Thực trạng quy trình nhận và xử lý đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện

Vấn đề nhận và xử lý đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân các cấp được quy định tại Chương XII, Phần thứ 2 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tại khoản 2,3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”

Bài viết chỉ đi sâu phân tích thực trạng nhận và xử lý đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay chia thành 02 cách thức.

Cách thức nhất: Theo tố tụng mọi đầu đơn sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện phân công Thẩm phán trực tiếp nghiên cứu và xử lý đơn. Ưu điểm của cách thức này là Thẩm phán sẽ chủ động nghiên cứu, nắm rõ nội dung đơn ngay từ giai đoạn xử lý đơn và tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình xử lý đơn cho đến khi kết thúc. Tuy nhiên nếu không theo dõi, quản lý chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng Thẩm phán không xem xét, xử lý đơn dẫn đến tồn đơn khởi kiện.

Cách thức thứ hai: Sau khi nhận đơn khởi kiện, Chánh án phân công cho Phó Chánh án phụ trách các mảng dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính tiến hành xem xét, xử lý đơn và tiến hành thụ lý xong vụ án mới phân công cho Thẩm phán giải quyết.  Điều này giúp cho Lãnh đạo cơ quan đơn vị nắm rõ số lượng đơn khởi kiện, hồ sơ vụ án…. Tuy nhiên bất cập lớn nhất của cách thức này là có một số vụ án quan điểm thụ lý quan hệ tranh chấp pháp luật khác nhau. Ví dụ như Phó Chánh án phụ trách thụ lý quan hệ pháp luật là tranh chấp quyền sử dụng đất sau đó phân công cho Thẩm phán. Tuy nhiên sau khi nhận hồ sơ Thẩm phán cho rằng quan hệ pháp luật là “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Như vậy sẽ rất khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án, phải ra thông báo thay đổi quan hệ pháp luật gửi cho đương sự, Viện kiểm sát…

Tóm lại mỗi cách thức phân công xử lý đơn khởi kiện đều có ưu, nhược điểm riêng tùy vào tình hình thực tiễn, cách thức quản lý của Lãnh đạo đơn vị áp dụng sao cho phù hợp. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thời gian xử lý đơn và thực hiện phương châm “ Phụng công thủ pháp, chí công vô tư” trong suốt quá trình nhận, xử lý đơn khởi kiện nói riêng, quá trình giải quyết vụ án nói chung.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com