Hưỡng dẫn soạn Hợp đồng mua bán hải sản

Hợp đồng mua bán hải sản và các loại nông sản đánh bắt, nuôi trồng được thỏa thuận như thế nào. Mời các bạn theo dõi biểu mẫu chúng tôi cung cấp.

Hợp đồng mua bán hải sản là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên bán chuyển quyền sử dụng tài sản là một số lượng hải sản nhất định cho bên mua còn bên mua trả tiền cho bên bán.

1. Hợp đồng mua bán hải sản sử dụng trong trường hợp nào

Hợp đồng mua bán hải sản được sử dụng khi một cá nhân, tổ chức muốn nhập hải sản số lượng lớn hoặc muốn làm việc lâu dài với cá nhân, tổ chức kinh doanh mặt hàng hải sản.

Khi đó, hợp đồng mua bán hải sản trở thành căn cứ để các bên thực hiện việc mua bán hải sản, giải quyết tranh chấp, ràng buộc trách nhiệm,…

2. Công việc của các bên trong Hợp đồng mua bán hải sản

Hợp đồng mua bán hải sản bao gồm 2 bên: Bên bán và bên mua. Về cơ bản, công việc của các bên như sau:

  • Bên bán: cung cấp hải sản đúng số lượng cho bên mua; báo giá cho bên mua; đảm bảo chất lượng hải sản,…
  • Bên mua: cung cấp thông tin về số lượng hải sản mình muốn mua, nhận và thanh toán số hải sản mình đã đặt,…

Các bên có thể thoả thuận với nhau về công việc, trách nhiệm, mức phạt khi không thực hiện hoặc thực hiện sai công việc một cách cụ thể trong hợp đồng mua bán hải sản.

3. Quy định về việc nhập khẩu thuỷ hải sản

CCPL:

  • Luật Thuỷ sản năm 2017;
  • Luật Thú y năm 2015;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 06/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 84/2021/NĐ-CP);
  • Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Thông tư 26/2016/ TT-BNNPTNT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT).

3.1. Luật Thuỷ sản năm 2017:

Theo khoản 1, khoản 4 Điều 98 Luật Thuỷ sản năm 2017:

  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

3.2. Luật Thú y năm 2015:

Theo Điều 53 Luật thú y năm 2015:

Điều 53: Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:

a) Động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch;

b) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;

c) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định;

d) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, và c khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.

2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:

a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch;

b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;

d) Quy định, cụ thể về nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.”

3.3. Nghị định 15/2018/NĐ-CP

a) Theo Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về Yêu cầu đối với sản phẩm động vật thuỷ sản:

  • Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
  • Đối với sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
  • Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).

b) Theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về Nội dung ghi nhãn bắt buộc:

“Riêng đối với sản phẩm nhập khẩu, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi trên nhãn sản phẩm phải thể hiện: tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân tự công bố hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm.”

3.4. Nghị định 06/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP)

Các loài thủy sản thuộc Phụ lục I Công ước CITES nhập khẩu vì mục đích thương mại phải đảm bảo đáp ứng quy định của Công ước CITES.

3.5. Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT

a) Theo Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về an toàn thực phẩm thuỷ sản:

“Nếu hàng hóa nhập khẩu của Công ty/cá nhân thuộc các Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản ban hành kèm Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sẽ phải thực hiện kiểm dịch động vật. Việc quản lý chất lượng hàng nhập khẩu về ATTP thực hiện theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.”

b) Theo Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch:

“Điều 4. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam);

c) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh Mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

d) Bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh Mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; động vật thủy sản làm thực phẩm không có tên trong Danh Mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

3. Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về:

a) Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản của nước ngoài. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa;

c) Bản sao Giấy phép theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;

d) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu có, thông báo triệu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, bảng kê danh Mục hàng hóa) đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về.

4. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản:

a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo mẫu 04 TS (mẫu 05 TS đối với hàng nhập, xuất kho ngoại quan) Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Hợp đồng thương mại có xác nhận của doanh nghiệp;

c) Bản sao Giấy phép theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;

d) Bản sao Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

đ) Bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

e) Bản sao Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

g) Bản sao Quyết định thành lập kho ngoại quan có xác nhận của doanh nghiệp, trường hợp thuê kho thì phải có Hợp đồng thuê kho ngoại quan có xác nhận của doanh nghiệp (đối với hàng nhập, xuất kho ngoại quan).

5. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm:

a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);

c) Bản sao Giấy phép xuất khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu phải đề nghị cấp phép theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

6. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:

a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

7. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:

a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời Điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch khi kiểm tra hàng hóa.”

c) Theo Điều 13 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật thuỷ sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:

“Điều 13: Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước

1. Đăng ký kiểm dịch

a) Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này đến Cục Thú y. Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;

b) Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch qua thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

2. Khai báo kiểm dịch

a) Sau khi Cục Thú y có Văn bản đồng ý, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trước khi hàng đến cửa khẩu nhập;

b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa Điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.

3. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu

a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa Điểm cách ly kiểm dịch;

b) Nơi cách ly kiểm dịch được bố trí tại địa Điểm bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra và giám sát trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.

Trường hợp động vật thủy sản nuôi ở lồng, bè trên biển thì phải được nuôi cách ly ở lồng, bè cách biệt với khu vực nuôi trồng thủy sản; nếu động vật thủy sản nuôi tại cơ sở trên đất liền phải được nuôi cách ly ở bể, ao riêng biệt.

c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra Điều kiệu vệ sinh thú y bảo đảm Điều kiện để cách ly kiểm dịch và thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng, Cục Thú y qua thư điện tử hoặc fax, sau đó gửi bản chính.

4. Nội dung kiểm dịch

a) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật thú y;

b) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: Lấy mẫu giám sát chất tồn dư độc hại theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: Không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

b) Ngay sau khi kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật khỏe mạnh, các xét nghiệm bệnh theo quy định đạt yêu cầu, thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;

c) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

6. Thông báo vi phạm: Trường hợp phát hiện lô hàng Vi phạm các chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng Văn bản cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành Điều tra nguyên nhân, yêu cầu có hành động khắc phục và báo cáo kết quả.

Chủ hàng có trách nhiệm thực hiện việc xử lý lô hàng vi phạm theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.”

– Việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thủy sản dùng làm thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

– Tất cả các loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước CITES khi xuất khẩu, nhập khẩu phải có Giấy phép CITES theo quy định của Công ước CITES, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 (có hiệu lực từ ngày 30/11/2021)), Nghị định số 26/2019/NĐ-CP 

  • Căn cứ Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

 Nếu hàng hóa nhập khẩu của Công ty/cá nhân thuộc các Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản ban hành kèm Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sẽ phải thực hiện kiểm dịch động vật. Việc quản lý chất lượng hàng nhập khẩu về ATTP thực hiện theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

*Cập nhật: Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

4. Thuế suất trong Hợp đồng mua bán hải sản

CCPL: Thông tư 219/2013/TT-BTC.

a) Đối tượng không chịu thuế GTGT:

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm “sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu”.

Như vậy, trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hải sản là mặt hàng hải sản nhập khẩu thì không phải nộp thuế GTGT.

b) Đối tượng chịu thuế suất 5%:

Theo khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng chịu thuế 5% bao gồm “sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại..”

Như vậy, trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hải sản là mặt hàng hải sản trong nước thì phải nộp thuế GTGT là 5%.

5. Mức phạt khi kinh doanh hải sản không rõ nguồn gốc

CCPL: Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hải sản không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;

b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;

c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, hành vi bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chínhvới mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
 

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

6. Mẫu Hợp đồng mua bán hải sản


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

…………., ngày… tháng…. năm…..

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HẢI SẢN

(Số:……/HĐMB-…….)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ…;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:

Bên Bán (Bên A):

Ông/Bà:……………………………….                          Sinh năm:………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:…………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………

Căn cứ đại diện:…………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….

Và:

Bên Mua (Bên B):

Ông/Bà:……………………………….                          Sinh năm:..………

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:………………………….

(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:

Công ty:…………………………………………………………………

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………………………………….   Chức vụ:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………

Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ:…………………

Căn cứ đại diện:…………………………………..)

Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….

Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán hải sản số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán ….. kilôgam….. (hải sản) cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. Nội dung Hợp đồng như sau:

Điều 1. Đối tượng Hợp đồng hải sản

Bên A đồng ý bán số lượng hải sản được liệt kê dưới đây cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

STTChủng loạiĐặc điểmChất lượngSố lượngGiá tiềnTổng (VNĐ)Ghi chú
1       
2       
       

Chất lượng của số hải sản mà Bên A bán cho Bên B theo Hợp đồng này được xác định dựa trên những tiêu chí sau:…………………………. / theo Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này

Điều 2. Giá cả và phương thức thanh toán

Bên A đồng ý bán toàn bộ số hải sản đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).

Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….

Và chưa bao gồm:…………………………………

Toàn bộ số tiền này sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:

– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………

Số tiền trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho Ông:………………………………….               Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:

Ông:………………………….                           Sinh năm:…………

Chức vụ:………………………

Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….

(Hoặc:

Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……….)

Ngoài ra, nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền phát sinh trên/… sẽ do Bên …. gánh chịu.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng

Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..

Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,…………….  thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:

…………………

2.Địa điểm và phương thức thực hiện

Toàn bộ số hải sản đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B tại địa điểm…………………….  qua … đợt, cụ thể từng đợt như sau:

– Đợt 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………

– Đợt 2. Vào ngày..…/…../….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….

Trước khi số hải sản trên được giao cho Bên B, bên A có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo quản sau:……………………………. để đảm bảo……………

Việc giao- nhận số hải sản trên phải được Bên A giao trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Và ngay khi nhận được số hải sản trong từng lần mà Bên A giao tới theo thỏa thuận, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng của số hải sản đã được giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng hải sản đã nhận cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:

Ông………………………..                               Sinh năm:………..

Chức vụ:…………….

Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….

Trong thời gian… ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số hải sản đã ghi nhận theo Biên bản/…, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ….… của số hải sản đã nhận không đúng thỏa thuận/……………….. đồng thời yêu cầu Bên A……………..

Điều 4. Đặt cọc

Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số hải sản đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung thỏa thuận, trừ trường hợp…………..

-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………

-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…

-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 5. Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

Cam kết thực hiện đúng các quy định về an toàn vệ sinh,…. theo quy định của pháp luật và khu vực.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:

-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)

-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….

-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.

-…

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít  nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:

– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;

– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;

– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

– …

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..

Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…

Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….

 

 

Bên A

………., ngày…. tháng…. năm………..

Bên B

7. Mẫu Hợp đồng mua bán thức ăn thuỷ sản

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỨC ĂN THUỶ SẢN 

(Số:…./…../HĐMB)

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2017;

Căn cứ Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; 

Căn cứ Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn thuỷ sản;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Căn cứ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thuỷ sản số ………….;

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

1. BÊN MUA (viết tắt là bên A)

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………

– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………

– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………

– Số điện thoại:..…………………………………Email:……………………..……………………..

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

2. BÊN BÁN (viết tắt là bên B)

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………

– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………

– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………

– Số điện thoại:..…………………………………Email:……………………..……………………..

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

1.1. Các bên tham gia hợp đồng này trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

1.2. Bên B đồng ý bán số lượng lớn thức ăn thuỷ sản cho bên A và bên A đồng ý mua theo chính sách giá của bên B. 

a) Danh sách thức ăn thuỷ sản:

STTTên thức ăn thuỷ sảnPhân loạiĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
       
       

b) Quy cách phẩm chất thức ăn thuỷ sản:

STTTên thức ăn thuỷ sảnBao bìKhối lượngĐặc điểmGhi chú
      
      

1.3. Bằng cách kí vào hợp đồng này, các bên đồng ý với mọi điều khoản trong đây.  

ĐIỀU 2: ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

2.1. Bên A cam kết:

a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành …….. số ………………;

b) Đạt đủ điều kiện về cơ sở mua bán thức ăn thuỷ sản quy định tại Điều 33 Luật Thuỷ sản năm 2017 và Điều 8 Nghị định 39/2017/NĐ-CP.

2.2. Bên B cam kết:

a) Thức ăn thuỷ sản nằm trong Danh mục thức ăn thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam và vẫn còn thời hạn lưu hành;

b) Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thuỷ sản số …………….;

c) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành …….. số …………….

ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

3.1. Trách nhiệm chung của các bên:

a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba (nếu có);

b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng;

c) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.

3.2. Trách nhiệm của bên A:

Bên A cam kết thanh toán cho bên B theo giá mỗi đơn đặt hàng theo thời hạn, phương thức đã thoả thuận, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong hợp đồng. 

3.3. Trách nhiệm của bên B:

Bên B cam kết cung cấp cho bên A đầy đủ thức ăn thuỷ sản theo danh sách quy định tại Điều 1 hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm khác được nêu trong hợp đồng.

ĐIỀU 4: NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THỨC ĂN THUỶ SẢN

4.1. Bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn về nguồn cung nguyên liệu để chế biến, sản xuất thức ăn thuỷ sản. Bên B có các nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện các biện pháp kiểm tra, sàng lọc nguyên liệu đầu vào ở khâu tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu, thu mua nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm khi chế biến, sản xuất. Nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ khi được hỏi;

b) Bảo quản nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản tại một kho riêng, tách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác. Kho bảo quản nguyên liệu phải được đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng, không bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

4.2. Tiêu chí đánh giá nguyên liệu chế biến, sản xuất thức ăn thuỷ sản được quy định tại Phụ lục số …. kèm theo hợp đồng này.

ĐIỀU 5: TIÊU CHUẨN THỨC ĂN THUỶ SẢN

5.1. Bên B cam kết:

a) Cung cấp các loại thức ăn thuỷ sản đúng chủng loại, xuất xứ và đạt QCVN …………. theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn thủy sản;

b) Các loại thức ăn thuỷ sản do bên B cung cấp cho bên A vẫn còn hạn sử dụng. Hạn sử dụng còn lại của thức ăn thuỷ sản tính từ thời điểm bên B cung cấp cho bên A bảo đảm tối thiểu còn ……. tháng.

5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thức ăn thuỷ sản được quy định tại Phụ lục số …. kèm theo hợp đồng này.

ĐIỀU 6: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN THUỶ SẢN

6.1. Bên B có trách nhiệm bảo đảm quy trình chế biến, sản xuất thức ăn thuỷ sản được diễn ra trong không gian kín, môi trường vô trùng, 100% nhân viên tham gia vào chế biến, sản xuất có đồ bảo hộ gồm: khẩu trang, trùm tóc, găng tay, quần áo bảo hộ và kính bảo hộ. Quy trình sản xuất thức ăn thuỷ sản phải tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 16 hợp đồng này.

6.2. Quy trình sản xuất thức ăn thuỷ sản được thực hiện đầy đủ theo thứ tự sau:

a) Nghiền nguyên liệu thô: Các loại nguyên liệu sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản sẽ được xay ở kích thước đồng nhất. Việc nghiền nguyên liệu thô được thực hiện bằng cách sử dụng máy nghiền búa rồi đến máy micropulverizer. Nguyên liệu protein có nguồn gốc từ biển chứa hàm lượng chất béo cao phải được xay cùng với ngũ cốc và bánh dầu;

b) Sàng lọc và trộn: 

– Các nguyên liệu thô sau khi nghiền sẽ chuyển hoá thành dạng bột và phải sàng qua kích thước lưới tiêu chuẩn để loại bỏ các loại vỏ, hạt,…

– Sau khi sàng, các loại bột sẽ được cân theo công thức để trộn lẫn với các chất lỏng, các chất phụ gia thức ăn, vitamin và khoáng chất. Tất cả các nguyên liệu phải được trộn đều trong thời gian là 30 phút;

c) Ép viên: Hỗn hợp thức ăn thuỷ sản được nén nén lại thành các viên hình trụ và sấy khô đến độ ẩm dưới 10%;

d) Đóng gói: 

– Thức ăn thuỷ sản sẽ được làm lạnh trước khi đóng gói vào các túi giấy khổ cao bọc bằng polythene;

– Bên trong mỗi túi có một túi hút ẩm tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển và hấp thụ độ ẩm khi cất giữ;

đ) Bao bì: 

– Mặt trước của bao bì thức ăn thuỷ sản phải ghi tên sản phẩm, hạn sử dụng, khối lượng, có nhãn mác đầy đủ và đóng dấu hợp quy;

– Mặt sau của bao bì thức ăn thuỷ sản phải ghi nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng và bảng thành phần, giá trị dinh dưỡng. 

– Hình vẽ và bản thiết kế bao bì được quy định chi tiết tại Phụ lục số …. kèm theo hợp đồng này.

ĐIỀU 7: VẬN CHUYỂN THỨC ĂN THUỶ SẢN

7.1. Thời gian, địa điểm giao, nhận thức ăn thuỷ sản:

a) Nếu bên B giao hết một đợt: Bên B sẽ giao vào ngày ………… tại …………………………;

b) Nếu bên B giao nhiều đợt:

– Đợt 1: Từ ngày ….. đến ngày ……. tại ……………………………………..;

– Đợt 2: Từ ngày ….. đến ngày ……. tại ……………………………………..;

– Đợt 3: Từ ngày ….. đến ngày ……. tại ……………………………………..;

7.2. Trách nhiệm giao, nhận thức ăn thuỷ sản:

a) Trách nhiệm giao thức ăn thuỷ sản:

– Bên B có trách nhiệm giao đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng thức ăn thuỷ sản cho bên A;

– Bên B có trách nhiệm đóng gói, bảo quản thức ăn thuỷ sản trong quá trình vận chuyển đến cho bên A theo quy định tại Điều 7.5 hợp đồng này;

b) Trách nhiệm nhận thức ăn thuỷ sản:

– Bên A có trách nhiệm nhận đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng thức ăn thuỷ sản từ bên B; 

– Bên A có trách nhiệm bảo quản thức ăn thuỷ sản sau khi bên B giao;

c) Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng khi thức ăn thuỷ sản được đưa tới địa chỉ đã thoả thuận.

Trường hợp có sự thay đổi về địa điểm giao hàng, bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết trước thời gian giao hàng ….. ngày để bên B có thể tính toán, dự liệu cung đường và thời tiết. Nếu không thông báo về sự thay đổi địa điểm hoặc không đề cập đến địa điểm giao hàng, bên B sẽ giao sản phẩm đến địa chỉ thoả thuận trong hợp đồng này và yêu cầu bên A nhận hàng. Nếu bên A không thể nhận hàng, bên B sẽ vận chuyển hàng hoá về kho tại địa chỉ ……………………………. Khi đó, bên A có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh như phí nhân công, phí vận chuyển, phí lưu kho,…

7.4. Chậm giao, nhận thức ăn thuỷ sản:

a) Trường hợp chậm giao thức ăn thuỷ sản, bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A biết. Bên A sẽ gia hạn thêm …. ngày; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi đó, bên B sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí liên quan khác như: phí nhân công, phí vận chuyển, phí lưu kho,… 

b) Trường hợp chậm nhận thức ăn thuỷ sản, bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B biết. Bên B có thể cho phép thức ăn thuỷ sản được chuyển về kho của mình, tuỳ thuộc vào tình trạng của kho. Nếu bên B không đồng ý thì bên A sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí khác như: phí nhân công, phí vận chuyển, phí lưu kho,…

Khi đó, thức ăn thuỷ sản sẽ được chuyển tới kho ………………………… tại địa chỉ……………………. và bên A sẽ bị phạt lưu kho là: ……………………

(Bằng chữ:……………………………………………..

7.5. Bên B phải đóng gói, bảo quản thức ăn thuỷ sản đúng quy cách và yêu cầu của bên A, cụ thể như sau: 

a) Thức ăn thuỷ sản phải được đóng gói nguyên đai, kiện, thùng;

b) Khi đóng gói cần sử dụng vật nhồi chèn như giấy báo vò nhàu, hạt xốp hoặc giấy bọt khí để chèn kín các khoảng trống, tránh sự chuyển động của hàng hóa bên trong hộp khi vận chuyển;

c) Gói kín bằng băng keo, đảm bảo không rơi sản phẩm ra khỏi kiện, thùng trong quá trình vận chuyển. Không dùng dây thừng, dây vải để đóng gói.

d) Trong bất kì trường hợp nào, thức ăn thuỷ sản phải còn nguyên nhãn, mác, không bị cạo, sửa, tẩy xóa để tránh hư hỏng, nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển đến địa chỉ giao nhận cuối cùng như đã nêu trong hợp đồng;

đ) Việc đóng gói phải bảo đảm thức ăn thuỷ sản không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải không vượt quá ……..kg.

7.6. Các giấy tờ khi thực hiện giao dịch hàng hóa cần phải có:

a) Hóa đơn bán hàng có xác nhận của hai bên;

b) Biên bản giao nhận hàng, trong đó nêu rõ các nội dung về thời gian giao, địa điểm giao, tên người giao, tên người nhận, chủng loại, số lượng, khối lượng, tình trạng sản phẩm;

c) Phiếu báo lô và phiếu kiểm nghiệm cho từng lô hàng;

d) Chứng từ kèm theo hàng hoá.

Bên A phải nhận được các tài liệu, chứng từ nói trên trước khi tiếp nhận thức ăn thuỷ sản, nếu không bên B sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các chi phí phát sinh do việc này. 

7.7. Nghĩa vụ giao, nhận sản phẩm hoàn thành khi các bên đáp ứng được các điều kiện trên

ĐIỀU 8: KIỂM TRA THỨC ĂN THUỶ SẢN

8.1. Khi thức ăn thuỷ sản được giao đến, bên A có trách nhiệm nhận đủ thức ăn thuỷ sản và kiểm tra lại chủng loại, số lượng, tình trạng thức ăn thuỷ sản mà bên B giao đến. Khi kiểm tra, bên A phải quay lại video bóc dỡ hàng để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh. Bên B sẽ không xử lý các trường hợp khiếu nại, hàng hoá sai sót, khiếm khuyết mà không có video kiểm tra hàng hoá.

a) Trường hợp bên A xác nhận bên B đã giao đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, các bên kí vào Biên bản giao, nhận hàng hoá. Biên bản này được sao thành 02 bản, bên 0A giữ 1 bản, bên B giữ 01 bản;

b) Trường hợp phát hiện ra hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B khắc phục tình trạng trên.

Thời gian khắc phục hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được thực hiện theo quy định tại Điều 9.3 hợp đồng này;

c) Trường hợp phát hiện thiếu hàng hoá, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B thực hiện nghĩa vụ bổ sung hàng hoá.

Thời gian bổ sung hàng hoá được thực hiện trong vòng …… giờ/ ngày kể từ khi bên A phát hiện tình trạng thiếu hàng hoá. Mọi chi phí phát sinh từ việc bổ sung hàng hoá do bên B chi trả.

8.2. Nếu bên B không kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và không có phản hồi lại với bên A trong vòng …… giờ sau khi giao hàng thì mọi trách nhiệm sau này đều do bên B tự chịu, kể cả khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba. 

ĐIỀU 9: ĐỔI, TRẢ THỨC ĂN THUỶ SẢN

9.1. Căn cứ đổi, trả thức ăn thuỷ sản: 

a) Lỗi bao bì: Bao bì bị sứt, rách, thủng, ẩm, mất chữ, viết đè lên;

b) Thức ăn thuỷ sản đóng gói trong bao bị mềm, có mùi lạ, màu sắc bị biến đổi;

c) Bên B giao sai loại sản phẩm.

9.2. Điều kiện đổi, trả thức ăn thuỷ sản:

a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 hợp đồng này;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: Bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết ngay khi phát hiện (gửi kèm hình ảnh, video chứng minh) và ngưng sử dụng sản phẩm kể từ thời điểm bên A báo cho bên B.

9.3. Cách thức đổi, trả thức ăn thuỷ sản:

a) Bên B sẽ cử người thu hồi sản phẩm bị lỗi, hư hỏng và đổi cho bên A sản phẩm mới;

b) Khi người của bên B đến, bên A có nghĩa vụ giao lại sản phẩm bị lỗi, hư hỏng và nhân viên bên B sẽ xác nhận lại tình trạng của sản phẩm đó.

– Trường hợp tình trạng của sản phẩm lúc đổi, trả giống như khi bên A chụp cho bên B, bên B tiến hành việc đổi sản phẩm. Các bên ký vào Biên bản giao nhận hàng hoá;

– Trường hợp tình trạng của sản phẩm lúc đổi, trả không giống như khi bên A chụp cho bên B, bên B có quyền từ chối đổi sản phẩm cho bên A;

c) Mọi chi phí phát sinh từ việc đổi, trả thức ăn thuỷ sản phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này do bên B thanh toán.

9.3. Thời gian tiến hành đổi, trả thức ăn thuỷ sản: Việc đổi, trả thức ăn thuỷ sản được tiến hành trong vòng ……. ngày kể từ khi phát hiện.

9.4. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao nhận hàng hoá khi giao, nhận các sản phẩm thức ăn thuỷ sản đã được đổi, trả.

ĐIỀU 10: THANH TOÁN

10.1. Giá trị hợp đồng này là: ………………………………. (Bằng chữ: …………………………………………..)

Giá trên đã bao gồm thuế VAT.

10.2. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.

10.3. Phương thức thanh toán: …………………………..

Nếu là chuyển khoản, bên A phải chuyển số tiền vào số tài khoản …………………… mở tại ngân hàng ………………………… cho bên B.

10.4. Thời hạn thanh toán: 

a) Trường hợp thanh toán toàn bộ, bên A sẽ thanh toán vào ngày …………..

Trường hợp chậm thanh toán, bên A sẽ phải trả tổng giá trị hợp đồng và lãi trên số tiền thanh toán chậm vào ngày …… của tháng tiếp theo. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại. 

b) Trường hợp thanh toán theo đợt, bên A sẽ thanh toán như sau:

– Đợt 1: Từ ngày … đến ngày …..: Thanh toán 50% giá trị hợp đồng;

– Đợt 2: Từ ngày … đến ngày …..: Thanh toán 30% giá trị hợp đồng;

– Đợt 3: Từ ngày … đến ngày …..: Thanh toán 20% giá trị hợp đồng;

Trường hợp chậm thanh toán, bên A sẽ phải trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại.

ĐIỀU 11: ĐẶT CỌC

11.1. Bên A giao cho bên B khoản tiền đặt cọc là …………………… để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

(Bằng chữ: ……………………………………….)

Tiền đặt cọc của bên A không được tính vào tổng giá trị hợp đồng. Bên B sẽ hoàn trả đủ số tiền đặt cọc trên sau khi bên A hoàn tất việc thanh toán hợp đồng.

11.2. Thời hạn đặt cọc, trả cọc: 

a) Việc đặt cọc phải được bên A tiến hành trước ngày ……………;

Trường hợp bên A chậm đặt cọc, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

b) Việc trả cọc được bên B thực hiện cùng ngày với ngày bên A hoàn tất thủ tục thanh toán hợp đồng. 

Trường hợp bên A chậm trả tiền đặt cọc, bên B có quyền tính lãi suất là ….% trên số tiền trả chậm bắt đầu từ khi kết thúc ngày trả lại cọc cho đến khi bên B nhận lại đủ số tiền đặt cọc. 

11.3. Bên B sẽ toàn quyền định đoạt số tiền đặt cọc trong trường hợp bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng không theo quy định tại Điều 23 hợp đồng này.

ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

12.1. Quyền của bên A:

a) Yêu cầu bên B giao thức ăn thuỷ sản đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng;

c) Kiểm tra thức ăn thuỷ sản trước khi nhận;

d) Yêu cầu bên B bổ sung hàng hoá khi thiếu;

đ) Yêu cầu bên B đổi, trả hàng hoá với những sản phẩm đủ điều kiện đổi, trả theo quy định tại Điều 9 hợp đồng này;

e) Yêu cầu bên B tuân thủ đúng quy trình sản xuất và đóng gói thức ăn thuỷ sản quy định tại Điều 6, Điều 7 hợp đồng này;

g) Yêu cầu bên B trả cọc khi đến thời hạn;

h) Yêu cầu bên B đảm bảo vấn đề về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của nguyên liệu chế biến, sản xuất thức ăn thuỷ sản và thành phẩm thức ăn thuỷ sản;

i) Đơn phương chấm dứt hợp đồng:

12.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Nhận thức ăn thuỷ sản đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng;

b) Thanh toán đúng thời hạn và phương thức cho bên B;

c) Đặt cọc cho bên B;

d) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc vận chuyển hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;

đ) Bảo quản thức ăn thuỷ sản sau khi nhận được từ bên B;

e) Báo cho bên B khi các sự kiện, vấn đề nằm ngoài phạm vi hợp đồng xảy ra;

g) Cung cấp đúng thông tin về chủng loại, số lượng thức ăn thuỷ sản cho bên B;

h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

13.1. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A nhận thức ăn thuỷ sản đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng;

b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp thức ăn thuỷ sản, thời gian giao, nhận thức ăn thuỷ sản nhưng phải báo ngay cho bên A biết;

c) Yêu cầu bên A đặt cọc;

d) Yêu cầu bên A thanh toán đúng thời hạn và phương thức;

đ) Từ chối đổi, trả các sản phẩm không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 9 hợp đồng này;

e) Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên A gây ra thiệt hại;

g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

13.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Giao thức ăn thuỷ sản đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng cho bên A;

b) Chịu trách nhiệm về chất lượng và vệ sinh an toàn của nguyên liệu chế biến, sản xuất thức ăn thuỷ sản và thành phẩm thức ăn thuỷ sản;

c) Tiến hành bổ sung hàng hoá cho bên A khi giao thiếu;

d) Tiến hành đổi, trả hàng hoá cho bên A theo quy định tại Điều 9 hợp đồng này;

đ) Tuân thủ đúng quy trình sản xuất thức ăn thuỷ sản quy định tại Điều 6 hợp đồng này;

e) Bảo quản thức ăn thuỷ sản trên đường vận chuyển;

g) Trả cọc cho bên A khi đến thời hạn.

h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 14: THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ

14.1. Các bên có trách nhiệm kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí phát sinh từ việc giao kết, thực hiện hợp đồng này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí của mình.

14.2. Bên A có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân có được từ việc mua bán, kinh doanh các mặt hàng thức ăn thuỷ sản của bên B.

14.3. Bên B có trách nhiệm kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân có được từ việc chế biến, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thức ăn thuỷ sản. 

ĐIỀU 15: QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

15.1. Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thức ăn thuỷ sản mà bên B đã cung cấp cho bên A.

15.2. Trường hợp bên B bị thu hồi, tiêu huỷ sản phẩm do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bên B có nghĩa vụ đền ……% giá trị hợp đồng và bồi thường mọi thiệt hại phát sinh trực tiếp lẫn gián tiếp cho bên A và bên thứ ba.

ĐIỀU 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

16.1. Bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu chọn nhà cung cấp nguyên liệu thực phẩm đến khâu xử lí nguyên liệu, chế biến nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

16.2. Bên B có nghĩa vụ đảm bảo nguyên liệu sản xuất và thành phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 và Điều 5 hợp đồng này. Bên B cam kết không tái sử dụng, trà trộn các sản phẩm thức ăn thuỷ sản từ lô hàng cũ không đạt tiêu chuẩn với lô hàng mới.

16.3. Bên B phải công khai một cách trung thực bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn thuỷ sản.

16.4. Trường hợp xảy bất kì thiệt hại nào liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, với bên A và bên thứ ba.

ĐIỀU 17: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

17.1. Các bên có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường khi thực hiện hợp đồng này và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi thu gom, xử lí hoá chất, chất thải, thức ăn thuỷ sản không đạt tiêu chuẩn từ việc sản xuất, kinh doanh thức ăn thuỷ sản của mình.

17.2. Các bên cam kết có những biện pháp thu gom, xử lí hoá chất, chất thải, thức ăn thuỷ sản không đạt tiêu chuẩn phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

ĐIỀU 18: NGỪNG LƯU HÀNH, THU HỒI, TIÊU HUỶ THỨC ĂN THUỶ SẢN

18.1. Các trường hợp ngừng lưu hành, thu hồi, tiêu huỷ thức ăn thuỷ sản:

a) Sản phẩm thức ăn thủy sản chứa chất cấm sử dụng trong thủy sản;

b) Sản phẩm thức ăn thủy sản bị phát hiện vi phạm liên tục sau 03 lần kiểm tra về một chỉ tiêu chất lượng hoặc sau 02 lần kiểm tra về một chỉ tiêu an toàn;

c) Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đang trong tranh chấp pháp lý;

d) Theo quyết định của Toà án;

18.2. Trường hợp ngừng lưu hành, thu hồi, tiêu huỷ thức ăn thuỷ sản theo các quy định tại khoản 1 Điều này, bên B phải thông báo cho bên A bằng văn bản trong vòng ….. ngày kể từ khi có quyết định. Trong vòng ….. ngày kể từ khi nhận được văn bản, bên B có trách nhiệm thu hồi số thức ăn thuỷ sản còn lại của bên A. Toàn bộ chi phí liên quan đến việc thu hồi, tiêu huỷ thức ăn thuỷ sản do bên B chịu.

ĐIỀU 19: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT THỨC ĂN THUỶ SẢN KÉM CHẤT LƯỢNG

19.1. Trong vòng ……. giờ phát hiện, bên A thông báo cho bên B về các hư hỏng, khuyết tật, thức ăn kém chất lượng, phản ứng có hại của thức ăn đối với thuỷ sản trong quá trình sử dụng.

19.2. Bên B đề xuất phương án tiến hành khắc phục thức ăn thuỷ sản kém chất lượng, phản ứng có hại của thức ăn đối với thuỷ sản sau khi nhận được thông báo của bên A trong vòng ….. giờ. Bên B phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, khuyết tật, thức ăn thuỷ sản kém chất lượng, phản ứng có hại của thức ăn thuỷ sản.

Trường hợp bên B không đưa ra phương án khắc phục, bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. 

ĐIỀU 20: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

20.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. 

a) Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với bên A, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;

b) Bên A phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình mua bán trên nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên A phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.

20.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền, cách ly do kiểm dịch.

a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.

20.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ……… ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;

b) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

– Trường hợp cả hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì hợp đồng có thể kết thúc trước thời hạn theo thoả thuận của hai bên;

– Trường hợp một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên không muốn tiếp thực hiện hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

ĐIỀU 21: TẠM DỪNG, TIẾP TỤC HỢP ĐỒNG

21.1. Tạm dừng hợp đồng:

a) Các trường hợp tạm dừng hợp đồng: 

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng;

– Trường hợp một trong hai bên bị buộc tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định của pháp luật;

– Trường hợp bên B không có đủ số lượng thức ăn hải sản để giao cho bên A;

– Trường hợp bên A có các sự thay đổi đối với đơn đặt hàng.

b) Bên tạm dừng hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc tạm dừng trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm dừng hợp đồng phải bồi thường. 

21.2. Tiếp tục hợp đồng:

Trong các trường hợp trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi sự kiện làm tạm dừng hợp đồng kết thúc. Nếu không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm b) Điều 20.3 hợp đồng này.

ĐIỀU 22: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

22.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng:

a) Theo thoả thuận của các bên;

b) Hợp đồng hết thời hạn;

c) Mục đích của các bên đã đạt được;

d) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

đ) Trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;

e) Đối tượng của hợp đồng không còn.

22.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ trong vòng ……… ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt, các tiến hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 23: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

23.2. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:

a) Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được;

b) Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này;

c) Trường hợp một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về thông tin cung cấp;

d) Trường hợp một trong hai bên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục bên còn lại;

đ) Trường hợp một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra;

e) Trường hợp bên B có hành vi trà trộn thức ăn hải sản, không đảm bảo được chất lượng của thức ăn thuỷ sản;

g) Trường hợp bên B chậm giao hàng;

h) Trường hợp bên B không báo cho bên A biết về sự thay đổi của giá thức ăn thuỷ sản;

i) Trường hợp bên A từ chối nhận hàng;

k) Trường hợp bên A đã đặt cọc nhưng bên B không thực hiện;

l) Trường hợp bên B không đề xuất khắc phục khi thức ăn thuỷ sản của bên B có dấu hiệu kém chất lượng, gây phản ứng có hại.

23.3. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc đơn phương chấm dứt trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 

23.4. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định trong hợp đồng này do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

ĐIỀU 24: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

24.1. Căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:

a) Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại;

b) Trường hợp bên A phát hiện bên B có hành vi trà trộn thức ăn thuỷ sản, không đảm bảo được chất lượng của thức ăn thuỷ sản, bên B sẽ bị phạt ….% giá trị hợp đồng và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.

c) Trường hợp bên A từ chối nhận hàng, bên A bị phạt …..% giá trị hợp đồng;

d) Trường hợp bên B chậm giao hàng, bên B bị phạt một khoản tiền là …… đồng cho mỗi ngày giao muộn và có trách nhiệm thanh toán mọi rủi ro trong thời gian đó;

đ) Trường hợp bên B không báo cho bên A biết về sự thay đổi của giá thức ăn thuỷ sản, bên B có trách nhiệm bồi thường ….% giá trị hợp đồng cho bên A;

e) Trường hợp bên B chậm tiến hành đổi, trả thức ăn thuỷ sản, bên B bị phạt một khoản tiền là …… đồng cho mỗi ngày không thực hiện nghĩa vụ;

g) Trường hợp bên B không tiến hành đổi, trả thức ăn thuỷ sản cho bên A , bên B bị phạt …..% giá trị hợp đồng.

h) Trường hợp bên B giao thiếu thức ăn thuỷ sản, giao sai thức ăn thuỷ sản:

– Trong … lần đầu, bên B bị phạt một khoản tiền là ………..;

– Từ các lần sau, bên B bị phạt ….% tổng giá trị đơn hàng.

i) Trường hợp xảy ra sự cố nguy hại đến bên thứ ba do sử dụng thức ăn thuỷ sản của bên B thì bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba và bồi thường các thiệt hại gián tiếp cho bên A;

k) Trường hợp thức ăn thuỷ sản của bên B kém chất lượng, gây ra phản ứng có hại cho thuỷ sản của bên A nhưng bên B không đề xuất giải pháp khắc phục trong vòng … giờ, bên B sẽ bị phạt …% hợp đồng cho mỗi giờ khắc phục muộn.

24.2. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày/ tuần kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

ĐIỀU 25: BẢO MẬT

25.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

25.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, hệ thống nhân sự,dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

25.3. Bên B cam kết không tiết lộ các chủ đề liên quan đến bảo mật quy định tại Điều 25.2 hợp đồng này cho ai biết, kể cả khi sau này ký kết hợp đồng với các đại lý du lịch khác.

25.4. Bên A cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. 

25.5. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 26: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

26.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

26.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 27: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

27.1. Hợp đồng này có hiệu lực ………. tuần/ tháng kể từ ngày ………… đến ngày …………..

27.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

27.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

27.4. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

27.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).

BÊN ABÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

8. Mẫu Hợp đồng mua bán hải sản quốc tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

……………….., ngày …. tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HẢI SẢN QUỐC TẾ 

(Số:…./…../HĐMB)

Căn cứ Công ước Viên năm 1980;

Căn cứ Incoterms 2020;

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2020;

Căn cứ Luật Thương mại năm 2005;

Căn cứ Luật Thuỷ sản năm 2017;

Căn cứ Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT mua bán hàng hoá quốc tế lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Giấy phép nhập khẩu hải sản sống số …/…./…..;

Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:

1. BÊN MUA (viết tắt là bên A)

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………

– GCNĐKKD số:..………………………………………Được cấp bởi………………………………

– Ngày cấp: …../…../…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………

– Fax:..………………………………………………Email:……………………..……………………..

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

2. BÊN BÁN (viết tắt là bên B)

– Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

– Ngành nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………………

– Số tài khoản:………………………………….………mở tại ngân hàng…………………………

– Đại diện (hoặc người được uỷ quyền) là……………………………………. Chức vụ…………..

– Giấy uỷ quyền số………ngày..…tháng…..năm….. (nếu thay Giám đốc ký)

Viết ngày … tháng … năm … do……………………………… chức vụ ……………………… ký

Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:

ĐIỀU 1: LUẬT ÁP DỤNG VÀ CÁC QUY TẮC HƯỚNG DẪN

Các vấn đề liên quan đến hợp đồng này mà không thể giải quyết được bằng các quy định trong hợp đồng này thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Viên 1980. 

Các vấn đề không được đề cập trong Công ước Viên 1980 sẽ được điều chỉnh bởi các Nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng Thương mại Quốc tế và nếu các vấn đề đó không được đề cập trong Các nguyên ; tắc UNIDROIT thì có thể áp dụng pháp luật Việt Nam.

ĐIỀU 2: NỘI DUNG THOẢ THUẬN

2.1. Các bên tham gia hợp đồng này trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng và có quan hệ mua bán với nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

2.2. Bên B đồng ý bán số lượng lớn hải sản sống cho bên A và bên A đồng ý mua theo chính sách giá của bên B, cụ thể như sau:

STTTên hải sảnĐặc điểmĐơn vị tínhSố lượngĐơn giáThành tiền
       
       

2.3. Bằng cách kí vào hợp đồng này, các bên đồng ý với mọi điều khoản trong đây.  

ĐIỀU 3: ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

3.1. Bên A cam kết đã được cấp các giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành …….. số ………………;

b) Giấy phép nhập khẩu hải sản sống số …………;

c) Công văn số ………… chấp nhận kiểm dịch sản phẩm hải sản tươi sống; 

3.2. Bên B cam kết sẽ cung cấp cho bên A các giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ của hải sản sống;

b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của hải sản sống.

3.3. Các bên cam kết các sản phẩm hải sản sống liệt kê trong hợp đồng này thuộc danh sách hải sản được phép nhập khẩu kinh doanh.

ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

4.1. Trách nhiệm chung của các bên:

a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba (nếu có);

b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng;

c) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định tạiĐiều 1 hợp đồng này.

4.2. Trách nhiệm của bên A:

Bên A cam kết thanh toán cho bên B theo giá mỗi đơn đặt hàng theo thời hạn, phương thức đã thoả thuận, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong hợp đồng. 

4.3. Trách nhiệm của bên B:

Bên B cam kết cung cấp cho bên A đầy đủ sản phẩm hải sản sống theo danh sách quy định tại Điều 1 hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm khác được nêu trong hợp đồng.

ĐIỀU 4: TIÊU CHUẨN HẢI SẢN 

4.1. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm hải sản sống:

a) Về chủng loại: ………………………………………………;

b) Về giống nuôi: ………………………………………………;

c) Về xuất xứ: ………………………………………………;

d) Về hình dáng: ………………………………………………;

đ) Về màu sắc: ………………………………………………;

e) Về kích cỡ: ………………………………………………;

g) ………………………………………………

4.2. Bên B cam kết cung cấp các sản phẩm hải sản sống đạt TCVN 7265:2009 nói chung và các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều này nói riêng.

ĐIỀU 5: VẬN CHUYỂN HẢI SẢN

5.1. Phương pháp vận chuyển hải sản sống: …………………. (Phương pháp vận chuyển kín/ Phương pháp vận chuyển hở/ Phương pháp vận chuyển ẩm)

5.2. Cách thức đóng gói, bảo quản hải sản sống:

a) Hải sản sống phải được đóng gói trong bể có sục khí thể tích ……. lít. Bể sục khí được làm từ …., được lót bạt để đảm bảo không thấm nước;

b) Trong quá trình vận chuyển, bên B sẽ dùng đá để điều tiết nhiệt độ nước trong khoảng ….. độ và dùng các bơm khí để cung cấp ôxy cho hải sản;

c) Cứ ….. tiếng một lần cần thay, lọc nước để loại bỏ chất thải; 

d) Khi đóng gói cần sử dụng vật nhồi chèn để chèn kín các khoảng trống giữa bể hải sản và thùng đóng, tránh sự chuyển động của bể hải sản bên trong hộp khi vận chuyển;

đ) Trong bất kì trường hợp nào, hải sản phải còn sống trong quá trình vận chuyển đến địa chỉ giao nhận cuối cùng như đã nêu trong hợp đồng;

e) Việc đóng gói phải bảo đảm hải sản không bị ảnh hưởng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng không vượt quá ……..kg.

ĐIỀU 6: CÁCH THỨC GIAO, NHẬN HẢI SẢN

Các bên thống nhất áp dụng Incoterms 2020 cho điều khoản này.

6.1. Phương tiện vận chuyển hải sản: ………..

6.2. Cách thức giao, nhận hải sản: ………………

6.4. Thời gian, địa điểm giao, nhận hải sản:

a) Nếu bên B giao hết một đợt: Bên B sẽ giao vào ngày ………… tại …………………………;

b) Nếu bên B giao nhiều đợt:

– Đợt 1: Từ ngày ….. đến ngày ……. tại ……………………………………..;

– Đợt 2: Từ ngày ….. đến ngày ……. tại ……………………………………..;

– Đợt 3: Từ ngày ….. đến ngày ……. tại ……………………………………..;

6.5. Trách nhiệm giao, nhận hải sản:

a) Trách nhiệm giao hải sản:

– Bên B có trách nhiệm giao đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng hải sản cho bên A;

– Bên B có trách nhiệm đóng gói, bảo quản hải sản trong quá trình vận chuyển đến cho bên A theo quy định tại Điều 5.2 hợp đồng này;

b) Trách nhiệm nhận hải sản:

– Bên A có trách nhiệm nhận đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng hải sản từ bên B; 

– Bên A có trách nhiệm bảo quản hải sản sau khi bên B giao.

c) Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao, nhận hàng khi chất lượng hải sản được đưa tới địa chỉ đã thoả thuận.

Trường hợp có sự thay đổi về cách thức, địa điểm, thời gian giao hàng, bên A có nghĩa vụ báo cho bên B biết trước thời gian giao hàng ….. ngày để bên B có thể tính toán, dự liệu cung đường và thời tiết. Nếu không thông báo về các sự thay đổi, bên B sẽ giao sản phẩm theo cách thức đã thoả thuận đến địa chỉ, thời gian quy định trong hợp đồng này và yêu cầu bên A nhận hàng. Nếu bên A không nhận hàng, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

6.6. Chậm giao, nhận hải sản:

a) Trường hợp chậm giao hải sản, bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A biết trước thời gian giao …… ngày. Bên A sẽ gia hạn thêm …. ngày; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi đó, bên B sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí liên quan khác như: phí nhân công, phí vận chuyển, phí lưu kho,… 

b) Trường hợp chậm nhận hải sản, bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B biết trước thời gian nhận ……. ngày. Nếu bên A báo chậm hơn … ngày, bên B có thể cho phép hải sản chuyển về kho của mình, tuỳ thuộc vào tình trạng của kho. Mọi chi phí phát sinh do bên A chi trả. Nếu bên B không đồng ý thì bên A sẽ phải chịu mọi rủi ro và bồi thường các chi phí khác như: phí nhân công, phí vận chuyển, phí lưu kho,…

ĐIỀU 7: KIỂM TRA HẢI SẢN

7.1. Khi hải sản được giao đến, bên A có trách nhiệm nhận và kiểm tra lại chủng loại, số lượng, tình trạng hải sản mà bên B giao đến. Khi kiểm tra, bên A phải quay lại video bóc dỡ hàng để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh. Bên B sẽ không xử lý các trường hợp khiếu nại, hàng hoá sai sót, khiếm khuyết mà không có video kiểm tra hàng hoá.

a) Trường hợp bên A xác nhận bên B đã giao đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, các bên kí vào Biên bản giao, nhận hàng hoá. Biên bản này được sao thành 02 bản, bên 0A giữ 1 bản, bên B giữ 01 bản;

b) Trường hợp phát hiện thiếu hàng hoá, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B thực hiện nghĩa vụ bổ sung hàng hoá.

Thời gian bổ sung hàng hoá được thực hiện trong vòng …… ngày kể từ khi bên A phát hiện tình trạng thiếu hàng hoá. Mọi chi phí phát sinh từ việc bổ sung hàng hoá do bên B chi trả.

c) Trường hợp phát hiện ra hàng hoá sai sót, hải sản không còn sống, bên A phải báo ngay cho bên B biết (gửi kèm video) để bên B khắc phục tình trạng trên.

Thời gian khắc phục hàng hoá sai sót, hỏng hóc, khiếm khuyết được thực hiện theo quy định tại Điều 8.3 hợp đồng này.

7.2. Nếu bên B không kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và không có phản hồi lại với bên A trong vòng …… giờ sau khi giao hàng thì mọi trách nhiệm sau này đều do bên B tự chịu, kể cả khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.

ĐIỀU 8: ĐỔI, TRẢ HẢI SẢN

8.1. Căn cứ đổi, trả hải sản:

a) Sản phẩm hải sản không đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4.1 hợp đồng này;

b) Một phần hoặc toàn bộ hải sản không còn sống;

c) Bên B giao sai chủng loại;

d) Bên B giao sai số lượng sản phẩm.

8.2. Cách thức đổi, trả hải sản:

a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này: Các bên thống nhất việc đổi, trả hải sản được diễn ra tại cảng …… ngày sau khi bên A phát hiện hàng hoá có vấn đề. Bên B có nghĩa vụ cử người vận chuyển lô hàng mới, nhận lại lô hàng cũ. Bên A có nghĩa vụ giao lô hàng cũ cho nhân viên bên B và nhân viên bên B sẽ xác nhận lại tình trạng của (những) sản phẩm đó;

b) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này: 

– Trường hợp bên B giao thiếu hải sản: Bên B tiến hành nghĩa vụ bổ sung trong vòng …. ngày tại cảng …..;

– Trường hợp bên B giao thừa hải sản: Bên A có thể giữ số hải sản đó với điều kiện thanh toán phần chênh lệch cho bên B. Nếu bên A không nhận số hải sản đó thì thực hiện theo quy định tại điểm a Điều này;

Bên A có nghĩa vụ bảo quản hải sản trong thời gian chờ giao lại cho bên B. Trường hợp khi bên B đến nhận hàng, tình trạng hải sản không giống như ảnh chụp, video chứng minh mà bên A đã gửi, bên B có quyền từ chối nhận hải sản và yêu cầu bên A thanh toán mọi thiệt hại phát sinh;

c) Mọi chi phí phát sinh từ việc đổi, trả hải sản phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này do bên B thanh toán.

8.3. Cả hai bên đều có trách nhiệm ký vào Biên bản giao nhận hàng hoá khi giao, nhận các sản phẩm hải sản đã được đổi, trả.

ĐIỀU 9: CHỨNG TỪ

9.1. Bên B có nghĩa vụ chuẩn bị sẵn cho bên A (hoặc để xuất trình cho ngân hàng theo chỉ định của bên A) những chứng từ sau đây:

a) Hóa đơn thương mại: ………………………………….;

b) Chứng từ vận tải kèm theo: …………………………;

c) Phiếu đóng gói: ………………………..;

d) Chứng từ bảo hiểm: …………………………..;

đ) Giấy chứng nhận xuất xứ: …………………….;

e) Giấy chứng nhận kiểm định ……………………;

g) Chứng từ hải quan …………………………;

h) Các chứng từ khác ……………………………..

9.2. Ngoài những chứng từ trên do bên B cung cấp, bên A cũng phải chuẩn bị cho bên B các chứng từ quy định trong Incoterms theo Điều 6 của hợp đồng này.

ĐIỀU 10: BẢO HIỂM

10.1. Các bên thống nhất việc mua bảo hiểm hàng hoá cho các kiện hàng hải sản do bên B chịu trách nhiệm. 

10.2. Rủi ro được bảo hiểm:

a) Mọi rủi ro, mất mát vật chất hoặc thiệt hại do các yếu tố bên ngoài gây ra và bao gồm cả rủi ro chiến tranh bạo động, bạo loạn và nổi loạn dân sự (đối với các nước có nguy cơ xảy ra chiến tranh, bạo động, bạo loạn cao);

b) Trường hợp hàng hoá xảy ra rủi ro, thất lạc hoặc bị thiệt hại, bên … sẽ là người được hưởng lợi từ bảo hiểm. Khi đó, công ty bảo hiểm ……. sẽ chi trả cho bên … qua số tài khoản … mở tại ngân hàng ……………….

10.3. Thời gian bảo hiểm bắt đầu từ khi ……………………………..

ĐIỀU 11: THANH TOÁN

11.1 . Giá trị hợp đồng này là: ………………………………. (Bằng chữ: …………………………………………..)

11.2. Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.

11.3. Phương thức thanh toán: …………………………..

Nếu là chuyển khoản, bên A phải chuyển số tiền vào số tài khoản …………………… mở tại ngân hàng ………………………… cho bên B.

11.4. Thời hạn thanh toán: 

a) Trường hợp thanh toán toàn bộ, bên A sẽ thanh toán vào ngày …………..

Trường hợp chậm thanh toán, bên A sẽ phải trả tổng giá trị hợp đồng và lãi trên số tiền thanh toán chậm vào ngày …… của tháng tiếp theo. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại. 

b) Trường hợp thanh toán theo đợt, bên A sẽ thanh toán như sau:

– Đợt 1: Từ ngày … đến ngày …..: Thanh toán 50% giá trị hợp đồng;

– Đợt 2: Từ ngày … đến ngày …..: Thanh toán 30% giá trị hợp đồng;

– Đợt 3: Từ ngày … đến ngày …..: Thanh toán 20% giá trị hợp đồng;

Trường hợp chậm thanh toán, bên B sẽ phải trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại.

ĐIỀU 11: ĐẶT CỌC

11.1. Bên A giao cho bên B khoản tiền đặt cọc là …………………… để đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.

(Bằng chữ: ……………………………………….)

Tiền đặt cọc của bên A không được tính vào tổng giá trị hợp đồng. Bên B sẽ hoàn trả đủ số tiền đặt cọc trên sau khi bên A hoàn tất việc thanh toán hợp đồng.

11.2. Thời hạn đặt cọc, trả cọc: 

a) Việc đặt cọc phải được bên A tiến hành trước ngày ……………;

Trường hợp bên A chậm đặt cọc, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

b) Việc trả cọc được bên B thực hiện cùng ngày với ngày bên A hoàn tất thủ tục thanh toán hợp đồng. 

Trường hợp bên A chậm trả tiền đặt cọc, bên B có quyền tính lãi suất là ….% trên số tiền trả chậm bắt đầu từ khi kết thúc ngày trả lại cọc cho đến khi bên B nhận lại đủ số tiền đặt cọc. 

11.3. Bên B sẽ toàn quyền định đoạt số tiền đặt cọc trong trường hợp bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng không theo quy định tại Điều 18 hợp đồng này.

ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

12.1. Quyền của bên A:

a) Yêu cầu bên B giao hải sản đúng thời gian, địa điểm, phương thức, chủng loại, số lượng;

c) Kiểm tra hải sản trước khi nhận;

d) Yêu cầu bên B bổ sung hàng hoá khi thiếu;

đ) Yêu cầu bên B đổi, trả hàng hoá với những sản phẩm đủ điều kiện đổi, trả theo quy định tại Điều 8 hợp đồng này;

e) Yêu cầu bên B tuân thủ đúng quy trình đóng gói, bảo quản hải sản quy định tại Điều 5 hợp đồng này;

g) Yêu cầu bên B trả cọc khi đến thời hạn;

h) Yêu cầu bên B đảm bảo vấn đề về chất lượng của hải sản;

i) Đơn phương chấm dứt hợp đồng:

12.2. Nghĩa vụ của bên A:

a) Nhận hải sản đúng thời gian, địa điểm, phương thức, chủng loại, số lượng, chất lượng;

b) Thanh toán đúng thời hạn và phương thức cho bên B;

c) Đặt cọc cho bên B;

d) Cung cấp kịp thời kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc vận chuyển hàng hóa của bên B thực hiện không bị trì hoãn;

đ) Bảo quản hải sản sau khi nhận được từ bên B;

e) Báo cho bên B khi các sự kiện, vấn đề nằm ngoài phạm vi hợp đồng xảy ra;

g) Cung cấp đúng thông tin về chủng loại, số lượng hải sản cho bên B;

h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

13.1. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A nhận hải sản đúng thời gian, địa điểm, phương thức, chủng loại, số lượng;

b) Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A nếu thấy chỉ dẫn đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp hải sản, thời gian giao, nhận hải sản nhưng phải báo ngay cho bên A biết;

c) Yêu cầu bên A đặt cọc;

d) Yêu cầu bên A thanh toán đúng thời hạn và phương thức;

đ) Từ chối đổi, trả các sản phẩm không đủ điều kiện các trường hợp quy định tại Điều 9 hợp đồng này;

e) Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên A gây ra thiệt hại;

g) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

13.2. Nghĩa vụ của bên B:

a) Giao hải sản đúng thời gian, địa điểm, chủng loại, số lượng, chất lượng cho bên A;

b) Chịu trách nhiệm về chất lượng hải sản;

c) Tiến hành bổ sung hàng hoá cho bên A khi giao thiếu;

d) Tiến hành đổi, trả hàng hoá cho bên A với các sản phẩm đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 hợp đồng này;

đ) Tuân thủ đúng quy trình đóng gói hải sản quy định tại Điều 5 hợp đồng này;

e) Bảo quản hải sản trên đường vận chuyển;

g) Trả cọc cho bên A khi đến thời hạn.

h) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

ĐIỀU 14: THUẾ, PHÍ, LỆ PHÍ

Các bên có trách nhiệm kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí phát sinh từ việc giao kết, thực hiện hợp đồng này và chịu trách nhiệm trước pháp luật của quốc gia về hành vi kê khai, nộp thuế, phí, lệ phí của mình.

ĐIỀU 15: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG

15.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng. 

a) Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với bên A, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;

b) Bên A phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình mua bán trên nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên A phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.

15.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền, cách ly do kiểm dịch.

a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ suất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên dự kiến được vào thời điểm ký kết hợp đồng và tránh được (hoặc khắc phục được) trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.

15.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ……… ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng và thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất;

b) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình.

– Trường hợp cả hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì hợp đồng có thể kết thúc trước thời hạn theo thoả thuận của hai bên;

– Trường hợp một trong hai bên không muốn tiếp tục thực hiện việc mua bán sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên không muốn tiếp thực hiện hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.

ĐIỀU 16: TẠM DỪNG, TIẾP TỤC HỢP ĐỒNG

16.1. Tạm dừng hợp đồng:

a) Các trường hợp tạm dừng hợp đồng: 

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng;

– Trường hợp một trong hai bên bị buộc tạm dừng hoạt động do vi phạm quy định của pháp luật;

– Trường hợp bên B không có đủ số lượng hải sản để giao cho bên A;

– Trường hợp bên A có các sự thay đổi đối với đơn đặt hàng.

b) Bên tạm dừng hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc tạm dừng trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm dừng hợp đồng phải bồi thường. 

16.2. Tiếp tục hợp đồng:

Trong các trường hợp trên, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng sau khi sự kiện làm tạm dừng hợp đồng kết thúc. Nếu không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì thực hiện theo quy định tại điểm b) Điều 15.3 hợp đồng này.

ĐIỀU 17: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

17.1. Căn cứ chấm dứt hợp đồng:

a) Theo thoả thuận của các bên;

b) Hợp đồng hết thời hạn;

c) Mục đích của các bên đã đạt được;

d) Một bên bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động;

đ) Trường hợp các bên không muốn gia hạn hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng;

e) Đối tượng của hợp đồng không còn.

17.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc hủy bỏ trong vòng ……… ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt, các tiến hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.

ĐIỀU 18: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

18.1. Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:

a) Trường hợp một bên không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên còn lại không thể đạt được;

b) Trường hợp một bên không thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong khoảng thời gian quy định tại hợp đồng này;

c) Trường hợp một trong hai bên có dấu hiệu không trung thực về thông tin cung cấp;

d) Trường hợp một trong hai bên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm nhục bên còn lại;

đ) Trường hợp một trong hai bên không muốn gia hạn hợp đồng sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra;

e) Trường hợp bên B có hành vi trà trộn hải sản, không đảm bảo được chất lượng của hải sản;

g) Trường hợp bên B chậm giao hàng;

h) Trường hợp bên B không báo cho bên A biết về sự thay đổi của giá hải sản;

i) Trường hợp bên A từ chối nhận hàng;

k) Trường hợp bên A đã đặt cọc nhưng bên B không thực hiện.

18.2. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc đơn phương chấm dứt trong vòng …….. ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về điều khoản bảo mật, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 

18.3. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định trong hợp đồng này do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

ĐIỀU 19: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

19.1. Căn cứ phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại:

a) Một trong hai bên đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị phần hợp đồng đã ký và bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho bên còn lại;

b) Trường hợp bên A phát hiện bên B có hành vi trà trộn hải sản, không đảm bảo được chất lượng của hải sản, bên B sẽ bị phạt ….% giá trị hợp đồng và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.

c) Trường hợp bên A từ chối nhận hàng, bên A bị phạt …..% giá trị hợp đồng;

d) Trường hợp bên B chậm giao hàng hoặc giao hàng không đúng địa điểm, phương thức, bên B bị phạt ….% hợp đồng và có trách nhiệm thanh toán mọi rủi ro trong thời gian đó;

đ) Trường hợp bên B không báo cho bên A biết về sự thay đổi của giá hải sản, bên B có trách nhiệm bồi thường ….% giá trị hợp đồng cho bên A;

e) Trường hợp bên B chậm tiến hành đổi, trả hải sản, bên B bị phạt một khoản tiền là …… đồng cho mỗi ngày không thực hiện nghĩa vụ;

g) Trường hợp bên B không tiến hành đổi, trả thức hải sản cho bên A , bên B bị phạt …..% giá trị hợp đồng.

h) Trường hợp bên B giao thiếu hải sản, giao sai hải sản:

– Trong … lần đầu, bên B bị phạt một khoản tiền là ………..;

– Từ các lần sau, bên B bị phạt ….% tổng giá trị đơn hàng.

i) Trường hợp xảy ra sự cố nguy hại đến bên thứ ba do sử dụng hải sản của bên B thì bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba và bồi thường các thiệt hại gián tiếp cho bên A.

19.2. Thời hạn thanh toán khoản tiền bồi thường trong vòng ………… ngày/ tuần kể từ khi thiệt hại xảy ra và đã được ước tính giá trị thiệt hại. Sau ………. ngày, một trong các bên chậm thanh toán tiền bồi thường thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

ĐIỀU 20: BẢO MẬT

20.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên còn lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

20.2. Mỗi bên cam kết bảo mật các bí mật thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, hệ thống nhân sự,dữ liệu tài chính cũng như các đối tác đầu tư, các hợp đồng/thỏa thuận hợp tác đầu tư; các thông tin trong nội bộ công ty; những dạng thông tin khác mà công ty có thể xác định là bí mật và quan trọng đối với hoạt động của công ty tùy theo từng thời điểm.

20.3. Bên B cam kết không tiết lộ các chủ đề liên quan đến bảo mật quy định tại Điều 20.2 hợp đồng này cho ai biết, kể cả khi sau này ký kết hợp đồng với các đại lý du lịch khác.

20.4. Bên A cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này. 

20.5. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.

ĐIỀU 21: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

21.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);

21.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bất kỳ bên nào cũng có thể yêu cầu chuyển vụ việc đến Trọng tài thương mại hoặc Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.

ĐIỀU 22: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

22.1. Hợp đồng này có hiệu lực ………. tuần/ tháng kể từ ngày ………… đến ngày …………..

22.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;

22.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;

22.4. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.

22.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mỗi bên sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, … bản tiếng Anh.

BÊN ABÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

DỊCH VỤ TƯ VẤN SOẠN HỢP ĐỒNG TRỌN GÓI CHỈ 500.000đ

(Giao kết quả ngay lập tức sau 24h)

Liên hệ: 1900.0191

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNGThời gian hoàn thành
Hợp đồng kinh tế, thương mại24h
Hợp đồng mua bán hàng hóa24h
Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa24h
Hợp đồng mua bán nguyên liệu/xăng dầu/khí đốt24h
Hợp đồng mua bán lâm sản/hải sản/thủy sản/nông sản24h
Hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế24h
Hợp đồng gia công/đặt hàng24h
Hợp đồng lắp đặt24h
Hợp đồng quảng cáo/marketing/PR24h
Hợp đồng vận tải/vận chuyển24h
Hợp đồng dịch vụ24h
Hợp đồng tư vấn thiết kế24h
Hợp đồng thuê khoán24h
Hợp đồng thầu/đấu thầu24h
Hợp đồng xây dựng/thi công24h
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất24h
Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ/nhà ở/thửa đất/dự án24h
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất24h
Hợp đồng thuê đất/nhà ở/mặt bằng24h
Hợp đồng thuê xưởng/khu công nghiệp/kho bãi24h
Hợp đồng góp vốn/tài sản24h
Hợp đồng chuyển nhượng vốn/cổ phần24h
Hợp đồng thuê mượn tài sản24h
Hợp đồng thuê thiết bị/dụng cụ24h
Hợp đồng thỏa thuận cho vay tiền24h
Hợp đồng liên doanh/liên danh24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 2 bên24h
Hợp đồng hợp tác kinh doanh 3 bên24h
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp24h
Hợp đồng chuyển giao công nghệ24h
Hợp đồng chuyển nhượng mô hình kinh doanh24h
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu24h
Hợp đồng đại diện hình ảnh24h
Hợp đồng quản lý ca sĩ/người mẫu24h
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu24h
Hợp đồng đầu tư24h
Hợp đồng đại lý/đại lý độc quyền24h
Hợp đồng lao động24h
Hợp đồng giáo dục/đào tạo24h
Hợp đồng tài trợ/ký quỹ24h
Hợp đồng đặt cọc24h
Hợp đồng ủy quyền24h
24h

Kho mẫu hợp đồng của chúng tôi luôn được cập nhật những mẫu Hợp đồng chi tiết, đầy đủ nhất. Tất cả các loại hợp đồng kinh tế; hợp đồng dân sự; hợp đồng thương mại; hợp đồng mua bán; hợp đồng dịch vụ; hợp đồng kinh doanh đều được xây dựng dựa trên các quy định về hợp đồng mới nhất căn cứ vào những điều chỉnh của Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp tại từng thời kỳ.

Dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí và tôn trọng thỏa thuận của các bên nằm trong hành lang pháp luật cho phép. Chúng tôi sẽ đảm bảo tính pháp lý cao nhất cho mỗi hợp đồng, có thể sử dụng làm căn cứ giải quyết mọi tranh chấp sau này và tham gia các thủ tục hành chính, khởi kiện, điều tra hợp pháp.

Với nguyên tắc nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, chúng tôi đáp ứng được mọi nhu cầu dù khó khăn nhất từ phía khách hàng. Hãy liên hệ ngay để nhận được ưu đãi khi đặt Dịch vụ soạn Hợp đồng qua Hotline 1900.0191.

Dịch vụ Hợp đồng khác của Công ty Luật LVN

Bên cạnh dịch vụ soạn thảo Hợp đồng, để bảo vệ cho khách hàng mọi lúc mọi nơi trên những hợp đồng đã được ký kết, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như kiểm tra, đánh giá hợp đồng; tùy chỉnh điều khoản theo yêu cầu thực tế; giải quyết các tranh chấp về hợp đồng; tư vấn xử lý vi phạm hợp đồng và hàng loạt những vướng mắc khác.

  • Rà soát nội dung của hợp đồng;
  • Phân loại hợp đồng;
  • Làm rõ bản chất, mục đích, ý nghĩa, đặc điểm của các loại hợp đồng;
  • Tư vấn đàm phán hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Giải quyết thanh lý hợp đồng và thu hồi công nợ;
  • Xây dựng hệ thống hợp đồng mẫu nội bộ;
  • Tư vấn cập nhật pháp luật về hợp đồng;
  • Bổ sung Phụ lục Hợp đồng;
  • Các vấn đề liên quan tới hóa đơn, thuế, giấy phép;

Mọi yêu cầu xin gửi về hòm thư: wikiluat@gmail.com hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ.

Với thời gian tiếp nhận là 24/7, phục vụ khách hàng là hạnh phúc của chúng tôi.

Xin trân trọng cảm ơn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com