Thế nào là cầm cố, thế chấp và đặt cọc?

Câu hỏi của khách hàng: Thế nào là cầm cố, thế chấp và đặt cọc?

Mọi người có thể lấy ví dụ tình huống cụ thể về CẦM CỐ ,THẾ CHẤP và ĐẶT CỌC trong các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự cho con không ạ.Con chưa hiểu rõ về 3 biện pháp này mà sắp làm bài luận. Mong mọi người giúp đỡ ạ


Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự  – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 17/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Cầm cố – thế chấp – đặt cọc

Bộ luật Dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Thế nào là cầm cố, thế chấp và đặt cọc?

Cầm cố, thế chấp và đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự. Dưới đây là cách phân biệt 03 loại biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ trên.

  Cầm cố Thế chấp Đặt cọc
Khái niệm Là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

 

Là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Cơ sở pháp lý Điều 309 đến Điều 316 BLDS năm 2015 Điều 317 đến Điều 327 BLDS năm 2015 Điều 328 BLDS năm 2015
Chủ thể tham gia Bên cầm cố và Bên nhận cầm cố

 

Bên thế chấp và Bên nhận thế chấp.

-Có thể có thêm bên thứ ba giữ tài sản thế chấp.

 

-Bên đặt cọc và Bên nhận đặt cọc.

 

Bản chất Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất) Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, trong đó không có sự chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp mà chỉ giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp (chuyển giao dưới dạng giấy tờ) Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thuộc vật quyền, nhằm bảo đảm cho giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Đặc biệt, đặt cọc có thể được thực hiện trước khi hai bên xác lập hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm

Nội dung -Quyền và nghĩa vụ của các bên.

-Xử lí tài sản cầm cố

-Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố…

 

-Quyền và nghĩa vụ của các bên.

-Thay thế và sửa chữa tài sản thế chấp.

-Xử lí tài sản thế chấp.

 

-Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và nhận đặt cọc

-Thời điểm có hiệu lực của đặt cọc

-Xử lí tài sản đặt cọc

 

Hình thức Phải lập thành văn bản. Có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Phải lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng, chứng thực. Phải được lập bằng văn bản và cần nói rõ số tiền, vật giao cho bên nhận đặt cọc
Đối tượng Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố giao cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình.

Gồm:  Động sản; các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu,…)

Đặc biệt trường hợp này không bao gồm bất động sản.

 

Là tài sản mà bên thế chấp dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp.

Gồm:  1.Động sản;

2. Bất động sản;

3.TS được hình thành trong TL;

4.TS đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê TS (nếu PL có quy định và các bên thỏa thuận)

5.TS thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp

 

Tiền, vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc.

– Giá trị tài sản đặt cọc có thể thấp hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảm

 

Các trường hợp chấm dứt 1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Tài sản cầm cố đã được xử lý.

4. Theo thỏa thuận của các bên.

 

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.

4. Theo thỏa thuận của các bên.

 

Không có quy định về trường hợp chấm dứt đặt cọc. Tuy nhiên việc đặt cọc sẽ dẫn đến một số vấn đề sau:

1. Nếu hợp đồng được thực hiện, giao kết thì tài sản đặt cọc được trả lại hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

2. Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

3. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả lại tài sản đặt cọc và khoản tiền tương đương với tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Ví dụ A cầm cố chiếc xe máy cho hiệu cầm đồ B để vay một khoản tiền X. Khi cầm cố hai bên thỏa thuận với nhau về giá cả và về thời hạn nhận lại tài sản là sau một tháng kể từ ngày cầm cố thì A sẽ thanh toán tiền cho hiệu cầm đồ B để nhận lại xe, nếu trong trường hợp A không có khả năng thanh toán để nhận lại xe khi thời hạn đã đến thì hiệu cầm đồ B có quyền định đoạt chiếc xe của A như bán, sử dụng… để đảm bảo về nghĩa vụ mà lẽ ra A phải thực hiện theo đúng thỏa thuận của hai bên. Trong trường hợp này, A đã chuyển giao quyền chiếm giữ chiếc xe X cho B. A có quyền sử dụng một mảnh đất X và đã sử dụng quyền này để thế chấp vay một khoản tiền tại một ngân hàng B. Khi thực hiện việc thế chấp, A chỉ phải giao giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất X cho ngân hàng B. Việc thế chấp này có ý nghĩa đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ của X. Nếu X không trả nợ đúng hạn, ngân hàng có quyền phát mãi quyền sử dụng đất đó.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngân hàng B không phải chủ thể chiếm giữ quyền sử dụng mảnh đất X này.

Ông A muốn một ngôi mua nhà  của ông B. Trước khi ký kết hợp đồng, ông A có đặt cọc cho ông B số tiền là 300 triệu đồng để đảm bảo cho việc trong vòng 10 ngày, kể từ ngày đặt cọc, hai bên sẽ tiến hành ký kết và công chứng hợp đồng mua bán. Việc đặt cọc này có ý nghĩa đảm bảo việc ông A sẽ ký kết hợp đồng mua bán với ông B và ngược lại. Nếu ông A không ký kết hợp đồng theo thỏa thuận của các bên, số tiền đặt cọc này sẽ thuộc về ông B.

Vậy, bạn có thể dựa vào những nội dung trên, mà đặc biệt là đặc điểm về tài sản bảo đảm, nghĩa vụ được bảo đảm cùng thời điểm xác lập biện pháp bảo đảm để phân biệt ba biện pháp bảo đảm đặt cọc, cầm cố, thế chấp trong các giao dịch dân sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com