Mẫu Hợp đồng hợp tác về chuyên môn y tế chi tiết

Hợp đồng hợp tác chuyên môn y tế là sự thỏa thuận giữa các cơ sở y tế; trung tâm y tế hoặc bệnh viện về việc cùng nhau khám chữa bệnh; chuyển giao máy móc hay trao đổi chuyên môn…. cũng như quyền lợi, nghĩa vụ và phân chia lợi nhuận cùng nhau và cùng nhau chịu trách nhiệm về các nội dung ghi trong hợp đồng.

Mẫu hợp đồng hợp tác về chuyên môn y tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC CHUYÊN MÔN

(Số:……../HĐHTCM)

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2019/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

1. BỆNH VIỆN……………………………………. (viết tắt là bên A)

– Địa chỉ:……………………………………………………………………………….

– Giấy phép hoạt động số:..………………………………………Được cấp bởi…………………….

– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………

– Số điện thoại:..……………………………………………………………………………………..

– Email:…………………………………………………………………………………………………………………………….

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

2. BỆNH VIỆN……………………………………. (viết tắt là bên A)

– Địa chỉ:……………………………………………………………………………….

– Giấy phép hoạt động số:..………………………………………Được cấp bởi…………………….

– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………

– Số điện thoại:..……………………………………………………………………………………..

– Email:…………………………………………………………………………………………………………………………….

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Cả hai bên đồng ý cùng nhau hợp tác chuyên môn, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, giám sát và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác chuyên môn y tế.

1.2 Địa điểm hợp tác: ………………….

1.3. Thời gian hợp tác: Từ ngày……………đến ngày……………

1.4. Nội dung công việc:

a) Bên B thực hiện khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý liên quan đến chuyên môn của mình

b) Bên B được sử dụng các trang thiết bị có sẵn của bệnh viện liên quan đến chuyên môn của mình trong quá trình làm việc;

c) Bên A cung cấp hồ sơ, thông tin của những ca bệnh liên quan đến phạm vi hoạt động chuyên môn cho bên B;

d) Bên A cung cấp thuốc theo phác đồ điều trị và chỉ định kê đơn thuốc của bên B;

đ) …………..

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA CÁC BÊN

2.1. Các bên cam kết đều có chứng chỉ hành nghề phạm vi chuyên môn khám.

2.2. Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.

2.2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.

2.3. Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.

2.4. Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 3: NỘI DUNG HỢP TÁC CHUYÊN MÔN

3.1. Nội dung hợp tác chuyên môn bao gồm:

a) Chuyển giao kĩ thuật;

b) Hỗ trợ chuyên môn trong các lĩnh vực: Nội khoa, ngoại khoa,……….;

c) Triển khai, thực hiện hợp tác chuyên môn;

d) Giám sát, quản lý chất lượng công việc;

3.2. Chi tiết về nội dung hợp tác chiến lược được quy định từ Điều 4 đến Điều 7 hợp đồng này.

ĐIỀU 4: CHUYỂN GIAO KĨ THUẬT

4.1. Bên B đồng ý chuyển giao các kĩ thuật về ……………….. cho bên A nhằm nâng cao kiến thức đội ngũ y bác sĩ cũng như nâng cao tiêu chuẩn bệnh viện ………….. (tên bệnh viện).

4.2. Thời gian chuyển giao: Từ ngày…………..đến ngày………………

4.3. Số nhân lực thực hiện chuyển giao: ………………người, trong đó có:

a) ………bác sĩ trưởng;

b) ……….phụ tá;

c) ………….

4.4. Các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

a) Việc chuyển giao kĩ thuật phải được thực hiện trong không gian kín; cơ sở vật chất trong phòng phải được khử trùng; mọi y bác sĩ tham gia đều phải mặc đồ bảo hộ y tế, đeo găng tay, khẩu trang và kính chống giọt bắn;

b) Bên A có trách nhiệm chuẩn bị các dụng cụ, trang thiết bị sau:

– ………máy siêu âm màu 4D;

– ………máy Xquang kĩ thuật số;

– ………bộ dụng cụ phẫu thuật;

– ………………

c) Điều kiện về phòng khám , phòng mổ và dụng cụ, trang thiết bị được dùng cho mục đích chuyển giao kĩ thuật đều phải đạt tiêu chuẩn quốc gia.

4.5. Các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của kỹ thuật và chỉ tiêu đánh giá kết quả chuyển giao phải đạt được tiêu chuẩn mà bên B đề ra.

ĐIỀU 5: HỖ TRỢ CHUYÊN MÔN

5.1. Hai bên có nghĩa vụ trao đổi, thảo luận và thống nhất các lĩnh vực cần hỗ trợ chuyên môn.

5.2. Bên B có nghĩa vụ hỗ trợ chuyên môn cho bên A về các lĩnh vực: ……….. Công tác hỗ trợ chuyên môn bao gồm:

a) Hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh;

b) Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình hành nghề;

c) Giải đáp các thắc mắc của bên A;

d) Góp ý về những hạn chế, thiếu sót của bên A trong quá trình hỗ trợ chuyên môn;

đ) …………

5.3. Thời gian hỗ trợ chuyên môn: Từ ngày…………đến ngày…………

ĐIỀU 6: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỢP TÁC

6.1. Cả hai bên có nghĩa vụ tuân theo thoả thuận tại Điều 4 và Điều 5 hợp đồng này.

6.2. Hình thức triển khai: Trực tiếp và trực tuyến.

6.2.1. Đối với hình thức trực tiếp:

a) Bên B có nghĩa vụ cử cử đội ngũy bác sĩ chuyên môn về bệnh viện ……….. trực tiếp tham gia công tác chuyển giao kĩ thuật và hỗ trợ chuyên môn.

b) Công tác chuyển giao kĩ thuật:

Công tác chuyển giao kĩ thuật do bác sĩ…………..đảm nhận. Trường hợp bác sĩ…………..vắng mặt, bác sĩ………….thay mặt bác sĩ…………để tiếp tục thực hiện công việc.

Công tác chuyển giao kĩ thuật được chia thành 02 giai đoạn:

– Giai đoạn 1 (từ ngày………đến ngày……..): Đào tạo lý thuyết.

Đội ngũ y bác sĩ bên A cung cấp kiến thức, nội dung liên quan về …………….. (chủ để chuyển giao kĩ thuật) bao gồm: cách xác định bệnh, hướng dẫn khám chẩn đoán và điều trị, lựa chọn sử dụng thuốc,….

Đội ngũ y bác sĩ bên B có nghĩa vụ tham gia đầy đủ các buổi dạy lý thuyết và ghi chép đầy đủ các kiến thức.

– Giai đoạn 02 (từ ngày…….đến ngày…….): Thực hành.

Đội ngũ y bác sĩ bên A kết hợp lý thuyết và thực hành để hướng dẫn, đào tạo đội ngũ y bác sĩ bên B về …………….. (chủ để chuyển giao kĩ thuật) bao gồm: cách thức lấy bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, các liệu pháp trong quá trình thực hiện,….

Đội ngũ y bác sĩ bên A tổ chức các buổi thăm khám, trực tiếp tham gia quá trình thăm khám, tư vấn và điều trị cho các bệnh nhân về ………… Đội ngũ y bác sĩ bên B có nghĩa vụ tham gia đầy đủ các buổi thăm khám và theo dõi, ghi chép cẩn thận để nắm được các quy trình, thủ tục.

c) Công tác hỗ trợ chuyên môn trực tiếp:

 – Công tác hỗ trợ chuyên môn trực tiếp được tiến hành dưới hình thức các buổi thảo luận vào chiều thứ …….. hằng tuần từ ngày ………. đến ngày …………, do bác sĩ …………. đảm nhiệm.

Trường hợp bác sĩ ………….. vắng mặt, bác sĩ ………… sẽ thay mặt bác sĩ ………. tiến hành công việc.

– Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ bên B có nghĩa vụ giải đáp các thắc mắc, khó khăn mà đội ngũ y bác sĩ bên A gặp phải khi được hỏi bất cứ lúc nào.

6.2.2. Đối với hình thức trực tuyến:

a) Chỉ áp dụng hình thức trực tuyến cho công tác hỗ trợ chuyên môn;

b) Sau khoảng thời gian chuyển giao kĩ thuật và hỗ trợ chuyên môn trực tiếp tại bệnh viện …….., vào thứ ……. hằng tuần, đội ngũ y bác sĩ bên B sẽ tổ chức hội thảo online để gỡ rối các vướng mắc còn tồn đọng cho đội ngũ y bác sĩ bên A.

Buổi thảo luận kéo dài ….. tiếng, với sự tham gia của ê kíp bác sĩ ……………..

6.3. Trong quá trình triển khai thực hiện hợp tác, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, bên gặp vướng mắc, vấn đề cần thông báo ngay cho bên còn lại biết. Nếu để lại hậu quả, bên gặp vướng mắc vấn đề hoàn toàn tự mình chịu trách nhiệm.

ĐIỀU 7: GIÁM SÁT, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC

7.1. Bên B có nghĩa vụ giám sát đội ngũ y bác sĩ bên A thực hiện công việc trong quá trình đào tạo lý thuyết và thực hành.

7.2. Nghiệm thu kết quả công việc:

a) Bên A có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả dựa trên chỉ tiêu kỹ thuật;

b) Kĩ thuật …………… do bên A thực hiện phải đạt tiêu chuẩn về độ chính xác, độ hiệu quả cũng như đúng về mặt kiến thức, kĩ thuật do bên B đề ra.

c) ……………………….

7.3. Trường hợp có bất kì vấn đề gì phát sinh, bên B có trách nhiệm phát hiện và cùng với bên A giải quyết vấn đề trong quá trình làm việc để đảm bảo việc hợp tác chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất.

ĐIỀU 8: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG

8.1. Thời hạn của hợp đồng này là……….tuần/ tháng/ năm kể từ ngày……………..đến ngày…………….

8.2. Các trường hợp liên quan đến tạm ngừng hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định từ Điều 14 đến Điều 17 hợp đồng này.

ĐIỀU 9: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

9.1. Các trường hợp được điều chỉnh tiến độ:

a) Khi việc chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị tại bệnh viện của bên A kéo dài hơn dự kiến;

b) Khi bệnh viện bên A quá tải số lượng công việc và bệnh nhân;

c) Khi xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 13 hợp đồng này;

d) …………………..

Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên còn lại xem xét, quyết định và các bên phải làm rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng gây ra.

9.2. Bên B có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng để làm căn cứ thực hiện. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện tên kĩ thuật, thời gian hướng dẫn, các cột mốc hoàn thành, bàn giao công việc,…

ĐIỀU 10: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

10.1. Chi phí chuyển giao kĩ thuật và hỗ trợ chuyên môn: ……………. triệu đồng/ tỉ đồng;

Ngoài ra, bên B được hưởng …..% trên tổng số chi phí khám, chữa bệnh của mỗi ca khám bệnh mà bên B tham gia hợp tác với bên A.

10.2. Đồng tiền thanh toán: ………………….. (Việt Nam đồng/ USD)

10.3. Phương thức thanh toán: ……………………. (Chuyển khoản/ Tiền mặt)

Nếu là chuyển khoản, bên A thanh toán chi phí vào số tài khoản…………………..tại ngân hàng……………………cho bên B.

10.4. Thời hạn thanh toán: Từ ngày………đến ngày……………….

Trường hợp thanh toán chậm, bên B có thể gia hạn thời gian thanh toán cho bên A. Nếu hết thời hạn đó bên A vẫn chưa thanh toán thì bên B được hưởng lãi suất …% tính từ ngày quá hạn thanh toán đến ngày thanh toán được thực hiện.

ĐIỀU 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

11.1. Quyền của bên A:

a) Tham gia trao đổi, quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hoạt động hợp tác chuyên môn;

b) Thắc mắc và yêu cầu bên B hỗ trợ, tư vấn và giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện công việc;

c) Được tham gia các buổi hội thảo, thăm khám do bên B điều hành;

d) Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa phù hợp với trình độ chuyên môn hành nghề.

11.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Cung cấp những thông tin, tài liệu, hồ sơ, dụng cụ và trang thiết bị cần thiết để bên B thực hiện nội dung công việc theo thoả thuận trong hợp đồng;

b) Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của cả hai bên;

c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

d) Điều hành đội ngũ y bác sĩ tham gia hợp tác hoàn thành công việc theo hợp đồng;

đ) Kiểm tra, đánh giá quá trình hợp tác, kết quả làm việc của bên B;

e) Thanh toán chi phí hợp tác đầy đủ và đúng hạn cho bên B;

g) Chịu trách nhiệm với chất lượng và số lượng thuốc cung cấp theo chỉ định của bên B;

h) Bảo đảm các điều kiện cần thiết để bên B thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được diễn ra thuận lợi, hiệu quả;

ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

12.1. Quyền của bên B:

a) Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện, giám sát hoạt động hợp tác kinh doanh;

b) Đề nghị cung cấp và khai thác những thông tin, tài liệu, hồ sơ, dụng cụ và trang thiết bị cần thiết của bên A để thực hiện nội dung công việc theo đúng thoả thuận trong hợp đồng;

c) Được khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh theo đúng phạm vi chuyên môn;

d) Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình, nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền để giải quyết;

đ) Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

e) Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề nghiệp;

g) Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể;

h) Được thanh toán chi phí đúng phương thức và thời hạn;

12.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Điều hành đội ngũ y bác sĩ tham gia hợp tác hoàn thành công việc theo hợp đồng

b) Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của cả hai bên;

d) Cung cấp những thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ công tác chuyển giao kĩ thuật và hỗ trợ chuyên môn cho bên A;

đ) Hỗ trợ, tư vấn và giải đáp thắc mắc của bên A trong quá trình hợp tác;

e) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh trừ trường hợp tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của mình;

g) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 13: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

13.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. Các bên phải đánh giá các nguy cơ rủi ro, lập kế hoạch quản lý rủi ro, các phương án quản lý rủi ro của mình.

a) Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với bên B, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;

b) Bên B phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình hợp tác nếu bên A chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên B phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.

13.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.

a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.

13.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đông với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ….. ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;

b) Các bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để giảm tối đa mức thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra;

c) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Trong truờng hợp hai bên không muốn gia hạn hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng theo căn cứ tại điểm e) khoản 16.1 Điều 16 hợp đồng này.

ĐIỀU 14: TẠM NGỪNG HỢP ĐỒNG

14.1. Định nghĩa “Tạm ngừng hợp đồng”:

“Tạm ngừng hợp đồng” là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trong các trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

14.2. Căn cứ để tạm ngừng hợp đồng:

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng: Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có quyền tạm ngừng hợp đồng trong khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng và có nghĩa vụ được quy định tại điểm c) khoản 13.3 Điều 13 của hợp đồng này;

b) Trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng (một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về giấy tờ, chứng chỉ hành nghề; chất lượng trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn…).

14.3. Bên ngừng hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hợp đồng bị ngừng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên ngừng hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vì tổn thất gây ra.

ĐIỀU 15: HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG

15.1. Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được thì bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

15.2. Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài liệu, dụng cụ, trang thiết bị mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng.

15.3. Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này thì bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng.

15.4.  Trường hợp do tính chất công việc hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong khoảng thời gian thoả thuận tại hợp đồng này mà hết thời hạn đó bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 15.3 Điều này.

15.5. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 16: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

16.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Khi công việc đã được hoàn thành, mục đích các bên đề ra đã đạt được;

b) Theo thoả thuận của các bên;

c) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

d) Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;

đ) Hợp đồng bị huỷ bỏ;

e) Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng.

16.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 17: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

17.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp tác hợp tác khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

17.2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

17.3 Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

ĐIỀU 18: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại.

ĐIỀU 19: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

19.1. Trường hợp do thiếu sót chuyên môn, kĩ thuật dẫn đến tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh thì doanh nghiệp bảo hiểm mà bên A đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bên gây ra sai sót phải chịu tỷ lệ bồi thường …..% thiệt hại. Trường hợp bên A chưa mua bảo hiểm thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật và bác sĩ hợp tác gây ra sai sót chuyên môn kỹ thuật phải chịu tỷ lệ bồi thường là ……% thiệt hại cho bệnh viện.

19.2. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám chữa bệnh nhưng vẫn xuất hiện tai biến trong quá trình khám, chữa bệnh thì các bên và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại.

19.3. Trường hợp xảy ra thiệt hại do chất lượng thuốc hay do thiếu cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật tại bệnh viện không đảm bảo chất lượng thì bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm, bên B không phải chịu bồi thường thiệt hại.

19.4. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

ĐIỀU 20: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

20.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

20.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 21: BẢO MẬT

21.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

21.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến nhân sự, bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

21.3. Mỗi bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.

21.4. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 22: HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

22.1. Hợp đồng này có hiệu lực …………..tháng/năm kể từ ngày ký kết hợp đồng;

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó…………ngày.

Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian và địa điểm thích hợp.

22.2. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:

a) Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản;

b) Nếu bất cứ vi phạm hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn ……. ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ bên không vi phạm. Trong trường hợp này, bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho bên vi phạm;

c) Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá …….. ngày kể từ ngày phát sinh, hợp đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một bên cho bên còn lại;

d) Một trong hai bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này, hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai bên thoả thuận, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

đ) Việc chấm dứt hợp đồng này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh hiệu lực trước ngày chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 23: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

23.1. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

23.2. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

23.3. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

23.4. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

BÊN ABÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com