Đốt pháo cháy sáng ra khói có phạm luật không

Câu hỏi của khách hàng: Đốt pháo cháy sáng ra khói có phạm luật không

Xin chào anh chị luật sư, đêm hôm trước để ăn mừng đội tuyển Việt Nam dành chiến thắng, em đã mua lại của bạn bè một số cây pháo sáng đốt khói màu, pháo này chỉ cháy sáng và ra khói màu đỏ thôi chứ không nổ, nhưng khi em đốt xong thì bị cảnh sát còng tay và giải về phường, họ nói em phạm tội gây rối trật tự công cộng và tạm giữ 24h, anh chị cho em hỏi như vậy có đúng không, họ bắt được hơn 10 người đều lỗi như em.


Luật sư Tư vấn Pháp luật về trật tự công cộng – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 25/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xử phạt khi sử dụng pháo sáng

  • Luật đầu tư năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2016)
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo

3./ Luật sư trả lời Đốt pháo cháy sáng ra khói có phạm luật không

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có hành vi sử dụng pháo sáng đốt ra khói màu, không nổ. Tức là bạn chỉ sử dụng pháo thuộc Mục 3 Phụ lục 4 Luật đầu tư– hàng hóa kinh doanh có điều kiện mà không phải cấm.

Căn cứ Khoản 4 ĐIều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP thì các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại),  pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ được xếp vào các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng.

Theo đó, việc  bạn sử dụng pháo chỉ cháy sáng và ra khói màu đỏ, không nổ không phải là căn cứ khiến chủ thể có thẩm quyền xử phạt, tức hành vi này không phải hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, việc bạn sử dụng pháo này tại nơi công cộng lại hoàn toàn có thể là căn cứ khiến bạn phải gánh chịu những trách nhiệm hành chính. Như, căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người có hành vi gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, hành vi vi phạm là vi phạm quy định về trật tự công cộng.

Tức là, nếu bạn đốt pháo sáng tại sân vận động hoặc ngoài đường,… (các nơi công cộng khác), việc đốt pháo của bạn, mặc dù không có tiếng nổ nhưng có khói hoàn toàn có thể là lý do gây mất trật tự tại khu vực này, và khi đó, các chủ thể có thẩm quyền hoàn toàn có quyền xử phạt hành chính vì hành vi sử dụng pháo tại nơi công cộng gây mất trật tự của bạn.

Tương tự, với hành vi sử dụng pháo sáng của bạn tại nơi công cộng mà chủ thể có thẩm quyền có căn cứ cho rằng đây là hành vi “gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ” thì bạn có thể bị phạt tiền với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó, tùy theo hành động cụ thể của bạn, loại pháo mà bạn đốt, một phần hậu quả gây ra từ hành vi trên cũng như địa điểm, thời gian cụ thể mà bạn sử dụng loại pháo này, bạn sẽ phải gánh chịu các trách nhiệm khác nhau. Để biết được việc áp dụng pháp luật trên của chủ thể có thẩm quyền có phù hợp với pháp luật không, bạn cần dựa vào cụ thể trình tự, căn cứ, thủ tục pháp luật mà phía chủ thể có thẩm quyền đã áp dụng với hành vi của bạn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, việc bạn sử dụng pháo sáng không gây nổ không phải là hành vi khiến bạn bị xử phạt mà chính việc bạn sử dụng pháo sáng tại nơi công cộng gây mất trật tự công cộng mới là hành vi khiến chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính hành vi của bạn. Việc xử phạt của công an là đúng hay sai còn tùy thuộc vào hành vi cụ thể của bạn cũng như trình tự, thủ tục mà phía công an đưa ra, áp dụng đối với bạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com