Bài viết sau đây giới thiệu về mẫu hợp đồng cho thuê cửa hàng, mặt bằng để bạn đọc tham khảo khi cần sử dụng đến loại hợp đồng này.
1. Tổng quan về hợp đồng cho thuê cửa hàng
Hợp đồng cho thuê cửa hàng là một dạng hợp đồng kinh doanh thương mại, có đối tượng là mặt bằng, diện tích. Mục đích của các bên trong hợp đồng là đạt được thỏa thuận, trong đó một bên muốn thuê để làm cửa hàng kinh doanh, còn một bên cho thuê nhằm mục đích kiếm lời. Hiện nay, các tranh chấp này xảy ra rất nhiều, đặt biệt là trong tình hình dịch bệnh việc kinh doanh buôn bán bị đình truệ, cả hai bên người thuê và người cho thuê mặt bằng không đạt được thỏa thuận chung.
2. Mẫu hợp đồng cho thuê cửa hàng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
……………….., ngày …. tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG THUÊ CỬA HÀNG
(Số:……../HĐTCH)
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 09 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ mong muốn, nguyện vọng của hai bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại …, chúng tôi gồm có:
1. BÊN CHO THUÊ (viết tắt là bên A)
Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………
Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………
CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..
Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………
2. BÊN THUÊ (viết tắt là bên B)
Ông/ Bà:………………………………………..…Giới tính: ………………………
Sinh ngày:……………..Dân tộc:………………..Quốc tịch:………………………
CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..
Ngày cấp:………………Nơi cấp:…………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………
Địa chỉ hiện tại:………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ:…………………………..…Email:…………………………
Các bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý cho bên B thuê căn nhà thuộc quyền sở hữu của B với những nội dung sau:
1.1. Địa chỉ căn nhà: ………………………………………….;
1.2. Diện tích căn nhà: ………………………………. mét vuông;
1.3. Diện tích thuê: …………………………………….. mét vuông;
1.4. Mục đích thuê: Để làm cửa hàng;
1.5. Trang thiết bị đi kèm:
– …………… điều hoà;
– …………… tủ lạnh;
– …………… tủ kính;
– ………………..
ĐIỀU 2: ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
2.1. Bên A cam kết căn nhà tại địa chỉ ……………………………… thuộc sở hữu của bên A; không thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội. Bên A đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số …………………..;
2.2. Bên B cam kết thuê căn nhà tại địa chỉ ……………………………… để làm cửa hàng. Bên B đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số …………………..
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
3.1. Trách nhiệm chung của các bên:
a) Tất cả các thông tin, giấy tờ do hai bên xuất trình để giao kết và thực hiện hợp đồng này đều là sự thật, nếu bên nào có điều gì sai trái, sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại gây ra cho bên kia, cũng như cho bên thứ ba, nếu có.
b) Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ bất cứ điều khoản nào của hợp đồng này đều phải được sự đồng ý của cả hai bên và phải được công chứng.
c) Toàn bộ các quyền lợi, lợi ích và các nghĩa vụ phát sinh từ việc bên B thực hiện hợp đồng này đều do hai bên tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, trong mọi trường hợp không ảnh hưởng đến hợp đồng này.
d) Tất cả các vấn đề phát sinh (nếu có) chưa được hai bên thoả thuận trong hợp đồng này được áp dụng theo quy định của pháp luật.
3.2. Trách nhiệm của bên A:
a) Cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để ký kết hợp đồng;
b) Đảm bảo hiện trạng căn nhà đúng như thoả thuận;
c) Cho phép bên B xem nhà trước khi ký hợp đồng;
d) ……………………
3.3. Trách nhiệm của bên B:
a) Sử dụng nhà đúng mục đích;
b) Đảm bảo hiện trạng của căn nhà luôn đúng như thoả thuận ;
c) Cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để ký kết hợp đồng;
d) Chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy và trật tự, an ninh trong thời gian thuê nhà;
đ) ……………………….
ĐIỀU 4: BÀN GIAO NHÀ
4.1. Trước khi bàn giao nhà, bên A cho phép bên B kiểm tra tình trạng căn nhà và các trang thiết bị đi kèm quy định tại khoản 1.5 Điều 1 hợp đồng này.
4.2. Bên A có nghĩa vụ đảm bảo căn nhà và các trang thiết bị trên vẫn trong tình trạng tốt, chức năng hoạt động bình thường.
4.3. Bên B có nghĩa vụ bảo quản nhà và các trang thiết bị đi kèm. Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
4.4. Khi bàn giao nhà, hai bên có nghĩa vụ ký vào biên bản xác nhận bàn giao nhà cùng các trang thiết bị đi kèm.
4.5. Bên A tiến hành bàn giao nhà cho bên B vào ngày ………
Trường hợp bàn giao nhà chậm hơn khoảng thời gian trên, bên A phải báo cho bên B biết để gia hạn thời gian bàn giao. Nếu hết thời gian gia hạn vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ bàn giao mà gây ảnh hưởng đến công việc và tiến độ làm việc của bên B thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bên A phải chịu khoản phạt là ……………. cho mỗi ngày bàn giao muộn và bồi thường thiệt hại phát sinh.
ĐIỀU 5: SỬA CHỮA NHÀ
5.1. Bên B có quyền sửa chữa nhà nhưng không được làm ảnh hưởng đến cấu trúc của căn nhà, bao gồm:
a) Đập, đục, khoan, khoét tường nhà, sàn nhà, trần nhà;
b) Cơi nới diện tích căn nhà trái phép;
c) …………………………………..
5.2. Bên B được phép thực hiện nội dung sửa chữa nhà dưới đây:
a) Lát sàn gạch, gỗ,…;
b) Sơn lại tường nhà;
c) Lắp đặt thêm trang thiết bị;
d) Bổ sung nội thất;
đ) Treo biển hiệu;
e) Trang trí, vẽ tường nhà;
g) ………………………….
5.3. Trước khi thực hiện điểm c) khoản 4.2 Điều này, bên B phải báo trước cho bên A biết trong thời hạn là …… ngày.
5.4. Bên B không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng căn nhà.
5.5. Trường hợp căn nhà bị ảnh hưởng, chịu tác động vì lí do khách quan dẫn đến việc tường nhà bị ẩm, mốc, trần nhà, sàn nhà bị thấm nước,… trong thời hạn thuê:
a) Bên B có nghĩa vụ báo cho bên A biết trong vòng …. ngày để bên A khắc phục vấn đề.
Việc khắc phục vấn đề được tiến hành tối đa trong vòng … ngày. Nếu quá thời hạn đó mà bên A vẫn chưa giải quyết xong thì bên B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong khoảng thời gian phải đóng cửa hàng, gây thua lỗ cho việc kinh doanh.
b) Bên B có thể thay mặt bên A khắc phục vấn đề nếu như được sự đồng ý của bên A.
Bên B tạm ứng số tiền cần để giải quyết vấn đề và bên A có nghĩa vụ thanh toán đủ số tiền đó khi bên B đã hoàn thành việc khắc phục vấn đề.
Nghĩa vụ thanh toán được bên A thực hiện ….. ngày sau khi vấn đề được khắc phục. Trường hợp bên A chậm thanh toán tiền tạm ứng thì bên A phải trả thêm khoản phạt là ……….. cho mỗi ngày chậm thanh toán tiền tạm ứng.
5.6. Trường hợp căn nhà bị ảnh hưởng, chịu tác động vì những sửa chữa của bên B thì bên B tự chịu trách nhiệm khắc phục vấn đề và có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên A nếu những vấn đề đó làm ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà.
ĐIỀU 6: CHO THUÊ LẠI
6.1. Bên B phải báo cho bên A biết khi bên B có ý định cho thuê lại nhà.
6.2. Bên B không được phép tự ý cho thuê lại nhà mà không được sự đồng ý của bên A.
5.2. Bên A đồng ý để bên B cho thuê lại căn nhà với mục đích sử dụng là để làm cửa hàng.
Trường hợp bên B cho thuê lại căn nhà với mục đích khác sẽ được coi là vi phạm mục đích sử dụng mà hai bên đã thoả thuận. Khi đó, bên A có quyền yêu cầu bên B nộp phạt vi phạm và đơn phương chấm dứt hợp đồng.
ĐIỀU 7: TRẢ LẠI NHÀ
7.1. Bên B có nghĩa vụ trả lại nhà cho bên A sau khi hợp đồng này hết hạn mà hai bên không tiếp tục gia hạn hợp đồng.
7.2. Khi trả lại nhà, bên B phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a) Tình trạng nhà khi trả giống như tình trạng nhà khi nhận (trừ đi các hao mòn tự nhiên);
b) Cấu trúc nhà không bị thay đổi theo quy định tại khoản 4.1 Điều 4 hợp đồng này;
c) Các trang thiết bị đi kèm khi bàn giao nhà còn đầy đủ và vẫn hoạt động tốt;
d) Nội thất và trang thiết bị bên B trang bị, lắp đặt thêm phải được dỡ bỏ hoàn toàn trước khi trả.
Trường hợp bên B để lại nội thất và trang thiết bị thì toàn bộ tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên A kể từ khi bên B trả lại nhà. Bên A được phép toàn quyền quyết định với số tài sản đó.
7.3. Bên B phải trả lại nhà cho bên A vào ngày ………………….
a) Trường hợp chậm trả nhà nhưng chưa có bên mới yêu cầu thuê, bên A có quyền yêu cầu bên B trả tiền thuê trong thời gian chậm trả. Với mỗi ngày chậm trả nhà, bên B sẽ phải trả bên A khoản tiền là………………….;
b) Trường hợp chậm trả nhà nhưng đã có bên mới yêu cầu thuê, bên A có quyền gia hạn thời gian trả lại nhà. Nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thì bên A có quyền thu hồi nhà và tháo gỡ, di chuyển nội thất, trang thiết bị bên B đã lắp đặt về địa chỉ ……………………..
Mọi chi phí phát sinh từ việc tháo gỡ, di chuyển nội thất, trang thiết bị do bên B thanh toán.
c) Trường hợp bên B từ chối trả lại nhà, bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, khởi kiện bên B yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp;
d) Bên B chịu mọi trách nhiệm đối với căn nhà và các trang thiết bị đi kèm trong thời gian chậm trả.
ĐIỀU 8: THỜI HẠN THUÊ
8.1. Thời hạn thuê là ……….. năm kể từ ngày hai bên ký kết biên bản bàn giao nhà.
8.2. Nếu hết thời hạn thuê, bên B có thể yêu cầu gia hạn thời gian thuê trong vòng ……….. ngày sau khi hợp đồng hết hạn.
Việc gia hạn hợp đồng được hai bên cùng thỏa thuận, ký kết phụ lục để sửa đổi, bổ sung hợp đồng.
ĐIỀU 9: GIÁ THUÊ, PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI HẠN THANH TOÁN
9.1. Giá thuê:
a) Các bên nhất trí giá cho thuê là ……………… triệu đồng/ tháng.
( Bằng chữ: ………………………………………. )
b) Giá thuê chưa bao gồm tiền điện, nước và internet. Bên B có nghĩa vụ thanh toán riêng tiền điện, nước và internet.
c) Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng mà bên A thực hiện cải tạo nhà và được bên B đồng ý thì bên A được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở.
– Giá thuê mới không vượt quá …..% so với giá thuê cũ;
– Giá thuê mới phải được báo trước cho bên B ………. tuần;
– Trường hợp bên B không đồng ý với giá thuê mới thì bên A có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải bồi thường cho bên B.
9.2. Hình thức thanh toán: ………………… (Tiền mặt/ Chuyển khoản)
Nếu là chuyển khoản, bên B chuyển số tiền vào số tài khoản …………. mở tại ngân hàng ………… cho bên A.
9.3. Thời hạn thanh toán: Ngày ….. hằng tháng.
Trường hợp chậm thanh toán, bên B phải báo cho bên A biết để gia hạn thời hạn thanh toán. Nếu hết thời hạn đó vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ, bên A có quyền tính lãi suất ….% trên số tiền trả chậm bắt đầu từ ngày kết thúc thời hạn gia hạn đến khi bên A nhận đủ số tiền.
ĐIỀU 10: ĐẶT CỌC
10.1. Bên B giao cho bên A khoản tiền đặt cọc là …………………… sau khi ký hợp đồng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thuê nhà.
( Bằng chữ: ………………………………………. )
10.2. Tiền đặt cọc của bên B không được coi là tiền thuê nhà hằng tháng.
10.3. Bên A sẽ hoàn trả đủ số tiền đặt cọc trên sau khi hợp đồng này hết thời hạn.
10.4. Việc trả tiền đặt cọc được thực hiện cùng ngày với ngày bên B trả lại nhà.
Trường hợp bên A chậm trả tiền đặt cọc, bên B có quyền tính lãi suất là ….% trên số tiền trả chậm bắt đầu từ khi kết thúc ngày trả lại nhà cho đến khi bên B nhận lại đủ số tiền đặt cọc.
ĐIỀU 11: THUẾ PHÍ, LỆ PHÍ
11.1. Bên A có nghĩa vụ kê khai, nộp các loại thuế cho căn nhà theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
11.2. Bên B có nghĩa vụ kê khai, nộp các loại thuế cho việc kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp bên B kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế bảo vệ môi trường thì còn phải nộp thêm loại thuế này.
ĐIỀU 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
12.1. Quyền của bên A:
a) Yêu cầu bên B thanh toán tiền thuê nhà và trả lại nhà đúng phương thức và thời hạn;
b) Yêu cầu bên B sửa chữa phần hư hỏng, thiệt hại do lỗi của bên B;
c) Được giữ tiền đặt cọc của bên B đến khi bên B trả lại nhà;
d) Lấy lại nhà khi bên B từ chối trả nhà;
đ) Tháo dỡ, di chuyển các trang thiết bị, nội thất của bên B đến địa chỉ quy định tại khoản .. Điều .. hợp đồng này khi bên B từ chối trả lại nhà;
e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
12.2. Nghĩa vụ của bên A:
a) Đảm bảo quyền thuê nhà ổn định cho bên B;
b) Đảm bảo tình trạng nhà và các trang thiết bị kèm theo đủ chất lượng, số lượng như thoả thuận;
c) Hoàn trả đủ số tiền đặt cọc của bên B khi bên B trả lại nhà;
d) Khắc phục những hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà vì lí do khách quan;
đ) Thanh toán tiền tạm ứng trong trường hợp bên B khắc phục những hư hỏng, khiếm khuyết vì lí do khách quan thay cho bên A.
ĐIỀU 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
13.1. Quyền của bên B:
a) Được đảm bảo quyền thuê nhà ổn định;
b) Được hoàn trả đủ số tiền đặt cọc khi trả lại nhà;
c) Yêu cầu bên A khắc phục những hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà vì lí do khách quan;
d) Yêu cầu bên A thanh toán tiền tạm ứng trong trường hợp bên B khắc phục những hư hỏng, khiếm khuyết vì lí do khách quan thay cho bên A;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
13.2. Nghĩa vụ của bên B:
a) Giữ gìn nhà ở, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của căn nhà;
b) Mọi sự lắp đặt thêm trang thiết bị phải được báo cho bên A biết;
c) Sử dụng nhà đúng mục đích và đúng phần diện tích đã thuê;
d) Thanh toán tiền thuê nhà và trả lại nhà đúng phương thức và thời hạn;
đ) Sửa chữa phần hư hỏng, thiệt hại do lỗi của bên B;
e) Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt hàng kinh doanh;
g) Không cho thuê lại nếu không được sự đồng ý của bên A và không cho thuê lại với mục đích khác ngoài việc làm cửa hàng.
ĐIỀU 14: RỦI RO VÀ BẤT KHẢ KHÁNG
14.1. Rủi ro là nguy cơ tiêu cực có thể ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng.
a) Bên B phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với căn nhà kể từ thời điểm bên A bàn giao cho bên B, trừ trường hợp bên B chứng minh không phải lỗi của bên B;
b) Bên A phải chịu thiệt thòi về những rủi ro trong quá trình bên B thuê nhà nếu bên B chứng minh là họ không có lỗi và đã làm đầy đủ trách nhiệm được giao. Trong trường hợp này, bên A phải chịu hoàn toàn những tổn thất đã xảy ra.
14.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể tiên liệu trước cũng như không thể chống đỡ được khi xảy ra như động đất, hạn hán, bão, lũ lụt, lở đất, chiến tranh, dịch bệnh lan truyền.
Việc một trong hai bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đó thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dung của hợp đồng này.
14.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng:
a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất. Trong bất kì tình huống nào việc thông báo cũng không được chậm hơn ….. ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra. Đồng thời cung cấp bằng chứng về nguyên nhân sự kiện bất khả kháng;
b) Trường hợp nhà bị ảnh hưởng, tác động do sự kiện bất khả kháng, các bên thực hiện theo quy định tại khoản 5.4 Điều 5 của hợp đồng này;
c) Tuỳ thuộc vào sự kiện bất khả kháng và hậu quả của sự kiện bất khả kháng, bên A xem xét miễn, giảm tiền thuê nhà và gia hạn thời gian thanh toán tiền thuê nhà cho bên B;
d) Trong và sau sự kiện bất khả kháng, bên A chịu mọi thiệt hại phát sinh với căn nhà. Bên B không có nghĩa vụ bồi thường nếu đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm a) khoản này.
đ) Các bên sẽ gia hạn thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng.
ĐIỀU 15: TẠM NGỪNG HỢP ĐỒNG
15.1. Định nghĩa “Tạm ngừng hợp đồng”:
“Tạm ngừng hợp đồng” là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng trong các trường hợp xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
15.2. Căn cứ để tạm ngừng hợp đồng:
a) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng;
b) Trường hợp bên A không khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà vì lí do khách quan, rủi ro, sự kiện bất khả kháng gây ra;
c) Trường hợp một trong hai bên không khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà do lỗi của mình gây ra;
d) Trường hợp bên A từ chối thanh toán tiền tạm ứng khi bên B khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà vì lí do khách quan, rủi ro, sự kiện bất khả kháng thay cho bên A;
đ) Trường hợp bên B lắp đặt thêm trang thiết bị mà không báo cho bên A biết.
15.3. Bên ngừng hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hợp đồng bị tạm ngừng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên ngừng hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vì tổn thất gây ra.
ĐIỀU 16: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
16.1. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng:
a) Hợp đồng hết hạn;
b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
c) Nhà cho thuê không còn;
d) Bên B chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
đ) Nhà cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác;
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
16.2. Bên chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 17: ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
17.1. Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng:
a) Đối với bên A:
– Trường hợp bên B sửa chữa, cải tạo làm ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà;
– Trường hợp mặt hàng kinh donah bên B trái với quy định của pháp luật;
– Trường hợp bên B không trả tiền thuê nhà theo thoả thuận từ 3 tháng trở lên mà không có lí do chính đáng;
– Trường hợp bên B sử dụng nhà sai mục đích;
– Trường hợp bên B chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà mà không có sự đồng ý của bên A;
– Trường hợp bên B làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên A hoặc tổ trưởng tổ dân phố lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
– Trường hợp bên B từ chối trả lại nhà;
– Trường hợp bên B không đồng ý với giá thuê mới.
b) Đối với bên B:
– Trường hợp bên A tăng giá thuê nhà không theo thoả thuận hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên B biết trước theo thỏa thuận;
– Trường hợp bên A không đảm bảo quyền thuê nhà ổn định cho bên B;
– Trường hợp bên A bàn giao nhà chậm.
17.2. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị chấm dứt và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền mà bên vi phạm hợp đồng gây nên và duy trì thực hiện điều khoản bảo mật.
ĐIỀU 18: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
18.1. Đối với bên A:
a) Trường hợp bên A không khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà vì lí do khách quan, rủi ro, sự kiện bất khả kháng gây ra hay do lỗi của bên A gây ra thì bên A phải nộp khoản phạt là …………% giá trị hợp đồng;
b) Trường hợp bên A không đảm bảo quyền thuê nhà ổn định cho bên B thì bên A phải chịu khoản phạt là …….% giá trị hợp đồng và có nghĩa vụ bố trí nhà khác cho bên B;
c) Trường hợp bên A tăng giá thuê nhà không theo thoả thuận hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên B biết trước theo thỏa thuận thì bên A phải chịu khoản phạt là ………..% giá trị hợp đồng với giá thuê mới và hỗ trợ giảm tiền nhà …… tháng đầu cho bên B;
d) Trường hợp bên B không đồng ý với giá thuê mới thì bên A có nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc cho bên B và bố trí nhà khác cho bên B với giá thuê cũ hoặc giá thuê mới cao hơn nhưng ở mức bên B chấp nhận được.
đ) Mọi chi phí phát sinh từ việc chuyển nhà quy định tại điểm b) và d) khoản này thuộc trách nhiệm thanh toán của bên A.
18.2. Đối với bên B:
a) Trường hợp bên B sửa chữa, cải tạo làm ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà, bên B có nghĩa vụ nộp phạt ……% giá trị hợp đồng và bồi thường mọi thiệt hại phát sinh cho bên A;
b) Trường hợp bên B sử dụng nhà sai mục đích, bên B phải nộp phạt …….% giá trị hợp đồng.
Trường hợp bên B cho thuê lại mà không báo với bên A hoặc cho thuê lại sai mục đích, bên B phải nộp phạt …….% giá trị hợp đồng. Đồng thời phải chịu mọi trách nhiệm, thiệt hại phát sinh nếu người cho thuê lại làm mất các trang thiết bị đi kèm và hư hỏng, ảnh hưởng đến cấu trúc căn nhà;
c) Trường hợp bên B sử dụng nhà sai mục đích, bên B phải nộp phạt khoản tiền là ………………;
d) Trường hợp bên B từ chối trả lại nhà, bên A có quyền yêu cầu bên B nộp phạt …..% giá trị hợp đồng và yêu cầu bồi thường cho mọi thiệt hại phát sinh;
đ) Trường hợp bên B không khắc phục các hư hỏng, khiếm khuyết của căn nhà do lỗi của mình gây ra thì bên A có quyền yêu cầu bên B nộp phạt ……% giá trị hợp đồng.
e) Trường hợp bên B lắp đặt thêm trang thiết bị mà không báo cho bên A biết, bên B có nghĩa vụ nộp phạt khoản tiền là …………….
18.3. Thời hạn thanh toán khoản tiền vi phạm, khoản tiền bồi thường thiệt hại: Việc nộp phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại được tiến hành ……….. ngày/ tuần/ tháng sau khi xác định được yếu tố lỗi và ước tính được chi phí thiệt hại phát sinh từ lỗi của một trong hai bên.
a) Trường hợp một trong hai bên chậm thanh toán khoản tiền vi phạm, khoản tiền bồi thường thì bên còn lại có thể gia hạn thời hạn thanh toán. Nếu hết thời hạn đó vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ, bên có hành vi vi phạm phải trả số tiền lãi là ….% tính từ thời điểm kết thúc ngày gia hạn đến khi bên còn lại nhận đủ khoản tiền;
b) Trường hợp một trong hai bên trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nộp phạt, bồi thường thì bên còn lại có quyền khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp.
18.4. Phương thức thanh toán khoản tiền vi phạm, khoản tiền bồi thường thiệt hại: ………………. (Tiền mặt/ Chuyển khoản)
a) Nếu là hình thức tiền mặt: Hai bên thoả thuận, thống nhất địa điểm gặp mặt trực tiếp để thanh toán.
b) Nếu là hình thức chuyển khoản:
– Bên A có nghĩa vụ chuyển số tiền vào số tài khoản …………… mở tại ngân hàng ……………….. của bên B;
– Bên B có nghĩa vụ chuyển số tiền vào số tài khoản …………… mở tại ngân hàng ……………….. của bên A.
ĐIỀU 19: BẢO MẬT
19.1. Mỗi bên sẽ không tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này hoặc của bên còn lại cho bất cứ bên thứ ba nào mà không có sự đồng ý của bên còn lại.
19.2. Bên B cam kết có biện pháp phù hợp để đảm bảo rằng những nhân viên có liên quan của mình cũng tuân thủ quy định này và sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp có bất cứ hành vi nào vi phạm quy định này.
19.3. Trường hợp một trong hai bên vi phạm điều khoản này thì bên vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và có nghĩa vụ bồi thường mọi thiệt hại phát sinh.
19.4. Điều khoản này sẽ vẫn có hiệu lực kể cả sau khi hợp đồng này hết hạn hoặc chấm dứt.
ĐIỀU 20: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
20.1. Hai bên cần phải chủ động thông báo cho nhau biết nếu có vấn đề bất lợi phát sinh và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản);
20.2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, các bên có thể khởi kiện ra Toà án trong thời gian 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp để giải quyết.
ĐIỀU 21: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
21.1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký kết;
21.2. Các bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này;
21.3. Các bên đã tự đọc hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng và ký vào hợp đồng này trước sự có mặt của người có thẩm quyền chứng thực;
21.4.. Mỗi bên không được phép chuyển giao bất cứ quyền, nghĩa vụ nào trong hợp đồng này cho bất cứ bên thứ ba nào mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của bên còn lại.
21.5. Hợp đồng này bao gồm ….. trang, và …… phụ lục được lập thành ….. bản bằng tiếng Việt. Bên A sẽ giữ ….. bản tiếng Việt, bên B sẽ giữ …… bản tiếng Việt (Trường hợp có sử dụng từ hai thứ ngôn ngữ trở lên thì quy định thêm về số bản hợp đồng bằng các ngôn ngữ khác).
BÊN A | BÊN B |
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) | (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |