Đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm điện tử phục vụ chơi game

Câu hỏi của khách hàng: Đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm điện tử phục vụ chơi game

Mọi người làm ơn cho em hỏi: em có sản phẩm điện tử, cụ thể là thiết bị phục vụ chơi game, giờ muốn đăng kí bản quyền tác giả, thì thủ tục như nào, chi phí khoảng bao nhiêu. Em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/09/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Đăng ký bảo hộ với thiết bị phục vụ chơi game

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật sở hữu trí tuệ 2005 và luật sửa đổi, bổ sung của Luật sở hữu trí tuệ 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan

3./ Luật sư trả lời Đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm điện tử phục vụ chơi game

Sản phẩm điện tử, thiết bị phục vụ chơi game của bạn không thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Những đối tượng nằm trong phạm vi bảo hộ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, chương trình máy tính,…

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ:

Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1.Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a)Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b)Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c)Tác phẩm báo chí;

d)Tác phẩm âm nhạc;

đ)Tác phẩm sân khấu;

e)Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g)Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h)Tác phẩm nhiếp ảnh;

i)Tác phẩm kiến trúc;

k)Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l)Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m)Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. …”

Theo đó, thiết bị phục vụ chơi game của bạn không thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tác giả. Thiết bị phục vụ chơi game có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm là thiết bị phục vụ chơi game trên thực tế đã có rất nhiều người phát minh. Nếu sản phẩm của bạn không có gì quá khác biệt hay nổi bật hẳn (có tính mới và khả năng áp dụng) thì không thể đăng kí sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp, còn ngược lại thì bạn có thể suy nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ đối với sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp.

Nói cách khác thì bạn phải chứng minh được là thiết bị mà mình sáng tạo ra có tính mới, tính sáng tạo và tính ứng dụng trên thực tế, nó phải là thành quả của việc nghiên cứu phát minh nổi trội, không được trùng lặp trước đó thì mới có thể đăng ký sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp.

Còn trong trường hợp bạn muốn đăng ký quyền tác giả thì bạn phải thể hiện thiết bị phục vụ chơi game thành một tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bằng cách làm bản vẽ của thiết bị, hay thực hiện việc mô tả,… trước khi thực hiện việc đăng ký quyền tác giả, và tác phẩm này sẽ là đối tượng bảo hộ khi đáp ứng được điều kiện mà không phải là thiết bị phục vụ trò chơi điện tử được bảo hộ.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ khi muốn đăng kí bảo hộ cho thiết bị điện tử phục vụ chơi game này, vì rất có thể cục sở hữu trí tuệ sẽ không cấp bằng bảo hộ khi mà sản phẩm của bạn bị trùng lặp về chức năng, hình thức với một số sản phẩm khác đã được cấp bằng bảo hộ trước đó.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com