Trách nhiệm khi lỡ đâm người khác

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Trách nhiệm khi lỡ đâm người khác

Em lỡ đâm một người ở quán nhậu, sau đó em bỏ chạy về nhà. Đến nay không có biểu hiện gì ở cơ quan công an. Em có nhờ bạn quay lại quán này để hỏi họ bảo người này được đưa đi bệnh viên cấp cứu nhưng không thấy cơ quan công an đến giải quyết. Vậy giờ em có nên ra đầu thú không hay là kệ họ.


Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 12 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Trách nhiệm khi gây thương tích cho người khác

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

3./ Luật sư tư vấn

Trừ một số trường hợp pháp luật cho phép thì việc gây thương tích cho người khác để bảo vệ quyền, lợi ích của mình có thể được coi là hợp pháp nhưng các trường hợp khác, việc gây thương tích cho một người (ngay cả trong trường hợp “lỡ”, hay trong trường hợp người có hành vi gây thương tích đang trong tình trạng bị kích động mạnh, say rượu,…). Trong trường hợp gây thương tích cho một người sau đó bỏ trốn thì các quy định cơ bản điều chỉnh vấn đề này là:

Dựa trên các tình tiết mà bạn đưa ra trong vụ việc trên thì chưa thể xác định được hành vi mà bạn thực hiện cụ thể là hành vi vi phạm nào, do đó, không thể đưa ra một hướng xử lý cụ thể cho bạn trong tình huống này. Tuy nhiên, dựa cào những chi tiết bạn đã đưa ra thì hành vi của bạn có thể bị xử lý bởi một trong các điều dưới đây, tùy thuộc vào độ thương tích bạn gây ra cho người bị hại:

-Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏa của người khác”:

1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a)Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 
b)Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c)Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;  …

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; …

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: 
a)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; …

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: 
a)Làm chết người;
b)Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; …
d)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; …

Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác”:

1.Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: …

b)Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. …”

Điều 128 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội vô ý làm chết người”:

“1.Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. …”

Bạn cần chú ý việc cố ý/ vô ý gây ra thương tích được nhận định trên các chứng cứ mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp, tìm kiếm được mà không chỉ dựa vào ý chí của người gây thương tích.

Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

“1.Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Theo đó, trong trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; Hoặc vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (quy định tại Khoản 1 Điều 134 hoặc Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự) thì người gây thương tích sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không có đơn khởi kiện của bị hại (hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết). Trong trường hợp này, bạn nên tìm và thỏa thuận với người bị hại để giải quyết riêng, và khi thỏa thuận được thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp mà hành vi đủ nghiêm trọng để cấu thành một trong các tội phạm trên mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 và Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự thì bạn sẽ bị xử lý hình sự mà không yêu cầu có đơn khởi kiện của bên bị hại. Trường hợp này, bạn nên đi tự thú (trước khi hành vi phạm tội bị phát hiện) hoặc đầu thú (sau khi cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội này) để được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp thương tích bạn gây cho người nọ được xác định là dưới 11 % và không thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP theo đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 dồng về hành vi này.

Ngoài ra, khi gây thương tích cho người khác bạn còn cần phải bồi thường cho người bị gây thương tích, người thân của họ, người mà họ trực tiếp nuôi dưỡng,… tùy theo hoàn cảnh nhân thân của người đó theo quy định của pháp luật dân sự.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn chưa đủ 14 tuổi thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi trên, nếu bạn đủ 14 tuổi nhưng dưới 16 tuổi thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (ở đây là các Khoản 3, Khoản 4 Điều 134). Nhưng bạn vẫn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị phạt hành chính.

Như vậy, bạn nên tìm hiểu mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ thương tổn) mà hành vi của bạn gây ra cho người bị hại và dựa vào đó để có các cách xử lý tốt nhất cho bạn. Cụ thể, trong trường hợp hành vi của bạn chỉ bị khởi tố theo yêu cầu của bên bị hại hoặc không đủ để truy tố trách nhiệm hình sự thì bạn chỉ cần thỏa thuận và nộp phạt hành chính theo quy định, còn trong trường hợp còn lại thì bạn nên đi tự thú/ đầu thú để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà mình phải chịu.

Với những tư vấn về câu hỏi Trách nhiệm khi lỡ đâm người khác, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com