Hợp đồng sang nhượng quán có cần xác nhận của Ủy ban

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hợp đồng sang nhượng quán có cần xác nhận của Ủy ban

Tôi mua lại một quán để kinh doanh. Tôi là bên thứ 3, bên thứ 2 là chủ quán, bên thứ 1 là chủ nhà. Giờ tôi mua lại đồ trong quán với bên thứ 2 có bắt buộc phải có xác nhận của Ủy ban không. Nếu không có xác nhận thì hợp đồng có hiệu lực không?


Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 20 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Hình thức của hợp đồng 

Bộ luật dân sự năm 2015

3./ Luật sư tư vấn

Việc mua lại đồ trong một quán thực chất là một hợp đồng dân sự- hợp đồng mua- bán tài sản. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Một hợp đồng có thể được thể hiện dưới các hình thức như lời nói, hành vi, văn bản,…,cụ thể hợp đồng mua- bán đồ đạc trong quán không cần chứng thực tại Ủy ban  nhân dân:

Được quy định tương tự hình thức giao dịch dân sự tại Điều 119 Bộ Luật Dân Sự, hình thức hợp đồng mua- bán đồ trong quán cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 119 Bộ luật Dân sự quy định về “hình thức giao dịch dân sự”:

“1.Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2.Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo đó, hình thức của hợp đồng mua bán tài sản rất phong phú: bằng miệng, văn bản, văn bản có công chứng. Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng mua bán mà pháp luật quy định những hình thức tương ứng, thích hợp. Chẳng hạn, khi mua bán tài sản thông thường (như trong trường hợp mua bán tài sản của quán) thì các bên tham gia hợp đồng được quyền lựa chọn hình thức của hợp đồng (có thể bằng hành vi, miệng cũng có thể bằng văn bản). Thông thường trường hợp mua bán tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì hình thức của hợp đồng nhất phải bằng văn bản có công chứng mới có giá trị pháp lý.

Như vậy, trong tình huống trên nếu đồ đạc trong quán của chủ quán có đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng mua bán tài sản của anh bắt buộc phải có công chứng, chứng thực mới có hiệu lực; tuy nhiên khi đồ đạc trong quán không đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng mua bán tài sản của anh không cần công chứng, chứng thực của UBND.

Với những tư vấn về câu hỏi Hợp đồng sang nhượng quán có cần xác nhận của Ủy ban, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com