Giao dịch nhà đất qua vi bằng có hợp pháp không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Giao dịch nhà đất qua vi bằng có hợp pháp không

Xin chào luật sư, tôi đang có nhu cầu mua 1 mảnh đất ở gần khu vực Cầu Giấy, tuy nhiên mảnh đất này giấy tờ đang cầm cố ngân hàng, họ nói nếu tôi mua họ sẽ dùng tiền đó để lấy sổ ra và trao lại cho tôi và bảo tôi ký kết qua vi bằng cũng được, cũng có giá trị, như thế liệu có đúng không, tôi làm vậy thì có an toàn không, có sợ họ nuốt lời rồi không lấy sổ ra?


Luật sư Tư vấn Luật Đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 21 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Dùng vi bằng để tiến hành giao dịch nhà đất

Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh- đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

3./ Luật sư tư vấn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì “vi bằng” là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Tuy nhiên, việc dùng vi bằng để tiến hành giao dịch nhà đất ẩn tàng rất nhiều rủi ro cho bên mua, cụ thể:

Khoản 1 Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định về “thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng” như sau:

“1.Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, vi bằng được Thừa phát lại lập chỉ ghi nhận một sự kiện, hành vi như hành vi giao tiền, giấy tờ, việc các bên thực hiện chuyển nhượng là có thực mà không chứng nhận hợp đồng, giao dịch bất động sản. Tức là, việc lập vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.

Hơn nữa, việc chứng nhận hợp đồng mua bán đất thuộc thẩm quyền của các tổ chức hành nghề công chứng, của Ủy ban nhân dân các cấp mà không thuộc thẩm quyền lập vi bằng của thừa phát lại.

Ngoài ra, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay cụ thể là Hợp đồng mua bán đất là một trong những hợp đồng chỉ phát sinh giá trị pháp lý khi được công chứng bởi các tổ chức hành nghề công chứng.

Bên cạnh đó, sau khi tiến hành giao dịch mua bán, chuyển nhượng bằng vi bằng, chủ đất hoàn toàn có thể đem cầm cố, sang nhượng thửa đất đó cho một bên thứ ba gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người mua qua vi bằng.

Như vậy, việc giao dịch nhà đất qua vi bằng không đồng nghĩa với việc công chứng hợp đồng, hợp đồng mua bán đất mặc dù được thừa phát lại lập vi bằng vẫn không phải là cơ sở để bên mua sang tên đổi chủ cho mảnh đất đó và do vậy tồn tại rất nhiều rủi ro.

Với những tư vấn về câu hỏi Giao dịch nhà đất qua vi bằng có hợp pháp không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com