Bố có 3 vợ và nhiều con thì chia thừa kế thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Bố có 3 vợ và nhiều con thì chia thừa kế thế nào

Em chào anh chị, em có câu hỏi muốn các anh chị giải đáp ạ
Bố tôi (đã mất. 87 tuổi) có 3 vợ, vợ đầu (đã mất và đã ly hôn) có 3 người con gái, vợ thứ 2 ( đã mất và là vợ không hợp pháp) có 1 anh con trai, vợ thứ 3 (mẹ tôi, vẫn còn sống) có 3 người con (2 gái,1 trai), tất cả đã có gia đình riêng. Hồi bố tôi còn sống bố tôi ở chung với mẹ tôi và tôi. Không may lúc yếu đau chưa kịp viết di chúc thì bố tôi đã mất, tài sản bố tôi để lại là 1 quyển sổ tiết kiệm. Vậy trong trường hợp này quyển sổ tiết kiệm của bố tôi được chia như thế nào ạ? Gia đình tôi bất hòa, nên các con cái không hòa thuận. Vậy trong trường hợp này mẹ tôi có được quyền rút tiền không ạ. Cám ơn luật sư


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 20/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Chia thừa kế

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

3./ Luật sư trả lời Bố có 3 vợ và nhiều con thì chia thừa kế thế nào

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố của bạn  mất không để lại di chúc. Nên, việc chia di sản mà bố của bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật. Việc thừa kế theo pháp luật được chia theo hàng, những chủ thể thuộc cùng một hàng được chia số di sản bằng nhau. Trường hợp của bạn, những người thừa kế được xác định như sau:

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1.Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a)Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; …

2.Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3.Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Mà bố của bạn có 7 người con cùng mẹ bạn là người vợ của người để lại di sản có quyền thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Trước tiên, về việc xác định mối quan hệ cha- con. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình thì con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Theo đó, anh con trai của người vợ thứ hai của bố bạn vẫn được xác định là con của người để lại di sản (mối quan hệ trên được xác định bởi thông tin về người cha trong Giấy khai sinh của người này). Ngoài ra, con của người để lại di sản đều có quyền thừa kế như nhau, không phân biệt nam nữ, không phụ thuộc tình trạng hôn nhân của bố mẹ.

Về việc xác định người vợ có quyền nhận thừa kế. Căn cứ đoạn 2 Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình thì việc kết hôn không được đăng ký theo quy định không có giá trị pháp lý. Nên, người vợ thứ hai không được xác định là đối tượng là “vợ” của để lại di sản. Còn về người vợ thứ nhất, do đã ly hôn nên quan hệ vợ- chồng trên đã chấm dứt. Hơn nữa, do hai người này đã mất nên hiển nhiên sẽ không được hưởng một phần di sản thừa kế, cũng không được xác định theo việc thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, số di sản của bố bạn sẽ được chia thành 8 phần bằng nhau và chia đều cho những 7 người con cùng mẹ của bạn.

Tuy nhiên, nếu số tiền trong sổ tiết kiệm của bố bạn được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì mẹ bạn sẽ là đồng chủ sở hữu số tiền trên (thông thường thì sẽ chia đôi tài sản đó, mỗi người một nửa). Di sản mà bố bạn để lại được xác định là số tiền trong sổ tiết kiệm trừ đi số tiền thuộc sở hữu của mẹ bạn. Ngoài ra, nếu chủ thể có quyền thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không đủ điều kiện nhận di sản thì người đó sẽ không được tính trong việc chia thừa kế nữa. Ví dụ, có một người con từ chối nhận di sản thì số di sản của bố bạn để lại sẽ được chia là 7 phần, do chỉ còn 7 người thừa kế.

Trong trường hợp các bên có tranh chấp, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về việc rút tiền trong tài khoản của mẹ bạn. Mặc dù mẹ của bạn là một chủ sở hữu của số tiền trên nhưng khi chưa chia di sản (chưa xác định rõ phần quyền) mẹ bạn sẽ không được rút tiền do đây được xác định là tài sản chung, cần sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu/ người đại diện mới có thể được quyết định. Nói cách khác, việc rút tiền chỉ được thực hiện sau khi chia xong di sản theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, mẹ bạn sẽ không được rút tiền trong thời gian có tranh chấp hoặc chưa chia xong di sản. Số di sản trên của bố bạn sẽ được chia làm 8 phần bằng nhau và chia cho 7 anh chị em bạn cùng mẹ của bạn, mỗi người một phần.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com