Nhượng lại quán của người khác có cần công chứng không

Câu hỏi của khách hàng: Nhượng lại quán của người khác có cần công chứng không

Tôi định mua lại quán của người ta để tiếp tục kinh doanh. Mặt bằng đi thuê mới kinh doanh được mấy tháng. Vậy hợp đồng chuyển nhượng này có cần phải công chứng không?


Luật sư Tư vấn Bộ luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 06/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quán

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Công chứng năm 2014
  • Luật Đất đai năm 2013
  • Luật nhà ở năm 2014
  • Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe
  • Công văn 3956/BTP-HTQTCT năm 2014 Về việc chứng thực chữ ký trong Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân và xe chuyên dùng.

3./ Luật sư trả lời Nhượng lại quán của người khác có cần công chứng không

Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, có một số quy định yêu cầu văn bản phải công chứng tại các cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng mới được coi là đúng về hình thức và có hiệu lực pháp luật như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở,… Tuy nhiên, trong trường hợp mua lại quán của người khác, hợp đồng mua bán lại có hai hướng, một hướng yêu cầu hợp đồng cần được công chứng, hướng còn lại thì không. Cụ thể:

Theo quy định tại Luật Đất đai thì các loại hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất (QSDĐ) như Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, Hợp đồng tặng cho QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, Hợp đồng thế chấp QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; Hợp đồng góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất là những hợp đồng bắt buộc phải được công chứng, chứng thực mới phát sinh hiệu lực pháp luật.

Bên cạnh đó là các giao dịch, hợp đồng liên quan đến nhà ở theo Điều 122 Luật Nhà ở, các giấy tờ mua bán, tặng cho xe của cá nhân theo quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BCACông văn 3956/BTP-HTQTCT, hay các văn bản về di chúc, thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự cũng là các văn bản cần được chứng thực hoặc công chứng để được các cơ quan nhà nước công nhận.

Do vậy, hợp đồng chuyển nhượng quán sẽ không phải công chứng nếu đây đơn thuần chỉ là hợp đồng chuyển nhượng tài sản trong quán ( trường hợp này xuất hiện nhiều khi mặt bằng quán là do người đó đi thuê,…). Khi đó, bạn phải ký hợp đồng thuê ký hợp đồng thuê mặt bằng với chủ thể có thẩm quyền (người có thẩm quyền được xác định dựa vào nội dung thỏa thuận của bên cho thuê mặt bằng và bên thuê mặt bằng trước đó).

Ngược lại, nếu việc chuyển nhượng quán này bao gồm cả mặt bằng, cơ sở quán,… (quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất) thì hợp đồng chuyển nhượng này của bạn cần được công chứng theo quy định của pháp luật mới được các cơ quan, tổ chức công nhận, cũng là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước bên thứ ba.

Tóm lại, trong trường hợp bạn đưa ra, do chưa có đủ thông tin nên không thể xác định hợp đồng chuyển nhượng của bạn có bắt buộc phải công chứng hay không. Tuy nhiên, việc công chứng, chứng thực (trong trường hợp pháp luật không yêu cầu nó là điều kiện để hợp đồng phát sinh hiệu lực) sẽ làm tăng giá trị pháp lý của hợp đồng khi có tranh chấp xảy ra, nên bạn nên đi công chứng hoặc chứng thực nếu có điều kiện.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com