PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGÀNH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÚP VIỆC CHO GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: PHỤ CẤP ƯU ĐÃI NGÀNH Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÚP VIỆC CHO GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y

Nhờ cơ quan có hiểu biết về pháp luật thì hướng dẫn rõ cho tôi phụ cấp ưu đãi ngành y tế của đối tượng giúp việc cho giám định viên pháp y hiện tại là bao nhiêu %. Xin chân thành cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật Hành chính – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 09 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề chế độ ưu đãi của người giúp việc cho người giám định tư pháp

  • Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg Về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp;
  • Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiểm 2007;
  • Nghị định 108/2008/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;.
  • Nghị định 26/2011/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất

3./ Luật sư tư vấn

Khi thực hiện hoạt động giám định, bên cạnh người giám định tư pháp, người giúp việc cho người giám định tư pháp cũng được hưởng các chế độ bồi dưỡng khi thực hiện công việc của mình. Chế độ bồi dưỡng của người giúp việc cho người giám định như sau:

Trước hết, Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, người giúp việc cho người giám định tư pháp được hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm: Trợ lý; kỹ thuật viên; y công; cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi; những người khác hỗ trợ cho người giám định tư pháp và tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định do thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định.

Căn cứ Điều 4 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg, Mức bồi dưỡng cho người giúp việc cho người giám định tư pháp như sau:

Điều 4. Mức bồi dưỡng đối với người giúp việc cho người giám định tư pháp; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi

1. Người giúp việc cho người giám định tư pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định này được hưởng bằng 70% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.

2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định này được hưởng bằng 30% mức bồi dưỡng mà người giám định tư pháp được hưởng.”

Cụ thể, mức bồi dưỡng với người giúp việc cho người giám định tư pháp bằng 70% mức bồi dưỡng của người giám định tư pháp. Mức bồi dưỡng đối với người giám định tư pháp được xác định như sau:

  • Đối với người giám định tư pháp theo ngày công:

Căn cứ Điều 2 Quyết định 01/2014/QĐ-TTG, Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực: Pháp y về độc chất, tổ chức học, sinh học, giám định trên hồ sơ; pháp y tâm thần; kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng; văn hóa; xây dựng; tài nguyên và môi trường; thông tin và truyền thông; nông – lâm – ngư nghiệp và các lĩnh vực khác.

Mức bồi dưỡng giám định tư pháp một ngày công đối với một người thực hiện giám định như sau:

–  Mức 500.000 đồng áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 (sau đây viết chung là Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP) và chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Mức 300.000 đồng áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp nêu trên.

– Mức 150.000 đồng áp dụng đối với việc giám định  không thuộc hai trường hợp nêu trên.

 Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:

 

Số tiền bồi dưỡng =

Số giờ giám định x mức bồi dưỡng một ngày công

8 giờ

Trường hợp phải thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức bồi dưỡng được tính bằng 02 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng với một ngày công ngày làm việc bình thường, thực hiện giám định tư pháp vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định thì mức bồi dưỡng được tính bằng 03 lần mức bồi dưỡng giám định tư pháp tương ứng với một ngày công ngày làm việc bình thường.

  • Đối với người giám định tư pháp theo vụ việc:

Căn cứ Điều 3 Quyết định 01/2014/QĐ-TTG, Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với giám định trên người sống và trên tử thi trong lĩnh vực pháp y.

Mức bồi dưỡng đối với giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

+Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống:

– Mức 160.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám chuyên khoa sâu ở các chuyên khoa;

– Mức 200.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với khám tổng quát;

– Mức 300.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với trường hợp hội chẩn chuyên môn sâu do người giám định tư pháp là chuyên gia ở các chuyên khoa thực hiện.

+ Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên như sau:

– Mức 600.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;

– Mức 800.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;

– Mức 1.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.

+ Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau:

– Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ;

– Mức 2.500.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày;

– Mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày;

– Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.

Trong trường hợp tử thi được bảo quản theo đúng quy chuẩn do Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được hưởng 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng đối với với trường hợp giám định tử thi mổ tử thi hoặc giám định không mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên nêu trên.

Bên cạnh đó, Khi thực hiện giám định pháp y về tử thi thuộc trường hợp mổ hoặc không mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo đúng quy chuẩn hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên và  đối tượng giám định bị nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan thì áp dụng mức bồi dưỡng tương ứng với mức 1.000.000 đồng/tử thi giám định không mổ hoặc mức 4.500.000 đồng/tử thi giám định mổ.

+Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định hài cốt được quy định như sau:

– Mức 3.000.000 đồng/hài cốt;

– Mức 4.000.000 đồng/hài cốt trong trường hợp phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 3 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, nhóm B bao gồm:

– Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê – bô – la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;

– Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);

Ngoài ra, chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan bao gồm như sau: Uran đã được làm nghèo tới U 235 và các hợp chất của nó; thori và các hợp chất của nó; hợp kim, các chất tán xạ (kể cả gốm kim loại), sản phẩm gốm kim loại và các chất hỗn hợp chứa uran đã được làm nghèo tới U235, thori hay các hợp chất của các sản phẩm trên và các hóa chất độc hại được ban hành kèm theo tại các văn bản pháp luật nêu trên.

Vậy, trên cơ sở quy định pháp luật nêu trên, người giúp việc cho người giám định tư pháp sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 70% chế độ bồi dưỡng của người giám định tư pháp. Mức bồi dưỡng được xem xét dựa trên tính chất công việc của người giám định tư pháp là thường xuyên hay theo vụ việc, dựa trên đối tượng tiến hành giám định và môi trường tiến hành giám định tư pháp để xác định mức bồi dưỡng của người giám định tư pháp cũng như người giúp việc cho người giám định tư pháp theo quy định pháp luật nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Phụ cấp đối vớ người giúp việc cho người giám định tư pháp, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com