Câu hỏi của khách hàng: Kiện về hành vi chiếm đoạt tiền thừa kế bố mẹ để lại có được không?
Chào mọi người ạ thật sự giờ e quá mệt mỏi rồi mong mọi người giúp em với ạ
Chả là bố mẹ em mất từ lúc e còn bé khoảng 3 – 4 năm trước có bán được lô đất do ông bà nội để lại đúng ra thì chia ra 3 phần cho 3 người còn trai của Ông bà em trong đó có phần của bố em nhưng do bố mẹ em mất nên bác cả của em đang giữ phần của bố em. Nhiều lần e có hỏi bác để lấy số tiền đấy về để làm ăn cũng như mua đất để ở nhưng mấy năm nay bác e vẫn không chịu đưa cho em chỉ ậm ừ cho qua
Vậy giờ em muốn làm căng viết đơn kiện về hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản được không ạ????Năm nay em 24 tuổi mà vẫn phải đi ở nhờ bạn bè vì không muốn ở cùng gia đình bác. Nhiều lúc muốn đi làm Công ty cho rồi nhưng ai cũng bảo không lấy số tiền đấy sớm chả may bác có mất thì không lấy được gì nên giờ e chỉ muốn lấy lại những gì thuộc về mình. Xin lỗi đã phiền, mong anh chị hiểu biết về Pháp luật giúp em với ạ em ở tỉnh lẻ nên không biết gì em cảm ơn trước ạ
Luật sư Luật dân sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn:09/07/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề kiện đòi di sản thừa kế
Bộ luật dân sự 2015;
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3./ Luật sư trả lời kiện đòi di sản thừa kế
Theo những thông tin bạn cung cấp và dựa trên quy định của pháp luật, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn cho bạn như sau:
Bộ luật dân sự 2015 dành riêng một chương để quy định về thừa kế thê hiện tầm quan trọng cũng như đây là vân đề phổ biến trong xã hội dễ phát sinh tranh chấp. Đi vào trường hợp cụ thể của bạn, bố bạn được hưởng di sản từ ông bà nội để lại.Tuy nhiên, bố bạn mất nên không thể hưởng số di sản này, bạn là đứa con duy nhất nên bạn sẽ được hưởng thừa kế vị theo quy định tại Điều 652 :
“Điều 652. Thừa kế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Trên thực tế, bác của bạn lại đang chiếm giữ số tài sản này, do vậy bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bác mình phải đưa cho bạn số di sản mà bố bạn được hưởng từ ông bà nội.
Nếu trường hợp bác của bạn cố ý không đưa phần tài sản này cho bạn tức là đang chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản của bạn, lúc này quyền và lợi ích của bạn đang bị xâm phạm. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.”
Như vây, bạn có thể khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bác bạn trả lại số tài sản nêu trên.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.