Bồi thường thiệt hại sao khi đất nương bị ngập?

Xin chào luật sư! Hiện giờ gia đình tôi có một mảnh đất nương ở gần sông nhưng không may bị nước dâng cao và ngập hết đất nương nhà tôi, một phần cũng do bị ảnh hưởng của nhà máy thủy điện. Vậy giờ gia đình tôi phải làm thế nào để được bồi thường số đất nương nhà tôi bị ngập? Rất mong sự giúp đỡ của luật sư. Thay mặt gia đình tôi cảm ơn luật sư nhiều lắm.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật dân sựcủa Công ty luật Wiki.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Wiki. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:

“Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Theo đó, tại Điều 1 Mục I Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP giải thích điều luật trên như sau:

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 

Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mấy uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm.. và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

 

Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”

Đối chiếu theo các quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặt ra chỉ khi có đầy đủ các yếu tố:

– Có thiệt hại xảy ra;

– Có hành vi trái pháp luật;

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại;

– Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn chứng minh được phần đất trên của gia đình bạn bị ngập nước là do hành vi trái pháp luật của nhà máy thủy điện gây ra thì gia đình bạn có quyền đòi nhà máy thực hiện việc bồi thường. Còn nếu phần đất gia đình bạn do nước dâng (nước sông, nước biển, hồ), được xác định là sự kiện bất khả kháng gây ra, thì theo quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng

Những điều cần lưu ý: Bạn cần xác định chính xác nguyên nhân bị thiệt hại về tài sản cho gia đình mình là gì, cũng như xác định chủ thể gây ra thiệt hại để có thể yêu cầu đòi bồi thường thích đáng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bạn có quyền làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án để giải quyết.

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com