Đất bị cấp sổ đỏ cho người khác khi vắng nhà thì phải làm sao?

Câu hỏi của khách hàng: Đất bị cấp sổ đỏ cho người khác khi vắng nhà thì phải làm sao?

Thưa các bạn luật sư:

về vụ việc của gia đình tôi.

chuyện là năm 1990 tôi kết hôn,  đến năm 2012 thì ly hôn, khi ly hôn hai vợ chồng tôi không yêu cầu tòa án xem xét phân chia tài sản mà để vợ chồng tự thỏa thuận phân chia, sau ly hôn tôi và chồng tôi viết văn bản đến văn phòng công chứng làm giấy phân chia tài sản cho tôi và 4 đứa con chung, tôi được nhận một phần tài sản là nhà ở kèm theo giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, được UBND huyện HL cấp năm 2000….( sau khi ly hôn) do cuộc sống khó khăn tôi đem các con tôi vào nam làm ăn…trong lúc tôi vắng nhà…năm 2014 UBND huyện hậu lộc ,đã cấp cho em trai chồng cũ của tôi một sổ đỏ khác chồng lên đất nhà tôi, đến năm 2016 tôi ở trong miền nam về thì mới biết việc này, tôi đã làm đơn khiếu nại đến UBND huyện hậu lộc thụ lý hồ sơ giải quyết khiếu nại của tôi là đúng có kết luận trả lời, nhưng đến khi nhà ông Đồng, khởi kiện đến tòa án tỉnh thanh hóa xét xử bản án sơ thẩm lại hủy đi sổ đỏ nhà tôi còn chấp nhận sổ đỏ cấp cho ông Đồng năm 2014 và hủy toàn bộ quyết định giải quyết xác minh của thanh tra chủ tịch huyện đã ký kết luận là đúng, nay tôi kháng cáo đến tòa cấp cao tại hà nội bản án phúc thẩm bác đơn kháng cáo của tôi và hủy toàn bộ tài sản của 5 mẹ con tôi mất hết tài sản


Luật sư Tư vấn Luật đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 28/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tranh chấp đất đai

  • Luật đất đai
  • Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời Đất bị cấp sổ đỏ cho người khác khi vắng nhà thì phải làm sao?

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn ly hôn năm 2012 tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản được lập thành văn bản, có công chứng: bạn nhận được tài sản là nhà ở, kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được UBND huyện cấp năm 2000. Theo đó, căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của bạn có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng.

Việc UBND huyện HL cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất cho em chồng bạn (ông Đông) là không có căn cứ. Vì căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của bạn, bạn không chuyển nhượng, tặng cho em trai chồng thì không có căn cứ để UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đồng. Hơn nữa, UBND huyện HL cũng đã thừa nhận việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai thể hiện qua văn bản giải quyết khiếu nại.

Về việc ông Đồng khởi kiện tranh chấp đất đai tới Tòa án nhân dân tỉnh và Tòa tuyên hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho bạn, và chấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ông Đồng và hủy quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện thì bên phía ông Đồng phải chứng minh được việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, có căn cứ, như sau:

– Nguồn gốc căn nhà: từ nhận chuyển nhượng hoặc tặng cho,… Trong trường hợp này, căn cứ để ông Đông đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là từ hợp đồng mua bán, văn bản chuyển nhượng, tặng cho,… từ người anh trai

– Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: UBND huyện HL

– Trình tự thủ tục: có căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013, đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, đo đạc, thực hiện đúng thủ tục theo quy định của Luật.

Để bác lại căn cứ trên thì bạn phải chứng minh căn nhà là tài sản riêng của bạn:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Bản thỏa thuận phân chia tài sản sau khi ly hôn. Trường hợp bạn làm mất thì có thể tới văn phòng công chứng lúc trước xin trích lục.

– Quyết định, bản án về vụ việc hôn nhân và gia đình

– Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện

Trường hợp bạn đã chứng minh được căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của mình nhưng Tòa vẫn tuyên án như trên thì bạn có quyền kháng cáo tới Tòa án nhân dân cấp cao trong thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp bạn không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.Nếu còn thời hạn kháng cáo nhưng Tòa án trả lại đơn kháng cáo thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

Căn cứ Điều 274 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Kiểm tra đơn kháng cáo:

“4. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;

b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.

c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này.”

Trong trường hợp bạn nộp đơn quá hạn thì bạn gửi đơn kháng cáo tới Tòa án sơ thẩm; Tòa án sơ thẩm gửi đơn kháng cáo kèm bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ họp hội đồng xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn kháng cáo.

Trường hợp bạn không chấp nhận đơn kháng cáo thì bạn có thể làm đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có sai phạm nghiêm trọng trong tố tụng, ghi rõ thông tin, nội dung vụ việc, quyết định tòa án sơ thẩm, … gửi kèm bản án sơ thẩm, các tài liệu chứng cứ kèm theo.

Như vậy, trong trường hợp còn thời hạn kháng cáo nhưng tòa án nhân dân cấp cao không chấp nhận đơn kháng cáo thì bạn có thể khiếu nại quyết định hành chính của Tòa án nhân dân cấp cao.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com