Thanh toán tiền điện

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thanh toán tiền điện


Luật sư Tư vấn Luật Điện lực – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 18 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thanh toán tiền điện

  • Luật điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)
  • Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BCT năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật điện lực và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật điện lực.

3./ Luật sư tư vấn

Hoạt động điện lực là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan. Theo đó, đã có nhiều văn bản pháp luật khác nhau ra đời nhằm điều chỉnh và quy định chi tiết các hoạt động liên quan đến điện lực, một trong số đó là hoạt động thanh toán tiền điện.

Căn cứ Điều 23 Luật Điện lực quy định về thanh toán tiền điện được quy định chi tiết bởi Điều 20 văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BCT như sau:

Hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện. Hình thức thông báo thanh toán tiền điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

-Trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, tiền điện phải thanh toán theo quy định và được xác định như sau:

+Nếu xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt hoặc được truy thu tiền điện năng còn thiếu của bên mua điện;

+Nếu không xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện đã thu vượt trội theo thời hạn tính toán là 01 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện không bao gồm kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.

-Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ thời điểm công tơ ngừng hoạt động được lưu lại trong bộ nhớ của công tơ điện hoặc từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất trong trường hợp công tơ điện không lưu lại được thời điểm ngừng hoạt động đến ngày hệ thống thiết bị đo đếm điện được phục hồi hoạt động.

-Trường hợp bên mua điện sử dụng điện trong thời gian công tơ điện bị mất thì tiền điện phải thanh toán được tính theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện, số ngày thực tế sử dụng điện được tính từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất đến ngày công tơ điện được lắp đặt và hoạt động trở lại.

-Khuyến khích thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng, tại địa điểm thu tiền điện của bên bán điện.

-Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải tranh chấp về thanh toán tiền điện theo quy định là Sở Công Thương hoặc cơ quan, tổ chức khác do hai bên thỏa thuận.

Như vậy, vấn đề thanh toán tiền điện sẽ được chi trả theo quy định trên để bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong việc chi trả tiền điện.

Với những tư vấn về câu hỏi Thanh toán tiền điện, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com