Hướng dẫn Hợp đồng thuê đầu bếp

Hợp đồng thuê đầu bếp, Hợp đồng thuê người nấu ăn là những thoả thuận cơ bản giữa chủ cơ sở hoặc người có nhu cầu và đầu bếp hay những người cung cấp dịch vụ nấu ăn, nấu cỗ.

Lưu ý về Hợp đồng thuê đầu bếp

Hợp đồng thuê đầu bếp thường được sử dụng trong các môi trường nhà hàng, khách sạn, mục đích ràng buộc những đầu bếp phải có trách nhiệm với vị trí của mình và tuân theo những thỏa thuận đã được xác lập bằng văn bản.

Hợp đồng có thể được ký kèm với những chứng chỉ đầu bếp nếu có hoặc các phụ lục về chương trình đào tạo, học phí, thời gian.

Hợp đồng thuê đầu bếp mẫu 1

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẦU BẾP

Số:…../HĐTLĐ

Căn cứ vào Luật Dân sự 2015;

– Căn cứ vào Luật Lao động 2012;

– Căn cứ vào thỏa thuận của hai bên,

Hôm nay, ngày……..tháng…….năm…….., tại……………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Ông/Bà…

Sinh ngày                          :    ………………………………………………………………………..

CMTND/CCCD số           :     ……………………………………………………………………….

HKTT                                :    ………………………………………………………………………..

Điện thoại                          :    ……………………………………………………………………….

Bên B (bên  thuê): Công ty…

Mã số thuế                         :    ……………………………………………………………………….

Địa chỉ điện thoại              :    ………………………………………………………………………

Đại diện                             :    ……………………………………………………………………….

Chức vụ                             :    ……………………………………………………………………….

Sau quá trình trao đổi, hai bên đã thỏa thuận ký kết Hợp đồng thuê đầu bếp với những nội dung cụ thể sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng thuê đầu bếp

Bên A đồng ý làm việc cho Bên B theo các nội dung, yêu cầu như sau:

– Loại hợp đồng lao động: xác định thời hạn từ….năm

Thời gian làm việc: từ ngày…./…./….. đế ngày…./…./…..

Tổng số buổi thử việc: từ ngày…./…./….. đến ngày…./…./…..

Chức danh:……………………………………………………………………………………………………..

Công việc:………………………………………………………………………………………………………

Tại địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………..

Điều 2. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời hạn thực hiện hợp đồng từ ngày…./…./….. đến hết ngày…./…./…..

Hợp đồng có thể được gia hạn thêm…..năm kể từ thời điểm hết, tùy vào thỏa thuận của hai bên.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

Thời gian để Bên B thực hiện việc cung cấp dịch vụ là không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng này và bên A thanh toán đúng, đủ chi phí dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận.

Trong thời gian đó, Bên B có trách nhiệm tìm người giúp việc thỏa mãn các yếu tố theo yêu cầu của Bên A tại Điều 1 của Hợp đồng này.

Trường hợp sau khi Bên B đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình (tìm người), nhưng trong quá trình thử việc người giúp việc không thể đáp ứng được nhu cầu mà Bên A đặt ra. Thì trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày, kể từ ngày người giúp việc đến nhận công việc tại Bên A

Bên A có quyền yêu cầu Bên B đổi người, hoặc chấm dứt hợp đồng dịch vụ với Bên B. Trong những trường hợp này thì Bên B chịu trách nhiệm trả lại cho Bên A 80% chi phí của dịc vụ giới thiệu được quy định tại Điều 4.

Điều 4. Chi phí lương, chế độ, thanh toán và phương thức thanh toán

4.1. Lương, thưởng, phụ cấp

– Lương chính  là:…………..VNĐ/tháng (Một tháng được nghỉ 02 ngày phép vẫn được hưởng lương).

(Bằng chữ:……………………………………………………………………………………..triệu đồng).

– Phụ cấp:

Tiền xăng xe:………../tháng

Tiền chuyên cần:……………………………………………………………………

Doanh số:……………………………………………………………………………

Tổng số tiền phải thanh toán là:…………………………………………………………………………

(Bằng chữ:……………………………………………………………………………………..triệu đồng).

4.2 Phương thức thanh toán

Bên A thanh toán phí dịch vụ cho Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Tên tài khoản:…………………………………………………………………………………………………….

Số tài khoản:……………………………………………………………………………………………………….

Mở tại:………………………………………………………………………………………………………………..

4.3. Thời hạn thanh toán

Ngay sau khi Hợp đồng này được ký kết, Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B số tiền là:…………….VNĐ (Bằng chữ:…………………..). tương ứng với giá trị……………………….của Phí dịch vụ tư vấn.

Bên A thanh toán nốt chi phí còn lại cho Bên B sau khi đã được Bên B tìm được người giúp việc phù hợp, trong thời hạn mà hợp đồng quy định.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên

5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

Làm việc theo sự điều hành, chỉ đạo của quản lý nhà hàng

Tuân thủ an toàn vệ sinh lao động, thực phẩm

Thanh toán các chi phí liên quan đến việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn của công ty và tiên may đồng phục

5.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền lương cho Bên A ;

Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Phạt vi phạm

   Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì thì bên còn lại có các quyền sau:

Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.Thiệt hại thực tế được xác định như sau:

– Vi phạm về nghĩa vụ thanh toán:….VNĐ

– Vi phạm về đối tượng của hợp đồng:…VNĐ

– Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng:….VNĐ

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Bên A  hoàn tất công việc theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này;

_ Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

– Hai Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng này trước khi hoàn thành các công việc quy định tại Điều 1 Hợp đồng này. Trong trường hợp này, Hai Bên sẽ thỏa thuận bằng văn bản về các điều khoản cụ thể liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng.

Điều 8: Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải giữa các Bên.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì một trong các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Bên có lỗi (gây thiệt hại) phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến vụ kiện mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp cũng như các tổn thất do ảnh hưởng của việc kiện cáo.

Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng

9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký tức ngày…./…./…..

9.2. Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu Hai Bên cùng thỏa thuận thống nhất bằng văn bản;

Hợp đồng này gồm 05 (năm) trang, được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 (hai) bản để thực hiện.

Các bên đã đọc, hiểu rõ nội dung của Hợp đồng này và cùng tự nguyện ký tên, đóng dấu xác nhận dưới đây.

Đại diện Bên A                                                                     Đại diện Bên B

Hợp đồng thuê đầu bếp mẫu 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(Số:……../HĐLĐ)

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 05 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

1. BÊN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG (viết tắt là bên A)

Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/ Mã số thuế:……………………………………………………

GCNĐKKD số:………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật:………………………………………………………

Chức danh:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

Hoặc

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

2. BÊN LAO ĐỘNG (viết tắt là bên B)

Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………

Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………

Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………

Trình độ học vấn:…………………………………………………………………………………………..

Tình trạng sức khoẻ:………………………………………………………………………………………

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Hai bên đồng ý ký kết hợp đồng lao động dựa trên các thoả thuận sau:

a) Loại HĐLĐ: …………………………… (HĐLĐ xác định thời hạn/ HĐLĐ không xác định thời hạn);

Bắt đầu từ ngày…………..đến ngày……………..(nếu là HĐLĐ xác định thời hạn);

b) Chức danh: ……………………………..;

c) Địa điểm: ……………………………..;

d) Bộ phận công tác: …………………………;

đ) Công việc:

– Kiểm tra và chuẩn bị nguyên liệu trước khi giờ làm việc;

– Chế biến món ăn theo thực đơn của nhà hàng;

– Xử lý thực phẩm tồn;

– Chịu sự quản lý, giám sát của cán bộ cấp trên;

– ………………………………………………..

e) Phương tiện đi lại: Bên B tự túc;

g) Trang thiết bị: Đồng phục (….bộ) và bộ đàm (….chiếc) do bên A cung cấp.

1.2. Những thoả thuận liên quan đến bảo hiểm, phụ cấp, lương, thưởng, thời gian làm việc,… sẽ được đề cập trong các Điều sau.

1.3. Bằng cách kí vào hợp đồng này, bên B đồng ý với tất cả điều khoản được nêu trong hợp đồng.

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

2.1. Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.

2.2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.

2.3. Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ phát sinh từ việc bên A thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.

2.4. Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.

2.2. Trách nhiệm của bên A:

a) Cung cấp nguyên liệu và trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc cho bên B;

b) Đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Điều 3 hợp đồng này;

c) Sửa chữa, bảo trì trang thiết bị nhà bếp định kì;

d) …………………………………………….

2.3. Trách nhiệm của bên B:

a) Chuẩn bị, kiểm tra nguyên liệu và trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc trước giờ làm việc;

b) Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và định lượng món ăn;

c) Quản lý, điều hành công việc tại khu vực bếp được phân công;

d) Chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm;

đ) ……………………………………………….

ĐIỀU 3: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI, THỜI GIAN LÀM THÊM GIỜ

3.1. Thời gian làm việc: ……………giờ/ ngày, từ thứ………….đến thứ……….hằng tuần.

Giờ vào làm:…………………………..

Giờ tan làm:…………………………..

3.2. Thời gian nghỉ ngơi:

a) Nghỉ trong giờ làm việc: Bên B có quyền nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục (nếu là làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục). Thời gian nghỉ ngơi sẽ được tính vào thời gian làm việc;

b) Nghỉ hằng tuần: Bên B được phép nghỉ ……. ngày trong tuần, ……… ngày 01 tháng, vào thứ …….. hằng tuần. Trường hợp bên B làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần thì ngày nghỉ đó sẽ được chuyển sang tuần tiếp theo;

c) Nghỉ lễ, Tết: Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019;

d) Nghỉ hằng năm:

– Trong trường hợp bên B làm việc đủ 12 tháng, bên B có quyền nghỉ …….ngày/ năm;

– Trong trường hợp bên B chưa làm việc đủ 12 tháng, số ngày nghỉ hằng năm tỉ lệ tương ứng với số tháng làm việc;

d) Nghỉ việc riêng, không hưởng lương: Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019.

3.3. Thời gian làm thêm giờ: Trong trường hợp bên A muốn bên B làm thêm giờ (nhưng phải được sự đồng ý của bên B) hoặc bên B có nhu cầu làm thêm giờ thì tổng số thời gian làm việc và thời gian làm thêm không quá …………giờ/ ngày, không quá …………..giờ/ tháng.

Bên A có nghĩa vụ trả tiền lương làm thêm giờ cho bên B theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019.

ĐIỀU 4: AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

4.1. Bên A có trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho bên B trong quá trình thực hiện làm việc, bao gồm:

a) Không gian làm việc: Không gian làm việc đạt tiêu chuẩn về độ thoáng, độ sạch, ánh sáng, không khói, không mùi,…

b) Trang thiết bị nhà bếp: Trang thiết bị nhà bếp được sử dụng để làm việc phải được:

– Kiểm định trước khi sử dụng;

– Kiểm định sau khi sửa chữa, cải tải mà có khả năng làm ảnh hưởng đến cấu tạo, chức năng của trang thiết bị;

– Kiểm định định kì: ….lần/ tháng;

c) Hệ thống điện, hệ thống hút khói, hệ thống nước thải trong nhà bếp: Tuân thủ quy định của pháp luật về lắp đặt, sử dụng. Cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng;

d) Trang phục làm việc: Trang phục làm việc còn nguyên vẹn, không bị nứt, vỡ, rách, hở,…;

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trong khi làm việc. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải tạm dừng công việc để khắc phục ngay lập tức;

e) Tổ chức khám sức khoẻ hằng năm;

g) Đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy trong nhà bếp;

h) Phổ biến và huấn luyện kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động cho bên B, bao gồm:

– Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;

– Nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động;

– Hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang thiết bị nhà bếp;

– Kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động;

– Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc cho bên B về quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc được quy định từ điểm a) đến điểm h) khoản 1 Điều này.

4.2. Bên B có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm các trách nhiệm sau:

a) Chấp hành đúng các nội quy, chỉ dẫn, biển báo mà bên A hướng dẫn, lắp đặt trong nhà bếp;

b) Sử dụng và bảo quản trang thiết bị nhà bếp, trang phục làm việc đúng theo quy định của bên A;

c) Khi phát hiện các nguy cơ có thể gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc gây độc hại, nguy hiểm, cần báo cáo ngay với bên A;

d) Tiến hành sơ cứu, cấp cứu hoặc khắc phục hậu quả khi có tai nạn lao động xảy ra.

4.3. Ngoài ra, các quy định liên quan đến Điều này được thực hiện theo Luật Vệ sinh, an toàn lao động năm 2015.

ĐIỀU 5: AN TOÀN THỰC PHẨM

5.1. Các bên đều có nghĩa vụ đảm bảo vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình làm việc.

5.2. Trách nhiệm của bên A:

a) Phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

b) Đảm bảo không gian làm việc theo quy định tại điểm a) khoản 4.1 Điều 4 hợp đồng này;

c) Trang bị găng tay sạch sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn;

d) Có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, gián, côn trùng và động vật gây bệnh;

đ) Bố trí khu sơ chế nguyên liệu thực phẩm, khu chế biến nấu nướng, khu bảo quản thức ăn, khu ăn uống, kho nguyên liệu thực phẩm đảm bảo riêng biệt;

e) Cung cấp nguồn nguyên liệu có xuất xứ, nguồn gốc.

5.3. Trách nhiệm của bên B:

a) Kiểm tra tình trạng, chất lượng nguyên liệu trước khi sử dụng;

b) Đủ điều kiện sức khỏe, kiến thức về an toàn thực phẩm;

c) Trang thiết bị nhà bếp được khử khuẩn sạch sẽ trước khi sử dụng và sau khi sử dụng;

d) Thực hiện chế độ vệ sinh hàng ngày; chất thải, rác thải phải được thu dọn, xử lý hàng ngày theo quy định về pháp luật bảo vệ môi trường;

đ) Thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định tại Quyết định số 246/QĐ-BYT.

ĐIỀU 6: CÁC KHOẢN CHI PHÍ BẮT BUỘC

6.1. Các loại bảo hiểm:

a) Các loại bảo hiểm trong hợp đồng này bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Mức đóng bảo hiểm được quy định như sau:

Bên ABên B
Hưu tríỐm đau – Thai sảnTai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệpBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm y tếHưu tríỐm đau – Thai sảnTai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệpBảo hiểm thất nghiệpBảo hiểm y tế
14%3%0.5%1%3%8%1%1.5%
21.5%10.5%

Theo đó, bên A sẽ đóng mức bảo hiểm là 21.5%/ năm, bên B sẽ đóng mức bảo hiểm là 10.5%/ năm;

c) Mức đóng bảo hiểm tối đa được quy định như sau:

– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế :

Mức đóng tối đa = 20 tháng x Mức lương cơ sở;

– Bảo hiểm thất nghiệp:

+ Theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức đóng tối đa = 20 tháng x Mức lương cơ sở

+ Theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức đóng tối đa = 20 tháng x Mức lương tối thiểu vùng

(Mức lương cơ sở hiện tại của năm 2022 là 1,49 triệu đồng/ tháng, mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP)

d) Bên A sẽ khấu trừ các khoản bảo hiểm theo luật khi áp dụng đối với tổng tiền lương chi trả cho bên A theo quy định của hợp đồng này và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên A sẽ cung cấp lại cho bên B các biên lai hoặc chứng từ khấu trừ vào bảo hiểm nói trên.

6.2. Các khoản thuế thu nhập cá nhân:

a) Bên B tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Bên A sẽ khấu trừ bất kì khoản thuế hoặc các khoản khác theo luật khi áp dụng đối với các khoản thu nhập chịu thuế chi trả cho bên A theo quy định của hợp đồng này và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên A sẽ cung cấp lại cho bên B các biên lai hoặc chứng từ khấu trừ vào nộp thuế và các khoản khấu trừ nói trên.

ĐIỀU 7: TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP LƯƠNG

7.1. Căn cứ tính lương: Dựa theo hệ thống chấm công bằng vân tay của bên A.

7.2. Mức lương cơ bản (chưa bao gồm lương làm thêm giờ): …………………… triệu đồng/ tháng.

7.3. Thời hạn trả lương: Ngày ……… hằng tháng.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà bên A đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì thời hạn trả lương không chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì bên A phải đền bù cho bên B một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng bên A mở tài khoản trả lương cho bên B công bố tại thời điểm trả lương.

7.4. Hình thức trả lương: ………………(Tiền mặt/ Chuyển khoản)

Nếu là chuyển khoản: Bên A sẽ chuyển tiền lương qua số tài khoản …………………….. tại ngân hàng ………………… mà bên B cung cấp.

7.5. Phụ cấp lương:

a) Trong trường hợp bên B giữ chức vụ …………., bên B còn nhận được thêm khoản phụ cấp trách nhiệm là ………………… nghìn đồng/ triệu đồng.

b) Trong trường hợp nơi ở của bên B thuộc vùng xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn, bên B còn nhận được thêm khoản phụ cấp khu vực là ………………… nghìn đồng/ triệu đồng.

7.6. Khi trả lương, lương làm thêm giờ và phụ cấp lương của bên B sẽ được bên A cộng vào mức lương cơ bản và chuyển khoản một lần.

ĐIỀU 8: QUY CHẾ NÂNG LƯƠNG

8.1. Mỗi năm một lần, bên A xem xét hiệu quả công việc kết hợp với đánh giá năng lực, thi đua hằng tháng/ hằng năm để cân nhắc nâng lương cho bên B.

8.2. So với mức lương cơ bản của vị trí đầu bếp:

a) Bếp phó tăng thêm ………… triệu đồng/ tháng so với mức lương của đầu bếp;

b) Bếp trường tăng thêm ………… triệu đồng/ tháng so với mức lương của bếp phó;

……………………………………………………..

ĐIỀU 9: QUY CHẾ KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT

9.1. Quy chế khen thưởng:

a) Trường hợp bên B có sáng kiến hay hay lao động làm việc tốt,… bên A sẽ dựa vào tính chất việc làm để trao thưởng.

b) Phần thưởng có thể là tiền mặt, giấy khen, phiếu ưu đãi khi sử dụng dịch vụ của bên A, tăng cấp bậc, tăng lương,…

9.2. Quy chế xử phạt:

a) Trường hợp bên B đi làm muộn, có ý thức, thái độ không tốt, vi phạm trách nhiệm công việc,… bên A sẽ dựa vào tính chất việc làm để kỷ luật.

b) Các hình thức kỷ luật được quy định tại khoản 9.2 Điều 9 hợp đồng này.

ĐIỀU 10: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

10.1. Các hành vi sau đây được coi là vi phạm kỷ luật lao động:

a) Vi phạm quy định về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi;

b) Không chấp hành mệnh lệnh, sự chỉ đạo của cấp trên trong hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của nhà hàng;

c) Không tuân thủ các quy định của pháp luật, của nhà hàng;

d) Vi phạm những quy định về an toàn, vệ sinh lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm;

đ) Vi phạm những quy định về bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;

e) Có hành vi trộm cắp, tham ô, lừa đảo hoặc gây rối, đe dọa tại nơi làm việc.

10.2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động:

a) Khiển trách bằng văn bản, bao gồm:

– Nhắc nhở bằng miệng: Được áp dụng khi người lao động phạm lỗi lần đầu, hành vi vi phạm rõ ràng không cần phải chứng minh nhưng ở mức độ nhẹ;

– Khiển trách bằng văn bản lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba: Ảnh hưởng đến việc xét thi đua hàng tháng/ hàng năm, thuyên chuyển hoặc xét duyệt việc gửi các thành viên đi đào tạo ở trong hoặc ngoài nước, kéo dài thời hạn nâng lương (không quá sáu tháng), chuyển sang làm công việc khác có mức lương thấp hơn (thời gian tối đa là sáu tháng), cách chức;

b) Hình thức sa thải: Áp dụng khi bên B có hành vi gây rối, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, trộm cắp, tham ô hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về an ninh, tài sản, lợi ích của nhà hàng;

c) Tạm đình chỉ công việc trong quá trình xét kỷ luật: Áp dụng trong những trường hợp bên B có những vi phạm với tính chất phức tạp, nếu xét thấy để bên B tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, bên A có quyền tạm đình chỉ công tác sau khi đã tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá ……… ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn này không quá ……… tháng. Trong thời gian đó, thành viên được tạm ứng ……..% tiền lương theo quy định của Nhà nước mà người lao động đang hưởng trước khi bị đình chỉ công tác.

10.3. Quy trình kỷ luật lao động:

a) Khi có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9.2 Điều này, bên B sẽ được yêu cầu tham gia họp kỷ luật lao động và có quyền trình bày, nêu lí do cho việc làm của mình;

b) Căn cứ vào lí do của bên B và tính chất sự việc, hình thức kỷ luật lao động sẽ được quyết định bởi Ban Kỷ luật lao động của bên A;

c) Việc ra quyết định hình thức kỷ luật lao động phải được lập thành văn bản. Bên B có trách nhiệm chấp hành hình thức kỷ luật theo đúng quy định.

ĐIỀU 11: TRỢ CẤP THÔI VIỆC, MẤT VIỆC

Các quy định về trợ cấp thôi việc, mất việc được thực hiện theo quy định tại Điều 46 và Điều 47 của Bộ luật Lao động năm 2019.

ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

12.1. Quyền của bên A:

a) Quản lý, điều hành bên B; kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công việc; đánh giá kết quả công việc của bên B;

b) Quy định và áp dụng nội quy lao động, quy chế khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

d) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bên B;

đ) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

12.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của bên B;

c) Cung cấp trang phục, trang thiết bị cần thiết để hoàn thành công việc cho bên B;

d) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với bên B và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

đ) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho bên B;

e) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

g) Trả lương đúng thời hạn và phương thức cho bên B.

ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

13.1. Quyền của bên B:

a) Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với bên A;

c) Được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm;

d) Được cung cấp trang phục, trang thiết bị cần thiết để hoàn thành công việc;

đ) Được đóng các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Được làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động;

g) Được nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

h) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với bên A và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;

i) Tham gia quản lý theo nội quy của của bên A;

k) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

l) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

m) Được trả lương đúng thời hạn và phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

13.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác quy định trong hợp đồng;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;

c) Tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của bên A;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

ĐIỀU 14: GIA HẠN HỢP ĐỒNG

14.1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

14.2. Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

14.3. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu bên B vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

ĐIỀU 15: TẠM HOÃN HỢP ĐỒNG

15.1. Hợp đồng lao động giữa hai bên được tạm hoãn khi:

a) Bên B thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

b) Bên B bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Bên B phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật Lao động năm 2019;

15.2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên B không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.

15.3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, bên B phải có mặt tại nơi làm việc và bên A phải nhận bên B trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn.

ĐIỀU 16: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

16.1. Hợp đồng lao động giữa hai bên chấm dứt khi:

a) Hết hạn hợp đồng lao động;

b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Bên B bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

d) Bên B chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

đ) Bên A là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Bên A không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;

e) Bên B bị xử lý kỷ luật sa thải;

g) Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

h) Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

i) Bên A cho bên B thôi việc theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019;

k) Chất lượng hoàn thành công việc của bên B không đáp ứng được tiêu chuẩn của bên A.

16.2. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động: Bên A phải thông báo bằng văn bản cho bên B về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt, trừ trường hợp được quy định tại điểm d) và điểm e) khoản 1 Điều này;

16.3. Mọi quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên đối với nhau sẽ kết thúc khi hợp đồng này chấm dứt, trừ quy định về điều khoản bảo mật. Trách nhiệm của hai bên đối với nhau sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.

ĐIỀU 17: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

17.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Bên B thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của bên A;

b) Bên B bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của bên B bình phục thì bên A xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với bên B;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà bên A đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) Bên B không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 11 hợp đồng này;

đ) Bên B đủ tuổi nghỉ hưu;

e) Bên B tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) Bên B không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm;

h) Bên B cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

17.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

c) Không được đảm bảo yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động và vệ sinh an toàn thực phẩm;

d) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

đ) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động;

g) Đủ tuổi nghỉ hưu;

h) Bên A cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

17.3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường trên (trừ trường hợp quy định tại điểm đ) và điểm g) khoản 1 Điều này thì bên A không phải báo trước), bên A và bên B phải báo trước cho nhau như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

ĐIỀU 18: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT

18.1. Trách nhiệm của bên A khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

a) Phải nhận bên B trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày bên B không được làm việc và phải trả thêm cho bên B một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, bên A hoàn trả cho bên B các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của bên B.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà bên B vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại hợp đồng này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

b) Trường hợp bên B không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại điểm a) Điều này bên A phải trả trợ cấp thôi việc để chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Trường hợp bên A không muốn nhận lại bên B và bên B đồng ý thì ngoài khoản tiền bên A phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho bên B nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

18.2. Trách nhiệm của bên B khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

a) Không được trợ cấp thôi việc;

b) Phải bồi thường cho bên A nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước;

c) Phải hoàn trả cho bên A chi phí đào tạo (nếu có).

ĐIỀU 19: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

19.1. Trường hợp một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì áp dụng quy định tại Điều 18 hợp đồng này.

19.2. Trường hợp bên B chứng minh được rằng bên A có các hành vi vi phạm với các điều khoản được quy định trong hợp đồng này: Bên B có quyền yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần, vật chất, danh dự, nhân phẩm, uy tín,…và thanh toán các chi phí cần thiết.

19.3. Trường hợp bên B làm lộ bí mật kinh doanh, công nghệ của bên A: Bên A có quyền xử lý vi phạm và yêu cầu bên B bồi thường theo thỏa thuận. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của bên B.

19.4. Trường hợp bên B làm hư hỏng, mất mát tài sản thuộc sở hữu của bên A: Nếu làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tài sản khác do bên A giao cho hoặc làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tùy từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ khác nhau.

a) Nếu có hợp đồng trách nhiệm: Bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

b) Nếu do thiên tai, hỏa hoạn, thảm họa, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, sự kiện khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Không phải bồi thường;

c) Nếu thuộc các trường hợp còn lại: Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động hoặc theo thoả thuận.

19.5. Trường hợp một trong hai bên vi phạm quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm:

a) Nếu bên A là bên vi phạm, bên A chịu trách nhiệm với bên thứ ba (nếu gây ra thiệt hại) và có nghĩa vụ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh.

b) Nếu bên B là bên vi phạm, bên B chịu trách nhiệm với bên thứ ba (nếu gây ra thiệt hại). Bên A và bên B cùng có nghĩa vụ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh, trong đó bên A chịu ……..% thiệt hại và bên B chịu …….% còn lại.

ĐIÊU 20: BẢO MẬT

20.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

20.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, bí mật thông tin liên quan đến nhân sự, dữ liệu tài chính, các thông tin trong nội bộ công ty, những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

20.3. Mỗi bên cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.

20.4. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 21: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

21.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết nếu có vấn đề bất lợi phát sinh và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

21.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 22: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

22.1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký kết;

22.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

22.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

22.4.. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

22.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

BÊN ABÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com