Mẫu Hợp đồng gia công in ấn được sử dụng nhiều nhất

Hàng ngày, chúng ta đều sử dụng rất nhiều các sản phẩm in ấn, từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày cho đến học tập …… đó đều là những sản phẩm của hoạt động gia công in ấn; mỗi sản phẩm sau khi in để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh đều cần phải được tiến hành gia công. Với nhu cầu lớn, thì những thỏa thuận về gia công in ấn, được tạo lập rất hình thức văn bản là điều cần thiết. Hợp đồng gia công in ấn là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Mẫu hợp đồng gia công in ấn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG IN ẤN

(Số:……../HĐGC)

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 09/VBHN-BTNMT ngày 25/10/2019 về quản lý chất thải và phế liệu quy định về quản lý chất thải bao gồm chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, sản phẩm thải lỏng, nước thải, khí thải công nghiệp và các chất thải đặc thù khác; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu.

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

BÊN ĐẶT GIA CÔNG (viết tắt là bên A)

– Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………

– Số điện thoại:..……………………………………………………………………………………..

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

BÊN SẢN XUẤT GIA CÔNG (viết tắt là bên B)

– Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………

– Số điện thoại:..……………………………………………………………………………………..

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Bên B đồng ý thực hiện việc gia công in ấn cho bên A theo Bản thiết kế số …. được đính kèm ở phụ lục hợp đồng này.

1.2. Yêu cầu về chất liệu in ấn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao,.. của hình vẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 2 hợp đồng này.

1.3. Thời gian gia công: Từ ngày……………..đến ngày………………..

1.4. Địa điểm gia công: Xưởng của bên B có địa chỉ tại…………………….

ĐIỀU 2: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

2.1. Tên sản phẩm hàng hoá cần gia công in ấn:

STTSản phẩmChất liệu in ấnĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiềnGhi chú
        
        
        

2.2. Quy cách phẩm chất sản phẩm:

– Chiều dài:…………………….

– Chiều rộng:………………….

– Chiều cao:……………………

– Kích thước:………………….

– Thiết kế:………………………

– Hình vẽ:………………………

– Yêu cầu khác:……………….

ĐIỀU 3: NGUYÊN LIỆU CHÍNH VÀ PHỤ

3.1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính, gồm:

STTTên nguyên vật liệuĐơn vị tínhSố lượngChất lượngGhi chú
      
      

Trách nhiệm bảo quản: Bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên vật liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.

3.2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

STTTên phụ liệuĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáGhi chú
      
      
Thành tiền:

Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là:……………………………..

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)

ĐIỀU 4: THỜI GIAN GIAO, NHẬN HÀNG

4.1. Đối với nguyên vật liệu:

a) Thời gian giao:…………………..bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….

b) Thời gian nhận:………………….bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….

4.2. Đối với sản phẩm đã được in ấn:

a) Thời gian giao:…………………..bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….

b) Thời gian nhận:………………….bởi……………………………………….tại địa chỉ…………………………….

4.3. Nếu giao theo đợt thì:

a) Đợt 1: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………

Người giao…………………….

Người nhận…………………..

b) Đợt 2: Ngày ………………Địa điểm ……………………………………………………

Người giao…………………….

Người nhận…………………..

c) Đợt 3: Ngày ……………….Địa điểm …….………………………………………………

Người giao…………………….

Người nhận…………………..

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM GIAO, NHẬN HÀNG

5.1. Trách nhiệm giao hàng:

a) Các bên có trách nhiệm giao đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm in ấn cho bên còn lại;

b) Bên giao có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm in ấn trong quá trình vận chuyển.

5.2. Trách nhiệm nhận hàng:

a) Các bên có trách nhiệm nhận nguyên vật liệu và sản phẩm in ấn đúng thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng từ bên còn lại;

b) Bên nhận có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu và sản phẩm in ấn sau khi giao.

5.3. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào biên bản giao, nhận hàng khi hàng được đưa tới địa chỉ…………………………………….

5.4. Chậm giao, nhận hàng:

a) Trường hợp chậm giao hàng, bên chậm giao hàng có nghĩa vụ thông báo cho bên còn lại biết. Bên còn lại có thể gia hạn thời gian giao hàng; nếu hết thời hạn đó mà bên chậm giao hàng vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi đó, bên chậm giao hàng sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí liên quan khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…

b) Trường hợp chậm nhận hàng, bên chậm nhận hàng có nghĩa vụ thông báo cho bên còn lại biết.

Bên còn lại có thể cho phép hàng hoá được chuyển về kho của mình. Nếu bên còn lại không đồng ý thì bên chậm nhận hàng sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí khác như: phí vận chuyển, phí lưu kho,…

Khi đó hàng hoá sẽ được chuyển tới kho…………………………tại địa chỉ………………………………….và bên chậm nhận hàng sẽ bị phạt lưu kho là:…………………………….

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)

5.5. Nghĩa vụ giao, nhận sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận trên.

ĐIỀU 6: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ

6.1. Bên B có quyền kiểm tra các nguyên vật liệu mà bên A cung cấp để thực hiện quá trình gia công sản phẩm trước khi nhận.

a) Trường hợp phát hiện nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn, bên B có quyền yêu cầu bên A thay thế, bổ sung số nguyên vật liệu đó. Bên A phải thay thế, bổ sung nguyên vật liệu được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 7 hợp đồng này sau khi bên B phát hiện.

b) Trường hợp bên A không thay thế, bổ sung nguyên vật liệu thì bên B tiến hành gia công khuôn mẫu với số nguyên vật liệu lành lặn và không chịu trách nhiệm về sự thiếu hụt sản phẩm sau khi hoàn thành.

6.2. Bên A có quyền kiểm tra sản phẩm gia công trước khi nhận.

a) Trường hợp phát hiện thiếu sản phẩm, bên A có quyền yêu cầu bên B bổ sung những sản phẩm đó.

b) Trường hợp sản phẩm được in ấn sai màu, sai nội dung, sai chất liệu in, sai về quy cách phẩm chất hàng hoá,… thì bên A có quyền đổi, trả và yêu cầu bên B thay thế, sửa chữa những sản phẩm đó.

c) Trường hợp sản phẩm có thiết kế khác tới …..% so với bản thiết kế mà hai bên đã thống nhất ban đầu thì bên A có quyền yêu cầu bên B thay thế những sản phẩm đó. Thời hạn hợp đồng được gia hạn thêm ………… ngày/ tuần/ tháng.

6.3. Bên A có quyền kiểm tra tình trạng, chất lượng các nguyên vật liệu đã cung cấp cho bên B để thực hiện quá trình gia công sản phẩm trước khi nhận lại.

Trường hợp phát hiện các lỗi, sai sót, khiếm khuyết, bên A có quyền yêu cầu bên B bổ sung, sửa chữa, thay thế những nguyên vật liệu đó. Nếu bên B không thể bổ sung, sửa chữa, thay thế thì phải bồi thường cho bên A một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản bị hỏng.

6.4. Việc đổi, trả, thay thế, sửa chữa hàng hoá được thực hiện theo quy định tại Điều 7 hợp đồng này.

6.5. Nếu các bên không có kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và không có phản hồi lại với bên còn lại thì mọi trách nhiệm và khoản bồi thường thiệt hại phát sinh sau này đều do bên không kiểm tra hàng hoá tự chịu, kể cả khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.

ĐIỀU 7: ĐỔI, TRẢ, SỬA CHỮA, THAY THẾ HÀNG HOÁ

7.1. Căn cứ đổi, trả, sửa chữa, thay thế hàng hoá:

Quy định tại khoản 6.2 Điều 6 hợp đồng này.

7.2. Thời hạn đổi, trả, sửa chữa, thay thế hàng hoá:

a) Việc đổi, trả sản phẩm in ấn và nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn được tiến hành trong …….ngày/ tuần/ tháng kể từ khi phát hiện.

b) Sản phẩm yêu cầu đổi, trả, sửa chữa, thay thế không bị bẩn, có mùi lạ hay có dấu hiệu đã được sử dụng.

c) Sản phẩm in ấn không đủ tiêu chuẩn được chuyển về:

– Đối với bên A: Kho ………………………………. có địa chỉ…………………………….

Thời gian giao: …………………………………………..Người giao: ……………………….

Thời gian nhận: …………………………………………..Người nhận: ……………………….

– Đối với bên B: Kho ………………………………. có địa chỉ…………………………….

Thời gian giao: …………………………………………..Người giao: ……………………….

Thời gian nhận: …………………………………………..Người nhận: ……………………….

– Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào biên bản giao, nhận hàng khi hàng được đưa tới.

ĐIỀU 8: THÙ LAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

8.1. Tiền thù lao của bên B là:…………………………………………………………………………………..

(Bằng chữ:…………………………………………………………………………………………………………….)

8.2. Đồng tiền thanh toán:……………………………………………………….(Việt Nam đồng/ USD)

8.3. Phương thức thanh toán:……………………………………………….(Chuyển khoản/ Tiền mặt)

Nếu là chuyển khoản, bên A phải chuyển tiền thù lao vào số tài khoản……………………mở tại ngân hàng…………………………cho bên B.

8.4. Thời gian thanh toán:…………………………….(Thanh toán toàn bộ/ Thanh toán từng đợt)

a) Trường hợp thanh toán toàn bộ: Bên A có nghĩa vụ thanh toán từ ngày……………….đến ngày……………

b) Trường hợp thanh toán từng đợt: Việc thanh toán sẽ được chia làm 2 lần:

– Lần 01 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A phải thanh toán 70% giá trị đơn hàng;

– Lần 02 (Từ ngày……….đến ngày…………..): Bên A phải thanh toán 30% giá trị đơn hàng còn lại.

8.5. Trong trường hợp bên A chậm thanh toán, bên B có quyền tính lãi suất ……% trên tổng số tiền chậm thanh toán theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

ĐIỀU 9: XỬ LÝ PHẾ LIỆU, CHẤT THẢI

Bên A và bên B cam kết tuân thủ theo đúng các quy định về xử lý phế liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, chất thải và bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 09/VBHN-BTNMT.

ĐIỀU 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

10.1. Quyền của bên A:

a) Kiểm tra sản phẩm in ấn trước khi nhận;

b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm in ấn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế liệu, vật tư dư thừa;

c) Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc in ấn tại xưởng của bên B;

d) Bán, tiêu hủy, tặng biếu tại chỗ sản phẩm in ấn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế liệu, vật tư dư thừa;

đ) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng;

10.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cho bên B;

b) Cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết liên quan đến việc gia công;

c) Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng;

d) Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

ĐIỀU 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

11.1. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm đã thoả thuận;

b) Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước khi nhận;

c) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A biết;

d) Từ chối gia công nếu sản phẩm in ấn mang nội dung khích lệ, cổ vũ các hành vi phạm pháp hoặc lan truyền tư tưởng xấu trái với đạo đức xã hội;

đ) Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

11.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp;

b) Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng;

c) Giao sản phẩm gia công cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, địa điểm và thời hạn đã thoả thuận;

d) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A;

đ) Hoàn trả toàn bộ sản phẩm in ấn, nguyên vật liệu, phụ liệu, phế liệu, vật tư dư thừa cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng.

ĐIỀU 12: CÁC YÊU CẦU KHÁC VỀ HÀNG HOÁ

12.1. Yêu cầu về đóng gói hàng hóa:

Các bên sẽ phải đóng gói nguyên vật liệu và sản phẩm in ấn đúng yêu cầu để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Việc đóng gói phải đảm bảo để chịu đựng không giới hạn việc va chạm trong khi bốc dỡ chuyển tải và không bị ảnh hưởng bởi sự ẩm, ướt ngoài không khí hoặc trong thùng xe. Trọng lượng của mỗi kiện hàng không vượt quá ………….kg.

12.2. Yêu cầu khác:

Mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá (kể cả chi phí bốc dỡ hàng hoá lên phương tiện vận chuyển và xuống kho), chi phí bảo hiểm (nếu có) và lưu kho đều do bên A thanh toán và tính vào trong giá hợp đồng.

ĐIỀU 13: BẢO MẬT

13.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

13.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, bí mật thông tin liên quan đến nhân sự, dữ liệu tài chính, các thông tin trong nội bộ công ty, những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

13.3. Mỗi bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.

13.4. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 14: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

14.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng.

a) Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với nguyên vật liệu được cung ứng kể từ thời điểm bên A bàn giao cho bên B, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;

b) Bên A phải chịu hoàn toàn những tổn thất xảy ra do rủi ro trong quá trình in ấn hàng hoá nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao.

14.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.

a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.

14.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đông với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ….. ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;

b) Các bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để giảm tối đa mức thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra;

c) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

Trong trường hợp hai bên không muốn gia hạn hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng theo thoả thuận.

14.4. Thanh toán khi xảy ra sự kiện bất khả kháng: Các khoản chi phí phát sinh hợp lý do bên B phải chịu hậu quả từ sự kiện bất khả kháng để phục hồi hoạt động được bên A xem xét để thanh toán.

ĐIỀU 15: TẠM NGỪNG HỢP ĐỒNG

15.1. Định nghĩa “Tạm ngừng hợp đồng”:

“Tạm ngừng hợp đồng” là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trong các trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

15.2. Căn cứ để tạm ngừng hợp đồng:

a) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng: Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có quyền tạm ngừng hợp đồng trong khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng và có nghĩa vụ được quy định tại điểm c) khoản 14.3 Điều 14 của hợp đồng này;

b) Trường hợp máy móc, trang thiết bị của bên B cần bảo dưỡng, bảo trì. Việc bảo dưỡng, bảo trì không được làm ảnh hưởng đến tiến độ của hợp đồng;

c) Trường hợp bên A muốn thay đổi bản thiết kế ban đầu (chất liệu, hình dáng,…) để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

 Khi đó, bên A có trách nhiệm thanh toán đủ số tiền trên số sản phẩm đã được in ấn theo bản thiết kế ban đầu và tổ chức buổi gặp mặt với bên B để thống nhất thiết kế cho sản phẩm.

15.3. Bên ngừng hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hợp đồng bị ngừng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên ngừng hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vì tổn thất gây ra.

ĐIỀU 16: HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG

16.1. Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được thì bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

16.2. Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này thì bên còn lại có thể hủy bỏ hợp đồng.

16.3. Trường hợp bên B làm mất, làm hư hỏng nguyên vật liệu mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng. Bên B phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng.

16.4. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị hủy bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 17: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

17.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:

a) Khi việc in ấn sản phẩm đã được hoàn thành, mục đích các bên đề ra đã đạt được;

b) Theo thoả thuận của các bên;

c) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

d) Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;

đ) Hợp đồng bị huỷ bỏ;

e) Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra rủi ro, sự kiện bất khả kháng.

17.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 18: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

18.1. Các bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình nhưng phải báo cho bên kia biết trước …….. ngày.

18.2. Trong trường hợp bên A đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm.

18.3. Trong trường hợp bên B đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công.

18.4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường mọi thiệt hại.

ĐIỀU 19: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

19.1. Trách nhiệm của bên A do vi phạm hợp đồng:

a) Trường hợp hàng hoá bị khiếu nại vì lý do chất lượng hàng hóa hoặc do những sai sót khác của bên A thì bên A phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Khi xác định phần lỗi phải bồi thường thiệt hại vật chất thuộc trách nhiệm của bên A thì bên B có nghĩa vụ gửi thông báo cho bên A biết.

b) Bên A không chấp hành đúng thời gian và địa điểm giao nguyên vật liệu theo hướng dẫn của bên B, dẫn tới hậu quả chậm trễ thời gian giao hàng thì bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và thanh toán các khoản chi phí khác như cảng phí, chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,…;

c) Nếu bên A chậm thanh toán thù lao, bên B được áp dụng mức phạt lãi suất nợ quá hạn trên phần chậm trả tính từ ngày hết thời hạn thanh toán cho đến khi bên B nhận được đủ tiền thanh toán;

d) Bên A đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên B.

19.2. Trách nhiệm của bên B do vi phạm hợp đồng:

a) Trường hợp hàng hoá bị khiếu nại vì lý do số lượng hàng hoá hoặc những sai sót của bên B thì bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A;

b) Nếu bên B tư vấn, hướng dẫn không cụ thể hoặc không rõ ràng về hàng hóa dẫn đến việc bên A cung cấp nguyên vật liệu không đúng yêu cầu thì bên B phải bồi thường thiệt hại cho bên A;

c) Nếu bên B hướng dẫn sai thời gian, địa điểm giao nhận hàng dẫn đến bên A giao hàng không đúng thời gian và địa điểm giao nhận hàng dẫn tới hậu quả chậm trễ thời gian giao hàng thì bên B phải bồi thường thiệt hại cho bên A và thanh toán các khoản chi phí khác như cảng phí, chi phí vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,…;

d) Bên B đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên A.

ĐIỀU 20: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

20.1. Nếu bên B không giao được một phần hay toàn bộ hàng hoá theo tiến độ quy định thì bên A có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với tỷ lệ sau đây:

– ……% giá trị công việc chậm thực hiện cho mỗi tuần giao chậm, trong ……. tuần đầu tiên.

– ……% giá trị công việc chậm thực hiện cho mỗi tuần giao chậm, trong các tuần tiếp theo. .

20.2. Nếu bên B không đảm bảo toàn bộ hàng hoá đạt tiêu chuẩn như thoả thuận thì phải bồi thường cho bên A …..% giá trị sản phẩm với mỗi sản phẩm cần thay thế, sửa chữa.

ĐIỀU 21: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

21.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

22.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 23: HIỆU LỰC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

23.1. Hợp đồng này có hiệu lực …………..tháng/năm kể từ ngày ký kết hợp đồng;

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó…………ngày.

Bên A có trách nhiệm tổ chức vào thời gian và địa điểm thích hợp.

23.2. Hợp đồng này sẽ chấm dứt trước thời hạn trong những trường hợp sau:

a) Nếu các bên đồng ý chấm dứt bằng văn bản;

b) Nếu bất cứ vi phạm hợp đồng nào không được khắc phục trong thời hạn ……. ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu khắc phục từ bên không vi phạm. Trong trường hợp này, bên không vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bằng cách gửi văn bản thông báo cho bên vi phạm;

c) Nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá …….. ngày kể từ ngày phát sinh, hợp đồng này có thể được chấm dứt dựa trên văn bản thông báo của một bên cho bên còn lại;

d) Một trong hai bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Trong trường hợp này, hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do hai bên thoả thuận, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành;

đ) Việc chấm dứt hợp đồng này không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh hiệu lực trước ngày chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 24: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

24.1. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

24.2. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

24.3. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

24.4. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP BÊN AĐẠI DIỆN HỢP PHÁP BÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com