Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng


Luật sư Tư vấn Luật Bảo vệ và phát triển rừng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 11 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng

  • Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
  • Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
  • Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

3./ Luật sư tư vấn

Rừng đặc dụng được hiểu là “loại rừng được xác lập theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, có giá trị đặc biệt về bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường”. Chính do độ quan trọng của rừng đặc dụng mà việc kinh doanh trong khu vực này được quản lý, giám sát rất chặt chẽ trên một hệ thống quy định bắt buộc phải tuân theo.

Căn cứ Điều 53 Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định về “Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng”:

“1.Việc tổ chức hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong phạm vi khu rừng đặc dụng phải có dự án được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2.Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo quy chế quản lý rừng, nội quy bảo vệ khu rừng, pháp luật về du lịch, pháp luật về di sản văn hoá, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng và phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định 23/2006/NĐ-CP, các nguyên tắc đó là:

-Không gây ảnh hưởng xấu đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và tác dụng phòng hộ của khu rừng.

-Không được xây dựng các công trình phục vụ du lịch ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái trong rừng đặc dụng.

-Phải đảm bảo an toàn và tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ban quản lý khu rừng.

-Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong khu rừng tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch.

 Ngoài ra, để tổ chức hoạt động kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng thì chủ rừng phải lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo đúng dự án đã được phê duyệt; trình tự, thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ rừng tự quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác.

Bên cạnh đó, các dự án khu du lịch sinh thái cần phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Khoản 4 Điều 23 Nghị định 1117/2010/NĐ-CP, các yêu cầu đó là:

-Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường và các chức năng khác của khu rừng; phù hợp với quy hoạch của khu rừng đặc dụng được duyệt.

-Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được xây dựng các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn phục vụ du lịch sinh thái.

-Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được xây dựng các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường ngầm dưới mặt đất, các công trình khác phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.

-Trong phân khu hành chính, dịch vụ; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái phù hợp với quy hoạch khu rừng đặc dụng.

Về phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 117/2010/NĐ-CP như sau:

-Ban quản lý khu rừng đặc dụng tự tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái;

-Ban quản lý khu rừng đặc dụng có thể sử dụng một phần rừng, đất lâm nghiệp cho tổ chức, cá nhân thuê nhằm mục đích kinh doanh du lịch sinh thái kết hợp với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của pháp luật;

-Ban quản lý khu rừng đặc dụng liên doanh, liên kết giữa với tổ chức, cá nhân khác để tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái.

Như vậy, việc hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng phải được tuân thủ theo những nội dung cơ bản trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái – môi trường trong rừng đặc dụng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com