Giám định giọng nói có chuẩn không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Giám định giọng nói có chuẩn không

Tôi có ghi âm được một đoạn hội thoại giữa tôi và một người vay tiền của tôi nói chuyện, trong đó người này có thừa nhận đã vay của tôi số tiền là 260 triệu đồng, tuy nhiên giờ họ chối là không vay do không có giấy tờ nên không có bằng chứng, nếu tôi đem đoạn ghi âm này ra giám định thì người ta có thể kết luận chính xác là giọng ai được không?


Luật sư Tư vấn Luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 27 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Giám định giọng nói

  • Luật giám định tư pháp 2012
  • Luật tố tụng dân sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012, người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm: đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Do đó, khi khởi kiện người nợ tiền ra Tòa án nơi có thẩm quyền, anh/chị có quyền yêu cầu giám định bằng chứng, cụ thể là giám định giọng nói.

Việc giám định giọng nói có chính xác hay không tùy thuộc một phần vào trình độ chuyên môn của người giám định, phần còn lại phụ thuộc vào sự hợp tác của người bị yêu cầu giám định giọng nói vì khi giám định giọng nói cần có mẫu giọng nói để so sánh, đối chiếu. Nếu nhận thấy việc giám định giọng nói không chính xác, anh/chị có quyền yêu cầu thay đổi người giám định. Việc yêu cầu thay đổi người giám định phải được lập thành văn bản và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.

Như vậy, trong thủ tục tố tụng, khi bằng chứng là ghi âm có liên quan trực tiếp đến vụ án, đương sự có quyền yêu cầu giám định tư pháp đoạn ghi âm nói trên. Trường hợp giám định không chính xác, đương sự có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người giám định.

Với những tư vấn về câu hỏi Giám định giọng nói có chuẩn không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com