Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế bản chất cũng là một hợp đồng hợp tác kinh doanh bình thường. Hợp đồng có thể được thỏa thuận giữa hai công ty, hai cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với công ty nhằm mục đích khai thác những lợi thế kinh doanh nhất định của mỗi bên và cùng thỏa thuận phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quá trình hợp tác. Tuy nhiên việc phân chia lợi nhuận sẽ được phân chia trước khi các bên thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế.
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận trước thuế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……………….., ngày …. tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
(Số:……../HĐHTKD)
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:
1. CÔNG TY ……………………………………. (viết tắt là bên A)
– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………
– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………
– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Số điện thoại:..……………………………………………………………………………………..
– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………
– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..
– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)
Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký
2. CÔNG TY ……………………………………. (viết tắt là bên B)
– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….
– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………
– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………
– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………
– Số điện thoại:..……………………………………………………………………………………..
– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………
– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..
– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)
Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký
Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI HỢP TÁC KINH DOANH
1.1 Mục tiêu hợp tác kinh doanh: Cả hai bên đồng ý cùng nhau hợp tác kinh doanh, quản lý, điều hành, giám sát và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh sản phẩm sau:
– Tên sản phẩm: ………………
– Mô tả sản phẩm: …………………
– Chức năng sản phẩm: ………………….
– Kích thước sản phẩm: …………………
– Địa chỉ kinh doanh sản phẩm: ……………………..
1.2 Phạm vi hợp tác kinh doanh: Cả hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận.
a) Phạm vi hợp tác của bên A: Bên A chịu trách nhiệm về quản lý mặt bằng kinh doanh và định hướng kinh doanh, bao gồm:
– Định hướng sản phẩm, mô hình kinh doanh;
– Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu;
– Tìm kiếm môi giới bất động sản, đàm phàn thuê mặt bằng kinh doanh;
– Thiết kế, trang trí mặt bằng kinh doanh;
– Mua sắm trang, thiết bị cần thiết cho mặt bằng kinh doanh;
– …………………………….
b) Phạm vi hợp tác của bên B: Bên B chịu trách nhiệm về điều hành quá trình kinh doanh, bao gồm:
– Tính toán giá thành sản phẩm;
– Ghi chép, quản lý lợi nhuận, doanh thu từ việc hợp tác kinh doanh;
– Đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các bên cung cấp nguyên vật liệu;
– Tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự phục vụ cho hoạt động kinh doanh;
– Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác;
– Nghiên cứu, tiếp nhận phản hồi của người tiêu dùng;
– …………………
ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA CÁC BÊN
2.1. Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.
2.2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.
2.3. Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.
2.4. Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 3: ĐẠI DIỆN TRƯỚC PHÁP LUẬT
3.1. Bên A đồng ý để bên B làm đại diện trước pháp luật, thay mặt bên A ký kết các giấy tờ, tài liệu liên quan, cần thiết đến việc hợp tác kinh doanh, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3.2. Bên B chịu toàn bộ trách nhiệm về hành vi pháp lý của mình trước pháp luật.
ĐIỀU 4: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
4.1. Thời hạn của hợp đồng này là ………. tháng/ năm kể từ ngày……………….đến ngày………………..
4.2. Các trường hợp liên quan đến tạm ngừng hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định từ Điều 14 và Điều 18 hợp đồng này.
ĐIỀU 5: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
5.1. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các công việc cần làm, thời gian hoàn thành, bàn giao công việc,…
5.2. Các trường hợp được điều chỉnh tiến độ:
a) Khi bên cung cấp nguyên vật liệu giao hàng muộn;
b) Khi việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự kéo dài hơn dự kiến;
c) Khi xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 14 hợp đồng này;
d) …………………..
Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng. Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì bên A phải báo cho bên B xem xét, quyết định và các bên phải làm rõ trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng gây ra.
5.3. Bên A có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên B chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
ĐIỀU 6: CHI PHÍ DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6.1. Chi phí cho việc duy trì hoạt động kinh doanh bao gồm:
– Tiền mua nguyên vật liệu:………………………
– Lương nhân viên:……………………………..
– Chi phí mặt bằng, điện, nước:…………………….
– Khấu hao tài sản:………………………………
– Chi phí bảo dưỡng trang thiết bị:…………………..
– Các chi phí khác:…………………..
6.2. Bên A và bên B có nghĩa vụ quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc quản lý, giám sát chi phí duy trì hoạt động kinh doanh.
ĐIỀU 7: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
7.1. Hai bên nhất trí tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, bao gồm: thuế, các lệ phí khác,…
Bên B là người đại diện cho cả hai bên để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các lệ phí khác.
7.2. Hai bên nhất trí thuê bên thứ ba thực hiện trách nhiệm kế toán tài chính với các nghĩa vụ sau:
a) Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin kế toán để lập các báo cáo hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Cung cấp báo cáo chính xác, đúng thời hạn cho các bên liên quan trong và ngoài doanh nghiệp;
b) Tính toán thuế và doanh thu định kỳ của việc kinh doanh để báo cáo và nộp cho Nhà nước;
c) Quản lý, giám sát, xử lý tài chính nội bộ và các thủ tục tài chính trong việc kinh doanh;
d) Cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư, các vấn đề liên quan đến dòng tiền trong hoạt động kinh doanh;
đ) Thực hiện công tác hậu cần chuẩn bị ngân sách, phối hợp với các phòng ban, bộ phận tài chính trong doanh nghiệp để phát triển dự án.
Thông tin về bên thứ ba thực hiện trách nhiệm kế toán tài chính được quy định trong bản Hợp đồng số …./HĐDV/….
ĐIỀU 8: TỈ LỆ GÓP VỐN
8.1. Hình thức góp vốn: Tiền mặt; trang, thiết bị; nguyên, vật liệu;……..
a) Nếu góp vốn dưới hình thức tiền mặt, các bên gặp nhau tại địa chỉ ……………… và giao số tiền cho bên B quản lý;
b) Nếu góp vốn dưới hình thức chuyển khoản, bên A có nghĩa vụ chuyển số tiền đến số tài khoản …………….. mở tại ngân hàng ………………. của bên B;
c) Nếu góp vốn dưới hình thức trang, thiết bị; nguyên, vật liệu, các bên thống nhất chuyển số trang, thiết bị; nguyên, vật liệu tới xưởng (hoặc kho) có địa chỉ ……………….
d) Với hình thức góp vốn bằng tiền mặt và trang, thiết bị; nguyên, vật liệu, các bên có nghĩa vụ kí vào biên bản giao, nhận.
8.2. Mức góp vốn:
– Bên A góp ……………………….
– Bên B góp ………………………..
8.3. Thời hạn góp vốn: Từ ngày……………….đến ngày……………….
Trường hợp chậm thực hiện việc góp vốn thì có thể gia hạn thời gian góp vốn. Nếu hết thời hạn đó mà vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ góp vốn thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự năm 2015 và phải bồi thường thiệt hại. Bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
ĐIỀU 9: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN
9.1. Các bên thống nhất sẽ tiến hành việc phân chia kết quả kinh doanh ngay khi tổng kết được lợi nhuận thực nhận được từ việc hợp tác kinh doanh mà không khấu trừ đi các khoản thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước và các chi phí cho quỹ của doanh nghiệp.
9.2. Căn cứ tính lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó:
– Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, hợp tác kinh doanh của hai bên thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra;
– Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh;
– Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động không theo kế hoạch của hai bên.
9.3. Phân chia lợi nhuận trước thuế:
a) Trường hợp việc hợp tác kinh doanh phát sinh lợi nhuận, tỷ lệ phân chia như sau:
– Bên A được hưởng …. %, bên B được hưởng ….. % lợi nhuận từ hoạt đồng hợp tác kinh doanh;
Tỷ lệ phân chia trên dựa trên lợi nhuận thực nhận có được từ việc hợp tác kinh doanh.
– Thời điểm chia lợi nhuận: ………tháng 01 lần., vào ngày …… các tháng;
– Phương thức chia lợi nhuận: ………………(Tiền mặt/ Chuyển khoản)
Nếu là chuyển khoản, bên B chuyển số lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh vào số tài khoản…………………..tại ngân hàng……………………
b) Trường hợp việc hợp tác kinh doanh không phát sinh lợi nhuận: Hai bên không được nhận phần trăm lợi nhuận theo tỷ lệ phân chia trên.
c) Trường hợp việc hợp tác kinh doanh phát sinh thua lỗ: Hai bên phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết.
Nếu không thỏa thuận được sẽ thực hiện theo việc đóng góp như quy định tại khoản 8.2 Điều 8 hợp đồng này để bù đắp chi phí thua lỗ và tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Nếu một trong hai bên không có khả năng tiếp tục việc bù đắp, bên không có khả năng phải bàn giao toàn bộ công việc, tài liệu, giấy tờ cho bên còn lại, bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
ĐIỀU 10: TRÁCH NHIỆM SAU KHI PHÂN CHIA LỢI NHUẬN
Các bên tự chịu trách nhiệm trước Cơ quan thuế và pháp luật Việt Nam về việc kê khai và nộp các loại thuế.
ĐIỀU 11: CƠ CHẾ GIÁM SÁT
11.1. Hai bên sẽ thành lập một Ban điều phối hợp đồng để giám sát, bảo đảm hai bên thực hiện các điều khoản của hợp đồng.
11.2. Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …….. người, trong đó:
– Bên A sẽ cử ……. đại diện, bên B sẽ cử ……. đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua bằng hình thức biểu quyết khi có ít nhất hai phần ba thành viên đồng ý.
Đại diện của Bên A là: ……………………………………………………… – Chức vụ: …………
Đại diện của Bên B là: ……………………………………………………… – Chức vụ: …………
Trụ sở của Ban điều hành đặt tại: …………………………………………………………………..
11.3. Việc biểu quyết phải được lập thành Biên bản có chữ ký xác nhận của các thành viên trong Ban điều hành.
ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
12.1. Quyền của bên A:
a) Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;
b) Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện, giám sát hoạt động hợp tác kinh doanh;
c) Trao đổi về những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác kinh doanh với bên B;
d) Hưởng các lợi ích có được từ việc hợp tác kinh doanh (danh tiếng, uy tín,..);
đ) Đề nghị bên B cung cấp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để thực hiện nội dung công việc theo thoả thuận tại hợp đồng này.
12.2. Nghĩa vụ của bên A:
a) Chịu trách nhiệm về phạm vi công việc quy định tại điểm a) khoản 1.2 Điều này;
b) Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của cả hai bên;
c) Cân bằng chi tiêu trong quá trình lựa chọn chất liệu sản xuất sản phẩm, thuê mặt bằng,…
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
đ) Chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi phân chia lợi nhuận.
ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
13.1. Quyền của bên B:
a) Được hưởng…..% lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh;
b) Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện, giám sát hoạt động hợp tác kinh doanh;
c) Trao đổi về những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác kinh doanh với bên A;
d) Hưởng các lợi ích có được từ việc hợp tác kinh doanh (danh tiếng, uy tín,..);
đ) Đề nghị bên A cung cấp các tài liệu, giấy tờ cần thiết để thực hiện nội dung công việc theo thoả thuận tại hợp đồng này.
13.2. Nghĩa vụ của bên B:
a) Chịu trách nhiệm về phạm vi công việc quy định tại điểm b) khoản 1.2 Điều này;
b) Thực hiện sự hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của cả hai bên.
c) Đưa ra ý kiến nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ,….;
d) Xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu,….;
đ) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
e) Chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi phân chia lợi nhuận.
ĐIỀU 14: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG
14.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. Các bên phải đánh giá các nguy cơ rủi ro, lập kế hoạch quản lý rủi ro, các phương án quản lý rủi ro của mình.
a) Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với bên B, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;
b) Bên B phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình hợp tác kinh doanh trên nếu bên A chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên B phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.
14.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.
a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.
14.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:
a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đông với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ……… ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;
b) Các bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để giảm tối đa mức thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra;
c) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
d) Thanh toán khi xảy ra sự kiện bất khả kháng: Các khoản chi phí phát sinh do phải chịu hậu quả từ sự kiện bất khả kháng để phục hồi hoạt động được hai bên chia đều để thực hiện nghĩa vụ đóng góp.
Trường hợp một bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ đóng góp sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì phải bàn giao các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho bên còn lại. Bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc hợp tác kinh doanh sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì hợp đồng có thể kết thúc trước thời hạn theo thoả thuận của hai bên.
ĐIỀU 15: TẠM NGỪNG HỢP ĐỒNG
15.1. Định nghĩa “Tạm ngừng hợp đồng”:
“Tạm ngừng hợp đồng” là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trong các trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
15.2. Căn cứ để tạm ngừng hợp đồng:
– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng: Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có quyền tạm ngừng hợp đồng trong khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng và có nghĩa vụ được quy định tại điểm c) khoản 12.3 Điều 12 của hợp đồng này;
b) Trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng (một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về giấy tờ, chứng chỉ hành nghề; chất lượng trang thiết bị không đạt tiêu chuẩn…).
15.3. Bên ngừng hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hợp đồng bị ngừng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên ngừng hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vì tổn thất gây ra.
ĐIỀU 16: HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
16.1. Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được thì bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
16.2. Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài liệu, dụng cụ, trang thiết bị mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng.
16. 3. Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này thì bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng.
16.4. Trường hợp do tính chất công việc hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong khoảng thời gian thoả thuận tại hợp đồng này mà hết thời hạn đó bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên còn lại có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 14.3 Điều này.
16.5. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 17: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
17.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:
a) Khi hết thời hạn hợp đồng quy định tại Điều 4 hợp đồng này;
b) Theo thoả thuận của các bên;
c) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;
d) Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;
đ) Hợp đồng bị huỷ bỏ;
e) Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng.
17.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 18: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
18.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hợp tác hợp tác khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
18.2. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
18.3. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
ĐIỀU 19: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
19.1. Trường hợp không chấp hành đúng thời gian góp vốn theo thoả thuận thì bên chậm góp vốn có trách nhiệm trả lãi suất trên số tiền trả chậm và phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại (nếu có) và thanh toán các khoản chi phí cần thiết khác;
19.2. Trường hợp bên B chậm thanh toán, phân chia lợi nhuận, bên A được áp dụng mức phạt lãi suất nợ quá hạn là …..% tính từ ngày hết thời hạn thanh toán cho đến khi bên A nhận được đủ tiền thanh toán.
19.3. Trường hợp bên B có dấu hiệu lừa dối, trốn tránh việc kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm và điều khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
19.4. Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại.
ĐIỀU 20: TRÁCH NHIỆM VỚI BÊN THỨ BA
20.1. Trường hợp bên A chậm thanh toán với các bên cung ứng nguyên vật liệu, bên A có thể yêu cầu gia hạn thời gian thanh toán. Nếu hết thời hạn đó bên A vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì phải trả lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng ………… công bố đối với phần tiền chậm trả cho đến khi bên A thực hiện đủ nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp các bên cung ứng nguyên vật liệu cho nợ tiền hàng.
20.2. Trường hợp sản phẩm bị khiếu nại vì lý do chất lượng hàng hóa hoặc do những sai sót khác thì bên A có nghĩa vụ đổi trả sản phẩm do bên A chịu trách nhiệm việc điều hành kinh doanh.
20.3. Trường hợp sản phẩm có vấn đề, gây nguy hiểm, thiệt hại cho người tiêu dùng thì cả hai bên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Khi xác định phần lỗi phải bồi thường thiệt hại vật chất thì bên A và bên B xem xét nguyên nhân để xác định phần trăm bồi thường thiệt hại của mỗi bên.
Ngoài ra, cả hai bên phải công khai xin lỗi tới người tiêu dùng.
ĐIỀU 21: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
21.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);
21.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.
ĐIỀU 22: BẢO MẬT
22.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
22.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, nhân sự, dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.
22.3. Mỗi bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.
22.4. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
ĐIỀU 23: HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
23.1. Hợp đồng này có hiệu lực …………..tháng/năm kể từ ngày ký kết hợp đồng;
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó…………ngày.
Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian và địa điểm thích hợp.
23.2. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:
a) Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản;
b) Nếu bất cứ vi phạm hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn ……. ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ bên không vi phạm. Trong trường hợp này, bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho bên vi phạm;
c) Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá …….. ngày kể từ ngày phát sinh, hợp đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một bên cho bên còn lại;
d) Một trong hai bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này, hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai bên thoả thuận, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;
đ) Việc chấm dứt hợp đồng này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh hiệu lực trước ngày chấm dứt hợp đồng.
ĐIỀU 24: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
24.1. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;
24.2. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;
24.3. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.
24.4. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).
BÊN A | BÊN B |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) | (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |