Thủ tục nhập khẩu thực phẩm đầy đủ nhất vào Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm đông lạnh – Thủ tục nhập khẩu thực phẩm tươi sống – Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Thị trường Việt Nam đang là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ về thực phẩm khá lớn, vì thế việc chuẩn hóa các thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam đang là vấn đề đặt ra thách thức với các cơ quan quản lý. Thủ tục nhập khẩu hàng thực phẩm dựa trên từng nhóm thực phẩm khác nhau lại đòi hỏi có thêm những biện pháp kiểm tra, kiểm định khác nhau nhưng đều với một mục đích chỉ cho phép những loại thực phẩm tốt nhất được nhập khẩu và đưa tới người tiêu dùng trong nước, phục vụ cho nhu cầu hội nhập của người tiêu dùng, nhu cầu mong muốn được tiếp xúc với những sản phẩm mới lạ từ thị trường nước ngoài.

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm
Thủ tục nhập khẩu thực phẩm đầy đủ nhất vào Việt Nam

Bộ y tế kết hợp Cục Thú y và các Bộ quản lý ngành có trách nhiệm ban hành các Điều kiện, thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam trong phạm vi mình quản lý, chúng tôi đã tổng kết lại những quy định này để cung cấp cho khách hàng có nhu cầu tìm hiểu như sau:

 

Điều kiện nhập khẩu thực phẩm

1. Các Giấy phép nhập khẩu thực phẩm:

– Thủ tục công bố thực phẩm nhập khẩu

Giấy phép Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp

– Thủ tục đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

Giấy Chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật do Cục Thú y cấp

 

2. Yêu cầu về sản phẩm động vật nhập khẩu cần có:

Ngoài 2 loại Giấy phép trên, sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm còn cần đạt được những yêu cầu sau:

a) Có nguồn gốc từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;

b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;

c) Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.

Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm phải:

a) Được lấy từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;

b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;

c) Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.

 

Chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam để khách hàng thực hiện xin 2 loại giấy phép trên phục vụ quy trình nhập khẩu thực phẩm:

 

1. Thủ tục Công bố thực phẩm nhập khẩu (Xin Giấy phép Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm)

Sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy. Còn sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

 

a) Hồ sơ đối với nhập khẩu thực phẩm (trừ thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng), bao gồm:

– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03a hoặc Mẫu số 03c ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do cơ quan có thẩm quyền cấp.

– Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

 

b) Hồ sơ đối với nhập khẩu thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nhập khẩu, bao gồm:

– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP;

– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);

– Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;

– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);

– Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

 

c) Cách thức đóng Hồ sơ và nơi nộp Hồ sơ:

Hồ sơ được đóng quyển như sau:

– Hồ sơ pháp lý chung, được lập thành 01 quyển, bao gồm:

+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc đối tượng bắt buộc phải có (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

+ Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

– Hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm được lập thành 02 quyển, bao gồm các hồ sơ như đã hướng dẫn ở mục a và b trên.

Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm tiến hành công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm từ sản phẩm thứ hai trở lên chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ pháp lý chung.

Hồ sơ được nộp trực tiếp hoặc nộp theo đường bưu điện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế

 

d) Trình tự thời gian:

1.Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy.

2.Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

3.Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;

Nếu từ chối, trong mọi trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

Lưu ý: Nếu quý khách gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện thủ tục chúng tôi có cung cấp Dịch vụ Xin Giấy phép Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm – Liên hệ 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ ngay lập tức.

 

2. Thủ tục Kiểm dịch thực phẩm nhập khẩu (Xin Giấy Chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật do Cục Thú y cấp)

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố kiểm soát cốt lõi chính là kiểm dịch, hoạt động này có vai trò vô cùng quan trọng và được các cơ quan có thẩm quyền thắt chặt, góp phần lớn trong việc ngăn ngừa, phòng trừ, loại bỏ những thực phẩm tiềm ẩn mầm bệnh, không an toàn cho người tiêu dùng ngay từ khi chúng chưa kịp bước vào thị trường.

a) Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định (Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn).

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:

– Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn);

– Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.

Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.

 

b) Cục Thú y sau khi tiếp nhận Hồ sơ sẽ xử lý theo thời hạn sau

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh, phân tích nguy cơ, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu và hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.

Văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch của Cục Thú y gửi cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử.

 

c) Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT):

Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm:

– Đơn khai báo kiểm dịch;

– Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.

 

d) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định của Luật Thú y.

 

e) Nội dung kiểm dịch:

Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, Cục Thú y thực hiện kiểm dịch như sau:

– Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y, bệnh theo quy định;

Kiểm tra Điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.

– Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;

– Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.

Lưu ý: Nếu quý khách gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện thủ tục chúng tôi có cung cấp Dịch vụ Xin Giấy Chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu – Liên hệ 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ ngay lập tức.

 

 

 

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

I. ĐỘNG VẬT

1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài
gia súc nuôi khác.
2. Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các
loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
3. Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động
vật thí nghiệm khác.
4. Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê
tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài
động vật hoang dã khác.
5. Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.

II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của
động vật quy định tại mục I của Danh mục này ở dạng tươi sống, hun khói, phơi
khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh, đóng hộp.
2. Lạp xường, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật
khác ở dạng sơ chế, chế biến.
3. Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản
phẩm từ sữa.
4. Trứng tươi, trứng muối, bột trứng và các sản phẩm từ trứng.
5. Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật.
6. Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật
khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản chứa thành phần có
nguồn gốc từ động vật.
7. Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thuỷ sản khác
dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy
sản.
8. Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu,
cao động vật, men tiêu hoá và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật.
9. Da động vật ở dạng: Tươi, khô, ướp muối.
10. Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá
và từ các loài động vật khác.
11. Lông mao: Lông đuôi ngựa, lông đuôi bò, lông lợn, lông cừu và lông
của các loài động vật khác.
12. Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các
loài chim khác.
13. Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật.
14. Tổ yến, các sản phẩm từ yến.
15. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong.
16. Kén tằm.
17. Các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

 

 

 

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
THUỘC DIỆN MIỄN KIỂM DỊCH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

I. Động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:

1. Động vật sử dụng cho mục đích An ninh, Quốc phòng trong trường hợp
khẩn cấp.
2. Ong mật và các sản phẩm từ ong mật.
3. Trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ
trứng.
4. Hàng thủ công mỹ nghệ chế tác từ sản phẩm của động vật, thú nhồi
bông.
Đối với sản phẩm quy định tại khoản 2 và 3 vẫn thực hiện kiểm dịch vận
chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh nếu có yêu cầu của nước nhập khẩu.

II. Động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu:

Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy
chế ngoại giao.

 

Dịch vụ Tư vấn Thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam của Công ty Luật LVN

  • Yêu cầu về Hồ sơ khách hàng phải cung cấp:

Quý khách hàng cần phải cung cấp cho chúng tôi các giấy tờ, văn bản cần thiết theo quy định của pháp luật.

Chúng tôi có thể hỗ trợ quý khách trong việc xác lập và soạn thảo các hồ sơ và đại diện quý khách thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

  • Thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu thực phẩm:

Thời gian để thực hiện các công việc nêu trên được LVN LAW FIRM dự tính là:

– Đối với Công bố phù hợp quy định An toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế cấp: 45 ngày

– Đối với Giấy Chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu do Cục Thú y cấp: 7 ngày

Trong đó :

Thời gian bắt đầu được tính từ khi chúng tôi nhận đủ hồ sơ, thông tin hợp pháp từ phía khách hàng (LVN LAW FIRM  không chịu trách nhiệm với những khoảng thời gian mà khách hàng phải tự chuẩn bị, hoàn thiện các thông tin, văn bản không hợp pháp so với quy định của pháp luật).

Chi phí: 25.000.000 VNĐ (Hai mươi lăm triệu đồng)

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.0191 hoặc qua địa chỉ email: wikiluat@gmail.com để sử dụng dịch vụ. Chúng tôi luôn cố gắng để đưa ra mức giá phù hợp nhất với quý khách, nhằm tránh tối đa những thiệt hại không đáng có và đảm bảo hiệu quả công việc.

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc quý khách có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 1900.0191 để được tư vấn giải đáp.

Rất mong được hợp tác cùng quý công ty!

Trân trọng./.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com