Các hình thức kinh doanh dược theo quy định hiện hành?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2016/NĐ-CP, pháp luật quy định các hình thức kinh doanh dược, gồm:
1. Cơ sở sản xuất thuốc bao gồm:
a) Doanh nghiệp sản xuất thuốc;
b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu.
2. Cơ sở bán buôn thuốc bao gồm:
a) Doanh nghiệp bán buôn thuốc;
b) Hợp tác xã, hộ kinh doanh bán buôn dược liệu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu;
c) Đại lý bán buôn vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm các hình thức tổ chức kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật dược; cơ sở chuyên bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 26 của Luật dược.
4. Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc.
5. Doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc.
6. Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc.
7. Cơ sở làm dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Căn cứ Điều 33 Luật dược (Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược)
“1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa Điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa Điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ) Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa Điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc;
e) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng phải có địa Điểm, phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng;
g) Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc phải có địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc chỉ đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với phân tích dịch sinh học thì phải ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật này.“
Quy định về niêm yết, kê khai giá bán dược phẩm
1. Quy định về niêm yết: Căn cứ vào Điều 9 và Điều 10, thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BYT-BTC-BCT
a. Niêm yết giá tại cơ sở bán buôn thuốc
Các cơ sở bán buôn thuốc thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc bằng cách thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dán tại nơi giao dịch, bán thuốc, thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng và không được bán cao hơn giá đã niêm yết. Giá bán buôn niêm yết của cơ sở bán buôn thuốc không được cao hơn giá bán buôn dự kiến do cơ sở sản xuất, nhập khẩu đã kê khai, kê khai lại với cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc.
b. Niêm yết giá tại cơ sở bán lẻ thuốc
Các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc bằng cách in hoặc ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc, đảm bảo không che khuất nội dung của nhãn gốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết.
2. Kê khai giá bán dược phẩm: Căn cứ Điều 133, Nghị định 54/2017/NĐ-CP:
“Điều 133. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc
1. Cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc và các quy định khác về quản lý giá thuốc tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá kê khai, kê khai lại và tính chính xác của các số liệu, tài liệu báo cáo, thông tin do cơ sở cung cấp.
2. Cơ sở kinh doanh dược không được bán thuốc khi chưa có giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại.
3. Cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại.
4. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo cho cơ sở kinh doanh dược kiến nghị xem xét lại mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi kèm theo các tài liệu liên quan để thuyết minh về tính hợp lý của mức giá kê khai hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại về mức hợp lý. Sau thời hạn trên, cơ sở không có văn bản phản hồi thì mức giá kê khai, kê khai lại đã công bố không còn giá trị và sẽ bị rút khỏi Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.“
Mẫu hợp đồng cung ứng thuốc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG CUNG ỨNG THUỐC
(Số …../ HĐCUT)
Căn cứ vào Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2014;
Căn cứ vào Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/0602005;
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020;
Căn cứ vào Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016;
Căn cứ vào Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
Căn cứ vào Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 sửa đổi 2014;
Căn cứ nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược;
Căn cứ vào Thông tư 36/2018/TT-BYT quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm này, tại ………………………………. chúng tôi gồm các bên:
BỆNH VIỆN: ……………………………………. ( Gọi tắt là bên A)
Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………………….
GCNĐKKD số: ………………………… được Cấp bởi: ……………………..
Email: …………………………………… Hotline:……………………………
Có đại diện hợp pháp là:
Ông (bà): …………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………………………………….
Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….
CÔNG TY DƯỢC PHẨM………………………………… (Gọi tắt là bên B)
Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………………….
GCNĐKKD số: ………………………… được Cấp bởi: ……………………..
Email: …………………………………… Hotline:……………………………
Có đại diện hợp pháp là:
Ông (bà): …………………………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………………………………………………………….
Căn cứ đại diện: ………………………………………………………………….
Hai bên đã bàn bạc và thống nhất ký kết hợp đồng cung cấp thuốc, với những điều khoản cụ thể sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
1.1 Bên A đồng ý nhận thuốc do bên B cung cấp và bên B đồng ý cung cấp thuốc cho bên A
1.2 Danh mục các loại thuốc mà bên B cung cấp cho bên A
STT | Tên hoạt chất | Tên thương mại | ĐVT | Quy cách | Nhà sản xuất | Đơn giá (có VAT) |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
… |
1.3 Bên B đảm bảo cung cấp đủ, số lượng chất lượng thuốc mà bên A yêu cầu.
1.4 Yêu cầu về hàng hóa thuốc
– Thuốc có chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ quy định của công thức đã được đăng ký và được cấp phép (định tính, định lượng);
– Thuốc được phép sản xuất và được sản xuất theo đúng các qui trình đã đăng ký và được phép;
– Có độ tinh khiết đạt yêu cầu qui định;
– Thuốc được đóng gói trong các đồ đựng và đồ bao gói với nhãn thích hợp và đúng qui cách đã đăng ký;
– Thuốc được bảo quản, phân phối, quản lý theo quy định;
– Thuốc, nguyên liệu cần được bảo quản trong bao bì, đóng gói chặt chẽ….
1.5 Hạn sử dụng;
– Các mặt hàng cung ứng phải đảm bảo đúng chủng loại, xuất xứ và yêu cầu khác theo đúng nội dung ghi trong phụ lục hợp đồng. Trường hợp có thay đổi các nội dung trên Bên B phải có văn bản đồng cơ quan có thẩm quyền quản lý.
– Đảm bảo còn hạn sử dụng: Hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu tính từ thời điểm thuốc cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm tối thiểu còn 06 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 02 năm trở lên; 03 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 01 đến dưới 02 năm; 1/4 hạn dùng đối với thuốc có hạn dùng dưới 01 năm.
ĐIỀU 2: GIAO NHẬN THUỐC
2.1 Bên B tiến hành vận chuyển thuốc cho bên A, cụ thể:
– Giao thành … đợt
– Thời gian:
+ Đợt 1: ngày …/ … /…
+ Đợt 2: ngày … / … /…
+ Đợt 3: ……..
– Địa điểm: Kho thuốc …………………………………………..
– Phương tiện vận chuyển: 01 xe tải mang biển kiểm soát ……………………
2.2 Mọi chi phí về vận chuyển thuốc đến kho lưu trữ của bên A sẽ do bên A chịu toàn bộ trách nhiệm.
– Trường hợp bên A có sự thay đổi về thời gian hoặc địa điểm giao nhận hàng thì phải báo trước bằng văn bản cho bên B … ngày. Nếu không đảm bảo được thời gian báo trước cho bên B thì bên A sẽ phải chịu trách nhiệm với số hàng giao đến.
– Trường hợp bên B có sự thay đổi về thời gian hoặc địa điểm giao hàng thì phải báo lại cho bên A biết … ngày. Trường hợp phát sinh thiệt hại do lỗi của bên B mà không phải trường hợp bất khả kháng thì bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.
2.3 Bên A cử ra đại diện nhận hàng do bên B vận chuyển đến kho của bên A
+ Họ và tên: ……………………chức vụ: ………….. Số điện thoại:…………..
+ Họ và tên: ……………………chức vụ: ………….. Số điện thoại:…………..
2.4 Đại diện bên A có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa đảm bảo chất lượng, số lượng theo yêu cầu mà bên A đã thông báo cho bên B;
2.5 Bên A tiến hành việc đối chiếu thuốc mà bên B đã vận chuyển vào kho, việc đối chiếu có cả đại diện bên A và bên B giám sát. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc được sử dụng hết.
2.6 Tất cả các sai lệch, thất thoát khi đối chiếu số lượng thuốc lưu kho phải được điều tra theo quy trình cụ thể để xác định nguyên nhân (do nhầm lẫn, do xuất nhập chưa đúng …). Bên A ghi chép đối chiếu với phiếu xuất kho bên B. Xảy ra sai sót do lỗi bên nào thì bên đấy phải chịu trách nhiệm giải quyết.
ĐIỀU 3: ĐỔI THUỐC
3.1 Bên A có yêu cầu bên B đổi lô thuốc đã mua của bên B đổi sang lô thuốc mới, cần báo cho bên B … ngày bằng văn bản và được sự đồng ý của bên B. Trong các trường hợp sau:
a. Lô thuốc đã hoặc sắp hết hạn sử dụng mà bên A không sử dụng ngay được;
b. Trong quá trình bảo quản, lưu trữ tại kho của A xảy ra vấn đề khiến các loại thuốc bị hỏng, không thể sử dụng được;
c. Bên A phát hiện các thuốc, dược phẩm có bao bì bị hư hại, không còn nguyên vẹn, mất nhãn hoặc nhãn bị rách, không rõ ràng, hoặc có nghi ngờ về chất lượng.
Trường hợp này, thủ kho phải thông báo ngay với bộ phận kiểm tra chất lượng để xem xét, đánh giá, báo lại cho bên B.
ĐIỀU 4: ĐÓNG GÓI THUỐC VẬN CHUYỂN
4.1 Bên A yêu cầu bên B phải đóng gói, bảo quản hàng hóa trước khi vận chuyển sang kho bên A, cụ thể:
a. Tất cả các thuốc phải được đóng gói, bảo quản trong bao bì thích hợp không gây ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng của thuốc; tránh bị ảnh hưởng của môi trường; bao gồm cả chống nhiễm khuẩn;
b. Ngoài bào bì, vỏ bọc của thuốc cần đựng trong thùng cát tông, có bọc chống xóc; ….
c. Tất cả bao bì thuốc phải có nhãn rõ ràng có đủ các nội dung theo quy định của Bộ Y tế về việc ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
ĐIỀU 5: BẢO QUẢN, LƯU TRỮ THUỐC
5.1 Các bên phải đảm bảo về kho hàng để lưu trữ, bảo quản thuốc theo đúng quy định của Bộ y tế:
a. Điều kiện về nhân sự: ………………………………………………………..
b. Điều kiện về kho hàng, nhà xưởng, trang thiết bị: …………………………..
c. Điều kiện về bảo quản thuốc: ………………………………………………….
– Nhiệt độ
– Ánh sáng
– Độ ẩm
d. Nhập hàng
đ. Cấp phát
e. Lưu trữ hồ sơ, ghi chép quản lý kho thuốc;
5.2 Bên A tự tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ thuốc trong kho lưu, trường hợp xảy ra vấn đề cần phát hiện sớm để tránh thiệt hại nghiêm trọng
ĐIỀU 6: THANH TOÁN
6.1 Giá trị hợp đồng: ……………………………………………………… VNĐ.
(Bằng chữ: ……………………………………………………… VNĐ)
Giá trị của Hợp đồng chưa bảo gồm các khoản chi phí phát sinh trong thực hiện hợp đồng)
6.2 Phương thức thanh toán
Bên A tiến hành thanh toán cho bên B thành … đợt:
– Đợt 1: Bên A thanh toán … % giá trị hợp đồng cho bên B, sau khi bên B chuyển giao đợt hàng đầu tiên.
– Đợt 2: Bên A thanh toán …% giá trị hợp đồng cho bên B, sau khi bên B chuyển giao đợt hàng thứ …
– ……..
6.3 Hình thức thanh toán
Bên A tiến hành thanh toán bằng hình thức chuyển khoản cho bên B:
Số tài khoản: ……………………………………………………………………..
Chủ tài khoản: …………………………………………………………………..
Ngân hàng: ………………………………………………………………………
Chi nhánh: ……………………………………………………………………….
6.4 Chậm thanh toán
a. Bên A có quyền yêu cần được chậm thanh toán giá trị hợp đồng cho bên B, được phép chậm … ngày tính từ thời điểm buộc thanh toán. Bên A có trách nhiệm thông báo văn bản về việc chậm thanh toán hay kéo dài thời hạn thanh toán và được sự đồng ý của bên B.
b. Trường hợp bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán, sẽ phải chịu lãi suất … % trên số tiền chưa thanh toán cho bên A, tính từ ngày vi phạm nghĩa vụ cho đến khi bên B thanh toán đầy đủ chi phí cho bên A.
c. Nếu có phát sinh thiệt hại nào do lỗi chậm thực hiện thanh toán của bên A, thì bên A chịu toàn bộ trách nhiệm đền bù thiệt hại.
ĐIỀU 7: THUẾ
7.1 Các bên tự chịu trách nhiệm về các khoản thuế phải nộp, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật hiện hành.
ĐIỀU 8: CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
8.1 Các bên cam kết những thông tin về nhân thân là đúng sự thật. Đồng thời các thông tin về giấy phép hoạt động kinh doanh, giấy phép hành nghề đều hợp pháp và đúng pháp luật.
8.2 Các bên cam kết thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.
8.3 Việc ký kết hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện, không có yếu tố tác động, ép buộc, xúi giục, lừa dối;…..
8.4 Các bên đã đọc, nắm rõ nội dung của Hợp đồng, và quyết định ký kết hợp đồng trên.
ĐIỀU 9: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
9.1 Trách nhiệm của bên A
– Cung cấp rõ ràng yêu cầu về số lượng, bao bì, nhãn mác của thuốc bên B cung cấp;
– Cử đại diện có chuyên môn kiểm tra, giám sát quá trình vận chuyển lô thuốc vào kho, xưởng.
– Trường hợp bên A cắt toa, kê đơn sai công dụng, chức năng của thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân thì bên A chịu toàn bộ trách nhiệm.
9.2 Trách nhiệm của bên B
– Đảm bảo về chất lượng hàng hóa cung cấp cho bên A;
– Trường hợp hàng hóa có thuốc có sai sót về thành phần dược liệu sản xuất thì bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm.
– Trường hợp bên B cung cấp sai hàng hóa, bên A đã kiểm tra những không phát hiện ra lỗi thuốc, làm phát sinh thiệt hại cho bệnh nhân thì hai bên cùng thỏa thuận liên đới chịu trách nhiệm.
ĐIỀU 10: ĐẶT CỌC
10.1 Trong thời gian từ ngày … / … / … đến ngày … / … / … , Bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là …………………………………………. VNĐ.
(Bằng chữ: …………………………………………………………….. Việt Nam Đồng). Để đảm bảo cho việc bên B sẽ mua toàn bộ số thuốc/dược phẩm đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà bên A giao tới đúng nội dung Hợp đồng này, trừ trường hợp ……………………………
10.2 Trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên B không mua/ không nhận/ … theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là ………………………. VNĐ) để ………………………….
10.3 Trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua – bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của bên B…
10.4 Trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………….
ĐIỀU 11: KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
11.1 Khi nhận hàng bên A kiểm tra quy cách, số lượng, chất lượng. Các khiếu nại về hư hỏng, khuyết tật phát sinh, thuốc kém chất lượng phải thông báo cho bên B trong vòng 07 ngày kể từ ngày giao nhận hàng. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Bên A, Bên B phải tiến hành khắc phục, chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, khuyết tật, thuốc kém chất lượng và Bên B phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục.
11.2 Trong qua trình sử dụng nếu có mặt hàng trong hợp đồng phát sinh các tình huống sau: Cục Quản lý dược ra văn bản thu hồi thuốc kém chất lượng; khuyến cáo thuốc phản ứng có hại; Bộ Y tế hoặc BHXH Việt Nam ra các văn bản thay đổi chỉ định, hướng dẫn điều trị của thuốc hoặc thay đổi phạm vi chỉ định thuốc được thanh toán dẫn đến việc mặt hàng đo sử dụng được tại bệnh viện thì Bên A phải thông báo cho Nhà thầu bằng văn bản. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản Bên B có trách nhiệm thu hồi số thuốc còn lại của Bên A và Bên B phải chịu toàn bộ chi phí liên quan đến việc thu hồi thuốc.
11.3 Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có khó khăn trở ngại hai bên phải thông báo với nhau trước bằng văn bản (hoặc phụ lục bổ sung) để cùng giải quyết trên nguyên tắc tôn trong lợi ích của nhau. Nếu hai bên không thể tự giải quyết với nhau được thì có thể đưa ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Mọi phán quyết của toàn án là điều kiện bắt buộc hai bên phải thi hành.
ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN
12.1 Quyền và nghĩa vụ của bên A
– Bên A cam kết thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn cho bên B theo giá trị tại hợp đồng này sau khi bên B bàn giao đầy đủ hàng hóa cho đơn vị sử dụng kèm theo các chứng từ thanh toán.
– Bên A có trách nhiệm lên dự trù số lượng hàng cho bên B.
– Bố trí kho hàng và cử người đúng chuyên môn tham gia tiếp nhận hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận hàng để bên B giao hàng đúng tiến độ.
– Bảo quản hàng hóa theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất khi hàng được giao cho bên A.
12.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B
– Cung cấp đầy đủ hàng hóa, đúng thời hạn theo đơn đặt hàng.
– Cam kết về sự chính xác, trung thực về số lượng, chất lượng, xuất xứ, mẫu mã, đặc tính kỹ thuật các loại hàng hóa theo đúng các quy định tại điều 1, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong hợp đồng
– Thực hiện bảo quản hàng hóa trước khi giao hàng theo quy định của nhà sản xuất đối với từng mặt hàng.
– Giao hàng đến địa điểm theo yêu cầu của bên A.
– Giao bộ chứng từ thanh quyết toán bao gồm: Hóa đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính, biên bản nghiệm thu hàng hóa, biên bản thanh lý hợp đồng.
ĐIỀU 13: VI PHẠM HỢP ĐỒNG
13.1 Trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
a. Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:…………………………… VNĐ.
(Bằng chữ: ………………………………………………………….. Việt Nam Đồng).
b. Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau: ……………………………………
c. Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về …………… trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho bên B gây ra hậu quả gì. Bên A có nghãi vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước bên A, pháp luật và các bên chủ thể coa quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
d. ……………….
ĐIỀU 14: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
14.1 Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
a. Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
b. Hợp đồng không thể thực hiện được do có vi phạm pháp luật;
c. Hợp đồng không thể thực hiện do Nhà nước cấm thực hiện;
14.2 Một trong các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này, nếu bên còn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ ……………….. được ghi nhận trong Hợp đồng này. Bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất do lỗi của mình gây ra.
ĐIỀU 15: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
15.1 Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông quan trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là … lần và phải được lập thành ….. (văn bản). Nếu sau … lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà cả hại bên không thỏa thuận giải quyết được tránh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
ĐIỀU 16: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG
16.1 Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … / … / ….
16.2 Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên để hoàn thành nghí vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc …
16.3 Hợp đồng này được thành lập … bản bằng Tiếng việt, gồm … trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và bên A giữ … bản để ………………………, Bên B giữ … bản để ……………………………
….………………, ngày …tháng … năm …..
BÊN A BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)