Tỷ lệ % thương tật khi bị bỏng

Tỷ lệ % thương tật khi bị tấn công gây bỏng, bị đánh, bị hóa chất, hậu quả do tai nạn.

Theo Thông tư số:20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tỷ lệ thương tật của các tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng gây ra được ghi nhận như sau:

 

TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG BỎNG

Tổn thương Bỏng Tỷ lệ thương tật (%)
I. Sẹo vết thương bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ  
1. Sẹo bỏng không ảnh hưởng đến điều tiết: cứ 5% diện tích cơ thể 3
2.  Sẹo vùng mặt, cổ gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ diện tích từ 1,5% đến dưới 3% diện tích cơ thể 11 – 15
3. Sẹo vùng mặt, cổ gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ diện tích từ 3% diện tích cơ thể trở lên 21
4. Sẹo ở các vùng da hở khác diện tích trên 1% diện tích cơ thể gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ được cộng thêm 2% (cộng lùi)  
II. Sẹo bỏng ảnh hưởng chức năng da, các cơ quan liên quan và thẩm mỹ  

 

1. Sẹo vùng Đầu – Mặt – Cổ  
1.1. Sẹo vùng da đầu có tóc  
1.1.1. Nhiều sẹo vùng da đầu (từ 5 sẹo trở lên) và đường kính của mỗi vết sẹo dưới 2cm 3 – 5
1.1.2. Sẹo vùng da đầu đường kính trên 5cm hoặc nhiều sẹo vùng da đầu (từ 5 sẹo trở lên) và đường kính của mỗi sẹo từ 2 đến 5cm 7 – 9
1.1.3. Bỏng nửa da đầu hoặc bỏng rộng hơn nửa da đầu đã được phẫu thuật tạo hình có biểu hiện đau, gây rụng tóc sau chấn thương, kèm theo di chứng đau đầu 26 – 30
1.1.4. Vết thương bỏng rộng hơn nửa da đầu sẹo dính, tóc không mọc lại được phải mang tóc giả kèm theo di chứng đau đầu 31 – 35
1.2. Sẹo vùng mặt  
1.2.1. Sẹo đường kính dưới 5cm, mặt biến dạng ít có ảnh hưởng rõ đến thẩm mỹ 11 – 15
1.2.2. Sẹo đường kính 5 đến 10cm, co kéo biến dạng mặt vừa, ảnh hưởng vừa đến thẩm mỹ 21 – 25
1.2.3. Sẹo đường kính trên 10cm co kéo biến dạng mặt nặng, ảnh hưởng nặng đến thẩm mỹ 31 – 35
1.3. Sẹo vùng cổ  
1.3.1. Hạn chế vận động cổ mức độ nhẹ (không co kéo và biến dạng) hạn chế ngửa hoặc quay cổ 5 – 9
1.3.2. Hạn chế vận động cổ mức độ vừa hạn chế ngửa, quay cổ 11 – 15
1.3.3. Hạn chế vận động cổ mức độ nặng (sẹo dính cằm – cổ – ngực) mất ngửa, quay cổ 21 – 25
 Ghi chú: Các đối tượng là diễn viên, giáo viên, nhân viên dịch vụ giao tiếp, nam, nữ thanh niên chưa lập gia đình… tỷ lệ được cộng thêm 5 – 10% (cộng lùi)  
2. Sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng: lồi, dính, co kéo, phì đại  
2.1. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng  từ 6% đến dưới 9% diện tích cơ thể 11 – 15
2.2. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng từ 9% đến dưới 12% diện tích cơ thể 16 – 18
2.3. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng  từ 12 %  đến 18% diện tích cơ thể 21 – 25
2.4. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng  chiếm 18% đến 36% diện tích cơ thể 31
2.5. Diện tích sẹo vùng Lưng – Ngực – Bụng  chiếm 36%  diện tích cơ thể trở lên 51
Ghi chú:

– Nếu diện tích sẹo chiếm từ 20% diện tích cơ thể trở lên ảnh hưởng  điều tiết được cộng 10% (cộng lùi).

– Tổn thương mất núm vú ở nữ giới < 55 tuổi thì được cộng lùi với tỷ lệ mất vú.

 

 

3. Sẹo một bên chi trên: gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, tuỳ theo mức độ ảnh hưởng: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương Hệ Xương – Khớp  
4. Sẹo một bên chi dưới. gây tổn thương thần kinh hoặc ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp, tuỳ theo mức độ ảnh hưởng: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh và/hoặc tổn thương Hệ Xương – Khớp  
 Ghi chú: Tổn thương trong Mục 3 và 4 có diện tích sẹo trên 1% diện tích cơ thể được cộng 2% đối với vùng da kín và 5% đối với vùng da hở (cộng lùi).  
5. Sẹo vùng tầng sinh môn – sinh dục: Tuỳ theo mức độ di chứng và ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Hệ Tiết niệu – Sinh dục  
III. Rối loạn trên vùng sẹo  
1. Các vết loét, vết dò không liền do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo  
1.1. Nhẹ: đường kính vết loét dưới 5cm 7 – 9
1.2. Vừa: đường kính vết loét từ 5 đến 10cm 16 – 18
1.3.  Nặng: đường kính vết loét trên 10cm 21 – 25
2. Bỏng buốt, seọ lồi, sẹo đổi màu, sẹo viêm: Tuỳ theo mức độ cho mỗi sẹo 7 đến 9% (cộng lùi)

Ghi chú: Nếu do nguyên nhân thần kinh: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và Hệ Thần kinh.

 

 

IV. Ung thư phát triển trên sẹo  
1. Chưa di căn  
1.1. Đã phẫu thuật hiện tại kết quả tốt 41 – 45
1.2. Đã phẫu thuật kết quả xấu hoặc không có chỉ định phẫu thuật 71
2. Đã di căn 81
V. Mảnh kim khí ở phần mềm  
1. Còn mảnh kim khí không để lại di chứng 3 – 5
2. Vết thương phần mềm còn mảnh kim khí gây ảnh hưởng chức năng, chức phận của bộ phận mang mảnh: Tỷ lệ được tính theo di chứng chức năng của cơ quan bộ phận đó.  
VI. Tổn thương móng tay, móng chân  
1. Móng tay hoặc móng chân bị đổi màu, sần sùi có vằn ngang dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát (một chi)  
1.1. Từ một đến ba móng 1 – 4
1.2. Từ bốn đến năm móng 5 – 10
2. Cụt, rụng móng tay hoặc móng chân của một chi  
2.1. Từ một đến ba móng 5 – 10
2.2. Từ bốn đến năm móng 11 – 15

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com