Soạn Hợp đồng mua bán thức ăn/thực phẩm mới nhất

Hợp đồng mua bán thức ăn/thực phẩm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thảo thuận giữa các bên, theo đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu một số lượng thức ăn/thực phẩm xác định cho bên mua và bên mua sẽ trả tiền cho bên bán.

1. Hợp đồng mua bán thức ăn là gì?

Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS), hợp đồng mua bán thức ăn là hợp đồng mua bán (HĐMB) tài sản theo sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Vì tính chất của hợp đồng là mua và bán, hợp đồng mua bán thức ăn là loại hợp đồng song vụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 406 BLDS.

2. Các nội dung cơ bản của Hợp đồng mua bán, cung cấp thực phẩm

Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán thức ăn thuộc sự điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam. Trong luật này không có quy định về những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng, tuy nhiên, thông thường một hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm sự thỏa thuận của các bên về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng.

3. Không có Hợp đồng mua bán thức ăn bị phạt như thế nào?

  • Không có Hợp đồng mua bán thức ăn được hiểu là hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Theo Khoản 13, Điều 3, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định: 

Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.

  • Điều 17, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như sau:

Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.


4. Mức thuế trong Hợp đồng mua bán thức ăn

Mặt hàng chịu thuế suất 5% là: 

  • Thực phẩm tươi sống (ở khâu kinh doanh thương mại) gồm các loại thực phẩm chưa được làm chín hoặc chế biến thành sản phẩm khác, chỉ sơ chế dưới dạng làm sạch, bóc vỏ, cắt, đông lạnh, phơi khô mà qua sơ chế vẫn còn là thực phẩm tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, tôm, cua, cá và các sản phẩm thủy sản, hải sản khác;
  • Trường hợp thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị và các loại thực phẩm khác (không được nêu ở trên) thì áp dụng thuế suất 10%;
  • Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn.

5. Lưu ý về trách nhiệm khi ký Hợp đồng mua bán thức ăn

  • Trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành);
  • Trách nhiệm bảo đảm chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng thực phẩm cho bên mua;
  • Trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm…..

6. Mẫu Hợp đồng mua bán thức ăn/thực phẩm

Tư vấn Gọi ngay: 1900.0191


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỨC ĂN/THỰC PHẨM

(Số:……/HĐMB-…….)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010;

– Căn cứ….;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Ông/Bà:……………………………….                          Sinh năm:………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:…………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………

Căn cứ đại diện:…………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….

Và:

Bên Mua (Bên B):

Ông/Bà:……………………………….                          Sinh năm:..………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:…………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………

Căn cứ đại diện:…………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán thức ăn/thực phẩm số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …………. thức ăn/thực phẩm……. cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. Nội dung Hợp đồng như sau:

Điều 1. Đối tượng thực phẩm của Hợp đồng

Bên A đồng ý bán những loại thức ăn/thực phẩm thuộc quyền sở hữu của Bên A tại thời điểm…………… với tổng số lượng là…………. cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm…………… Cụ thể là những loại thức ăn/thực phẩm sau:

STTTên hàng hóaĐặc điểmChất lượngSố lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1.Bánh…..Bao bì:…..

 

Khối lượng:…

Chất lượng dinh dưỡng:…    
2.      
       

Chất lượng thức ăn/thực phẩm mà Bên A bán cho Bên B được xác định dựa trên những tiêu chí sau:…………………………./ theo Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này

Điều 2. Giá thực phẩm và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý bán toàn bộ số thức ăn đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với tổng số tiền là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền này sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

Số tiền trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho Ông:………………………………….               Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:

Ông:………………………….                           Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……….)

Ngoài ra, nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí…………… thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên ……… gánh chịu.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng mua bán thực phẩm

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:

…………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Toàn bộ số thức ăn/thực phẩm đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B tại địa điểm…………………….  qua … lần, cụ thể như sau:

– Lần 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………

– Lần 2. Vào ngày……/…../…….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….

Việc giao- nhận số thức ăn/thực phẩm trên trong từng lần phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Và ngay khi nhận được số thức ăn trong từng lần theo thỏa thuận, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, tình trạng thức ăn/thực phẩm được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số thức ăn/thực phẩm đó vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời gian… ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số thức ăn/thực phẩm đã ghi nhận, Bên B có quyền………………… nếu………………..

Điều 4. Đặt cọc hợp đồng

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số thức ăn/thực phẩm đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này của Bên A theo đúng nội dung Hợp đồng này.

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên khi mua bán thực phẩm

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

Cam kết thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm,… theo quy định của pháp luật và khu vực.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

– Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

– …

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

 

Bên A

………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

7. Hợp đồng mua bán thức ăn cho nhà hàng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỨC ĂN CHO NHÀ HÀNG

(Số:……/HĐMB-…….)

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ vào đơn chào hàng và thỏa thuận của hai bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ ………., chúng tôi bao gồm:

BÊN BÁN (BÊN A)

a. Nếu là cá nhân

Ông/Bà: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: ……………………….. do Công an …………cấp ngày …./…/….

Số điện thoại:.………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:…………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

b. Nếu là tổ chức/công ty/pháp nhân/…

Tên tổ chức/công ty/pháp nhân/… : ………………………………………………………………………..

Địa chỉ:.……………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………..

Giấy CNĐKKD số:.……. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:………………………….…….. Số Fax/email:………….….………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………… Chức vụ:…………………………..

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ………….. do Công an ……………………cấp ngày …./…/….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

Và một bên là:

BÊN MUA (BÊN B): CÔNG TY …

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:………………………………………………………………………………….

Giấy CNĐKKD số:……. do Sở Kế hoạch đầu tư…………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:………………………………….. Số Fax/email:………….….……………………

Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………………………………………… Chức vụ: ……………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: ……………………….. do Công an ………cấp ngày …../…./…….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

Hai bên thống nhất, thỏa thuận và cùng nhau ký kết hợp đồng có nội dung như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng

Bên A đồng ý bán hàng hóa và thực phẩm theo yêu cầu của Bên B trong thời gian từ … giờ ngày…./…../…… đến … giờ ngày…/…./….. tại địa điểm…………………………………………………………….

STTLoại thực phẩm/nguyên liệu thức ănĐặc điểmChất lượngSố lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1
2
3

Chất lượng của thực phẩm/nguyên liệu thức ăn mà Bên A bán cho Bên B theo Hợp đồng này được xác định dựa trên những tiêu chí sau:…………………………. / theo Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này.

Điều 2. Thực hiện hợp đồng

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng bắt đầu từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ../../…. Trừ trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng, thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ được lùi lại …. ngày (không tính các ngày nghỉ lễ).

2. Bên A giao đầy đủ, đúng hạn, đúng số lượng, chất lượn…. thức ăn cho Bên B như đã thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này, tại:………………………………………………………………………………………….

3. Số lượng thức ăn phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông/Bà………………………..                           Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

4. Ngay khi nhận được số lượng thức ăn mà Bên A giao tới theo thỏa thuận, Ông/Bà………………….……… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chất lượng của thức ăn đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng đó cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản……. trực tiếp cho:

Ông/Bà……………………………………………..                         Chức vụ:……………………………

Chứng minh nhân dân số/Căn cước cồng dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời gian … ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số thực phẩm/nguyên liệu thức ăn đã ghi nhận theo Biên bản/…, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ……… đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..

Điều 3. Giá và phương thức thanh toán

1. Bên A đồng ý bán toàn bộ số lượng thực phẩm/nguyên liệu thức ăn đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là……………………………………………. VNĐ (Bằng chữ:…………………………………………………. Việt Nam đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

2. Toàn bộ số tiền này sẽ được Ông/Bà………………………………….(Bên B) thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1: Thanh toán số tiền là…………..…. VNĐ (bằng chữ:……………..……….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………..

– Lần 2: Thanh toán số tiền là……….………. VNĐ (bằng chữ:………..……………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

3. Số tiền trên sẽ được Bên trả trực tiếp cho Ông/Bà:…………………………………………… (Bên A)

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

4. Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:

Ông/Bà:………………………………………………………….                       Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Hoặc Ông/Bà………………………………….(Bên B) thanh toán cho Ông/Bà:………..…………………… (Bên A) qua số tài khoản…………………………………… của Ngân hàng…………………………………….., chi nhánh…………………………………………….., có biên lai xác nhận/……….

5. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí….. thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên …. gánh chịu.

6. Trường hợp chậm thanh toán/không thanh toán, Bên A có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại (nếu có), phạt vi phạm hoặc/và phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm thanh toán trong thời gian chậm thanh toán theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng …………………….. công bố.

Điều 4. Đặt cọc

1. Từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ../../…., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………………..VNĐ (bằng chữ là……………………….. Việt Nam đồng) vì mục đích đảm bảo việc Bên B sẽ thực hiện mua đầy đủ số lượng thực phẩm/nguyên liệu thức ăn của Bên A như đã thỏa thuận tại Điều 1 hợp đồng này, trừ trường hợp……..

2. Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền mà Bên B đã giao trước như đã thỏa thuận ở Khoản 1, Điều 4 của hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B đền bù thiệt hại (nếu có)/Bên B bị phạt vi phạm (nếu có).

3. Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/…, Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B hoặc Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên A đền bù thiệt hại (nếu có)/Bên A bị phạt vi phạm (nếu có).

4. Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để…………..

5. Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên A

a. Quyền lợi

– Được nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo như thỏa thuận quy định trong hợp đồng;

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm;

b. Nghĩa vụ

– Đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa đó phải hợp pháp và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp;

– Giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng: bao gồm giao hàng đúng đối tượng hàng hóa, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại,… đã được hai bên thỏa thuận;

– Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm như đã thỏa thuận;

– Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa gồm vận đơn, các thông tin về hàng hóa,…;

– Đảm bảo tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này;

– Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân;

– Có trách nhiệm phải đảm bảo số lượng thực phẩm/nguyên liệu thức ăn đúng với nội dung hợp đồng;

– Cam kết thực hiện đúng các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật và khu vực.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên B

a. Quyền lợi

– Được nhận đầy đủ và đúng hạn, đúng số lượng, chất lượng,… thực phẩm/nguyên liệu thức ăn như đã thỏa thuận;

– Được kiểm tra mặt hàng Bên B giao, nếu thấy chưa đúng với thỏa thuận, Bên A có quyền trả lại và yêu cầu Bên giao lại mặt hàng đúng yêu cầu;

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm;

b. Nghĩa vụ

– Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận;

– Thông báo cho bên bán về sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên;

– Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên A nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân;

– Có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ;

– Cam kết thực hiện đúng các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật và khu vực.

Điều 6. Bồi thường thiệt hại

1. Nếu một trong các bên gây ra lỗi/vi phạm Hợp đồng, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, các khoản chi phí phát sinh trực tiếp do hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

3. Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

1. Trường hợp các bên đồng thuận muốn chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng này sẽ vô hiệu kể từ khi các bên thể hiện mong muốn chấm dứt hợp đồng này bằng văn bản, phải bao gồm chữ ký của người có thẩm quyền đại diện cho mỗi bên.

2. Trường hợp hai bên không có tranh chấp mà một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên còn lại trước 30 ngày. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng mà một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên còn lại trước 30 ngày, đồng thời, bên vi phạm phải nộp phạt vi phạm hoặc/và bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

3. Trường hợp các bên không có ý định chấm dứt hợp đồng nhưng trong nội dung của Hợp đồng có yếu tố vi phạm pháp luật thì Hợp đồng bị buộc phải vô hiệu.

Điều 8. Các điều khoản khác

1. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng).

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

3. Trong trường hợp một trong các bên có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho bên còn lại gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên vi phạm có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước bên bị vi phạm, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

4. Các bên phải cam kết không tiết lộ mọi thông tin của hợp đồng, không gây bất lợi cho bên còn lại.

Điều 9. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này trước tiên được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Điều 10. Hiệu lực hợp đồng

Hiệu lực của Hợp đồng bắt đầu kể từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ngày ../../…..

Hợp đồng này có … (…) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

………., ngày …. tháng …. năm ……

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

8. Hợp đồng xuất khẩu thực phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THỰC PHẨM

(Số:……/HĐMB-…….)

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Các điều khoản thương mại quốc tế INCOTERMS 2010/…;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Căn cứ vào đơn chào hàng và thỏa thuận của hai bên.

BÊN BÁN (BÊN A)

a. Nếu là cá nhân

Ông/Bà: …………………………………………………………………………………………….. Quốc tịch:……………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: ……………………….. do Công an …………cấp ngày …./…/….

Số điện thoại:.………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:…………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

b. Nếu là tổ chức/công ty/pháp nhân/…

Tên tổ chức/công ty/pháp nhân/… : ………………………………………………………………………..

Địa chỉ:.……………………………………………………………………………………..

Quốc gia nơi thành lập:…………………………………………………………………

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………..

Giấy CNĐKKD số:.……. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:………………………….…….. Số Fax/email:………….….………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………… Chức vụ:…………………………..

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số: ………….. do Công an ……………………cấp ngày …./…/….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

Và một bên là:

BÊN MUA (BÊN B): CÔNG TY …

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:………………………………………………………………………………….

Giấy CNĐKKD số:……. do Sở Kế hoạch đầu tư…………. cấp ngày… tháng…. năm…..

Hotline:………………………………….. Số Fax/email:………….….……………………

Đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……………………………………………… Chức vụ: ……………………………….

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số: ……………………….. do Công an ………cấp ngày …../…./…….

Số điện thoại:………………………………………………………………………………..

Số tài khoản:……………………………………………….. Tại ngân hàng:………………………………..

Chi nhánh:…………………………………………………………………………………………..

Hai bên thống nhất, thỏa thuận và cùng nhau ký kết hợp đồng có nội dung như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng

1. Theo các điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng này, Bên A sẽ giao mặt hàng theo mô tả dưới đây (sau đây gọi là “Hàng hoá”) cho Bên B:

STTLoại thực phẩm/nguyên liệu thức ănTên hàng Đặc điểmChất lượngSố lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1
2
3

2. Quy cách phẩm chất Hàng hóa:

  • Mặt hàng: ………..
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hình thức sản xuất/nuôi trồng:………………..
  • Quy trình chế biến:……………
  • Trạng thái:……………..
  • Phân loại:……………….
  • Màu sắc:…………………
  • Năm thu hoạch:………………
  • ……………………….

Điều 2. Thực hiện hợp đồng

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng bắt đầu từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ../../…. Trừ trường hợp xảy ra tình huống bất khả kháng, thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ được lùi lại …. ngày (không tính các ngày nghỉ lễ).

2. Bên A giao đầy đủ, đúng hạn, đúng số lượng, chất lượn…. thức ăn cho Bên B như đã thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này, tại:………………………………………………………………………………………….

3. Số lượng thức ăn phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông/Bà………………………..                           Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

4. Ngay khi nhận được số lượng thức ăn mà Bên A giao tới theo thỏa thuận, Ông/Bà………………….……… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chất lượng của thức ăn đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng đó cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản……. trực tiếp cho:

Ông/Bà……………………………………………..                         Chức vụ:……………………………

Chứng minh nhân dân số/Căn cước cồng dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời gian … ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số thực phẩm/nguyên liệu thức ăn đã ghi nhận theo Biên bản/…, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ……… đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..

Điều 3. Giá và phương thức thanh toán

1. Bên A đồng ý bán toàn bộ số lượng thực phẩm/nguyên liệu thức ăn đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là……………………………………………. VNĐ (Bằng chữ:…………………………………………………. Việt Nam đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

2. Toàn bộ số tiền này sẽ được Ông/Bà………………………………….(Bên B) thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1: Thanh toán số tiền là…………..…. VNĐ (bằng chữ:……………..……….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………..

– Lần 2: Thanh toán số tiền là……….………. VNĐ (bằng chữ:………..……………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

3. Số tiền trên sẽ được Bên trả trực tiếp cho Ông/Bà:…………………………………………… (Bên A)

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

4. Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:

Ông/Bà:………………………………………………………….                       Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Hoặc Ông/Bà………………………………….(Bên B) thanh toán cho Ông/Bà:………..…………………… (Bên A) qua số tài khoản…………………………………… của Ngân hàng…………………………………….., chi nhánh…………………………………………….., có biên lai xác nhận/……….

5. Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí….. thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên …. gánh chịu.

6. Trường hợp chậm thanh toán/không thanh toán, Bên A có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại (nếu có), phạt vi phạm hoặc/và phải chịu lãi suất đối với số tiền chậm thanh toán trong thời gian chậm thanh toán theo mức lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng …………………….. công bố.

Điều 4. Đặt cọc

1. Từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ../../…., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………………..VNĐ (bằng chữ là……………………….. Việt Nam đồng) vì mục đích đảm bảo việc Bên B sẽ thực hiện mua đầy đủ số lượng thực phẩm/nguyên liệu thức ăn của Bên A như đã thỏa thuận tại Điều 1 hợp đồng này, trừ trường hợp……..

2. Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền mà Bên B đã giao trước như đã thỏa thuận ở Khoản 1, Điều 4 của hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B đền bù thiệt hại (nếu có)/Bên B bị phạt vi phạm (nếu có).

3. Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/…, Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B hoặc Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên A đền bù thiệt hại (nếu có)/Bên A bị phạt vi phạm (nếu có).

4. Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để…………..

5. Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

1. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên A

a. Quyền lợi

– Được nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo như thỏa thuận quy định trong hợp đồng;

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm;

b. Nghĩa vụ

– Đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa đó phải hợp pháp và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp;

– Giao hàng đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng: bao gồm giao hàng đúng đối tượng hàng hóa, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại,… đã được hai bên thỏa thuận;

– Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm như đã thỏa thuận;

– Giao chứng từ liên quan đến hàng hóa gồm vận đơn, các thông tin về hàng hóa,…;

– Đảm bảo tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này;

– Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân;

– Có trách nhiệm phải đảm bảo số lượng thực phẩm/nguyên liệu thức ăn đúng với nội dung hợp đồng;

– Cam kết thực hiện đúng các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật và khu vực.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên B

a. Quyền lợi

– Được nhận đầy đủ và đúng hạn, đúng số lượng, chất lượng,… thực phẩm/nguyên liệu thức ăn như đã thỏa thuận;

– Được kiểm tra mặt hàng Bên B giao, nếu thấy chưa đúng với thỏa thuận, Bên A có quyền trả lại và yêu cầu Bên giao lại mặt hàng đúng yêu cầu;

– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu Bên A bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm;

b. Nghĩa vụ

– Thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận;

– Thông báo cho bên bán về sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên;

– Bồi thường thiệt hại xảy ra cho Bên A nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân;

– Có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ;

– Cam kết thực hiện đúng các quy định khác có liên quan theo quy định của pháp luật và khu vực.

ĐIỀU 6. THUÊ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Bên bán cam kết thuê tàu của các chủ tàu có uy tín trên thị trường, tuổi tàu không quá ……………
Trong hợp đồng thuê tàu thể hiện rõ cước phí đã trả trước, chủ tàu (người chuyên chở) chịu mọi trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi hàng hoá được bốc xếp lên tàu.

ĐIỀU 7. BẢO HIỂM

1. hàng hoá phải được bảo hiểm bởi một công ty thành lập một cách hợp pháp và có khả năng bảo hiểm mọi rủi ro đối với hàng hoá.

2. Rủi ro được bảo hiểm: Mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra và bao gồm cả rủi ro chiến tranh, bạo động, bạo loạn, nổi loại dân sự.

3. Thời gian bảo hiểm:…………………….

4. Các điều kiện bảo hiểm sẽ tuân theo:

5. Người hưởng lợi từ Bảo hiểm:
6. Khi rủi ro xảy ra, khiếu nại được thanh toán tại ……………………………………………

Điều 8. Bồi thường thiệt hại

1. Nếu một trong các bên gây ra lỗi/vi phạm Hợp đồng, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra, các khoản chi phí phát sinh trực tiếp do hành vi vi phạm và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

3. Chi phí kiểm tra xác minh lỗi vi phạm và thiệt hại gây ra do bên có hành vi vi phạm có trách nhiệm chi trả.

Điều 9. Chấm dứt hợp đồng

1. Trường hợp các bên đồng thuận muốn chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng này sẽ vô hiệu kể từ khi các bên thể hiện mong muốn chấm dứt hợp đồng này bằng văn bản, phải bao gồm chữ ký của người có thẩm quyền đại diện cho mỗi bên.

2. Trường hợp hai bên không có tranh chấp mà một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên còn lại trước 30 ngày. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng mà một trong các bên muốn chấm dứt hợp đồng thì bên muốn chấm dứt hợp đồng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản hoặc email cho bên còn lại trước 30 ngày, đồng thời, bên vi phạm phải nộp phạt vi phạm hoặc/và bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

3. Trường hợp các bên không có ý định chấm dứt hợp đồng nhưng trong nội dung của Hợp đồng có yếu tố vi phạm pháp luật thì Hợp đồng bị buộc phải vô hiệu.

Điều 10. Các điều khoản khác

1. Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng).

2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

3. Trong trường hợp một trong các bên có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho bên còn lại gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên vi phạm có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước bên bị vi phạm, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

4. Các bên phải cam kết không tiết lộ mọi thông tin của hợp đồng, không gây bất lợi cho bên còn lại.

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này trước tiên được giải quyết bằng thương lượng giữa các bên. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Điều 12. Hiệu lực hợp đồng

Hiệu lực của Hợp đồng bắt đầu kể từ … giờ ngày ../../…. đến … giờ ngày ngày ../../…..

Hợp đồng này có … (…) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

………., ngày …. tháng …. năm ……

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com