Gửi đơn xin quyền thừa kế của cha mẹ để lại nhưng Tòa không giải quyết thì phải làm sao

Câu hỏi của khách hàng: Gửi đơn xin quyền thừa kế của cha mẹ để lại nhưng Tòa không giải quyết thì phải làm sao

Ai biết chỉ vẽ dùm cho tôi cách để TÒA ÁN NHÂN DÂN huyện XXX tỉnh BÌNH ĐỊNH GIẢI QUYẾT ĐƠN XIN QUYỀN THỪA KẾ TÀI SẢN CỦA CHA MẸ ĐỂ LẠI tại xã YYY huyện XXX tỉnh BÌNH ĐỊNH??? Mặc dù tôi và gia đình chúng tôi đã gởi đơn cách hơn 4 năm rồi mà TÒA ÁN NHÂN DÂN XXX không chịu giải quyết có phải có vấn đề gì không??? Ủy ban nhân dân và huyện ủy XXX có biết không??? Hay bị CHE DẤU MẤT RỒI??? NỖI OAN NÀY KÊU TRỜI có thấu hiểu KHÔNG!!!


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 20/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Làm gì khi tòa án không giải quyết yêu cầu

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Gửi đơn xin quyền thừa kế của cha mẹ để lại nhưng Tòa không giải quyết thì phải làm sao

Thừa kế chia làm hai loại là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp người thừa kế không phải người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì người này sẽ chỉ được hưởng di sản từ phần di sản được chia theo pháp luật khi đủ điều kiện để được hưởng di sản.

Căn cứ Điều 644 Bộ luật dân sự thì con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ chồng, con thành niên mà không có khả năng lao động là những đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Những đối tượng này sẽ được thừa kế một phần di sản (2/3 suất thừa kế) nếu đối tượng đó không từ chối nhận di sản cũng như không phải đối tượng không có quyền hưởng di sản theo quy định.

Nếu việc thừa kế được căn cứ vào cơ sở thừa kế theo pháp luật thì căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự, con đẻ/ con nuôi đều là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là con của người để lại di sản. Do đó, bạn là người có quyền thừa kế theo pháp luật. Và bạn là người có quyền và lợi ích hợp pháp trong việc chia di sản mà cha mẹ để lại. Khi nhận thấy quyền lợi của bạn bị ảnh hưởng, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết khi vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thì không có loại  Đơn xin quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại.  Mặc dù vậy, nếu bạn gửi hồ sơ tới Tòa án thì Tòa án có trách nhiệm thông báo về việc hồ sơ của bạn không hợp lệ theo quy định (có thể là thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, trả lại đơn,… tùy từng trường hợp cụ thể).

Trong trường hợp của bạn, bạn cần lên Tòa để hỏi về việc này, xác định xem Tòa án có gửi thông báo cho bạn không (trường hợp này việc bạn không nhận được thông báo là do thông báo bị thất lạc). Nếu bạn có căn cứ cho rằng Tòa án làm sai thủ tục của pháp luật tố tụng, bạn có quyền khiếu nại hành vi/ quyết định của Tòa tới chủ thể có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cần xác định lại việc Tòa án có từng gửi thông báo cho bạn về việc hồ sơ không hợp lệ hay không. Trong trường hợp đã xác định được Tòa án đã nhận đơn của bạn nhưng không xử lý, không gửi thông báo về việc hồ sơ không hợp lệ thì bạn có quyền khiếu nại việc này tới chủ thể có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com