Hợp đồng mua bán lúa gạo được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hoá trên thị trường, cụ thể hàng hoá ở đây là lúa gạo. Hợp đồng này sẽ quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia giao dịch và đảm bảo cho việc giao dịch được thực hiện theo đúng thoả thuận các bên và theo quy định pháp luật.
1. Hợp đồng mua bán gạo là gì
Hợp đồng mua bán lúa gạo là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa, là sự thỏa thuận của các bên trong đó bên bán cung cấp hàng hóa (Gạo) cho bên mua trong một thời gian và địa điểm nhất định và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
2. Các nội dung cơ bản trong Hợp đồng mua bán lúa gạo
– Chủ thể ký kết: có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật; đối với tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng
– Đối tượng hợp đồng:
+ Tiêu chuẩn của lúa gạo: Gạo được mua bán có chất lượng đáp ứng các TCVN đối với từng loại gạo
+ Bảo quản: quy trình bảo quản, cách thức bảo quản để đảm bảo sản phẩm đến tay đối tác đảm bảo chất lượng
+ Số lượng: cần lưu ý cách tính khối lượng ở từng vùng miền khác nhau
+ Bao bì
+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
– Giá và thanh toán: các bên thỏa thuận cụ thể về giá trị hợp đồng (những khoản bao gồm và chưa bao gồm) và cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán, chú ý đồng tiền thanh toán trong trường hợp chủ thể ký kết là người nước ngoài
– Vận chuyển và giao nhận hàng hóa:
+ Các bên thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao nhận, thời gian giao nhận, kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận
+ Gạo là một trong những sản phẩm đặc thù cần có phường thức bảo quản nhất định để đảm bảo về chất lượng; do đó, các bên cần thỏa thuận rõ về hình thức vận chuyển và cách thức bảo quản gạo khi vận chuyển; chi phí vận chuyển cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và trách nhiệm của các bên.
– Đổi trả hàng khi không đạt chất lượng
– Thuế, phí, lệ phí: các khoản thuế, phí, lệ phí cần phải nộp khi ký kết hợp đồng, bên nào chịu trách nhiệm nộp
– Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Phạt vi phạm khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ
– Rủi ro: lưu ý thời điểm xảy ra rủi ro; trường hợp rủi ro xảy ra bên nào sẽ chịu trách nhiệm
– Chấm dứt hợp đồng: các trường hợp chấm dứt hợp đồng; lưu ý trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm khi một trong các bên tự ý chấm dứt hợp đồng
3. Điều kiện để xuất nhập khẩu lúa gạo
– Đối với chủ thể kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo
+ Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
+ Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
+ Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
– Đối với Gạo xuất nhập khẩu (Điều 17 Nghị định 107/2018/NĐ-CP)
+ Gạo xuất khẩu phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, bao bì, ghi nhãn, đóng gói, bảo quản, truy xuất nguồn gốc theo quy định của nước nhập khẩu; trừ trường hợp nhà nhập khẩu có yêu cầu khác thì thực hiện theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
+ Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm thực hiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản thóc, gạo hàng hóa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Thủ tục mua bán gạo ra quốc tế
Doanh nghiệp (đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo) thực hiện thủ tục hải quan trước khi hàng được xuất đi bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ hải quan.
Bước 2: Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá.và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.
2.1. Hồ sơ hải quan gồm:
– Tờ khai hải quan (02 bản chính)
– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
(Điều 24 Luật hải quan và Nghị định 08/2015/ND-CP)
2.2. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan:
– Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
+ Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
+ Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
2.3. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan:
Căn cứ Điều 23 Luật hải quan 2014:
“a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
5. Điều khoản trả hàng, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn
Trong kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa, một trong những điều khoản quan trọng là đối tượng hợp đồng (hàng hóa), trong hợp đồng mua bán gạo, thì chất lượng, tiêu chuẩn Gạo là điều luôn được quan tâm; nếu gạo không đạt tiêu chuẩn như đã thỏa thuận các bên cần xử lý như thế? Số lượng gạo không đạt tiêu chuẩn được giải quyết ra làm sao? Do đó, điều khoản trả hàng, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn giúp các bên giải quyết vấn đề khi gạo không đạt tiêu chuẩn và các bên cần có thỏa thuận cụ thể đối với điều khoản này:
+ Trường hợp nào gạo không đạt tiêu chuẩn: không đúng theo thỏa thuận các bên, không đúng TCVN đối với các loại gạo, số lượng không đủ,…
+ Trường hợp nào được trả gạo, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn
+ Thời hạn được đổi trả, khứ hồi gạo không đạt tiêu chuẩn
+ Xác định lỗi dẫn đến gạo không đạt tiêu chuẩn, trách nhiệm của các bên đối với gạo không đạt tiêu chuẩn
+ Cách xử lý đối với gạo không đạt tiêu chuẩn
6. Các quy định ưu đãi đối với mặt hàng lúa gạo
– Cơ chế tín dụng ưu đãi với ngành lúa gạo, hỗ trợ lãi suất tiền vay hoặc vay không cần tài sản bảo đảm đối với việc thu mua lúa gạo từ các Ngân hàng
– Ưu đãi thuế giá trị gia tăng; thuế xuất, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gạo đối với các hiệp định mà Việt Nam tham gia
+ Gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
+ Gạo bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Như vậy, trong khâu sản xuất xay xát, gạo không chịu thuế GTGT (không có thuế GTGT đối với gạo), doanh nghiệp sản xuất gạo không những không phải ứng vốn để trả thuế GTGT khi mua gạo mà còn không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã (giảm thủ tục hành chính, chi phí trong kê khai, nộp thuế GTGT); và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản xuất, kinh doanh gạo làm hạ giá thành gạo tại các khâu thương mại trung gian, qua đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
+ Gạo do doanh nghiệp sản xuất kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tại khâu cuối bán lẻ trực tiếp hoặc bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì mới phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%, đây là mức thuế suất ưu đãi so mức thuế suất 10% thông thường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh bán lẻ gạo được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trong khâu bán lẻ bảo đảm giá cả thấp, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. + Gạo xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 0%, cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào của gạo xuất khẩu theo quy định, qua đó giúp sản phẩm nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
7. Mẫu Hợp đồng mua bán lúa gạo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2020
HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA GẠO
Số: 24/2020/HĐMB
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
- Căn cứ Luật thương mại 2005;
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020. Chúng tôi gồm có:
Bên người bán ( Sau đây gọi tắt là bên A):
Tên đơn vị kinh doanh: ………………………………………………………….
Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………….
Mã số thuế: ……………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………………………………..
Số tài khoản: …………………………………………………………..
Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….
Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….
Bên mua hàng hoá (Sau đây gọi tắt là bên B):
Tên đơn vị :…………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………………………………………………..
Số tài khoản: …………………………………………………………..
Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….
Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….
Bằng hợp đồng này bên A đã thoả thuận bán cho bên B sản phẩm mỹ phẩm theo các điều khoản sau đây:
Điều 1: Phạm vi giao dịch
1. Bên A đồng ý bán cho bên B các loại hàng hoá với chất lượng và chủng loại theo bảng dưới đây:
STT | Tên hàng hoá | Chủng loại | Chất lượng | Khối lượng | Giá tiền | Tổng (VNĐ) | Ghi chú |
1 | Gạo tám… | ||||||
2 | Thóc lúa …… | ||||||
3 | |||||||
4 | |||||||
5 | |||||||
6 |
2. Thời gian thực hiện: Từ ngày …/…/….tới ngày …/…/…
3. Chất lượng gạo nêu theo bảng trên được xác định theo những tiêu chí đã ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này.
Điều 2: Tiêu chuẩn thực hiện
2.1. Chất lượng hàng hoá
– Bên A sẽ thực hiện toàn bộ việc thu hoạch và sàng lọc trước khi giao hàng hoá cho bên B.
– Chất lượng và số lượng gạo giao dịch theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này.
– Lúa giao dịch đảm bảo chưa qua xay xát, tồn dư ít cấn cặn, màu sắc vàng ươm, khô ráo.
– Toàn bộ hàng hoá bên A cung cấp phải kèm theo các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và các tài liệu đảm bảo chất lượng hàng hoá.
2.2. Quy cách bao quản
– Lúa và gạo được đóng trong các bao …… có kích thước………………………
– Các bao phải đảm bảo độ thông thoáng, chắc chắn, tránh gây hư hỏng, thất thoát hàng hoá.
2.3. Bao bì
Phía bên ngoài mỗi bao phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
– Khu vực gieo trồng: ………………..
– Tên nhà sản xuất, địa chỉ: …………………..
– Tên giống lúa, gạo: ……………….
– Thời gian thu hoạch: ……………………
– Cách bảo quản: …………………………..
– Hạn sử dụng: ……………………………
2.4. Vận chuyển
– Phương tiện vận chuyển cho giao dịch sẽ do bên A chuẩn bị và chịu trách nhiệm đảm bảo giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận.
– Chi phí cho việc vận chuyển này sẽ được tính vào giá trị Hợp đồng.
Điều 3: Thời gian và địa điểm giao dịch
– Hai bên thoả thuận sẽ giao hàng vào ……h ngày …/…/….. Thời gian giao hàng có thể thay đổi trong phạm vi 02 ngày nhưng phải được báo trước cho bên còn lại bằng văn bản kèm theo lý do việc chậm trễ giao dịch.
– Địa điểm giao dịch: Tại kho bên B có địa chỉ tại ……………………
Điều 4: Quy trình thực hiện
– Hai bên thoả thuận trước với nhau về thời gian và địa điểm giao dịch.
– Bên B phải chuẩn bị trước kho nhận hàng trước thời gian giao dịch 01 ngày.
– Tại kho bên B, hai bên tiến hành công khai kiểm tra chất lượng hàng hoá và lập thành văn bản việc kiểm tra này, có chữ ký xác nhận của cả hai bên.
– Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hàng hoá hư hỏng, thất thoát, bên B có quyền yêu cầu bên A thay thế, bổ sung hàng hoá đạt tiêu chuẩn đã thoả thuận. Việc lấy mẫu kiểm tra phải được thực hiện đúng quy trình; đối với hàng hoá có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn phải được lấy mẫu gửi tới cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn để xác nhận lỗi thuộc về bên nào.
– Sau khi kiểm tra chất lượng hàng hoá, hai bên tiến hành lập và ký biên bản giao nhận. Toàn bộ hàng hoá kể từ thời điểm này bên A sẽ không chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng.
– Trường hợp chậm trễ giao nhận hàng do lỗi của bên nào thì bên đó chịu mọi chi phí phát sinh thêm cho việc chậm trễ này.
Điều 5: Rủi ro
– Trường hợp xảy ra sự cố khiến hàng hoá bị thất thoát, hư hỏng toàn bộ trong quá trình vận chuyển, Hợp đồng này sẽ tạm ngưng thực hiên.
– Sau khi nhập kho, nếu quá trình sử dụng hàng hoá xảy ra sự cố dẫn tới thiệt hại mặc dù trước đó hai bên đã tiến hành kiểm tra theo đúng quy trình, bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Điều 6: Đặt cọc
– Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc đã quy định trong Hợp đồng này.
– Trong trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….
– Trong trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên B và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên B.
– Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên B có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.
– Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..
Điều 7: Giá trị hợp đồng
– Tổng giá trị Hợp đồng này là ……………….. VNĐ (Bằng chữ: ………….)
– Mức giá trên đã bao gồm: ………………………
– Mức giá trên chưa bao gồm: ……………………………..
– Giá của các hàng hoá bên A cung cấp có thể thay đổi trong thời gian thực hiện Hợp đồng. Khi có sự thay đổi, hai bên thoả thuận và chấp nhận mức giá thay đổi trong phạm vi … % giá trị hợp đồng ban đầu.
Điều 8: Thanh toán
1. Số tiền quy định tại Điều 5 Hợp đồng này sẽ được bên B thanh toán cho bên A qua 02 lần, cụ thể từng lần như sau:
– Lần 1 vào ngày …/…/…. thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
– Lần 2 vào ngày …/…/… thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
2. Thông tin thanh toán
Bên A trả trực tiếp cho ông/bà: …………………… Sinh năm:.. ………….
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……………………….
Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………
Hiện cư trú tại:…………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………
Hoặc: Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản số…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng…………; có biên lai xác nhận……
Điều 9: Thuế, phí, lệ phí
– Toàn bộ các loại thuế, phí, lệ phí phát sinh từ hoạt động mua bán theo Hợp đồng này sẽ do bên…. chi trả kể từ ngày hai bên tiến hành giao nhận hàng hoá. Việc chi trả của bên…. trong trường hợp này được thực hiện như sau:…………..
– Trường hợp có sự thay đổi về giá thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng dẫn tới phát sinh các chi phí khác thì khoản tiền phát sinh này sẽ do bên …. chi trả.
Điều 10: Quyền và nghĩa vụ các bên
10.1. Quyền và nghĩa vụ bên A
– Được yêu cầu bên B đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Được thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận tại Hợp đồng này.
– Thực hiện đúng và đầy đủ, bảo đảm thời gian thực hiện các công việc của mình đã quy định trong Hợp đồng này.
– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.
10.2. Quyền và nghĩa vụ bên B
– Được nhận đầy đủ số lượng hàng hoá như quy định tại Điều 1.
– Được hoàn trả, nhận bổ sung hàng hoá từ phía bên A nếu như phát hiện hàng hoá không đạt yêu cầu đã thoả thuận.
– Được bên A cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh chất lượng đảm bảo của hàng hoá giao dịch.
– Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc đã quy định tại Hợp đồng này.
– Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán như quy định tại Hợp đồng này.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.
Điều 11: Phạt vi phạm
– Nếu bên nào không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình đã ghi nhận tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền cụ thể là :………………… VNĐ (Bằng chữ:………………………….) cho lần đầu vi phạm. Nếu vi phạm những lần tiếp theo, mức phạt sẽ gấp đôi so với lần vi phạm gần nhất trước đó.
– Nếu bên B chậm thanh toán đợt 02 cho bên A cụ thể là …… ngày sau khi giao nhận hàng hoá mà hai bên không có thoả thuận nào khác thì bên B sẽ bị phạt số tiền là ….% giá trị hợp đồng này.
Điều 12: Bồi thường thiệt hại
– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên nào muốn chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng do lỗi chậm thanh toán của bên B.
– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm ngay lập tức khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng.
– Mức bồi thường thiệt hại: Hai bên sẽ chịu mức bồi thường thiệt hại trong phạm vi các thiệt hại trực tiếp do mình gây ra.
Điều 13: Bất khả kháng
– Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:
+ Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra.
+ Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng …ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
– Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.
Điều 14: Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 15: Thời hạn hiệu lực, kéo dài và tạm ngưng hợp đồng
1. Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày …/…/… ngày…/…/….Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, các thủ tục gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian tối thiểu là ……………………..ngày.
2. Trong thời gian hiệu lực, một bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên kia biết trước tối thiểu là……………………ngày.
3. Nếu bên B chậm thanh toán đợt 01 cho bên A, cụ thể là quá … ngày kể từ khi hai bên ký kết Hợp đồng này mà không có cam kết cụ thể thì bên A có quyền tạm dừng thực hiện Hợp đồng.
Điều 16: Chấm dứt hợp đồng
16.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:
a. Khi các bên thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ và kết thúc thời hạn quy định trong Hợp đồng này.
b. Nếu bên B chậm thanh toán cho bên A, cụ thể là quá … ngày kể từ ngày hai bên ký kết Hợp đồng này, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này mà không phải bồi thường cho bên B. Các bên sẽ hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của mình tính tới thời điểm Hợp đồng này chấm dứt.
c. Khi một bên vi phạm hợp đồng, hai bên đã cố gắng giải quyết nhưng Hợp đồng trên thực tế vẫn không thể tiếp tục thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Các bên sẽ hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của mình tính tới thời điểm Hợp đồng này chấm dứt.
d. Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản.
16.2. Lý do khách quan chấm dứt hợp đồng
a. Hợp đồng có thể chấm dứt trong trường hợp có dịch bệnh, thiên tai xảy ra, hai bên đã cố gắng tìm mọi cách khắc phục nhưng Hợp đồng vẫn không thể thực hiện được trên thực tế.
b. Quy định pháp luật ban hành có điều cấm liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng này.
Điều 17: Hiệu lực hợp đồng
– Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………
– Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
– Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.
Ký tên A Ký tên B
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
8. Mẫu Hợp đồng mua bán gạo tấm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO TẤM
Số:………./HĐMBGT
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Thông tư số 24/2019/TT-BYT;
– Căn cứ Thông tư số 50/2016/TT-BYT;
– Căn cứ Quyết Định số 46/2007/QĐ-BYT;
– Căn cứ QCVN 8-2:2011/BYT và QCVN 8-1:2011/BYT;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại………………………………………………………………
BÊN A (BÊN BÁN):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….
Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….
Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN MUA):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….
Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….
Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Thông tin và giá thành sản phẩm
1. Hai bên thống nhất bên B đồng ý bán gạo tấm (sản phẩm) cho bên A và bên A đồng ý mua theo yêu cầu sau:
STT | Loại gạo | Khối lượng (kg) | Đặc điểm | Chất lượng | Đơn giá (Đồng/kg) | Tổng tiền (Đồng) |
1 | Tấm tài nguyên | |||||
2 | Tấm sa mơ | |||||
… | … |
2. Đơn giá đã bao gồm tiền sản phẩm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển và các loại phí, chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Đơn giá trên là giá cố định không đổi trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp giá cả thị trường thay đổi, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận lại giá thành sản phẩm, nếu không thỏa thuận được thì hợp đồng chấm dứt
4. Trường hợp bên B muốn thay đổi khối lượng, loại sản phẩm thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày trước ngày giao hàng. Nếu quá thời gian trên, bên B vẫn muốn thay đổi thì phải chịu hoàn toàn chi phí đối với sản phẩm trước đó mà bên A đã chuẩn bị (đổi loại sản phẩm, giảm khối lượng), lúc này các bên tiến hành thỏa thuận lại thời gian, giá cả đối với sản phẩm thay đổi, sản phẩm không đổi vẫn được giao như đã thỏa thuận.
Điều 2. Chất lượng sản phẩm
1. Sản phẩm được giao cho bên B đảm bảo chất lượng, số lượng, đặc điểm theo thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này
2. Sản phẩm được đóng gói và bảo quản theo đúng quy trình đảm bảo về chất lượng
+ Bao bì: đảm bảo kích thước, không rách, ghi đầy đủ thông tin về tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, cách bảo quản, hướng dẫn sử dụng,…
+ Bảo quản: việc đóng gói phải chắc chắn, thông thoáng, không bị ẩm mốc
3. Sản phẩm không có các chất phụ gia, kim loại nặng đáp ứng các QCVN theo quy định của BYT
4. Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và các giấy tờ kiểm định chất lượng
…
Điều 3. Giấy phép (Bên A – sản xuất gạo)
1. Bên A có các giấy phép đối với mặt hàng gạo tấm bao gồm:
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất gạo (bên bán là bên sản xuất gạo)
– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
– Tự công bố chất lượng sản phẩm gạo
– Đăng ký sử dụng mã số mã vạch cho sản phẩm
– Đăng ký nhãn hiệu đối với sản phẩm gạo tấm (nếu có)
2. Trường hợp bên A có đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu gạo tấm bên A sản xuất thì phải đảm bảo không có tranh chấp với bên thứ ba và đảm bảo quyền được sử dụng của bên B đối với nhãn hiệu
Điều 4. Đặt cọc
– Bên B đặt cọc cho bên A số tiền … % giá trị hợp đồng vào ngày…sau khi ký kết hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng;
– Hình thức thanh toán: chuyển khoản vào số tài khoản cá nhân của bên A cung cấp trong hợp đồng này
– Tiền đặt cọc sẽ được khẩu trừ vào nghĩa vụ thanh toán khi hai bên đã thực hiện đúng các nghĩa vụ của hợp đồng
– Trường hợp bên B đã thanh toán tiền cọc cho bên A mà bên B đổi ý không mua sản phẩm bên A vì bất kỳ lý do nào hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bị mất tiền cọc
Ngược lại nếu bên A không thực hiện việc giao sản phẩm cho bên B theo đúng thỏa thuận thì phải trả lại tiền cọc cho bên B đồng thời thanh toán cho bên B khoản tiền bằng … % giá trị hợp đồng
Điều 5. Giá trị hợp đồng và Thanh toán
1. Giá trị hợp đồng: … Đồng, bằng chữ:…….
Thuế VAT (nếu có): ……………….
Tổng giá trị hợp đồng;………..Đồng, bằng chữ:……..
2. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
3. Phương thức: Bên A thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên B trong thời hạn…ngày sau khi các bên nghiệm thu và bàn giao sản phẩm trong từng lần vận chuyển và bên A cung cấp đầy đủ hồ sơ thanh toán cho bên B
Hồ sơ thanh toán bao gồm:
+ Biên bản đề nghị thanh toán
+ Phiếu nhập kho, xuất kho (có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của hai bên)
+ Bảng kê khai khối lượn và giá thành sản phẩm trên thực tế
+ Biên bản nghiệm thu
+ Biên bản đối chiếu công nợ
3. Bên B thanh toán cho bên A theo đúng thời hạn trong hợp đồng nếu không chịu lãi suất chậm trả bằng … %/năm đối với số tiền chậm thanh toán kể từ thời điểm chậm thanh toán đến thời điểm thanh toán trên thực tế. Thời hạn chậm thanh toán:… ngày, quá thời hạn này mà bên B không thanh toán thì phải chịu lãi suất … %/năm, bồi thường cho bên A bằng … giá trị hợp đồng
Bên B được quyền tạm hoãn việc thanh toán cho bên A nếu bên A không cung cấp đủ hồ sơ thanh toán theo thỏa thuận tại Điều 4.3 của Hợp đồng này
Điều 6. Nghiệm thu và Giao nhận sản phẩm
1. Giao nhận sản phẩm
a) Thời gian giao nhận:…
b) Địa điểm giao nhận: giao tại kho của bên B địa chỉ …
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ, thời gian giao hàng thì bên B phải thông báo bằng văn bản cho bên A trước … ngày kể từ ngày đến hạn giao hàng. Chi phí phát sinh thêm về việc chuyển địa điểm; chi phí bảo quản do thay đổi thời gian giao hàng do bên B chịu trách nhiệm.
c) Bên A chịu trách nhiệm phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay bên B
Bên B phải mua bảo hiểm đối với hàng hóa, việc vận chuyển đối với sản phẩm cung cấp cho bên B; trường hợp có rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển đối với hàng hóa bên A tiến hành các thủ tục cần thiết với bên bảo hiểm để được bồi thường. Bên B không chịu bất kỳ trách nhiệm nào xảy ra đối với sản phẩm trong quá trình vận chuyển
2. Nghiệm thu
a) Trước khi giao hàng bên A thông báo cho bên B trước … ngày và bên B cử người có trình độ chuyên môn đến kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại của sản phẩm, việc nghiệm thu phải được lập thành biên bản và có chữ ký đại diện có thẩm quyền của hai bên.
b) Biên bản nghiệm thu bao gồm: bao bì, số lượng, chủng loại,…
c) Trường hợp khi kiểm tra hàng mà bên B phát hiện sản phẩm không đạt yêu cầu đã thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng và yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo sản phẩm được giao theo đúng yêu cầu và bên A phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ chi phí của mình
3. Việc giao nhận hàng chỉ hoàn tất khi bên B đã kiểm tra sản phẩm và đạt chất lượng theo đúng thỏa thuận và đại diện có thẩm quyền hai bên ký vào biên bản nghiệm thu
Điều 7. Đổi trả sản phẩm
1. Bên B được quyền đổi, trả sản phẩm trong trường hợp sau:
– Sản phẩm được giao không đúng chủng loại
– Bao bì nhận được bị rách, ẩm mốc, không đảm bảo chất lượng
– Các thông tin được ghi trên bao bì không rõ ràng, đầy đủ, không có mã vạch sản phẩm
2. Bên A có nghĩa vụ tiến hành việc đổi, trả, xử lý sản phẩm không đạt yêu cầu cho bên B và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ chi phí của mình
3. Thời hạn đổi trả: … ngày kể từ ngày bên B yêu cầu bên A đổi, trả sản phẩm; hết thời hạn trên bên A không tiến hành đổi trả, sản phẩm cho bên B thì bên B có quyền hủy hợp đồng, các chi phí phát sinh đối với việc xử lý sản phẩm do bên A chịu trách nhiệm
Điều 8. Bảo hành
1. Bên A tiến hành bảo hành đối với sản phẩm cho bên B trong vòng … ngày kể từ ngày các bên hoàn tất việc nghiệm thu
2. Hình thức bảo hành: đổi trả sản phẩm không đạt chất lượng bằng sản phẩm mới
3. Phạm vi bảo hành: chất lượng sản phẩm không đúng thông tin trên bao bì; các lỗi, sai sót trong khâu sản xuất của bên A
Trường hợp do lỗi bên B khiến sản phẩm sau khi nghiệm thu bàn giao không đảm bảo chất lượng thì sẽ không được bảo hành
4. Trong thời hạn … ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hành bên A tiến hành bảo hành sản phẩm cho bên B nếu không bồi thường cho bên B bằng … giá trị hợp đồng
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Đảm bảo sản phẩm cung cấp cho bên B có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo các thỏa thuận tại Điều 1, 2 của Hợp đồng này
2. Cung cấp các hóa đơn, chứng từ, hồ sơ thanh toán theo đúng quy định trong hợp đồng
3. Nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn như đã thỏa thuận
4. Đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện thực hiện việc giao và bảo quản sản phẩm cho bên B trong quá trình vận chuyển
5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng này
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để bên B thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận
2. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền hợp đồng cho bên A
3. Kiểm tra và giao nhận hàng hóa khi bên A giao hàng
4. Bảo hành đối với sản phẩm theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng
5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này
Điều 11. Rủi ro
1. Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra
2. Bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với sản phẩm trong khoảng thời gian vận chuyển theo quy định tại Điều 6.1.c của hợp đồng này
3. Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với sản phẩm sau khi các bên tiến hành nghiệm thu và bàn giao sản phẩm tại kho của bên B
Trường hợp sản phẩm do bên B cung cấp cho bên thứ 3 không đảm bảo chất lượng, phát hiện có chứa các thành phần vượt quá quy định, không đảm bảo vệ sinh an toàn mà không phải do lỗi bên B thì bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường cho bên B
Điều 12. Bất khả kháng
1. Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra khiến một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không phải là cơ sở để phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại.
2. Các bên thống nhất các sự kiện được xem là bất khả kháng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, đại dịch (covid 19,…);…
Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra các bên phải thông báo ngay cho bên còn lại (email, tin nhắn,…) và nêu rõ tình trạng trong vòng … ngày
4. Bên bị thiệt hại phải tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra
3. Các bên có quyền tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng nhưng phải thông báo cho bên còn lại được biết trong thợi hạn … ngày kể từ ngày có dự định tạm ngừng hợp đồng
Điều 13. Vi phạm hợp đồng
1. Trường hợp các bên vi phạm bất kì nghĩa vụ nào trong hợp đồng này thì bị phạt … giá trị hợp đồng và bồi thường cho bên còn lại … giá trị hợp đồng
2. Nếu một trong các bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được quy định trong hợp đồng này thì phải chịu phạt … giá trị hợp đồng và bồi thường cho bên còn lại … giá trị hợp đồng, đồng thời thanh toán các chi phí hợp lý mà bên kia đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng
Điều 14. Cam kết
1. Cam kết của bên A
– Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các thông tin được in trên bao bì sản phẩm phản ánh đúng và đầy đủ về sản phẩm
– Sản phẩm đáp ứng các QCVN, quy định về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật
2. Cam kết của bên B
– Đáp ứng các điều kiện về bảo quản đối với sản phẩm
– Không có bất kì hành vi nào gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm do bên A cung cấp
3. Hợp đồng được hình thành trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận, không gượng ép, lừa dối. Các bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng
4. Bên nào vi phạm cam kết phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng chi phí của mình và bồi thường cho bên còn lại bằng … giá trị hợp đồng
Điều 15. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp:
– Hai bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng
– Theo thỏa thuận của các bên
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định trong hợp đồng này
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2. Trường hợp một trong các điều, khoản, điểm của hợp đồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật, phán quyết của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được các bên tiến hành thỏa thuận lại và được đưa vào phụ lục của hợp đồng
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………
Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.
4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu phát sinh bất kỳ tranh chấp nào sẽ được các bên thượng lượng để giải quyết. Thời gian thương lương… ngày, hết thời hạn trên mà tranh chấp vẫn chưa được giải quyết thì các bên có thể khở kiện ra Tòa án có thẩm quyền
…………., Ngày….. tháng…. năm…. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
9. Mẫu Hợp đồng cung cấp gạo cho trường học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP GẠO CHO TRƯỜNG HỌC
Số:………./HĐDV
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Thông tư số 24/2019/TT-BYT;
– Căn cứ Thông tư số 50/2016/TT-BYT;
– Căn cứ Quyết Định số 46/2007/QĐ-BYT;
– Căn cứ TCVN 11888:2017; TCVN 11889:2017;
– Căn cứ QCVN 8-2:2011/BYT và QCVN 8-1:2011/BYT;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại………………………………………………………………
BÊN A (BÊN CUNG CẤP):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….
Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….
Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN TIÊU THỤ):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….
Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….
Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Đối tượng giao dịch
1.1. Bên A đồng ý cung cấp gạo (sản phẩm) theo yêu cầu của bên B và bên B đồng ý mua, cụ thể:
STT | Loại gạo | Khối lượng (kg) | Đặc điểm | Chất lượng | Đơn giá (Đồng/kg) | Tổng tiền (Đồng) |
1 | ||||||
… | … |
– Trường hợp bên B muốn thay đổi sản phẩm thì phải báo trước cho bên A trong thời hạn … ngày trước khi đến hạn giao hàng; nếu quá thời hạn trên bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng chi phí của mình đối với sản phẩm được cung cấp theo thoả thuận ban đầu của các bên
– Giá trên là giá tạm tính, trường hợp bên B có thay đổi khối lượng cung cấp trong quá trình thực hiện hợp đồng thì sẽ được tính lại dựa trên các lần giao nhận thực tế.
– Đơn giá trên cố định trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác khi giá cả thị trường thay đổi, trường hợp không thỏa thuận được thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trong thời gian…kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
1.2. Chất lượng
– Sản phẩm được giao cho bên B đảm bảo chất lượng, số lượng, đặc điểm theo thỏa thuận tại Điều 1.1 của hợp đồng này
– Sản phẩm được đóng gói và bảo quản theo đúng quy trình đảm bảo về chất lượng
– Sản phẩm không có các chất phụ gia, kim loại nặng đáp ứng các TCVN, QCVN theo quy định của pháp luật
– Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và các giấy tờ kiểm định chất lượng
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng
1. Bên A sẽ cung cấp gạo cho bên B trong …… tháng
+ Ngày bắt đầu:…
+ Ngày kết thúc:…
2. Trường hợp hết thời hạn tại khoản 1 Điều này mà hai bên không có bất kỳ thỏa thuận nào khác thì Hợp đồng sẽ tự động gia hạn theo khoảng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.
Điều 3. Kiểm tra và giao nhận hàng hóa
1. Vận chuyển
Bên A chịu trách nhiệm phương tiện vận chuyển gạo đến cho bên B và phải đáp ứng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo quản sản phẩm trong quá trình vận. Chi phí vận chuyển được tính vào giá trị hợp đồng
Mọi mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển dẫn đến việc sản phẩm giao đến cho bên B không đảm bảo theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng, mà bên A vẫn đang còn thời hạn thực hiện công việc hoặc theo yêu cầu bên B thì bên A có trách nhiệm khắc phục thiệt hại bằng việc đổi trả, khứ hồi sản phẩm theo đúng yêu cầu cho bên B;
2. Thời gian và địa điểm giao nhận
– Thời gian: từ … giờ đến … giờ ngày … hàng tháng
– Địa điểm giao nhận:………
– Trường hợp bên B muốn thay đổi thời gian, địa điểm giao hàng thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày trước ngày giao hàng; nếu không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với sản phẩm được giao theo thỏa thuận ban đầu.
– Việc giao nhận hoàn tất khi đại diện các bên đã tiến hành kiểm tra và ký vào biên bản giao nhận hàng hóa, bên B phải xuất hóa đơn thanh toán cho bên A trong vòng … ngày kể từ ngày hoàn tất việc giao nhận
3. Kiểm tra sản phẩm
Trước khi vận chuyển sản phẩm địa điểm giao nhận, bên A phải thông báo cho bên B trong vòng … giờ để bên B cử người đến kiểm tra và lập biên bản có chữ ký của đại diện hai bên
Bên B lập biên bản tiến hành kiểm tra khối lượng, bao bì đóng gói, loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, hóa đơn thanh toán…Nếu sản phẩm đạt yêu cầu các bên tiến hành ký biên bản giao nhận sản phẩm
Trường hợp trong quá trình kiểm tra bên B phát hiện sản phẩm không đúng theo thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng có quyền từ chối nhận hàng; yêu cầu bên A giảm giá hoặc đổi trả sản phẩm; mọi chi phí phát sinh trong trường hợp này do bên A chịu trách nhiệm.
Điều 4. Giá trị hợp đồng
1. Giá trị hợp đồng:….Đồng, bằng chữ:…
Thuế VAT (nếu có):……
Tổng giá trị hợp đồng:….. Đồng, bằng chữ:…
2. Giá trên đã bao gồm giá sản phẩm, chi phí đóng gói, bảo quản, chi phí vận chuyển, thuế, phí, lệ phí và các chi phí cần thiết khác để thực hiện việc cung cấp sản phẩm cho bên B
Điều 5. Thanh toán
1. Hình thức: trực tiếp hoặc chuyển khoản
2. Cách thức thanh toán: Bên B sẽ thanh toán 100% tiền hàng cho bên A tại thời điểm hoàn tất việc giao nhận hàng sau khi kiểm tra hóa đơn chứng từ mà bên A cung cấp
3. Bên B phải thanh toán tiền cho bên A theo đúng thỏa thuận tại điều này, trường hợp bên A không cung cấp hóa đơn chứng từ thanh toán bên B có quyền tạm hoãn việc thanh toán cho đến khi bên A cung cấp đủ hóa đơn chứng từ
4. Trường hợp bên B chậm thanh toán cho bên A thì phải chịu lãi suất bằng … %/năm đối với số tiền chậm trả.
Bên B có thể thỏa thuận với bên A về việc gia hạn thời gian thanh, việc gia hạn phải được lập thành biên bản và có chữ ký của đại diện hai bên; trường hợp quá thời gian gia hạn mà bên B vẫn không thanh toán đầy đủ tiền cho bên A thì bên B sẽ phải chịu lãi suất chậm trả bằng ….%/năm đối với số tiền chậm trả kể từ thời điểm chậm thanh toán.
5. Bên A chỉ tiến hành giao hàng trong các lần tiếp theo nếu bên B thanh toán …% giá trị đơn hàng trước đó
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
5.1. Bên A có các nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ sản phẩm theo đúng khối lượng, chất lượng đã thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này;
b) Đảm bảo điều kiện về phương tiện, bảo quản sản phẩm trong khi vận chuyển ;
c) Không đựơc giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên B;
d) Báo ngay cho bên B trong trường hợp không thể thực hiện thỏa thuận theo Điều 1 của Hợp đồng này;
5.2. Bên A có các quyền:
a) Yêu cầu bên B cung cấp đủ thông tin, tài liệu theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này để bên A thực hiện công việc;
b) Yêu cầu bên B trả tiền theo đúng quy định tại Điều 5 của Hợp đồng này.
5.3. Các quyền và nghĩa vụ khác mà pháp luật và hợp đồng này có quy định
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1. Bên B có nghĩa vụ:
a) Thanh toán đầy đủ cho bên A theo đúng thỏa thuận;
b) Cung cấp cho bên A đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc;
c) Kiểm tra sản phẩm và ký xác nhận biên bản giao nhận;
d) Đổi trả sản phẩm trong trường hợp:
– Trong quá trình sử dụng phát hiện sản phẩm có chứa các chất gây hại cho sức khỏe, vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định của pháp luật
– Sản phẩm được giao đến không đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này
– Bao bì đóng gói rách, hư hỏng
6.2. Bên B có quyền:
a) Yêu cầu bên A cung cấp sản phẩm theo đúng thỏa thuận quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này;
b) Trường hợp sản phẩm được cung ứng không đáp ứng thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này thì bên B có quyền trả hàng và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bên A giảm giá tiền đối với lần giao dịch đó
6.3. Các quyền và nghĩa vụ khác mà pháp luật và hợp đồng này có quy định.
Điều 8. Thông báo
1. Địa chỉ, tên người nhận thông báo:
– Bên A:……………………..
– Bên B:………………………
2. Hình thức thông báo giữa các bên: fax, tin nhắn, zalo,…
3. Bất kỳ thông báo, yêu cầu, thông tin, … phát sinh liên quan đến hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Hai bên thống nhất rằng, các thông báo, yêu cầu,… được coi là đã nhận nếu gửi đến đúng địa chỉ, đúng tên người nhận thông báo, đúng hình thức thông báo theo thỏa thuận tại khoản 1, khoản 2 Điều này và trong thời gian như sau:
a) Vào ngày gửi trong trường tin nhắn điện thoại; zalo báo thành công
b) Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển fax thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng fax;
5. Các bên phải thông báo bằng văn bản cho nhau biết nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo; trường hợp đã có thay đổi mà bên có thay đổi không thông báo lại cho bên kia biết thì bên gửi thông báo không chịu trách nhiệm về việc bên có thay đổi không nhận được các văn bản thông báo.
Điều 9. Trách nhiệm vi phạm hợp đồng
1. Bên A giao sản phẩm cho bên B không đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì bị phạt … giá trị hợp đồng bị vi phạm;
2. Bên B không thanh toán cho bên A trong thời hạn thỏa thuận bị phạt … giá trị hợp đồng bị vi phạm;
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc trường hợp được quy định trong hợp đồng này chịu phạt … giá trị hợp đồng bị vi phạm;
4. Vi phạm bất kỳ điều khoản nào khác ngoài trường hợp tại khoản 1, 2, 3 Điều này bị phạt … giá trị hợp đồng bị vi phạm;
5. Bên vi phạm phải bồi thường cho bên còn lại bằng … % giá trị hợp đồng
Điều 10. Rủi ro, bất khả kháng
1. Rủi ro
– Bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với rủi ro xảy ra với sản phẩm trước và trong quá trình vận chuyển hàng cho bên B
Trường hợp bên B thay đổi thời gian nhận hàng, bên A phải thực hiện các biện pháp bảo quản cần thiết đối với sản phẩm đã chuẩn bị cho bên B, nếu bên A không áp dụng các biện pháp bảo quản cần thiết dẫn đến sản phẩm không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận thì phải đổi trả sản phẩm mới cho bên B trước khi vận chuyển.
Nếu bên A đã áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo quản hàng hóa nhưng vẫn gây ra thiệt hại cho sản phẩm thì bên B sẽ phải chịu một phần trách nhiệm bằng … % giá trị hàng hóa bị thiệt hại
– Bên B phải chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro xảy ra sau khi các bên hoàn tất việc nghiệm thu và bàn giao sản phẩm
Trong trường hợp bên đã nhận sản phẩm nhưng trong quá trình sử dụng phát hiện sản phẩm có chứa các chất không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vượt quá quy định theo quy định của pháp luật Việt nam mà không xuất phát từ lỗi bên B thì bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng chi phí của mình.
2. Bất khả kháng
– Bất khả kháng là một sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra và không thể lường trước khi ký kết Hợp đồng, các bên thống nhất các trường hợp được xác định bất khả kháng bao gồm: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh, dịch bệnh (đại dịch – covid 19).
– Khi sự việc bât khả kháng xảy ra, Bên bị thiệt hại phải áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa thiệt hại, và thông báo ngay cho bên còn lại trong trường hợp tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng
– Nếu một bên bị cản trở việc thực hiện nghĩa vụ bởi sự kiện bất khả kháng và đã thông báo cho bên còn lại trong thời hạn … ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng xảy ra thì phải được tạm ngừng việc thực hiện nghĩa vụ trong thời gian diễn ra tình trạng bất khả kháng và không được xem là vi phạm trong trường hợp này. Hợp đồng tiếp tục được thực hiện sau khi sự kiện bất khả kháng kết thúc, các bên thỏa thuận lại về thời gian giao hàng.
Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
– Bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán
– Bên B có những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh sản phẩm do bên A cung cấp
2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
– Phát hiện sản phẩm mà bên A cung cấp không đảm bảo chất lượng, chứa các chất gây hại cho sức khỏe vượt quá ngưỡng quy định cho phép
– Bên A giao sản phẩm không đúng thỏa thuận theo Điều 1 của hợp đồng này quá … lần mặc dù đã áp dụng biện pháp khắc phục
– Thường xuyên giao sản phẩm quá thời gian quy định (quá … lần) mặc dù bên B đã nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm
3. Trường hợp các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo cho bên còn lại được biết trong vòng … ngày trước khi chấm dứt hợp đồng và phải nêu rõ lý do chấm dứt
Điều 12. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng được ký kết giữa các bên chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và không có bất kỳ thỏa thuận nào khác
2. Theo thỏa thuận của các bên
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 11 của Hợp đồng này
3. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Điều 13. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng trong thời hạn …. kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng thương lượng, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Điều 14. Các thỏa thuận khác
1. Hợp đồng được ký kết bằng sự thiện chí, bình đẳng giữa các bên, không có sự lừa dối, cưỡng ép. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng theo đúng thỏa thuận nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm;
2. Các bên cam kết về tính chính xác về các thông tin mà các bên cung cấp trong quá trình giao kết hợp đồng này;
3. Trong trường hợp có bất kỳ điều, khoản, điểm nào trong quá trình thực hiện hợp đồng bị vô hiệu, không còn giá trị sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do sự thay đổi của pháp luật thì không làm ảnh hưởng đến các điều, khoản, điểm còn lại trong hợp đồng; điều khoản vô hiệu được các bên tiến hành thỏa thuận lại theo đúng quy định pháp luật;
4. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………
Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.
…………., Ngày….. tháng…. năm…. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ –> GỌI NGAY 1900.0191
Bài viết liên quan: