ trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Đăng ký phương tiện

Phương tiện có đủ hồ sơ theo quy định sẽ được cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền quy định tại Điều 8 Thông tư này đăng ký vào Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa và cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa.

Đối với trường hợp của bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký phương tiện tại cơ quan sau:

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com