Các kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính

Các kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính

  • Tiếp khách hàng

Kim chỉ nam trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư là bảo vệ quyền và quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Bởi vậy, ngay từ hoạt động tố tụng đầu tiên này, Luật sư phải hết sức thận trọng trong việc thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp. Trong quá trình tiếp khách hàng, Luật sư cần phải tìm hiểu những nội dung sau đây:

  • Xác định nội dung vụ việc

Luật sư cần xác định được yêu cầu cụ thể của khách hàng, tìm hiểu những bức xúc và nguyện vọng của họ. Luật sư cần phải nắm vững được nội dung vụ việc để từ đó xác định khách hàng cần gì và mong muốn gì.

Trên cơ sở yêu cầu cụ thể của khách hàng, căn cứ theo các quy định của pháp luật nội dung có liên quan, Luật sư xác định chính xác quan hệ pháp luật khiếu kiện hành chính là gì. Luật sư tìm hiểu nội dung vụ việc thông qua việc nghe lời trình bày của khách hàng kết hợp với việc xem xét các giấy tờ, tài liệu do khách hàng cung cấp.

Việc xác định nội dung vụ việc là một đầu mục công việc lớn, trong đó, luật sư cần phải sắp xếp được trật tự các tình tiết, sự kiện của vụ việc theo tiến trình thời gian, tính liên kết của các tình tiết, sự kiện đó, xác định được các sự kiện pháp lý đã phát sinh trên thực tế để hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc, diễn biến của sự việc. Điều này sẽ giúp Luật sư đồng cảm với những bức xúc của khách hàng, đồng thời khéo léo định hướng cho khách hàng trình bày vào những thông tin trọng tâm của vụ việc.

Luật sư cũng cần tìm hiểu thông tin, nội dung, chứng cứ để xem xét khách hàng có đủ điều kiện khởi kiện hay không đủ điều kiện khởi kiện. Tuy khiếu nại không còn là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện nhưng Luật sư cũng cần chú ý thông tin này trong trường hợp khách hàng đã khiếu nại trước khi khởi kiện.

Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần lưu ý không nên quá lạm dụng ngôn từ pháp lý đề tránh tình trạng khách hàng không hiểu được một cách chắc chắn những vấn đề Luật sư hỏi và tư vấn. Đặc biệt Luật sư cần lưu ý cho khách hàng những vấn đề về tố tụng, phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc kiện để giúp khách hàng không bị mơ hồ về quyền lợi khi tham gia tố tụng.

  • Xác định đối tượng khởi kiện

Thông qua trao đổi trực tiếp với khách hành hoặc kết hợp nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do khách hàng cung cấp (hồ sơ khởi kiện), Luật sư cân xác định đối tượng khởi kiện trên cơ sở yêu cầu của đương sự. Nếu khách hàng đã soạn thảo đơn kiện, Luật sư cần nghiên cứu đơn khởi kiện, nếu chưa có đơn kiện cần căn cứ nội dung vụ việc để kiểm tra xem người khởi kiện muốn khởi kiện đối với quyết định hành chính hay hành vi hành chính, quyết định hành chính, hành vi hành chính cụ thể nào. Luật sư cần phải căn cứ vào đặc điểm của từng loại đối tượng khởi kiện để đánh giá việc xác định đối tượng khởi kiện và yêu cầu khởi kiện của khách hàng có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không và giúp khách hàng kiện đúng đổi tượng với yêu cầu khởi kiện phù hợp trong trường hợp cụ thể của họ.

Để xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính nào, Luật sư cần phải khẳng định được các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện đỏ đã tồn tại trên thực tế bằng việc tìm trong tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện có quyết định hành chính bị kiện không, có các căn cứ để xác định hành vi hành chính đã được thực hiện trên thực tế không, có căn cứ cho rằng các QĐHC, hành vi hành chính đó xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu khởi kiện không.

Thao tác xác định đối tượng khởi kiện rất quan trọng, đây là điểm mốc đầu tiên giúp cho Luật sư trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính có cơ sở để xem xét các điều kiện khởi kiện như thẩm quyền của Toà án, thời hiệu khởi kiện…Trong các vụ kiện hành chính, đối tượng khởi kiện bao gồm:

a. Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chinh, hành vi hành chinh

Trên thực tế, đây là nhóm đối tượng khởi kiện phổ biến nhất trong các vụ khiếu kiện hành chính.

* Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính

Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Quyết định hành chinh là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thầm quyền trong các cơ quan, tô chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chỉnh được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.

Các dấu hiệu cơ bản của quyết định hành chính là:

– Hình thức của QĐHC là văn bản, có thể được thể hiện dưới những tên gọi khác nhau như quyết định, công văn, thông báo…

– Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thế quản lý Nhà nước) hoặc một số chủ thể khác được trao quyền quản lý ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành.

– Nội dung của QĐHC luôn mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc các đối tượng bị quản lý phải phục tùng, chấp hành.

– Quyết định hành chính là quyết định cá biệt: được áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể và có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể.

Khi xác định đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, cần đánh giá quyết định hành chính đó là loại quyết định nào trong các quyết định dưới đây:

– Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;

– Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trong trường hợp trên.

Vỉ dụ: Trong quá trình thu hồi đất của các cá nhân để xây dựng khu công nghiệp (phục vụ cho nhu cầu phát biển kính tá), cơ quan hành chính ban hành quyết định thu hồi đất tổng thể và quyết định thu hồi đất đổi với từng hộ riêng biệt Cả hai quyết định thu hồi đất đó đều là quyết định hành chính tuy nhiên chỉ Quyết định thu hồi đất đối với từng hộ riêng biệt mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

* Đối tượng khởi kiện là hành vi hành chính

Khoản 2 Điều 3 Luật Tổ tụng hành chính quy định: “Hành vì hành chính là hành vi của cơ quan hành chinh nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. ”

Dấu hiệu của hành vi hành chính là:

– Do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (chủ thế quản lý Nhà nước) hoặc một sổ chủ thể khác được trao quyền quản lý thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành.

– Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước

– Biểu hiện cụ thể bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ do Nhà nước giao, nhân danh nhà nước và vì lợi ích của nhà nước.

– Là hành vi mang tính cá biệt

Lưu ý: khi xác định đối tượng khởi kiện là QĐHC, HVHC, luật sư cần kiểm tra QĐHC, HVHC mà khách hàng muốn khởi kiện có thuộc các trường hợp mà Luật tố tụng hành chính Việt Nam cũng như thông lệ của các nước trên thế giới quy định không phải là đối tượng khởi kiện tại Toà án hay không. Đó là:

– Thứ nhất, những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định. Luật quy định như vậy là xuất phát từ quan điểm cho rằng lợi ích của quốc gia là lợi ích cao nhât phải được bảo vệ tuyệt đối, hoạt động xét xử của Toà hành chính không đuợe cản trờ, can thiệp vào những hoạt động quản lý, điều hành này. Nhà nước thiết lập cơ chế ngoài Toà hành chính để giải quyết khi cỏ yêu càu xem xét tính hợp pháp của các quyết định, hành vi này. Đây chính là một giới hạn về đổi tượng khởi kiện,về phạm vi thẩm quyền về loại việc của Toà án trong việc giài quyết các vụ án hành chỉnh.

Trong lĩnh vực quàn lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, ngoại giao ngoài những quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến bí mật của nhà nước còn cỏ một số quyết định hành chinh, hành vi hành chính mang tính chất hành chính thông thường. Luật tố tụng hành chính quy định chỉ những quyết định hành chính, hành vi hành chỉnh liên quan đến bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định mới không phải là đối tượng khời kiện vụ án hành chính.

– Thứ hai: Những quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức. Trong thực tế, các quyết định hành chính, hành vi hành chính này, về bản chất, vẫn là quyết định hành chính cá biệt hoặc các hành vi do cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc các cơ quan tổ chức khác ban hành, thực hiện nhưng/lại điều chinh các vấn đề trong nội bộ cơ quan, tổ chức áp dụng cho các thành viên của cơ quan, tổ chức đó. Đó là các quyết định, hành vi quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó. Lý do quy định các quyết định, hành vi mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng khởi kiện để giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án là: Các quyết định hành chính hàng vi hành chính này điều chỉnh các quan hệ nội bộ của cơ quan, tổ chức (trong đó có cơ quan hành chính), phân công trách nhiệm, quản lý, điều hành giữa thủ trưởng và nhân viên, phân công trách nhiệm giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức chứ  không điều chỉnh mối quan hệ quản lý giữa cơ quan hành chính với công dân, cơ quan, tổ chức khác (Ví dụ như: việc điều động, luân chuyển cán bộ, đề bạt, khen thưởng, phân công nhiệm vụ giữa người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó của họ, giữa lãnh đạo cơ quan, tổ chức với các phòng ban trong nội bộ cơ quan…). Nếu coi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trên là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thì sẽ dẫn đến tình trạng khiếu kiện tràn lan, làm mất ổn định về tổ chức, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và làm giảm hiệu lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan đó.

Hơn thế nữa việc quy định như vậy là tuân thủ nguyên tắc hoạt động xét xử của Tòa án hành chính là không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan, tổ chức. Các vấn đề về nội bộ của cơ quan hành chính được giải quyết theo phương thức khác theo quy định của pháp luật nếu có xung đột.

b. Các đối tượng khởi kiện khác

Một số trường hợp sự việc của khách hàng liên quan đến các vấn đề như bầu cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, kỷ luật công chức hay vụ việc cạnh tranh. Khi này, luật sư phải xác định người khởi kiện có yêu cầu khởi kiện một trong số các đối tượng cụ thể là danh sách cử tri, quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hay không vì đây là những trường hợp được Luật TTHC quy định theo phương pháp liệt kê cho một số đối tượng khởi kiện không phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính.

  • Xác định tư cách đương sự trong vụ án

a. Xác định người khởi kiện

Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư cần tìm hiểu khách hàng của mình là đối tượng nào (cá nhân, cơ quan hay tổ chức) để tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ quy định của Luật Tố tụng hành chính mà có phương án xử lý, giải quyết công việc thích họp.

* Đối với cá nhân

Luật sư cần xác định cá nhân khởi kiện là công dân Việt nam hay người nước ngoài và người không có quốc tịch sinh sống, làm việc… tại Việt nam. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Luật sư phải tìm hiểu họ có người đại diện theo pháp luật không, ai là người đại diện theo pháp luật của họ để thực hiện quyền khởi kiện.

Khi người khởi kiện là cá nhân chết, phải xác định người thừa kế của người khởi kiện được tham gia tố tụng nếu như quyền và lợi ích mà họ được hưởng thừa kế có liên quan đến vụ án hành chính.

Cần đánh giá về năng lực hành vi của người khỏi kiện hoặc người đại diện theo pháp luật để đảm bảo họ có đủ khả năng đứng tên trong đơn khởi kiện.

* Đối với cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước là những cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

Luật sư cần kiểm tra xem người đại diện theo pháp luật cho cơ quan nhà nước có phải là người đứng đầu cơ quan đó hay không. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể uỷ quyền bằng văn bản cho cấp phó của mình hoặc bất kỳ người nào (trừ những trường hợp bị pháp luật ngăn cấm) tham gia tố tụng hành chính.

Nếu cơ quan nhà nước bị sáp nhập, phân chia, giải thể thì phải xác định cá nhân, pháp nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ của pháp nhân cũ thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng.

* Đối với tổ chức

Tổ chức gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Các tổ chức này được thành lập và hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau phù hợp với pháp luật, có tư cách pháp nhân (có cơ cấu tổ chức, trụ sở, con dấu …).

Cũng như cơ quan nhà nước, người khởi kiện là tổ chức thực hiện quyền khởi kiện thông qua người đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, khi xem xét về người khởi kiện, Luật sư cần lư ý: cá nhân cơ quan hay tổ chức khi khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án buộc phải thể hiện ý chí định đoạt yêu cầu khởi kiện thông qua việc chính họ (hoặc người đại diện theo pháp luật) ký hoặc điểm chỉ trong đơn khởi kiện. Theo quy định của luật Tố tụng hành chính, người khởi kiện không được ủy quyền khởi kiện mà chỉ được ủy quyền cho người khác (không thuộc trường hợp pháp luật cấm) tham gia tố tụng sau khi đã khởi kiện, Nếu Luật sư tham gia với tư cách là người đại diện ủy quyền phải tuân theo quy định của pháp luật về việc ủy quyền.

b. Xác định người bị kiện

Sau khi xác định quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện người nào bị xâm hại bởi quyết định, hành vi hành chính đó thì việc xác định người bị kiện là một bước rất cần thiết trong chuỗi các thao tác kỹ năng của Luật sư trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính, đồng thời tạo cơ sở cho Luật sư nhận định điều kiện về thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án và định hướng cho Luật sư thực hiện các thủ tục tố tụng trong các giai đoạn tiếp theo.

Luật sư cần căn cứ quy định cùa Luật TTHC và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao ngày 29 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn thi hành Luật Tô tụng hành chính để xác định chính xác người bị kiện.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính: “Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiêế nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện”.

Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP:

– Để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyêt vụ việc đó. Trường hợp có nhiều luật cùng quy định thẩm quyên ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.

Ví dụ: Có hai quyết định hành chính bị khởi kiện và hai quyết định hành chính này đều do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký (một quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và một quyết định thu hồi đất của hộ gia đình). Căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc này thì người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 29 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính), còn người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình là Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 44 của Luật đất đai).

– Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật TTHC là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính với danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó.

Ví dụ: Quyết định hành chính do ông Nguyên Văn A Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B thì gọi là quyết định hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện B mà không gọi là quyết định hành chính của Ông Nguyễn Văn A.

  • Xem xét các điều kiện khởi kiện vụ án hành chính

Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện mà pháp luật tố tụng hành chính quy đinh. Nếu họ không thoả mãn các điều kiện khởi kiện thì vụ việc sẽ không được Toà án thụ lý để giải quyết. Trước khi tư vấn cho khách hàng nên khởi kiện hay không khởi kiện, Luật sư cần phải tìm hiểu kỹ về các điều kiện này. Trong trường hợp người khởi kiện chưa đủ điều kiện khởi kiện, nếu xét thấy có căn cứ, Luật sư phải tư vấn để khách hàng đảm bảo đủ các điều kiện khởi kiện.

Luật sư phải thận trọng và khẩn trương khi xác định các điều kiện khởi kiện trong giai đoạn khởi kiện vụ án hành chính. Nếu không thận trọng thì có thể thiếu chính xác nhầm lẫn về vụ việc, thẩm quyền hoặc xác định không đầy đủ các điều kiện khởi kiện dẫn đến việc hướng dẫn khách hàng không khởi kiện hoặc khởi kiện sai vụ án. Nếu không khẩn trương thì có thể ảnh hường đến thời hiệu khởi kiện, làm mất đi quyền khởi kiện của khách hàng.

Cần xem xét, đánh giá các khởi kiện điều kiện cụ thể sau:

* Về chủ thể khởi kiện và quyền khởi kiện:

Luật sư cần căn cứ quy định tại khoản 6, điều 3 Luật Tố tụng hành chính (người khởi kiện “là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cừ tri”) và Điêu 5 Luật Tố tụng hành chính (“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định…”) để xác định chủ thể khởi kiện và quyền khởi kiện của chủ thê đó.

Cần phải khẳng định rằng: quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. Quyền khởi kiện chỉ được thực hiện bởi một chủ thể nhất định và chủ thể chỉ được thực hiện quyền khởi kiện khi lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo thủ tục do pháp luật quy định. Chủ thể khởi kiện hành chính phải thoả mãn các điều kiện quy định tại điều 48 Luật tố tụng hành chính, tức là phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi tô tụng hành chính.

Như vậy, Luật sư cần tìm hiểu:

– Người khời kiện là ai (Là cá nhân, cơ quan, tổ chức ?)

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính có tác động trực tiếp đến khách hàng của mình (người khởi kiện) hay không. Nếu người khởi kiện không bị quyết định hành chính, hành vi hành chính tác động thì sẽ không thoả mãn dấu hiệu về quyền khởi kiện. Nếu đã nhận thấy sự tác động của đối tượng khởi kiện đến người khởi kiện, thì Luật sư cần tiến hành bước tiếp theo là nhận định xem người khởi kiện có khả năng thực hiện quyền khởi kiện một cách bình thường hay không. Trường hợp người khởi kiện là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người vị thành niên hay người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, Luật sư cần phải xác định được người đại diện theo pháp luật để thực hiện quyền khởi kiện.

Luật sư phải xem xét các yêu cầu của người khởi kiện. Trong một vụ kiện hành chính, các yêu cầu của người khởi kiện thường bao gồm:

– Yêu cầu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật

Đây là yêu cầu đầu tiên và bắt buộc phải thể hiện trong vụ kiện hành chính. Những chủ thể khởi kiện vụ án hành chính chỉ được quyền đưa ra yêu cầu khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ chứng minh rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của chính họ chứ không phải của bất kỳ một chủ thể nào khác. Điều này cũng có nghĩa rằng: Tố tụng hành chính tuân thủ theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự. Chỉ có đương sự mới có quyền quyết định vụ việc của mình có cần thiết phải khởi kiện tại Tòa án không. Luật sư không được quyền tự ý khởi kiện vụ án hành chính thay cho một khách hàng. Luật tố tụng hành chính cũng không chấp nhận Luật sư hay khách hàng khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ lợi ích công.

Một trong những điểm tiến bộ của Luật Tố tụng hành chính khi quy định về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự đối với vấn đề này đó là cho phép người khởi kiện, trong suốt quá trình giải quyết vụ án hành chính, có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Khác với trước đây, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chỉ cho phép người khởi kiện được quyền rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện mà thôi.

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Luật sư cần đánh giá trong trường hợp cụ thể của khách hàng có thiệt hại không, thiệt hại đó phải là thiệt hại thực tế do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gây thiệt hại hay không. Theo quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ tài chính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính thì thiệt hại thực tế là thiệt hại có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Như vậy, khi tư vấn thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án, ngoài việc yêu cầu Tòa án xem xét phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính và hành vi hành chính thì Luật sư có thể khuyên khách hàng là người khởi kiện thực hiện quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do chính những người đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính gây ra. Tuy nhiên, Luật sư cần phải tìm được căn cứ chứng minh rằng yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính phải gắn với yêu cầu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nếu người khởi kiện không khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà chỉ khởi kiện phần bồi thường thiệt hại do cơ quan hành chính hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính gây ra thì Tòa án sẽ không thụ lý bằng một vụ án hành chính mà giải quyết bằng một vụ án dân sự.

Khi có yêu cầu khởi kiện về bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính, Tòa án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu này.

(Còn tiếp…)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com