Các quy định cần biết khi kinh doanh mỹ phẩm

Các quy định phải biết trước khi có ý định kinh doanh mỹ phẩm, chế phẩm, dụng cụ làm đẹp. Để hoạt động kinh doanh được diễn ra trôi chảy, không vướng phải các rào cản pháp lý, trước khi định bỏ vốn, mọi người cần phải nghiên cứu kỹ càng về các điều kiện, quy định trong lĩnh vực này.

Luật sư Tư vấn Kinh doanh mỹ phẩm:  – Gọi ngay 1900.0191


I. Các quy định của pháp luật về kinh doanh mỹ phẩm

  1. Luật doanh nghiệp 2014
  2. Luật đầu tư 2014
  3. Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
  4. Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung NĐ 78/2015/NĐ-CP
  5. Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
  6. Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
  7. Thông tư 06/2018 /TT- BYT về Danh mục thuốc , nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và mỹ phẩm xuất , nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất , nhập khẩu Việt Nam do Bộ Y tế ban hành
  8. Thông tư 45/2016 /TT- BYT về Danh mục thuốc dùng cho người và mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất , nhập khẩu Việt Nam do Bộ Y tế ban hành
  9. Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm do Bộ Y tế ban hành
  10. Quyết định 24/2006/QĐ-BYT về việc triển khai áp dụng và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc , tiêu chuẩn “ Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm “ của hiệp hội các nước Đông Nam Á
  11. Thông tư 114/2017/TT-BTC về việc sửa đổi Biểu mức thu phí trong lĩnh vực dược , mỹ phẩm kèm theo thông tư 227/2017/TT-BTC

II. Các quy định về kinh doanh mỹ phẩm

A.Quy định về thành lập chủ thể kinh doanh

Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 , khi kinh doanh mỹ phẩm có thể lựa chọn các hình thức kinh doanh : hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty .

 

1. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (bao gồm các thông tin)

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

+ Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Lưu ý:

+ Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1 : Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu
  • Điều lệ công ty ( Công ty TNHH , công ty cổ phần , công ty hợp danh )
  • Đối với công ty TNHH từ 2 thành viên thì cần phải nộp danh sách thành viên , đối với công ty cổ phần là danh sách thành viên sáng lập , danh sách thành viên công ty hợp danh
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực các nhân ( Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiều còn hiệu lực với công dân Việt Nam trong nước ) đối với thành viên sáng lập là cá nhân
  • Bản sao : Quyết định thành lập , Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác , Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác . Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là cá nhân

Bước 2 : Công bố nội dung đăng ký Doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp , doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự , thủ tục quy định

Bước 3 : Khắc dấu

Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức , số lượng , nội dung con dấu của doanh nghiệp . Nội dung con dấu gồm : tên doanh nghiệp , mã số doanh nghiệp .

Bước 4 : Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Trước khi sử dụng , doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự thủ tục quy định

 

B. Quy định về điều kiện khi kinh doanh mỹ phẩm:

+  Mỹ phẩm kinh doanh thuộc diện nhập khẩu hợp pháp và đủ điều kiện lưu hành tại Việt Nam.

+ Đã thực hiện công bố mỹ phẩm tại Cục quản lý dược – Bộ y tế trước khi nhập khẩu mỹ phẩm.

+ Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

+ Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.

 

1. Quy định về công bố mỹ phẩm

Khi kinh doanh mỹ phẩm thì chủ thể kinh doanh phải công bố chất lượng mỹ phẩm trước khi đưa ra thị trường .

Theo quy định điều 4 Thông tư 06/2011/ TT – BYT về Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

  1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức , cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường ( có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp ) . Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức , cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất ( có chứng thực hợp lệ )
  3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
  4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
  5. CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
  6. CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo quy định điều 7 Thông tư 06/2011/ TT – BYT về Thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

  1. Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được làm thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sau:

a) Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

b) Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

c) Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Việc đ­ưa mỹ phẩm từ Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh vào các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh hoặc đưa vào thị trường nội địa để kinh doanh; đưa mỹ phẩm từ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị vào thị trường nội địa để kinh doanh phải thực hiện công bố tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế theo quy định của Thông tư này (tổ chức, cá nhân đứng tên công bố sản phẩm mỹ phẩm phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam và nằm ngoài 2 khu này).

  1. Giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm:

a) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

b) Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).

 

2. Quy định về nhãn mỹ phẩm

Theo quy định thông tư 06/2011/TT- BYT

Vị trí nhãn mỹ phẩm

–  Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

– Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc.

Kích thước, hình thức và nội dung của nhãn

–  Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá mỹ phẩm nhưng phải bảo đảm thông tin ghi trên nhãn phải dễ đọc bằng mắt thường. Nội dung của nhãn và nhãn phụ (nếu có) phải trung thực, rõ ràng, chính xác và phản ánh đúng tính năng của sản phẩm.

– Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu trình bày trên nhãn mỹ phẩm phải rõ ràng. Màu sắc của chữ và số phải tương phản với nền của nhãn.

Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn : tên sản phẩm , định lượng , ngày sản xuất , hạn sử dụng , thành phần , thông tin , cảnh báo về an toàn sức khỏe ( nếu có ) , hướng dẫn sử dụng , hướng dẫn bảo quản và xuất xứ . Trong trường hợp kích thước , chất liệu bao bì sản phẩm không thể in đầy đủ các thông tin thì trên nhãn gốc phải bắt buộc có tên sản phẩm và số lô sản xuất .Ở trường hợp này thì những nội dung còn lại phải được ghi đầy đủ lên nhãn phụ đính kèm với sản phẩm và trên bao bì của hàng hóa phải chỉ ra nơi ghic ác nội dung đó

Ngôn ngữ trình bày phải được ghi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt , đặc biệt một số thông tin sau phải được ghi chú bằng tiếng Việt : hướng dẫn sử dụng , tên và địa chỉ của tổ chức , cá nhân chịu trách nhiệm lưu hành sản phẩm , những thông tin an toàn khi sử dụng

 

3. Kiểm tra chất lượng mỹ phẩm

Theo quy định Điều 41 Thông tư 06/2011/TT-BYT thi khi tiến hành kiểm tra chất lượng mỹ phẩm thì Cục Quản lý dược – Bộ Y tế sẽ phối hợp với thanh tra Bộ y tế , viện kiểm nghiệm , sở y tế để triển khai , giám sát các hoạt động hậu mại với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước và lưu thông trên địa bàn và xử lý các vấn đề về chất lượng của sản phẩm .

Nội dung kiểm tra gồm :

  • Kiểm tra về ghi nhãn sản phẩm
  • Hồ sơ về thông tin sản phẩm theo quy định ASEAN
  • Quảng cáo mỹ phẩm và kiểm tra xem cơ sở kinh doanh có tuân thủ nguyên tắc , tiêu chuẩn không

Thứ tự ưu tiên trong việc kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm dựa vào loại sản phẩm , nguồn gốc xuất xứ , nhãn hàng , thương hiệu công ty , thành phần công thức theo hướng dẫn của ASEAN về kiểm tra giám sát hậu mại .

 

4. Kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Đối với kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu nước ngoài thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư của công ty công bố mỹ phẩm . Đồng thời doanh nghiệp cũng phải có đầy đủ các giấy tờ về công thức , thành phần mỹ phẩm , giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho công ty được quyền phân phối độc quyền mỹ phẩm tại Việt Nam khi được công bố lưu hành và cuối cùng là đơn vị công bố lưu hành sản phẩm .

Theo quy định điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về việc nhập khẩu mỹ phẩm

  1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam . Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành .
  2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.

Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.

Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.

Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.

 

5.Kinh doanh sản xuất mỹ phẩm

Đối với mỹ phẩm được sản xuất và đóng gói tại Việt Nam thì phải có bảng công thức thành phần mỹ phẩm , bảng tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử , phiếu kiểm nghiệm , dữ liệu chứng minh những công dụng đặc biệt của mỹ phẩm nếu có và giấy phép của nhà máy sản xuất .

Theo quy định Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP về Điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:

Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

b) Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.

Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Nguyên liệu , phụ liệu , bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm pải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất ;
  • Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
  • Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm :

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
  • Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, sản xuất mỹ phẩm được lập thành 01 bộ, có đóng dấu giáp lai giữa các trang của cơ sở sản xuất.

Thẩm quyền giải quyết : Sở Y tế nơi cơ sở sản xuất mỹ phẩm có nhà máy

Thời hạn giải quyết : 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định

Đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN):

a) Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất mỹ phẩm về việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Y tế, Sở Y tế có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho các cơ sở sản xuất mỹ phẩm này.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com