Tìm thấy máy tính bị mất trong cửa hàng thì cần làm gì để lấy lại máy tính

Câu hỏi của khách hàng: Tìm thấy máy tính bị mất trong cửa hàng thì cần làm gì để lấy lại máy tính

Em chào các luật gia ạ.
Mọi người có thể chỉ em hướng giải quyết khi bị mất laptop được không ạ?
Em của em vừa tìm được laptop bị mất trong tiệm sửa máy tính và đã xác nhận với chủ quán đúng seri máy như hóa đơn mua ở fpt. Cũng nhờ chủ quán giữ máy giúp ít hôm rồi
Nhưng giờ không biết làm sao để lấy máy về. Ảnh nói nếu báo công an thì họ xuất biên bản thu máy đợi đến khi nào bắt được trộm mới trả vậy thì rất mông lung ạ.
Mong các luật sư tư vấn giúp em. Em cảm ơn mọi người rất nhiều


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 13/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Đòi lại tài sản từ người thứ ba

Bộ luật dân sự năm 2015;

3./ Luật sư trả lời Tìm thấy máy tính bị mất trong cửa hàng thì cần làm gì để lấy lại máy tính

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp bạn đưa ra thì người chủ quán là người đang chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Để đòi lại tài sản này bạn cần tìm hiểu cụ thể vị trí của chủ quán này là bên thứ ba ngay tình hay không ngay tình.

Hướng giải quyết dưới đây dựa trên cơ sở người chủ quán là người chiếm hữu của chiếc máy này. Tức không phải nhận sửa máy của người khác.

-Trường hợp chủ quán là bên thứ ba ngay tình. Tức việc chiếm hữu là chiếm hữu ngay tình. Đây là việc hiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Căn cứ Điều 167 Bộ luật dân sự:

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Như vậy, trong trường hợp chủ quán không biết/ phải biết chiếc máy tính đó không phải của người đã bán cho mình thì chủ quán được xác định là người thứ ba ngay tình. Em của bạn có quyền đòi lại máy tính nếu chứng minh được đây là tài sản bị lấy cắp, bị mất. Việc đền bù là trách nhiệm của bên đã bán máy tính cho chủ quán. Theo đó, khi chủ quán không trả lại tài sản, em của bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để kiện đòi tài sản.

-Trường hợp chủ quán là bên thứ ba không ngay tình, theo quy định tại Điều 181 Bộ luật dân sự thì “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Trong trường hợp này, chủ sở hữu tài sản đang bị chiếm hữu có quyền đòi lại tài sản trong bất kỳ trường hợp nào.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý, tại Điều 184 Bộ luật dân sự quy định:

Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1.Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2.Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3.Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, em của bạn có quyền đòi lại máy tính từ chủ quán nếu chứng minh được máy tính đó rời khỏi sự quản lý của mình do bị mất cắp, mất trộm. Tuy nhiên, để không mất thời gian tranh chấp, em của bạn nên thỏa thuận với chủ quán về việc sẽ trả một số tiền để “chuộc” lại máy. Nếu không thỏa thuận được thì bắt buộc hai bên phải đi theo con đường Tòa án.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com