Công ty mở thủ tục phá sản thì chia trả nợ thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Công ty mở thủ tục phá sản thì chia trả nợ thế nào

Các anh chị giúp em câu này với ạ.
Chia trả nợ cho các chủ nợ như thế nào trong tình huống này được ạ.??
Ngày 28/1/2016, ông Cường phó giám đốc công ty cổ phần A (trụ sở tại TP. HCM) đã ký hợp đồng mua 10 xe du lịch với ông Vàng chủ tịch HĐTV công ty TNHH B (trụ sở tại Hà Nội, công ty B có 3 thành viên là Hoa, Mai, Vàng). Công ty B không giao đủ xe như thỏa thuận dù công ty A đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán. A quyết định khởi kiện B tại trung tâm trọng tài F. Tuy nhiên, B đưa ra giải thích rằng B vi phạm hoàn toàn do lỗi của công ty C không giao hàng để B có hàng giao cho A.
Công ty A sau đó liên tiếp gặp khó khăn trong kinh doanh. Ngày 1/1/2017, sau 4 tháng từ ngày đến hạn trả nợ nhưng công ty A không trả được các khoản nợ như sau:
-Nợ ngân hàng X (tỉnh Hòa Bình) 1 tỷ (thế chấp ô tô 500 triệu)
-Nợ cá nhân C (cư trú tại Hòa Bình) 2 tỷ
-Nợ lương người lao động chi nhánh Hòa Bình 200 triệu
Ngoài ra, công ty A còn nợ 3,3 tỷ của các cá nhân, tổ chức khác nhưng chưa đến hạn trả nợ. Thêm vào đó, 1 tháng sau khi mở thủ tục phá sản A tặng bạn hàng là công ty H 100 triệu để mừng khai trương chi nhánh mới. Tài sản của công ty thời điểm này là 500 triệu (chưa gồm TS thế chấp).

Vậy chia trả nợ cho các chủ nợ như nào ?


Luật sư Tư vấn Luật phá sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 21/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Phân chia tài sản khi phá sản

Luật phá sản năm 2014

3./ Luật sư trả lời Công ty mở thủ tục phá sản thì chia trả nợ thế nào

Phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Khi doanh nghiệp phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo thứ tự nhất định do quy định của pháp luật về phá sản.

Căn cứ Khoản 1 Điều 54 Luật phá sản:

Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1.Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a)Chi phí phá sản;

b)Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c)Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d)Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. …

Theo đó, khoản tiền của công ty CTCP A sẽ được dùng để chi trả chi phí phá sản trước. Số tiền còn lại sẽ được sử dụng để trả khoản nợ lương người lao động chi nhánh Hòa Bình là 200 triệu. Sau khi trả nợ lương, số tiền còn lại được sử dụng để chi trả khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số tiền còn lại sau khi chi trả các khoản chi phí và nợ trên được sử dụng để chi trả nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước;  khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Giả sử, sau khi thanh toán chi phí phá sản, nợ lương trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; và khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; số tiền còn lại của CTCP A là 300 triệu thì việc chi trả các khoản nợ còn lại sẽ được thực hiện như sau:

Khoản nợ còn lại gồm: Nợ ngân hàng X (tỉnh Hòa Bình) 500 triệu (do có tài sản bảo đảm là 500 triệu nên khoản tiền nợ còn lại là 500 triệu); Nợ cá nhân C (cư trú tại Hòa Bình) 2 tỷ cùng nợ 3,3 tỷ của các cá nhân, tổ chức khác. Tỷ lệ nợ ngân hàng X: nợ C: nợ khác là 500 triệu: 2.000 triệu: 3.300 triệu = 5:20:33. Vậy khoản tiền 300 triệu sẽ được chia thành (5+20+33)= 58 phần bằng nhau. Và ngân hàng X được trả 5 phần, C được trả 20 phần, những người khác được trả tổng là 33 phần.

Tức, Ngân hàng X được trả khoảng 25.862.000 đồng; Cá nhân C được trả 103.448.000 đồng. Số tiền còn lại sẽ chi trả cho những cá nhân, tổ chức khác.

Như vậy, trong trường hợp trên, các khoản nợ của công ty A sẽ được chi trả theo thứ tự Chi phí phá sản sau đó là khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết; Rồi tới khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; CUối cùng là các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com