Khi nói đến đạo đức là chúng ta nghĩ ngay đến những chuẩn mực của xã hội về quan niệm đối nhân xử thế giữa con người với con người. Đó là những quan niệm về thiện-ác, ở hiền gặp lành, lương tâm, trách nhiệm, công bằng…lối sống lành mạnh phát huy được truyền thống của dân tộc. Không chỉ là đạo đức đơn thuần mà những quan niệm đó đã được pháp luật ghi nhận và trở thành những nguyên tắc cơ bản của con người phải thực hiện trong xã hội hiện nay. Vậy chuẩn mực “đạo đức”, “ xã hội” là gì và mối liên hệ của chúng trong cuộc sống hiện nay ở Việt Nam như thế nào?. Sau đây chúng ta hãy đi tìm hiểu thông qua những ví dụ cụ thể.
I, Cơ sở lí luận
1, khái niệm chuẩn mực đạo đức
“ Chuẩn mức đạo đức là hệ thống các quy tắt, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công về cái thiện và cái ác, danh dự và trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần xã hội”.
2, Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất hành văn, nghĩa là các quy tắc, yêu cầu của nó không được ghi chép bằng văn bản dưới một văn bản hay bộ luật đạo đức nào cả. Nó tồn tại dưới hình thức giá trị đạo đức những bài học về luân thường đạo lí, cách ứng xử của con người trong cuộc sống thường ngày. Các chuẩn mực đạo đức thường được củng cố, giữ gìn và phát triển thông qua giáo dục truyền miệng, thông qua giáo dục từ gia đình, xã hội hóa cá nhân và dược truyền từ đời nay sang đời khác. Trong lịch sử chuẩn mực đạo đức đã được hình thành từ rất sớm, từ khi hiện tượng nhà nước còn chưa xuất hiện. Trong xã hội hiện nay chuẩn mực đạo đức đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chi phối hành vi của con người.
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp. mặc dù tính gia cấp của nó không mạnh mẽ như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật. Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ nó được sinh ra nhằm củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu lợi ích vật chất, hay tinh thần của gia cấp này hay giai cấp khác trong xã hội. Chuẩn mực đạo đức được bảo đảm thực hiện trong thực tế xã hội nhờ vào các nhóm yếu tố khách quan và chủ quan.
+ Yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại thường trực trong ý thức, quan điểm của mỗi cá nhân, chi phối điều khiển hành vi đạo đức của họ. Những thói quen, nếp sống, sinh hoạt hang ngày của mỗi người chúng được lặp đi lặp lại hàng ngày, đã trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời, gần như mang tính tự động. Sự tự giác tự nguyện của mỗi người trong thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với quy tắc của chuẩn mực đạo đức. Sức mạnh nội tâm, chịu sự chi phối bởi lương tâm. Lương tâm của một con người được coi như một tòa án đặc biệt, chuyên phán xét các hành vi sai trái không phù hợp với chuẩn mực đạo đức. Một hành vi sai với chuẩn mực đạo đức sẽ bị lương tâm cắn rứt. Đây là một cơ chế đặc biệt của việc thực hiện chuẩn mực đạo đức.
+ Yếu tố khách quan là nhứng yếu tố bên ngoài ý thức của mỗi con người, nhưng lại giữ vai trò chi phối, điều chỉnh hành vi đạo đức của họ, hoặc ít nhất cũng tác động đến việc tuân thủ đạo đức. Sự tác động ảnh hưởng của các thuần phong mỹ tục trong xã hội. hành vi đạo đức của những người xung quanh tối ý thức và hành vi đạo đức của mỗi cá nhân. Đây là biểu hiện của quá trình tâm lý bắt chước. Tâm lý bắt chước có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy các nhân thực hiện hành vi đạo đức đã được định hình một cách đúng đắn. Sức mạnh của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh các hành vi đạo đức của con người.Dư luận xã hội là một cơ chế đặc biệt để điều chỉnh hành vi đạo đức của con người. Nó được coi là búa rìu của xã hội, như một thứ luật bất hành văn tác động lên án những hành vi đạo đức của con người mà đi trái với chuẩn mực, vô đạo đức hay đề cao những hành vi tích cực. Chuẩn mực đạo đức được sinh ra từ những mâu thuẫn được quy định về mặt vật chất giữa các lợi ích chung và lợi ích riêng. Nó được biểu hiện ra bằng hành động suy nghĩ của con người thể hiện nhân cách và hoàn thiện bản thân mình.
3, Khái niệm pháp luật
“ Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước’’. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội vì lợi ích xã hội, pháp luật còn duy trì địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị.
4, Đạo đức và pháp luật có những điểm thống nhất sau đây.
Pháp luật và đạo đức đều có chung mục tiêu. Đây là những phương tiện điều chỉnh quan trọng bậc nhất của các quan hệ xã hội và hành vi của con người. Pháp luật và đạo đức đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển một cách ổn định. Điều chỉnh những quan hệ phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng xã hội và giai cấp thống trị. Pháp luật và đạo đức còn là công cụ hướng hành vi con người vào một trật tự nhất định đảm bảo cho sự ổn định chung của toàn xã hội. Ngoài ra chúng còn mang tính quy phạm phổ biến, là một khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người. Pháp luật và đạo đức tác động đến tất cả cá nhân, tổ chức trong xã hội và tất cả những lĩnh vực của đời sống. Để có được phạm vi ảnh hưởng lớn như vậy pháp luật và đạo đức cần phải phù hợp với tiêu chuẩn xã hội nhất định. Pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội qua các thời kì lịch sử. Chúng còn là các nhân tố chi phối đời sống xã hội.
5, Những điển khac nhau cơ bản của chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội
Bên cảnh những điểm giống nhau thì pháp luật và đạo đức còn khác nhau ở những điểm cơ bản. Con đường hình thành của pháp luật là dựa trên sự phát triển pháp lí của nhà nước còn con đường hình thành của đạo đức là do tự phát do các cá nhân và cộng đồng. Hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn hình thức thể hiện của pháp luật. Đạo đức thể hiện qua các hình thức bất hành văn còn pháp luật có những quy phạm rõ rang được quy định trong các bộ luật.
Đạo đức có nguồn gốc và giá trị lâu dài khi con người ý thức được hành vi của mình là sai thì họ có thể tự mình đều chỉnh hành vi đó. Còn pháp luật là cưỡng chế dù muốn hay không thì các chủ thể không được lạm những gì trái với các quy định của pháp luật. Pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh thông qua các cơ quan nhà nước còn đạo đức được thực hiện qua “ Tòa án lương tâm”.
II, Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật thông qua những ví dụ cụ thể
Đạo đức tác động đến những quy định của hệ thống pháp luật. Bất kì hệ thống pháp luật nào ra đời cũng tồn tại trên những nền tảng chuẩn mực đạo đức nhất định. Những quan điểm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò làm tiền đề cho những quy định của pháp luật. Sự tác động của đạo đức khiến đến sự hình thành pháp luật ở nhiều cấp độ. Ở cấp độ thấp thì xây dựng pháp luật không được trái với chuẩn mực đạo đức ( ví dụ như điều 41 BLDS 2005 quy định về quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình). Đây là một chuẩn mực đạo đức có từ xa xưa, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện tình cảm găn bó giữa những thành viên trong gia đình, được truyền từ đời này sang đời khác và bây giờ đã được pháp luật quy định đây là một quyền nhân thân của con người. Nếu như con cái mà đối xử không tốt ngược đãi, hắt hủi cha mẹ hay cha mẹ bỏ rơi hành hạ con cái là đều trái với những chuẩn mực đạo đức và trái với quy định của pháp luật. Ở cấp độ cao hơn đạo đức đã trở thành tập quan pháp, tiền lệ pháp để giải quyết những vụ việc tương tự mà không có pháp luật điều chỉnh.
Trong xã hội hiện nay đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng đến pháp luật một cách mạnh mẽ vì bộ máy nhà nước được hình thành là dựa trên những thành viên trong giai cấp thống trị. Những chuẩn mực đạo đức truyền thống đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xây dựng pháp luật như tinh dân tộc. ( ví dụ điều 1 Hiến Pháp 2013 đã quy định: “ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Xuất phát từ tinh thần yêu nước, chuộm hòa bình của nhân dân ta từ ngàn đời xưa thể hiện qua các cuộc kháng chiển chống quân xâm lược thì pháp luật đã quy định đây là quyền bất khả xâm phạm, quyền dân tộc vô cùng thiêng liêng.
Đạo đức tác động đến việc thực hiện của các chủ thể, sự phù hợp của đạo đức của pháp luật, nếu như pháp luật được xây dựng phù hợp với đạo đức thì việc thực hiện nó sẽ dễ dàng, nghiêm chỉnh hơn. ( ví dụ: Truyền thống yêu nước là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta, nó được mọi thế hệ người dân Việt Nam lưu truyền và đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người rồi thì việc đi nghĩa vụ quân sự đối với công dân nam khi đủ 18 tuổi thực hiện một cách nghiêm chỉnh mà không hề chống đối). Mỗi khi nước nhà có kẻ thù nhăn nhè, xâm phạm chủ quyền Tổ quốc thì tinh thần yêu nước lại trỗi dậy mà không cần đến sự quy định của bất cứ điều luật nào. Như vậy cho thấy truyền thống đạo đức có một sức mạnh vô cùng to lớn, nếu pháp luật đưa ra các quy định phù hợp thì việc thực hiện rất hiệu quả. Còn những quy định trái với chuẩn mực đạo đức thì sẽ bị phản đối gay gắt của cộng đồng và nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính chất qua loa, đối phó mà không có hiệu quả.
Thêm vào đó ý thức của cá nhân cũng góp phần vào thực hiện pháp luật có hiệu quả hay không, đạo đức là một môi trường rất tốt để cảm nhận và tiếp thu thực hiện pháp luật. Những con người có ý thức đạo đức cao thì việc họ thực hiện pháp luật một cách rất nghiêm chỉnh còn những người có ý thức đạo đức kém thì việc thực hiện pháp luật là không tốt. ( Ví dụ: một người có phẩm chất đạo đức tốt thì họ sẽ không bao giờ thực hiện hành vi trộm cấp của người khác, còn những có nhận thức kém và đạo đức không tốt thì họ sẽ thực hiện những hành vi trái pháp luật mà không hề cảm thấy tội lỗi ).
Ngoài ra pháp luật cũng góp một phần không hề nhỏ đến việc giữ gìn và phát triển các chuẩn mực đạo đức. Pháp luật đảm bảo hỗ trợ chúng được thực hiện thông qua những biện pháp của nhà nước. ( Ví dụ khoản b, điều 643 Người không được quyền hưởng di sản là người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản). Tức là khi được nhân di sản của người để lại di sản thì những người được nhân phải xem xét lại hành vi của mình xem có phù hợp với chuẩn mực đạo đức không. Và pháp luật chỉ đảm đảo những giá trị ấy được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn mà thôi. Hay trong luật hình sự đã quy định người nào nhìn thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể cứu giúp mà không cứu giúp dấn đến hậu quả là người đó chết thì người nhìn thấy có điều kiện mà không giúp dó phải chịu trách nhiệm hình sự, đây cũng là xuất phát từ đạo đức của con người mà pháp luật quy định.
Mặt khác pháp luật cũng đóng vai trò loại bỏ những quan điểm lạc hậu của đạo đức đã không còn phù hợp nữa,đi ngược với sự phát triển của xã hội, ngăn chặn việc tha hóa xuống cấp của đạo đức… ( ví dụ quan niện của ngày xưa là “ trọng nam khinh nữ” nhưng luật Bình đẳng giới 2006 đã quy định về vấn đề này nam nữ là bình đẳng). Điều 40 BLDS đã quy định “ quyền bình đẳng của vợ chồng” xóa bỏ quan niện gia trưởng của truyền thống không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại nữa. Một số lối sống xa hoa chỉ biết hưởng thụ của một số quan lại lợi dụng chức quyền mà tham nhũng cũng được pháp luật nghiêm trị một cách triệt để ( luật chống tham nhũng).
Thông qua những quy định cụ thể pháp luật không cho phép hoặc cấm những hành vi thực hiện những tư tưởng, quan niệm đạo đức xưa cũ lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện đại. Ngay nay quá trình hội nhập ngày càng được mở rộng kéo theo đó là những hành vi, lối sống làm hủy hoại đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục thì pháp luật can thiệp và giải quyết để không làm mất đi những giá trị tốt đẹp.
Ở nước ta hiện nay vị trí vai trò của đạo đức của pháp luật đang được nhìn nhận và thực hiện một cách rất đúng đắn và tích cực. Pháp luật được xây dựng để trở thành công cụ hữu hiệu để giúp nhà nước quản lí những mối quan hệ xã hội. Nhưng xã hội là vô cùng rộng lớn chỉ có pháp luật thôi thì chưa đủ mà còn phải nhờ vào các công cụ phương tiện khác để quản lí, trong đó các chuẩn mực đạo đức góp một phần không hề nhỏ. Vì vậy, Đảng ta đã nhận định “ Quản lí nhà nước bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”. Do pháp luật được xây dựng trên cơ sở đạo đức của nhân dân nên pháp luật không những thể hiện tư tưởng đạo đức của cách mạng, các đạo đức của dân tộc mà còn là ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Điều 2 Hiến Pháp 2013 đã quy định “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân”. Pháp luật phải vì lợi ích chung của toàn thể nhân dân, xây dựng pháp luật không được tách khỏi lợi ích và ý chí của nhân dân.
Tinh thần đạo đức của nhân dân ta được pháp luật phản ánh rất rõ qua những điều luật. Những chính sách pháp luật về an sinh xã hội như ( chính sách cho người nghèo, người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người tàn tật…) được nhà nước và pháp luật rất quan tâm. Đạo đức gtrong xã hội thực sự bổ sung và lamg hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật.
Chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội tùy khác nhau về phạm vi tác động, cơ chế tác động tới các mối quan hệ xã hội nhưng chúng có chung một mục đích là điều tiết, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật là mối quan hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người. Có thể nói là phạm vi điều chỉnh của các chuẩn mực đạo đức rộng hơn bởi tất cả những gì liên quan đên đạo đức thì nó đều điều chỉnh. Còn chuẩn mực xã hội thì điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội sâu hơn như phân ra từng ngành luật, bộ luật để điều chỉnh ( luật hình sự, dân sự, hành chính…)
Trong một số trường hợp định hướng đạo đức muốn được bổ biến rộng rãi trong xã hộithì phải thông qua những quy định pháp luật để thực hiện. ( ví dụ các truyền thống về tín ngưỡng, tôn giáo các giá trị văn hóa muốn được phát triển thì phải thông qua những chính sách pháp luật của nhà nước).
Như vậy ta có thể thấy chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời được. Như ta có thể thấy được khủng hoảng xã hội thường được biểu hiện ở các quan hệ đạo đức trong xã hội. Khủng hoảng đạo đức có thể tác động tiêu cực đến các mặt khác nhau của đời sống xã hội như trong lĩnh vực kinh tế ( Ví dụ: nạn tham nhũngcó thể phá hoại các quan hệ kinh tế từ chỗ là một vấn nạn đạo đức là biểu hiện của thói tham lam vô độ, ích kỉ tột cùng, hành vi vô đạo đức của một bộ phận lãnh đạo…). Nạn tham nhũng đã trở thành vấn nạn của xã hội, ảnh hưởng đến dự luận xã hội gây bức xúc trong xã hội. Về kinh tế nạn tham nhũng làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế như làm cạn kiệt công quỹ, thất thu ngân sách nhà nước, kìn hãn sự phát triển của kinh tế. Đây là một vấn nạn đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội làm mất niền tin của nhân dân vào nhà nước vào chính quyền. Đây là một tội rất nặng được quy định trong Luật Hình Sự, dự thảo luật hình sự đang xem xét có cho tội tham nhũng bị mức án phạt là tử hình hay không?.
Nói tóm lại chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật có mối quan hệ mất thiết với nhau cái này làm nền tảng cho cái kia phát triển và ngược lại. Đạo đức luôn hướng con người đa sống tốt đẹp hơn, luôn hướng con người đến chân-thiện-mỹ… để trở thành những người có ích cho xã hội. Nhưng không phải chuẩn mực đạo đức nào cũng tốt cùng phù hợp với cuộc sống mà pháp luật cần phân biệt đâu là chuẩn mực đạo đức tốt để phát triển đâu là những mặt cần phải bài trừ để xã hội phát triển một cách lành mạnh. Qua những phân tích và ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của đạo đức trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Và vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đạo đức và pháp luật không thể thiếu trong xã hội của cúng ta.