Hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191
1. Hợp đồng nguyên tắc là gì
Hợp đồng nguyên tắc là hợp đồng được ký kết để đề ra quy định, nguyên tắc khi hợp tác giữa các bên, ghi nhận lại nguyên tắc các bên phải thực hiện khi ký kết hợp đồng, làm tiền đề cho hợp đồng kinh tế sau này. Về mặt pháp lý, mẫu hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế, các bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng khi các bên có dự định ký kết hợp đồng và đã có những thỏa thuận chung nhất định về việc thực hiện hợp đồng sữ ký kết, nhưng đối tượng hợp đồng chưa được xác định hoặc không muốn cụ thể hóa hoặc các bên muốn thỏa thuận các nội dung đó trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải ký nhiều hợp đồng nhỏ.
Hợp đồng nguyên tắc được sử dụng trong một số trường hợp sau đây:
– Một giao dịch chính thức chưa sẵn sàng nhưng vẫn cần có sự thỏa thuận, cam kết về dự định và điều kiện giao dịch.
– Các bên thực hiện nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa các bên được thực hiện trong nhiều lần nhưng các nội dung tương đối giống nhau. Khi đó, hợp đồng nguyên tắc như một bản hợp đồng khung đưa ra những quy định chung cho các bên khi giao dịch.
Nội dung của hợp đồng nguyên tắc bao gồm thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng, các nguyên tắc cơ bản, điều khoản chung, đối tượng chính trong hợp đồng, giá và phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, phương án giải quyết tranh chấp, trách nhiệm khi vi phạm…
2. Điều kiện để kinh doanh mua bán thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm; thực phẩm có tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người, do đó để có thể kinh doanh thực phẩm các cá nhân, tổ chức phải có các giấy phép nhất định theo quy định của pháp luật
(1) Các giấy phép cần thiết khi kinh doanh thực phẩm theo quy định pháp luật bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh thực phẩm;
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trừ trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
(2) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sau đây phải tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Thực phẩm chức năng;
– Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở);
– Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ thì không phải tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
(3) Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:
– Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở phải có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
– Cở sở kinh doanh phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ đảm bảo cho việc kinh doanh đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Ngoài ra, chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề sau đây:
+ Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm;
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ để đáp ứng theo yêu cầu công việc.
3. Các thủ tục cần làm để kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, vậy nếu bạn muốn kinh doanh thực phẩm thì cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm
– Đối với hộ kinh doanh cá thể thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm đối với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, đăng ký ngành, nghề kinh doanh cho hộ kinh doanh: sản xuất, bán buôn, bán lẻ thực phẩm chức năng;
- Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm đối với hộ kinh doanh tương đối đơn giản. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT).
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
– Đối với thành lập doanh nghiệp thực phẩm, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng đối với doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Công ty nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng tại phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở;
- Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm chức năng, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010 cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đối với từng loại hình công ty cụ thể
4. Mức phạt khi mua bán thực phẩm trái phép, không rõ nguồn gốc
Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Hành vi buôn bán thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ ”. Tùy tính chất, mức độ của hành vi mà người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Mức xử phạt đi từ cảnh cáo đến phạt tiền lên đến 100 triệu đồng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
5. Mẫu Hợp đồng nguyên tắc mua bán thực phẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2019
HỢP ĐỒNG NGUYÊN TẮC MUA BÁN THỰC PHẨM
(Về việc mua bán thực phẩm)
- Căn cứ Luật thương mại năm 2005;
- Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên,
Hôm nay, ngày 28 tháng 08 năm 2019, tại số 386 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội, chúng tôi gồm:
Bên bán: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SẠCH ABC
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà MIPEC, 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Mã số thuế: 034557889
Số điện thoại: 023455789
Người đại diện theo pháp luật: Ông TRẦN HỮU HUÂN Chức vụ: Giám đốc
(Bên bán sau đây được gọi là “Bên A”)
Bên mua: CÔNG TY TNHH BÁN LẺ XYZ
Địa chỉ: 225 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Mã số thuế: 034999944
Số điện thoại: 023987654
Người đại diện theo pháp luật: Bà HOÀNG THỊ HÒA Chức vụ: Giám đốc
(Bên mua sau đây được gọi là “Bên B”)
Cùng thỏa thỏa thuận thống nhất những nội dung sau:
Điều 1. Những điều khoản chung
- Hai bên là các tổ chức có tư cách pháp nhân đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật có nhu cầu hợp tác kinh doanh với nhau trên cơ sở thiện chí, cùng có lợi.
- Trong phạm vi Hợp đồng này, hai bên sẽ ký tiếp các Thỏa thuận phái sinh từ Hợp đồng này, gồm: Hợp đồng mua bán và/hoặc Đơn đặt hàng (bằng văn bản) (sau đây gọi tắt là Thỏa thuận phái sinh) đối với từng lô hàng cụ thể. Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được nêu rõ trong các Thỏa thuận phái sinh.
- Thứ tự ưu tiên thực hiện: ưu tiên thực hiện các bản sửa đổi, bổ sung: Thỏa thuận phái sinh. Trong trường hợp có nội dung trong Thỏa thuận phái sinh mâu thuẫn hoặc chưa thỏa thuận trong Hợp đồng này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được quy định trong Hợp đồng này.
Điều 2. Hàng hóa mua bán
2.1. Hàng hóa mua bán là thực phẩm (kim chi). Hàng hóa do Bên A cung cấp phải đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
2.2. Chi tiết về hàng hóa sẽ được các bên nêu rõ trong các Thỏa thuận phái sinh.
Điều 3. Cách thức thực hiện hợp đồng
3.1. Bên A vận chuyển hàng hóa đến cho Bên B tại địa điểm ghi nhận trong từng Thỏa thuận phái sinh. Chi phí vận chuyển do Bên A chịu. Theo thỏa thuận trong từng Thỏa thuận phái sinh, hàng hóa có thể được giao một lần hoặc nhiều lần.
3.2. Chủng loại, số lượng hàng hóa được ghi nhận cụ thể trong từng Thỏa thuận phái sinh.
3.3. Bằng chứng giao nhận hàng hóa gồm có: Hóa đơn bán hàng hợp lệ hoặc/và Biên bản giao nhận.
Điều 4. Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
4.1. Bên B sẽ được hưởng chế độ mua theo giá thống nhất với mọi đối tác theo giá của Bên A.
4.2. Đơn giá, tổng giá trị hàng hóa và các loại thuế sẽ được ghi nhận cụ thể trong từng Thỏa thuận phái sinh.
4.3. Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán được ghi nhận cụ thể trong từng Thỏa thuận phái sinh.
4.4. Thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng, tỷ giá thanh toán là tỷ giá trung bình cộng giữa tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tỷ giá bán ra của thị trường tự do công bố tại thời điểm thanh toán.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên
5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
5.1.1. Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
5.1.2. Cung cấp cho Bên B các thông tin về sản phẩm như: Danh mục và Catalogue sản phẩm hiện có, giá cả sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng…
5.1.3. Tư vấn cho Bên B về sản phẩm và dịch vụ của nhà sản xuất.
5.1.4. Đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới (nếu có).
5.1.5. Hỗ trợ Bên B trong công tác tìm hiểu và xúc tiến thị trường, quảng bá sản phẩm.
5.1.7. Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh về hàng hóa không do lỗi của Bên B.
5.1.6. Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong hợp đồng này và các Thỏa thuận phái sinh.
5.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
5.2.1. Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng này và các Thỏa thuận phái sinh.
5.2.2. Được từ chối nhận hàng hóa trong trường hợp Bên A giao hàng hóa không đảm bảo các tiêu chuẩn như đã thỏa thuận trong Hợp đồng này và các Thỏa thuận phái sinh.
5.2.3. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quản lý và lưu thông hàng hóa. Bên A không chịu trách nhiệm việc vi phạm pháp luật này của Bên B.
5.2.4. Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng này và các Thỏa thuận phái sinh.
Điều 6. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
6.1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này và các Thỏa thuận phái sinh, bên nào vi phạm nội dung được ghi nhận trong Hợp đồng này và các Thỏa thuận phái sinh và gây thiệt hại kinh tế do việc vi phạm này thì phải chịu mức phạt vi phạm hợp đồng bằng 02 (hai) lần thiệt hại thực tế gây ra cho bên kia.
6.2. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, bên nào gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Điều 7. Chấm dứt thực hiện hợp đồng
7.1. Nếu bên nào muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo cho bên kia và hai bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ. Biên bản thanh lý hợp đồng có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của hai bên là văn bản chính thức xác nhận hợp đồng này chấm dứt.
7.2. Bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Điều 8. Cam kết chung
8.1. Các bên không được nhân danh bên kia thực hiện bất kỳ giao dịch hoặc chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh kể từ thời điểm chuyển giao nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
8.2. Hai bên cam kết thực hiện đúng những thỏa thuận trong Hợp đồng này. Nếu bên nào cố ý vi phạm các điều khoản nào của Hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm về tài sản về các hành vi vi phạm đó.
8.3. Bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp thương lượng không thành, một bên có quyền đưa ra vụ việc tranh chấp ra Tòa án để giải quyết.
Điều 9. Hiệu lực hợp đồng
9.1. Hợp đồng này có giá trị 12 tháng kể từ ngày ký kết. Hết thời hạn trên, nếu hai bên không gia hạn thì Hợp đồng này được tự động kéo dài 06 (sáu) tháng tiếp theo và tối đa không quá 24 tháng.
9.2. Hợp đồng này chỉ hết hiệu lực khi hai bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ theo Điều 7 nói trên.
9.3. Các Thỏa thuận phái sinh và các thỏa thuận sửa đổi, bổ sung Hợp đồng này được coi là Phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này.
Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản, mỗi bên giữ 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau.
BÊN BÁN | BÊN MUA |
6. Hợp đồng mua bán thực phẩm tươi sống
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG MUA BÁN THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Số:………./HĐMBTPTS
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Nghị định 67/2016/NĐ-CP;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………………………………………………………
Chúng tôi gồm có:
BÊN A (BÊN BÁN):
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………….
GĐKKD số:……………………………………………………… Ngày cấp:……………………………………..
Điện thoại:………………………………………………………. Fax:………………………………………………
Đại diện:………………………………………………………………. Chức vụ:…………………………………..
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN MUA):
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………….
GĐKKD số:……………………………………………………… Ngày cấp:……………………………………..
Điện thoại:………………………………………………………. Fax:………………………………………………
Đại diện:………………………………………………………………. Chức vụ:…………………………………..
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Thực phẩm tươi sống và giá trị hợp đồng
1. Bên A đồng ý cung cấp thực phẩm tươi sống cho bên mua (bên B), cụ thể:
STT | Loại thực phẩm | Số lượng | Đặc điểm (bao bì, hạn sử dụng,…) | Đơn giá | Tổng giá trị | Ghi chú |
Thuế VAT: ….
Tổng giá trị hợp đồng: … Đồng, bằng chữ: …
2. Giá trị hợp đồng đã bao gồm tiền thực phẩm, chi phí vận chuyển, đóng gói, bảo quản, thuế VAT,…
Chưa bao gồm:…….
3. Đơn giá trên là giá cố định không đổi trong thời gian ký kết hợp đồng trừ trường hợp có các thay đổi hoàn cảnh khách quan (dịch bệnh, thay đổi giá cả thị trường) các bên tiến hành thỏa thuận lại giá; trường hợp không thỏa thuận được có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
Điều 2. Chất lượng thực phẩm
1. Thực phẩm cung cấp đảm bảo độ tươi sống; không dập nát, héo úa, không có mùi hôi thối,…
2. Đảm bảo đúng yêu cầu của bên B theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này;
3. Quy trình bảo quản, chế biến đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm;
4. Đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam về dư lượng các chất hóa học, phụ gia đối với thực phẩm
5. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
6. Yêu cầu Chất lượng đối với từng loại thực phẩm cụ thể được quy định chi tiết trong phụ lục … của Hợp đồng này
Điều 3. Thanh toán
1. Đơn vị thanh toán: Đồng Việt Nam
2. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
3. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho bên A thành nhiều đợt
+ Đợt 1: Bên B thanh toán cho bên A bằng … % hợp đồng, thành tiền:……Đồng, sau khi bên A vận chuyển cho bên B … khối lượng thực phẩm đã yêu cầu trong thời hạn … ngày kể từ ngày nhận được thực phẩm, bên A xuất hóa đơn cho bên B và hai bên kí biên bản giao nhận
…
+ Lần cuối: Bên B thanh toán 100 % tiền hợp đồng cho bên A sau khi bên A hoàn tất việc giao hàng trong vòng … ngày và cung cấp hồ sơ thanh toán cho bên B
Hồ sơ thanh toán bao gồm: Phiếu nhập kho, xuất kho; Biên bản giao nhận; hóa đơn VAT; biên bản đối chiếu công nợ; bảng kê khai chi tiết các khoản đã thanh toán, chưa thanh toán và tổng số tiền cần thanh toán; bảng kê khai các chi phí phát sinh…
4. Bên A xuất hóa đơn thanh toán trong mỗi lần giao hàng cho bên B, đại diện bên B Ông/bà:…….kiểm tra và ký xác nhận vào biên bản giao nhận
5. Bên B phải thanh toán cho bên A đúng thời hạn đã thỏa thuận nếu không chịu lãi suất chậm trả … % đối với số tiền chậm thanh toán.
Thời hạn chậm thanh toán: … , nếu quá thời hạn trên mà bên B vẫn chưa thanh toán thì phải chịu mức lãi suất trậm chả … % kể từ thời điểm quá hạn chậm thanh toán
Bên B có thể tạm hoãn việc thanh toán cho đến khi bên A cung cấp đủ hóa đơn, chứng từ của thực phẩm
Điều 4. Bảo lãnh thanh toán
1. Bên B thanh toán cho bên A số tiền bằng … giá trị hợp đồng vào ngày …/…/… kể từ ngày ký kết để bảo đảm trách nhiệm thanh toán của bên B khi bên A giao thực phẩm
2. Trường hợp đến hạn thanh toán mà bên B không thanh toán cho bên A thì bên A có quyền khẩu trừ khoản tiền bảo lãnh của bên B để thực hiện việc thanh toán mà không cần phải hỏi ý kiến của bên B. Sau khi khấu trừ bên A phải thông báo cho bên B về việc khấu trừ trong vòng … ngày
3. Bên B được nhận lại khoản tiền bảo lãnh sau khi các bên đã hoàn thành hợp đồng, các bên thỏa thuận về việc khấu trừ tiền bảo lãnh này khi tiến hành quyết toán hợp đồng
Điều 5. Thời gian giao nhận và Bảo quản vận chuyển
1. Giao nhận thực phẩm
– Bên A tiến hành giao thực phẩm cho bên B thành nhiều đợt
+ Đợt 1: giao … khối lượng thực phẩm thỏa thuận trong hợp đồng vào … giờ, ngày …
…
+ Lần cuối: Giao toàn bộ thực phẩm còn lại cho bên A vào … giờ, ngày:…
Thời gian giao hàng chậm nhất … giờ trong ngày
– Địa điểm giao nhận: Kho bên B tại địa chỉ…
Trường hợp bên B thay đổi địa chỉ nhận hàng thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày kể từ ngày đến hạn giao hàng; nếu không thực phẩm vẫn được giao đến địa chỉ đã thỏa thuận hợp đồng và bên B có nghĩa vụ tiến hành việc nhận hàng;
Nếu địa chỉ nhận hàng gây khó khăn trong việc di chuyển, tăng chi phí vận chuyển hàng hóa thì bên B phải chịu trách nhiệm tạo điều kiện để bên A hoàn thành việc giao hàng.
2. Bảo quản vận chuyển:
a) Bên A chịu trách nhiệm vận chuyển thực phẩm đến cho bên B, chi phí cho việc vận chuyển đã bao gồm trong giá trị hợp đồng. Trường hợp phát sinh chi phí vận chuyển ngoài thỏa thuận theo yêu cầu của bên B, bên B chịu trách nhiệm thanh toán nhưng bên A cung cấp được hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh chi phí phát sinh;
b) Kể từ thời điểm ký kết hợp đồng đến khi hai bên hoàn tất việc giao hàng bên B có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản thực phẩm đảm bảo thực phẩm đến kho bên B đáp ứng các yêu cầu đã thỏa thuận
Phương tiện vận chuyển thực phẩm tươi sống cho bên A phải được trang bị các trang thiết bị bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm, bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sịnh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Mọi vấn đề phát sinh trong giai đoạn này bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm bằng chi phí của mình, bên A có trách nhiệm mua bảo hiểm vận chuyển đối với việc vận chuyển hàng hóa cho bên B để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra;
c) Bên B phải có kho bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn đối với từng loại thực phẩm, kể từ thời điểm giao nhận, bên B có trách nhiệm bảo quản hàng hóa đúng quy cách, bên A sẽ không chịu bất kì trách nhiệm nào đối với thực phẩm hư hỏng do lỗi bảo quản từ bên B.
Điều 6. Kiểm tra thực phẩm
1. Trước khi giao hàng đến cho bên B bên A phải thông báo trước cho bên B trong thời hạn … ngày, bên B phải cử người có trình độ chuyên môn kiểm tra sản phẩm trước khi ký biên bản giao nhận
2. Biên bản kiểm tra bao gồm các nội dung kiểm tra về số lượng, chất lượng, đóng gói, chủng loại,…
3. Việc kiểm tra được xem là hoàn tất sau khi bên đại diện hai bên ký xác nhận đảm bảo hàng hóa đầy đủ số lượng, chủng loại, bao bì,…vào ngày giao hàng.
Nếu vì lý do chính đáng mà bên A giao hàng quá giờ cho phép và đại diện bên B không thể tiến hành kiểm tra và ký xác nhận thì bên A vẫn tiến hành giao hàng đến kho và lập các chứng từ cần thiết cho bên B. Đại diện bên B có trách nhiệm kiểm tra và ký biên bản xác nhận vào ngay ngày làm việc hôm sau
4. Bên B phải chịu trách nhiệm đối với thực phẩm kể từ thời điểm bên A hoàn tất việc bàn giao.
Trong quá trình kiểm tra nếu bên B phát hiện thực phẩm hư, hỏng, không đúng chủng loại,.. thì lập biên bản, bên A bằng chi phí của mình có trách nhiệm khắc phục theo đúng yêu cầu của bên B và phải bồi thường thiệt hại cho bên B (nếu có)
Điều 7. An toàn vệ sinh thực phẩm
1. Thực phẩm bên A cung cấp đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định pháp luật về các hàm lượng chất hóa học cho phép trong thực phẩm;
2. Bên A có giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với các loại thực phẩm cung cấp
3. Nhân viên có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe không mắc các bệnh truyền nhiễm, được tập huấn về biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
4. Nguyên liệu sản xuất, chế biến đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo hàm lượng cho phép theo quy định của pháp luật
Điều 8. Đổi, trả thực phẩm
1. Bên B có quyền đổi, trả thực phẩm trong trường hợp:
– Thực phẩm giao đến vỡ nát, hư hỏng, sai chủng loại, số lượng, ôi thiu,… không đáp ứng yêu cầu tại Điều 1, 2 của Hợp đồng này;
– Trong quá trình sử dụng bên B phát hiện thực phẩm do bên A cung cấp có các chất cấm, chất phụ gia vượt quá hàm lượng cho phép, dị vật,… mà không thể phát hiện khi giao nhận hàng thì có quyền đổi trả toàn bộ lô hàng và bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp này
2. Trước khi tiến hành việc đổi trả, bên B gửi thông báo cho bên A trong thời hạn … ngày và đưa bằng chứng nêu rõ lý do đổi trả. Chi phí cho việc đổi trả hàng hóa do bên A chịu trách nhiệm hoàn toàn. Bên A chịu trách nhiệm xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật
Điều 9. Thông báo
1. Các thông báo trong hợp đồng này được xem là hợp lệ khi:
– Được gửi đến đúng người:
+ Bên A: thông báo được gửi cho Ông/bà……….
+ Bên B: thông báo được gửi cho Ông/bà………..
– Được gửi bằng các hình thức: email, fax, tin nhắn điện thoại, skype, zalo;
– Được gửi trong thời hạn quy định đối với từng trường hợp;
– Thời điểm bên kia nhận được thông báo là khi bên gửi thông báo nhận được xác nhận gửi thành công đối với các hình thức gửi thông báo.
2. Bên nhận thông báo phải trả lời bằng bên kia trong thời hạn … ngày kể từ ngày gửi thông báo, nếu quá thời hạn trên mà bên nhận thông báo không có phản hồi thì được xem là đã nhận và không phản đối
Điều 10. Thời hạn thực hiện hợp đồng
1. Hợp đồng có thời hạn … tháng/năm kể từ ngày hợp đồng phát sinh hiệu lực
2. Trường hợp các bên muốn tiếp tục gia hạn thực hiện hợp đồng thì phải thông báo cho bên còn lại và hai bên tiến hành ký kết phụ lục về việc gia hạn hợp đồng trong vòng … ngày trước khi hợp đồng hết thời hạn
Điều 11. Trách nhiệm của bên A
1. Có giấy phép đủ điều kiện cơ sở kinh doanh, giấy phép về an toàn thực phẩm và các loại giấy phép khác theo quy định pháp luật đảm bảo việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cung cấp cho bên B
2. Cung cấp thực phẩm cho bên B đáp ứng các yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này
3. Đảm bảo phương tiện vận chuyển bảo quản thực phẩm; giao hàng cho bên A đúng thời hạn trong hợp đồng
4. Xuất hóa đơn hàng hóa, cung cấp hồ sơ thanh toán theo đúng thỏa thuận
5. Thu hồi các hàng hóa bị hư hỏng, không đảm bảo và xử lý theo quy định của pháp luật
Điều 12. Trách nhiệm của bên B
1. Thanh toán tiền hợp đồng đầy đủ và đúng thời hạn cho bên A theo hợp đồng này
2. Kiểm tra và ký biên bản giao nhận hàng hóa khi bên A vận chuyển hàng hóa đến kho bãi cho bên B
3. Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo đúng quy định kể từ ngày hoàn tất việc giao nhận và chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra do lỗi của bên B
Điều 13. Rủi ro
1. Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra
2. Bên A phải chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro xảy ra trước khi hoàn tất việc giao nhận cho bên B
3. Trường hợp sau khi bàn giao thực phẩm, nếu có rủi ro xảy ra, bên B tiến hành thành lập hội đồng chuyên môn gồm … người, trong thời hạn … ngày kể từ ngày xảy ra rủi ro để đánh giá nguyên nhân và xác định lỗi của các bên từ đó xác định bên phải chịu trách nhiệm đối với rủi ro xảy ra.
Điều 14. Bất khả kháng
1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên bao gồm: động đất, bão lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc nguy cơ xảy ra chiến tranh….và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến một trong các bên không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng thì không được xem là vi phạm hợp đồng; Các bên cùng nhau khắc phục thiệt hại khi sự kiện bất khả kháng xảy ra
Điều 15. Chế tài vi phạm và bồi thường hợp đồng
1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng, trường hợp có vi phạm bên vi phạm phải nộp phạt bằng 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm
2. Bồi thường hợp đồng: Bên có hành vi vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ bồi thường cho bên còn lại theo thiệt hại thực tế mà bên bị vi phạm chứng minh được và bồi thường thêm một khoản tiền bằng:
a) … giá trị hợp đồng bị vi phạm đối vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) … giá trị hợp đồng bị vi phạm trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
c) … giá trị hợp đồng bị vi phạm trường hợp vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm tại Điều 2 của hợp đồng này.
Điều 16. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không phải bồi thường cho bên còn lại:
a) Bên A:
Quá thời hạn chậm thanh toán cho phép bên B vẫn không thanh toán cho bên A
b) Bên B:
+ Thực phẩm được giao không đúng theo thỏa thuận tại Điều 2 của Hợp đồng này;
+ Bên A giao hàng vi phạm quy định tại Điều 1 của Hợp đồng và bị bên B nhắc nhở quá … lần
c) Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra kéo dài … tháng, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trong thời hạn … ngày trước khi chấm dứt
2. Trường hợp các bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp hợp đồng thì phải chịu phạt … giá trị hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho bên kia bằng … giá trị hợp đồng
Điều 17. Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng chấm dứt khi:
– Các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng
– Theo thỏa thuận của các bên
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 16 của hợp đồng này
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này
2. Sau khi hợp đồng chấm dứt các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Điều 18. Hủy bỏ hợp đồng
1. Hợp đồng bị hủy bỏ trong trường hợp:
– Các bên có hành vi lừa dối khi ký kết hợp đồng; lừa dối về đối tượng của hợp đồng;
– Sự kiện bất khả kháng kéo dài … tháng khiến các bên gặp khó khăn trong việc tiếp tục thực hiện hợp đồng và các bên mới thực hiện được … phần của hợp đồng.
2. Sau khi hợp đồng bị hủy bỏ các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản,…Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá bằng tiền để hoàn trả và bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm (nếu có)
Điều 19. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp các bên ngồi lại với nhau để thương lượng trong thời gian….Việc thương lượng phải được lập thành văn bản có chữ ký của đại diện hai bên và các bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng những gì đã thương lượng
2. Trong trường hợp không thể thương lượng, tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền theo pháp luật Việt Nam
Điều 20. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…/…/…
2. Hợp đồng được lập bằng tiếng Việt; bao gồm … trang; được lập thành … bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ … bản
………………., ngày…..tháng…..năm…….. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
7. Hợp đồng cung cấp thực phẩm cho nhà hàng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG CUNG CẤP THỰC PHẨM CHO NHÀ HÀNG
Số:………./HĐCCTPCNH
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Nghị định 67/2016/NĐ-CP;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại
Chúng tôi gồm có:
BÊN A (BÊN CUNG CẤP):
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………
Giấy phép kinh doanh số……………………………. Cấp ngày……………………………………..
Số tài khoản: …………………………………………. tại Ngân hàng ………………………………..
Người đại diện:………………………………. Chức vụ:……………………………………………..
CCCD/CMND số: …………………….. Ngày cấp ………………………….. Nơi cấp ………….
BÊN B (BÊN NHẬN CUNG CẤP):
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………………
Giấy phép kinh doanh số………………………….Cấp ngày……………………………………..
Số tài khoản: ………………………………………… tại Ngân hàng ………………………………..
Người đại diện:…………………………………. Chức vụ:……………………………………………..
CCCD/CMND số: ………………………. Ngày cấp …………………………. Nơi cấp ………….
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
1.1. Bên A cung cấp thực phẩm theo yêu cầu của bên B theo danh sách dưới đây:
STT | Loại thực phẩm | Số lượng | Đặc điểm (bao bì, hạn sử dụng,…) | Đơn giá (Đồng) | Thành tiền (Đồng) |
1 | |||||
… |
Thuế VAT:……
Tổng giá trị đơn hàng:……………Đồng, bằng chữ:………..
Giá trị hợp đồng bao gồm:……………………………..
Chưa bao gồm:……………………………………………..
1.2. Chất lượng
– Thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
– Được đóng gói và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn;
– Đáp ứng yêu cầu tại khoản 1.1 của Điều này;
Yêu cầu cụ thể được các bên thỏa thuận trong phụ lục…của Hợp đồng này.
Điều 2. Vận chuyển và Giao nhận
1. Vận chuyển
– Bên A chịu trách nhiệm phương tiện và chi phí vận chuyển thực phẩm đến cho bên B và phải đáp ứng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm theo quy định của pháp luật.
– Mọi mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển dẫn đến việc thức ăn giao đến cho bên B không đảm bảo theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng, bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng chi phí của mình để khắc phục
2. Thời gian giao hàng
– Bên A giao hàng vào bên B từ … giờ đến … giờ vào ngày …/…/…
– Nếu bên B giao hàng quá thời gian trên thì bên A có quyền không nhận hàng và không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với các suất cơm đã đặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng, sự kiện khách quan khiến bên A không giao được đúng như thỏa thuận nhưng phải thông báo ngay cho bên B và nêu rõ tình trạng
– Trường hợp thay đổi thời gian giao hàng bên A phải thông báo trước cho bên B trong vòng … giờ và phải được sự đồng ý của bên B, trường hợp bên B không đồng ý bên A bằng mọi cách phải thực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận, bên A có thể yêu cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ thay nhưng phải đảm bảo thức ăn cung cấp đáp ứng các yêu cầu của Điều 1 Hợp đồng này.
3. Địa điểm giao hàng
– Địa chỉ: nhà hàng bên B…..
– Trường hợp có thay đổi địa chỉ thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … giờ trước khi đến hạn giao hàng, nếu không việc giao hàng vẫn được vận chuyển đến địa điểm cũ, và mọi chi phí phát sinh từ việc giao hàng bên B chịu trách nhiệm thanh toán
Điều 3. Kiểm tra
– Bên B cử người ra nhận thực phẩm và kiểm tra số lượng, mẫu mã, bao bì các yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này khi bên A giao đến và hai bên ký vào biên bản giao nhận sản phẩm;
– Trường hợp bên B phát hiện thực phẩm giao thiếu, không đúng món yêu cầu thì bên A phải áp dụng các biện pháp cần thiết khắc phục lỗi cho bên B hoặc trường hợp gây thiệt hại cho bên B vì không thực hiện món ăn cho khách thì bên A có trách nhiệm bồi thường cho bên B;
– Các bên ghi rõ lỗi, vi phạm vào biên bản giao nhận cũng như cách thức giải quyết và ký vào biên bản sau khi hoàn tất việc giao nhận.
Điều 4. Thời hạn thực hiện hợp đồng
– Bên A sẽ cung cấp thức suất ăn cho bên B trong vòng … tháng/năm
– Trường hợp hết thời hạn nêu trên mà hai bên không có bất kỳ thỏa thuận nào thì Hợp đồng sẽ đương nhiên chấm dứt. Trong vòng … ngày kể từ ngày hợp đồng chấm dứt các bên tiến hành thỏa thuận thanh lý hợp đồng
Điều 5. Đặt cọc và Thanh toán
1. Đặt cọc
a) Bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là…………… Đồng (Bằng chữ:……………..) trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc trong Hợp đồng này;
b) Trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên B mất khoản đặt cọc đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên A
c) Trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên B được lấy lại tiền cọc và bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng … giá trị tiền cọc tại khoản 1 Điều này;
2. Phương thức thanh toán
a) Hình thức: Bên B sẽ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào số tài khoản cá nhân mà bên A cung cấp tại hợp đồng này;
b) Cách thức thanh toán: Bên B sẽ thanh toán tiền hàng cho bên A trong vòng … ngày sau khi giao nhận hàng sau và đã kiểm tra hóa đơn, chứng từ mà bên A cung cấp;
c) Bên B phải thanh toán tiền cho bên A theo đúng thỏa thuận tại điều này, trường hợp bên B không thanh toán theo đúng thỏa thuận thì chịu lãi suất chậm thanh toán …% kể từ ngày chậm thanh toán trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác về gia hạn thời gian thanh toán
d) Bên A chỉ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho bên B nếu số tiền bên B nợ bên A dưới …. Đồng không bao gồm lãi suất. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp số tiền bên B nợ vượt quá mức này.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
5.1. Bên A có các nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ thực phẩm theo đúng số lượng, chất lượng đã thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này;
b) Đảm bảo điều kiện về an toàn thực phẩm khi vận chuyển ;
c) Báo ngay cho bên B trong trường hợp không thể thực hiện thỏa thuận theo Điều 1 của Hợp đồng này;
5.2. Bên A có các quyền:
a) Yêu cầu bên B cung cấp đủ thông tin theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này để bên A thực hiện công việc;
b) Yêu cầu bên B trả tiền theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Hợp đồng này.
5.3. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1. Bên B có nghĩa vụ:
a) Thanh toán đầy đủ cho bên A theo đúng thỏa thuận;
b) Cung cấp cho bên A đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc;
c) Kiểm tra thực phẩm trước khi ký nhận vào biên bản bàn giao.
6.2. Bên B có quyền:
a) Yêu cầu bên A thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này;
b) Trường hợp thực phẩm được giao không đạt được như thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này thì bên B có quyền trả hàng và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bên A giảm giá tiền đối với lần giao dịch đó;
6.3. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Vi phạm hợp đồng
1. Trường hợp một trong các bên vi phạm bất kỳ điều khoản nào đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên vi phạm sẽ chịu một khoản tiền phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
2. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…) theo quy định của pháp luật khiến một trong các bên không thể thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng thì không được coi là vi phạm hợp đồng và không phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 9 của Hợp đồng này
Điều 9. Bồi thường
Trách nhiệm bồi thường xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
1. Bên A không giao đúng sản phẩm đã thỏa thuận tại Điều 1 Hợp đồng này: mức bồi thường bằng … giá trị lần giao hàng không đảm bảo trừ trường hợp bên A khắc phục thiệt hại kịp thời
2. Bên B chậm thanh toán tiền hàng cho bên A như đã thỏa thuận: mức bồi thường … giá trị đơn hàng
3. Các vi phạm khác hợp đồng không thuộc khoản 1, khoản 2 điều này, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại với mức tương ứng mà bên kia có thể chứng minh được
Điều 10. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
– Bên B chậm thanh toán bên A quá … ngày
– Phát hiện bên B có những hành động gây ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của bên A
2. Bên B được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
– Bên A giao chậm thời gian quy định quá … lần
– Thực phẩm bên A cung cấp không đảm bảo vệ sinh gây thiệt hại cho khách hàng bên B
Điều 11. Trách nhiệm của các bên khi có rủi ro
1. Bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với thực phẩm cung cấp trước khi các bên hoàn toàn việc giao nhận
2. Bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với thực phẩm cung cấp sau khi hoàn tất việc giao nhận trừ trường hợp: chất lượng thức ăn bên A cung cấp không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bên B không thể phát hiện trong quá trình kiểm tra giao nhận hàng
Trường hợp này bên B lập hội đồng kiểm nghiệm xác định nguyên nhân thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho khách hàng. Hội đồng kiểm nghiệm bao gồm:…………………., kết quả của Hội đồng kiểm nghiệm là căn cứ xác định trách nhiệm đối với hậu quả của các bên.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp các bên sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng trong thời hạn …. kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không thể giải quyết bằng thương lượng, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Điều 13. Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………
2. Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.
3. Các bên cam kết về tính chính xác và hợp pháp về các thông tin mà các bên cung cấp trong quá trình giao kết hợp đồng này;
………………., ngày…..tháng…..năm…….. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: