Làm người khác lâm vào tình trạng không nhận thức rồi lấy tài sản thì phạm tội gì

Câu hỏi của khách hàng: Làm người khác lâm vào tình trạng không nhận thức rồi lấy tài sản thì phạm tội gì

H và T cùng 19 tuổi, do có xích mích với nhau nên cả hai đã rủ nhau ra quán của C để giải quyết, trong lúc cãi nhau thì anh T xô mạnh anh Hải làm anh H đập đầu vào ghế gây chấn thương sọ não.
a)Thì anh T bị tội gì mà mức hình phạt cao nhất mà T phải chịu là gì ạ.
b)giả sử anh H nằm bất động, anh T thấy trong túi anh H có tài sản nên lấy luôn. Theo bạn anh T vi phạm gì và mức án phải nhận là bao nhiêu năm.
c)giả sử trong vụ án này thì anh Thái nhận mức án cao nhất là như thế nào?
d)giả sử anh H nằm bất động, anh T thấy thế nên bỏ đi, một lát sau anh H tỉnh dậy và đi về nhà. Trong trường hợp này thì anh T có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Vì sao


Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 17/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nhận định khi một người có hành vi gây thương tích cho người khác

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

3./ Luật sư trả lời Làm người khác lâm vào tình trạng không nhận thức rồi lấy tài sản thì phạm tội gì

Hành vi gây thương tích cho người khác là căn cứ để các chủ thể có thẩm quyền xem xét xác định tội danh trong nhiều vụ án hình sự có yếu tố gây thiệt hại về sức khỏe của cá nhân. Tùy thuộc vào tình tiết cụ thể của vụ án, người thực hiện hành vi sẽ phải gánh chịu khung hình phạt tương ứng.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không đề cập đến tỷ lệ thương tật cụ thể của người bị hại là bao nhiêu phần trăm, cũng như việc người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố hay không. Bạn cũng chưa nêu rõ hành vi của T lúc xô H được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý, động cơ của T khi xô H là gì. Do vậy, tôi chưa có đủ cơ sở để xem xét hành vi của T có thuộc vào trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh hay không, cũng không thể xác định chắc chắn và cụ thể về tội danh và mức án dành cho Thái.

Tuy nhiên, trong trường hợp thông thường, tức không có các yếu tố tặng nặng hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi vi phạm, dựa vào những thông tin nêu trên, có thể T sẽ bị xem xét để xử lý hình sự về một trong các tội danh với mức án cao nhất sau đây:

+Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có mức án cao nhất là 15 năm tù;

+Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có mức án cao nhất là 03 năm tù;

+Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có mức án cao nhất là 02 năm tù;

+Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự với mức phạt cao nhất là 5 năm tù.

+Tội cố ý gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có mức án cao nhất là tù có thời hạn 14 năm;

+Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có mức án cao nhất là 03 năm tù;

+Tội vô ý gây thương tích quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có mức án cao nhất là 02 năm tù.

Tuy nhiên, việc định tội danh cho T cũng như hình phạt mà T phải gánh chịu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tỷ lệ thương tích của H, lỗi của hai bên, khi T thực hiện hành vi là lỗi có ý hay lỗi vô ý, động cơ của T khi xô H, T có thấy trước hậu quả từ hành vi do mình thực hiện hay không?…

Trong trường hợp sau khi H bất tỉnh, T có hành vi lấy tài sản của H thì tùy thuộc vào giá trị tài sản mà T lấy cũng như mức độ thương tích của H mà T sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm khác nhau. Nhưng, việc này còn tùy thuộc vào kết quả điều tra của các chủ thể có thẩm quyền, nhận định của phía Tòa án,…

Với giả thiết bạn đặt ra, tôi nhận định T phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Bởi:

-Hành vi của tội cướp tài sản là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù ý thức chiếm đoạt tài sản của T nảy sinh sau khi H bị bất tỉnh nhưng H rơi vào tình trạng không thể chống cự được này là do hành vi của T trước đó. Nếu H không bất tỉnh, để lấy được tài sản, T cũng sẽ phải thực hiện hành vi nào đó khiến H không chống cự được thì T mới lấy được tài sản. Nên hành vi này của T đã phạm vào tội Cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy vào giá trị tài sản mà T lấy đi, mức án cao nhất mà T phải chịu có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân theo quy định tại Khoản 4 Điều 168 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp H nằm bất động, T thấy thế nên bỏ đi, một lát sau anh H tỉnh dậy và đi về nhà thì tùy vào từng tình tiết cụ thể mà T sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hậu quả mà hành vi xô ngã, gây thương tích của T gây ra cho H.

Chẳng hạn, mặc dù H tỉnh dậy và đi vào nhà nhưng mức độ thương tích mà T gây ra cho H là 15% thì T vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về tội có cấu thành tương ứng với hành vi mà T đã thực hiện như tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

Tương tự như vậy, nếu sau khi về nhà, do không đến bệnh viện khám mà H có những chuyển biến xấu là hậu quả của việc H bị đập đầu vào ghế, T vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về việc gây thương tích cho H với hậu quả được căn cứ là hậu quả sau khi có chuyển biến xấu.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần đưa ra cụ thể các chi tiết của vụ việc để có những nhận định đúng nhất về trách nhiệm của T khi có các hành vi như bạn đã trình bày. Tuy nhiên, thông thường, trên những thông tin mà bạn đưa ra, T sẽ phải chịu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự khi thực hiện hành vi đẩy H làm H đập đầu vào ghế, hình phạt cao nhất trong trường hợp này mà H phải chịu là 14 năm tù nếu việc này làm H chết. Trường hợp T có hành vi lấy tài sản của H, T sẽ phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự, theo đó, mức phạt cao nhất đối với T là tù chung thân.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com