Hợp đồng mua bán gạo trong nước hay còn gọi là trong thị trường nội địa là văn bản được các cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của mình về việc mua và bán sản lượng gạo trong nước, không bao gồm xuất nhập khẩu, theo đó, bên bán sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản là gạo cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán ở trong nước/nội địa. Khác với các Hợp đồng có tính chất xuất nhập khẩu, hợp đồng trong nước đơn giản hơn nhiều và không bị ràng buộc quá nhiều bởi các quy định về thuế, phí, lệ phí, các tiêu chuẩn, chất lượng của khối quốc gia khác, tuy nhiên các bên cũng cần tuân thủ thỏa thuận và các văn bản pháp luật tại thời điểm ký kết.
Tư vấn Mẫu Hợp đồng mua bán gạo trong nước/nội địa – Gọi ngay 1900.0191
1. Hợp đồng mua bán gạo bao gồm những điều khoản nào?
Gạo là một trong những mặt hàng chính trong nền Nông nghiệp của Việt Nam, do đó hoạt động mua bán gạo trên thì trường là một trong những hoạt động phổ biến, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên cũng như hạn chế tranh chấp xảy ra thì hợp đồng mua bán gạo là một trong những giải pháp được các bên sử dụng.
Hợp đồng mua bán lúa gạo là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa, là sự thỏa thuận của các bên trong đó bên bán cung cấp hàng hóa (Gạo) cho bên mua trong một thời gian và địa điểm nhất định và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
Gạo là một trong những loại thực phẩm thiết yếu trong đời sống, được sử dụng rộng rãi và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng, nên gạo được mua bán phải đảm bảo các điều kiện nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm; bên cạnh đó việc bảo quản gạo để đảm bảo về chất lượng cũng là một trong những vấn đề mà các bên cũng cần quan tâm khi vận chuyển gạo,…Sau đây là một số điếu khoản cơ bản và cần thiết trong hợp đồng mua bán gạo:
– Chủ thể ký kết: có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp luật; đối với tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng
– Đối tượng hợp đồng:
+ Tiêu chuẩn của lúa gạo: Gạo được mua bán có chất lượng đáp ứng các TCVN đối với từng loại gạo
+ Bảo quản: quy trình bảo quản, cách thức bảo quản để đảm bảo sản phẩm đến tay đối tác đảm bảo chất lượng
+ Số lượng: cần lưu ý cách tính khối lượng ở từng vùng miền khác nhau
+ Bao bì
+ Quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
– Giá và thanh toán: các bên thỏa thuận cụ thể về giá trị hợp đồng (những khoản bao gồm và chưa bao gồm) và cách thức thanh toán, thời hạn thanh toán, chú ý đồng tiền thanh toán trong trường hợp chủ thể ký kết là người nước ngoài
– Vận chuyển và giao nhận hàng hóa:
+ Các bên thỏa thuận cụ thể về địa điểm giao nhận, thời gian giao nhận, kiểm tra hàng hóa trước khi giao nhận
+ Gạo là một trong những sản phẩm đặc thù cần có phường thức bảo quản nhất định để đảm bảo về chất lượng; do đó, các bên cần thỏa thuận rõ về hình thức vận chuyển và cách thức bảo quản gạo khi vận chuyển; chi phí vận chuyển cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và trách nhiệm của các bên.
– Đổi trả hàng khi không đạt chất lượng
– Thuế, phí, lệ phí: các khoản thuế, phí, lệ phí cần phải nộp khi ký kết hợp đồng, bên nào chịu trách nhiệm nộp
– Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Phạt vi phạm khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ
– Rủi ro: lưu ý thời điểm xảy ra rủi ro; trường hợp rủi ro xảy ra bên nào sẽ chịu trách nhiệm
– Chấm dứt hợp đồng: các trường hợp chấm dứt hợp đồng; lưu ý trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng và trách nhiệm khi một trong các bên tự ý chấm dứt hợp đồng
2. Điều kiện kinh doanh, thu mua lúa gạo trong nước
– Là một phần của nông sản, để kinh doanh gạo bạn cần có giấy phép kinh doanh gạo nói riêng hay giấy phép kinh doanh nông sản nóng chung, để có loại giấy phép này Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước, đây là việc đầu tiên cần phải làm khi xin giấy phép kinh doanh gạo.
+ Có ít nhất 1 kho chuyên chứa
+ Có ít nhất 1 cơ sở chuyên xay xát và chế biến lúa gạo.
+ Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp…
– Là một trong những nhóm thực phẩm thiết yếu, do đó để có thể kinh doanh gạo, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo hàm lượng các chất hóa học được có trong gạo theo các QCVN, TCVN
+ Đảm bảo cơ sở vệ sinh an toàn cơ sở sản xuất, kinh doanh gạo: được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trừ trường hợp quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Gạo kinh doanh phải thực hiện thủ tục công bố theo quy định pháp luật tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP bao gồm tiến hành kiểm nghiệm chất lượng gạo và công bố chất lượng gạo thành phẩm để có thể kinh doanh và tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
3. Các thị trường nào đang ưu đãi cho gạo Việt Nam
(1) Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/ năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm);
Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo tấm vào EU hàng năm.
(2) Theo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, từ ngày 1-1-2020 Hàn Quốc phân bổ 388.700 tấn (95%) trong hạn ngạch 408.700 tấn gạo nhập khẩu mỗi năm được hưởng thuế suất 5% cho 5 nước, cụ thể đối với Trung Quốc là 157.195 tấn, Mỹ (132.304 tấn), Việt Nam (55.112 tấn), Thái Lan (28.494 tấn) và Úc (15.595 tấn).
(3) Theo Hiệp định UKVFTA giữa Việt Nam và Anh quốc thì gạo thơm nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được miễn thuế thay vì phải chịu mức 17,4% như trước đây. Điều này giúp gạo Việt có sức cạnh tranh tốt hơn so với những nước cùng xuất khẩu gạo thơm sang Anh.
UK dành cho Việt Nam một lượng Hạn ngạch thuế quan ưu đãi (TRQ) đối với một số mặt hàng với mức thuế nhập khẩu là 0%, cụ thể là: Gạo đã xát (3.356 tấn), Gạo đã xay (5.001 tấn), Gạo đã xay đáp ứng yêu cầu đúng chủng loại (5.001 tấn).
(4) Theo Hiệp định CPTPP, tại thị trường Canada gạo Việt Nam được hưởng mức thuế suất 0%
4. Thủ tục đăng kiểm, kiểm tra, công bố chất lượng gạo thành phẩm
Công bố chất lượng sản phẩm gạo là việc làm rất quan trọng, giúp cơ quan chức năng kiểm soát được sản phẩm; người tiêu dùng an tâm về chất lượng sản phẩm doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp yên tâm mở rộng thị trường mà không lo gặp phải rủi ro pháp lý khi bị thanh tra kiểm tra; bên cạnh đó, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thủ tục công bố chất lượng gạo thành phẩm bao gồm:
Bước 1: Kiểm nghiệm chất lượng gạo
(1) Để gạo đảm bảo chất lượng, Doanh nghiệp kinh doanh gạo cần nằm vững các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, như:
+ Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Quyết định 46/2007/QĐ-BYT Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
+ QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
+ TCVN 11888:2017 – Tiêu chuẩn áp dụng cho gạo trắng, TCVN 8371:2018 – Gạo lật,…
(2) Các chỉ tiêu kiểm nghiệm chất lượng Gạo thông thường bao gồm: Chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, tạp chất, mùi vị…); Chỉ tiêu hóa lý (độ ẩm, protein,…); Chỉ tiêu vi sinh (tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli,…); Chỉ tiêu kim loại nặng (hàm lượng chì, asen,…); Kiểm tra hàm lượng các chất không mong muốn (Bentazone; Chlorpyrifos;…)
(3) Trình tự thủ tục kiểm nghiệm:
+ Chuẩn bị sản phẩm Gạo để kiểm nghiệm và xây dựng chỉ tiêu thử nghiệm;
+ Gửi mẫu đến trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y tế chỉ định và theo dõi quá trình kiểm nghiệm của trung tâm cho đến khi có kết quả;
+ Nhận kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Gạo.
Bước 2: Xây dựng hồ sơ tự công bố chất lượng gạo
Hồ sơ tự công bố chất lượng gạo bao gồm:
+ Bản tự công bố chất lượng sản phẩm gạo Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh sản xuất gạo;
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Kết quả Kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
+ Nhãn sản phẩm và thông tin chi tiết về sản phẩm;
+ Đối với gạo nhập khẩu: có thể bổ sung thêm giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ Doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ban Quản lý An toàn thực phẩm/ Chi cục an toàn thực phẩm)
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định thì sẽ tiếp nhận và in Biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung và hoàn thiện hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh chóng: 05 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
5. Thủ tục xuất khẩu gạo ra nước ngoài
Doanh nghiệp (đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo) thực hiện thủ tục hải quan trước khi hàng được xuất đi, bao gồm:
Bước 1: Nộp hồ sơ hải quan.
Bước 2: Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.
2.1. Hồ sơ hải quan
– Tờ khai hải quan (02 bản chính)
– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
(Điều 24 Luật hải quan và Nghị định 08/2015/ND-CP)
2.2. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
– Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
+ Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
+ Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
2.3. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
Căn cứ Điều 23 Luật hải quan 2014:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan.
6. Hợp đồng mua bán gạo trong nước
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO TRONG NƯỚC/NỘI ĐỊA
(Số:……/HĐMB-…….)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
-Căn cứ….
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:
Bên Bán (Bên A):
Ông/Bà:…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh……………………….
Và:
Bên Mua (Bên B):
Ông/Bà:…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là công ty thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Căn cứ đại diện:…………………………………………..)
Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh……………………….
Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán gạo trong nước/nội địa……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán …… kilôgam gạo…….. cho Bên B trong thời gian từ ngày…/…../…… đến hết ngày…./……/…….. với nội dung cụ thể như sau:
Điều 1. Đối tượng gạo mua bán
Bên A đồng ý bán…….. kilôgam gạo……. được sản xuất trong nước/nội địa với chủng loại, chất lượng,… thuộc bảng dưới đây:
STT | Tên hàng hóa | Chủng loại | Chất lượng | Khối lượng (kg) | Giá tiền
(VNĐ) | Tổng (VNĐ) | Ghi chú |
1. | |||||||
2. | |||||||
… | |||||||
Cho Bên B trong thời gian từ ngày…/…./…….. đến hết ngày…./…./……..
Chất lượng gạo nêu theo bảng trên được xác định theo những tiêu chí đã ghi nhận tại Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này.
Điều 2. Giá gạo và phương thức thanh toán
Bên A chấp nhận bán hàng hóa đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với tổng giá tiền là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).
Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….
Và chưa bao gồm:…………………………………
Được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:
– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
…
Và được trả trực tiếp cho Ông:…………………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của Ông:…………………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
Trong trường hợp trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí…………… thì số tiền phát sinh trên sẽ do Bên ……… gánh chịu.
Điều 3. Thực hiện hợp đồng
1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng
Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..
Trong đó, bên A phải giao cho Bên B tổng số lượng gạo là……… với chất lượng,… đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này muộn nhất là vào ngày…../…../……
Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,……………. thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:
…………………
2.Địa điểm và phương thức thực hiện
Bên A có trách nhiệm giao số lượng gạo ……… đã ghi nhận tại Điều 1 Hợp đồng này tại địa điểm……………………. cho Bên B qua … lần, cụ thể như sau:
– Lần 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………
– Lần 2. Vào ngày……/…../…….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….
…
Việc giao- nhận trên phải được Bên A giao cho Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Ngay khi hàng hóa được giao tới…………, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, lập văn bản xác nhận việc đã nhận hàng vào Biên bản/…. và giao trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Trong quá trình thực hiện công việc, bên A có nghĩa vụ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, ….. tại khu vực.
Điều 4. Đặt cọc
Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua số lượng gạo đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này theo đúng nội dung Hợp đồng này khi Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng, đủ số lượng, đúng chất lượng,…
Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….
Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………
Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..
Điều 5. Cam kết của các bên
1.Cam kết của bên A
Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.
Cam kết thực hiện đúng nghĩa vụ/…
…
2.Cam kết của bên B
Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…
Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.
…
Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
– Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….
– Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm,… trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
– …
Điều 7. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– …
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….
Bên A | ………., ngày…. tháng…. năm……….. Bên B |
7. Mẫu Hợp đồng thu mua lúa gạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG THU MUA LÚA GẠO
Số:………./HĐTMLG
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Thông tư số 24/2019/TT-BYT;
– Căn cứ Thông tư số 50/2016/TT-BYT;
– Căn cứ Quyết Định số 46/2007/QĐ-BYT;
– Căn cứ QCVN 8-2:2011/BYT và QCVN 8-1:2011/BYT;
– Căn cứ TCVN 11888:2017, TCVN 8371:2018,…;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………….
BÊN A (BÊN CUNG CẤP):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN THU MUA):
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..
GĐKKD số:…………………………………………………Ngày cấp:………………………………………………..
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Thông tin Gạo thu mua và giá trị hợp đồng
1. Bên B đồng ý thu mua lúa gạo do bên A cung cấp, bên A đông ý cung cấp lúa gạo theo yêu cầu cho bên B, cụ thể:
STT | Tên gạo | Chủng loại | Số lượng (Kg) | Đặc điểm (độ dẻo, hạt nguyên, độ ẩm, tạp chất,…) | Thời gian giao nhận hàng | Đơn giá (Đồng) | Thành tiền (Đồng) |
Tổng giá trị hợp đồng: … Đồng, bằng chữ: …..
Giá trị hợp đồng đã bao gồm:…………………..
Chưa bao gồm:…………………..
2. Đơn giá trên là giá cố định không đổi trong thời gian ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Giá trên là giá tạm tính, trong trường hợp các bên có thay đổi số lượng sản phẩm thì các bên sẽ thanh toán theo từng đợt giao hàng trên thực tế.
3. Chất lượng chung đối với Gạo
+ Gạo đáp ứng các QCVN, TCVN đối với từng chủng loại thu mua nhất định;
+ Đảm bảo đúng yêu cầu của bên B theo quy định tại Điều 1.1 Hợp đồng này
+ Quy trình sản xuất, trồng trọt đảm bảo điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,..
+ Đóng gói sạch sẽ, gọn gàng, đảm bảo độ thông thoáng
Chất lượng cụ thể đối với từng chủng loại gạo cụ thể được quy định chi tiết trong phụ lục … của hợp đồng
Điều 2. Vận chuyển gạo
1. Bên B chuẩn bị phương tiện vận chuyển đến lấy hàng đúng thời hạn thỏa thuận theo quy định tại Điều 1 hợp đồng này;
2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ do bên B chịu trách nhiệm, thời điểm bên B hoàn tất việc bốc xếp hàng hóa lên xe là thời điểm chuyển giao trách nhiệm đối với hàng hóa sang cho bên B
Bên A phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa sau khi bàn giao trong trường hợp trong quá trình sử dụng bên B phát hiện chất lượng hàng hóa không đáp ứng theo Điều 1 của hợp đồng đối với những lỗi mà bên B không thể phát hiện trong quá trình kiểm tra và phải bồi thường cho bên B bằng … giá trị lô hàng không đảm bảo;
3. Phương tiện vận chuyển của bên B phải đảm bảo các trang thiết bị bảo quản phù hợp với sản phẩm Gạo bên A cung cấp, đảm bảo độ thông thoáng, có thiết bị che chắn cẩn thận
Bên A sẽ không chịu trách nhiệm đối với những lỗi do sơ sót của quá trình vận chuyển của bên B gây ra.
Điều 3. Giao nhận
1. Địa điểm giao nhận: …………………………….
Trường hợp bên A thay đổi địa chỉ lấy hàng thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày trước ngày giao nhận hàng, các chi phí phát sinh từ việc thay đổi địa điểm do bên A chịu trách nhiệm; bên A phải tạo mọi điều kiện cho bên B để thực hiện việc lấy hàng từ địa điểm thay đổi.
2. Bên B tiến hành thu mua gạo cho bên A thành từng đợt đối với từng loại gạo vào ngày đã thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng
Thời gian lấy hàng chậm nhất … giờ trong ngày
Trường hợp bên B gặp sự cố và đến lấy hàng chậm hơn thỏa thuận thì phải thông báo ngay cho bên A để bên A có các biện pháp thích hợp bên B sẽ phải chi trả cho bên A thêm các khoản chi phí phát sinh nếu có để bảo quản, vận chuyển gạo;
Trường hợp bên B thay đổi thời gian lấy hàng thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày; nếu không sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm đối với sản phẩm mà bên A đã chuẩn bị như đúng thỏa thuận. Bên A có trách nhiệm bảo quản gạo trong thời gian gia hạn thêm, chi phí cho việc bảo quản do bên A chịu trách nhiệm, trường hợp xảy ra rủi ro đối với gạo trong thời gian này nếu không phải do lỗi của bên A thì bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm .
3. Bên A có trách nhiệm chuẩn bị đủ số gạo như đã thỏa thuận tại Điều 1 hợp đồng này để bên B đến lấy đúng thời gian đã thỏa thuận, trường hợp bên B phát hiện gạo không đạt yêu cầu đã thỏa thuận thì bên A có nghĩa vụ bổ sung, thay thế ngay.
Trường hợp bên A không chuẩn bị đủ số lượng như đã thỏa thuận thì có quyền lấy gạo từ bên thứ ba nhưng phải đảm bảo chất lượng gạo đúng như thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này, nếu không bên A sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
Trường hợp bên A giao thiếu và không có biện pháp nào để bù vào thì bên B có quyền nhận hoặc không nhận lô hàng này; nếu bên B nhận lô hàng thiếu thì bên A có nghĩa vụ giảm giá …% giá trị lô hàng cho bên B
4. Trước khi bốc hàng hóa lên xe các bên tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại các yêu cầu đối với sản phẩm theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, nếu có bất kỳ vấn đề nào trong quá trình kiểm tra các bên tiến hành ghi vào biên bản, việc giao hàng hoàn tất khi hai bên ký vào biên bản kiểm tra bàn giao.
Điều 4. Bảo quản
1. Bên A có trách nhiệm thu gom và xử lý đóng gói cơ bản, bảo quản sản phẩm trước khi bên B đến lấy hàng
Bao bì đòng gói đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ; gạo được để ở nơi thoáng mát với nhiệt độ thích hợp
2. Bên B có trách nhiệm bảo quản gạo sau khi hai bên hoàn tất thủ tục giao nhận, bên A sẽ không chịu bất kì trách nhiệm nào với sản phẩm nếu xuất phát từ lỗi bảo quản của bên B
Điều 5. An toàn vệ sinh thực phẩm
1. Gạo bên A cung cấp đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định pháp luật về dư lượng các chất hóa học, kim loại nặng,…
2. Bên A có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm gạo cung cấp;
3. Nhân viên có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe không mắc các bệnh truyền nhiễm, có đồ bảo hộ trong quá trình sơ chế gạo.
Điều 6. Bảo lãnh và Thanh toán
1. Bảo lãnh thanh toán
a) Bên B phải thanh toán cho bên A một khoản tiền bằng …. Đồng, bằng chữ:…….. để bảo lãnh cho việc thanh toán hợp đồng của bên B;
b) Số tiền bảo lãnh này sẽ được hoàn trả đầy đủ trong trường hợp các bên chấm dứt hợp đồng, các bên cũng có thể thỏa thuận về việc khấu trừ giá trị hợp đồng khi quyết toán;
c) Bên B không được nợ tiền thanh toán quá … % tiền bảo lãnh, trường hợp số tiền nợ vượt quá mức cho phép bên A có quyền tạm ngừng hợp đồng, và chỉ tiếp tục cung cấp gạo cho bên B sau khi bên B tiến hành thanh toán …% số nợ thanh toán.
2. Thanh toán
a) Đơn vị thanh toán: Đồng Việt Nam
b) Hình thức thanh toán: Chuyển khoản vào số tài khoản bên A cung cấp trong hợp đồng này
c) Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán 100% tiền mooic lô hàng cho bên A trong thời hạn … ngày kể từ ngày hai bên hoàn tất việc giao nhận và bên A cung cấp hóa đơn thanh toán, bảng kê khai chi tiết số lượng trên thực tế cho bên trong khoảng thời gian này;
Trường hợp bên A không cung cấp đủ hóa đơn chứng từ thì bên B có quyền tạm hoãn việc thanh toán mà không bị xem là vi phạm nghĩa vụ cho đến khi bên A cung cấp đầy đủ hồ sơ thanh toán
d) Bên B phải thanh toán cho bên A đúng thời hạn đã thỏa thuận nếu không chịu lãi suất chậm trả … %/năm đối với số tiền chậm thanh toán.
Thời hạn chậm thanh toán: … , nếu quá thời hạn trên mà bên B vẫn chưa thanh toán thì phải chịu mức lãi suất trậm chả … % kể từ thời điểm quá hạn chậm thanh toán
Điều 7. Đổi, trả Gạo
Bên B được phép đổi trả gạo trong trường hợp:
1. Sau khi hoàn tất việc giao nhận sản phẩm, trong quá trình kinh doanh bên B phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng như quy định tại Điều 1 và lỗi này không thể được phát hiện trong quá trình kiểm trả
Để xác định lỗi xuất phát từ bên A hay không, khi có dấu hiệu lỗi xảy ra, bên B thông báo ngay cho bên A trong vòng … ngày. Trong vòng … ngàu kể từ ngày nhận được thông báo của bên B, hai bên tiến hành lập hội đồng thẩm định nguyên nhân, chi phí ban đầu do bên B chi trả, bao gồm:… người
Ông/bà:……….là nhân viên………..công việc hiện tại…………………….
Ông/bà:……….là nhân viên………..công việc hiện tại…………………….
…
Kết quả của Hội đồng là kết quả cuối cùng xác định lỗi của các bên và quyền được đổi trả của bên B, chi phí của việc thành lập Hội đồng do bên có lỗi chịu trách nhiệm hoàn toàn và có nghĩa vụ hoàn lại cho bên B.
2. Bên B được trả lại toàn bộ lô hàng trong trường hợp phát hiện bên có sự lừa dối, cung cấp thông tin không đúng sự thật về sản phẩm Gạo bên A cung cấp;
3. Chi phí cho việc đổi trả do bên A chịu trách nhiệm và bên A có nghĩa vụ liên đới cùng với bên B khắc phục thiệt hại cho khách hàng của bên B trường hợp có thiệt hại thực tế xảy ra, Bên A chịu trách nhiệm ….%, bên B chịu trách nhiệm ….%.
4. Trong vòng … ngày kể từ ngày bên B hoàn tất việc chứng minh lỗi, bên A có nghĩa vụ thực hiện việc đổi trả cho bên B.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ các bên
8.1. Quyền và nghĩa vụ bên A
a) Gạo cung cấp đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm, chất lượng theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng này;
b) Bồi thường cho bên B đối với lỗi xuất phát từ bên A;
c) Chịu trách nhiệm đổi trả sản phẩm cho bên B theo quy định tại Điều 7 của hợp đồng này;
d) Xuất hóa đơn thanh toán, bảng kê khai chi tiết khối lượng sản phẩm, các giấy tờ cần thiết khác cho bên B;
e) Nhận tiền thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận
f) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
8.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
a) Thanh toán tiền hợp đồng đầy đủ và đúng thời hạn cho bên A theo hợp đồng này;
b) Kiểm tra và ký biên bản giao nhận hàng hóa khi đến lấy hàng;
c) Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo đúng quy định kể từ ngày hoàn tất việc giao nhận và chịu trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra do lỗi của bên B;
d) Đến lấy hàng đúng hạn, thông báo ngay cho bên A trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào so với hợp đồng;
e) Được nhận sản phẩm theo đúng yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này;
f) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
Điều 9. Rủi ro và bất khả kháng
1. Rủi ro
a) Bên A phải chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro xảy ra trước khi hoàn tất việc giao nhận cho bên B;
b) Bên B chịu trách nhiệm đối với thực phẩm sau khi hoàn tất việc bàn giao, trừ trường hợp quy đình tại Điều 6.2 của hợp đồng này
2. Bất khả kháng
a) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc nguy cơ xảy ra chiến tranh….và các thảm họa khác chưa lường hết được , sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
b) Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng các bên có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên còn lại được biết để tìm hướng giải quyết
c) Bên bị thiệt hại do sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa hậu quả có thể xảy ra.
Điều 10. Vi phạm hợp đồng và Bồi thường
1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng, trường hợp có vi phạm, bên vi phạm phải nộp phạt bằng 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm
2. Trường hợp các bên vi phạm bất kì điều khoản nào trong hợp đồng, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại bằng giá trị thực tế mà bên bị vi phạm chứng minh được, trừ trường hợp:
– Bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán, phải bồi thường cho bên A bằng … % giá trị chưa thanh toán;
– Bên A vi phạm quy định tại Điều 1 của hợp đồng, bồi thường cho bên B bằng …% giá trị lô hàng vi phạm;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 11 của hợp đồng này, bên tự ý chấm dứt hợp đồng bồi thường cho bên kia bằng …% giá trị hợp đồng.
3. Sự kiện bất khả kháng không được xem là cơ sở để phạt vi phạm và yêu cầu các bên bồi thường thiệt hại.
Điều 11. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng không phải bồi thường cho bên còn lại:
1. Bên A:
+ Quá thời hạn chậm thanh toán cho phép bên B vẫn không thanh toán cho bên A;
+ Bên B có hành vi làm xấu hình ảnh gạo do bên A cung cấp, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bên A.
2. Bên B:
+ Bên A nhiều lần cung cấp gạo không đáp ứng yêu cầu Điều 1 của hợp đồng và bị nhắc nhở quá … lần trừ trường hợp vi phạm nghiêm trọng về chất lượng gạo bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng từ thời điểm phát hiện;
+ Có sự lừa dối trong chất lượng của thực phẩm.
3. Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra kéo dài … tháng, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trong thời hạn … ngày trước khi chấm dứt.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp các bên ngồi lại với nhau để thương lượng trong thời gian….Việc thương lượng phải được lập thành văn bản có chữ ký của đại diện hai bên và các bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng những gì đã thương lượng
2. Trong trường hợp không thể thương lượng, các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật Việt Nam
3. Trong thời gian xảy ra tranh chấp hợp đồng vẫn được thực hiện bình thường ngoại trừ vấn đề đang bị tranh chấp
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…
Hợp đồng được lập bằng tiếng Việt; bao gồm … trang; được lập thành … bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ … bản
2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có điều khoản nào trong hợp đồng bị vô hiệu cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của các điều khoản còn lại trong hợp đồng. Kể từ thời điểm vô hiệu, điều khoản bị vô hiệu sẽ tự động được sửa chữa cho phù hợp với quy định của pháp luật ở mức thấp nhất trừ trường hợp các bên không đồng ý và muốn thỏa thuận lại;
3. Hợp đồng chấm dứt khi:
– Các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng
– Theo thỏa thuận của các bên
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 16 của hợp đồng này
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này
…………., Ngày….. tháng…. năm…. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
8. Mẫu Hợp đồng mua bán xuất khẩu gạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG MUA BÁN XUẤT KHẨU GẠO
Số:………./HĐMBXKG
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật quản lý ngoại thương 2017;
– Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010;
– Căn cứ Luật hải quan 2014;
– Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
– Căn cứ Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo;
– Căn cứ Thông tư số 24/2019/TT-BYT;
– Căn cứ Thông tư số 50/2016/TT-BYT;
– Căn cứ Quyết Định số 46/2007/QĐ-BYT;
– Căn cứ QCVN 8-2:2011/BYT và QCVN 8-1:2011/BYT;
– Căn cứ thỏa thuận và nhu cầu của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Hợp đồng được lập và ký kết giữa hai bên gồm:
BÊN A (BÊN BÁN):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….
Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….
Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN MUA):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………………….
GĐKKD số:………………………………………………………. Ngày cấp:……………………………………….
Điện thoại:………………………………………………………… Fax:……………………………………………….
Đại diện:……………………………………………………………….. Chức vụ:…………………………………….
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Đối tượng mua bán
Bên A bán cho bên B số lượng Gạo theo yêu cầu của bên B và bên B đồng ý mua gạo bên A cung cấp, cụ thể:
1. Tên gạo: ST25/ gạo tấm/…
2. Chủng loại:…….
3. Số lượng (kg/tấn/…):………….
4. Đặc điểm:
– Độ ẩm:……………………
– Tạp chất: …………………..
– Hạt vỡ: ……………………….
– Hạt nguyên: ……………………..
– Hạt bị hư: …………………………….
– Hạt bạc bụng: ……………………………
– Mức độ xác: ………………………………
…
(Tùy thuộc theo yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu đối với từng loại gạo, được thể hiện cụ thể trong phụ lục … của hơp đồng này)
Điều 2. Đóng gói
1. Bao bì đóng gói (bao bì lưu thông) ghi đầy đủ, chính xác các thành phần, hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, khối lượng, có mã vạch,…
2. Trọng lượng của mỗi bao: …Kg
3. Bao bì vận chuyển: chắc chắn, đảm bảo an toàn có khả năng bảo quản gạo trong quá trình vận chuyển
Điều 3. Thời gian và địa điểm giao hàng
1. Thời gian giao hàng
– Vào …/…/… hàng tháng/năm bên A tiến hành giao gạo cho bên B theo số lượng như đã thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng
– Thời gian giao hàng từ …giờ đến … giờ
Bên A giao hàng đến bến cảng … trước … giờ trước khi tàu đến để tiến hành các thủ tục hải quan cũng như kiểm tra hàng hóa trước khi bốc xếp lên tàu; chi phí cho các thủ tục, công việc thực hiện bao gồm cả việc bốc xếp hàng hóa lên tàu do bên A chịu trách nhiệm
– Trường hợp bên A thay đổi thời gian giao hàng thì phải thông báo trước cho bên B trong vòng … trước khi đến hạn, nếu không bị phạt … giá trị hợp đồng và có nghĩa vụ bồi thường cho bên B số thiệt hại mà bên B chứng minh được trên thực tê
2. Địa điểm giao hàng
– Cảng xếp hàng: …………..
– Tàu vận chuyển: ………….
– Cảng đến:…………………
– Thông tin liên lạc: ……………
– Thông báo trước khi giao hàng: Trong vòng … ngày, trước ngày tàu rời Cảng xếp hàng theo dự kiến, Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng hàng, giá trị hàng, thời gian dự kiến tàu dời cảng.
– Thông báo giao hàng: Trong vòng … ngày làm việc tính từ khi tàu dời cảng (được hiểu là ngày ký phát vận đơn), Bên bán phải thông báo cho bên mua bằng Fax với nội dung sau: Số hợp đồng, số L/C, tên hàng, số lượng, số kiện, trọng lượng và kích thước từng kiện. Tổng trọng lượng, giá trị hóa đơn, Tên tàu và quốc tịch tàu, số vận đơn, thời gian dự kiến tàu tới đích.
3. Vận chuyển và bàn giao hàng hóa
– Bên A chịu trách nhiệm thuê tàu để vận chuyển đảm bảo các tiêu chuẩn về vận chuyển và bảo quản hàng hóa; chi phí vận chuyển do bên B chịu trách nhiệm;
– Trường hợp bên A giao hàng chậm trễ không có ký do chính đáng, sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ chi trả chi phí vận chuyển phát sinh cho việc giao hàng chậm trễ đồng thời chịu phạt …% giá trị hợp đồng;
– Bàn giao hàng hóa: Bên A tiến hàng kiểm tra hàng hóa trước khi bốc xếp lên tàu và lập biên bản bàn giao, hóa đơn, chứng từ về việc giao nhận hàng tại bến cảng với bên vận chuyển. Việc giao nhận hoàn tất khi các bên ký vào biên bản giao nhận, các giấy tờ cần thiết khác;
– Chi phí kiểm kiện, bảo quản gạo và các chi phí, rủi ro khác phát sinh trên tàu do bên … chịu trách nhiệm;
– Tất cả những điều khoản khác được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu giữa bên…với bên vận chuyển.
Điều 4. Kiểm nghiệm hàng hóa
1. Tổ chức kiểm nghiệm:……………
2. Chi phí kiểm nghiệm:……………..
3. Giấy chứng nhận kiểm nghiệm: Giấy chứng nhận kiểm nghiệm tại nước xuất khẩu có giá trị chung thẩm và không được tái kiểm nghiệm bởi bất kì tổ chức kiểm nghiệm nào khác.
Điều 5. Thanh toán
1. Đơn vị thanh toán: USD
2. Giá thanh toán: ….. USD/tấn
Giá này đã bao gồm:……………
Chưa bao gồm:……………………..
Trường hợp có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền của các quốc gia, các bên tiến hành điều chỉnh lại giá trị hợp đồng trong vòng ……kể từ ngày có sự điều chỉnh, việc điều chỉnh giá trị hợp đồng được các bên thỏa thuận và đưa vào phụ lục của hợp đồng này. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi việc tiếp tục ký kết gây thiệt hại cho một trong các bên.
3. Hình thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng không thể hủy ngang
Bên B sẽ mở 1 thư tín dụng không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng ….. và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán:
– Trọn bộ hóa đơn thương mại.
– Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu.
– Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành.
– Giấy chứng nhận xuất xứ.
– Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn.
– Bảng kê hàng hóa (danh sách đóng gói)
…
Điều 6. Bảo hiểm và Bảo hành
1. Bảo hiểm
a) Bên … có trách nhiệm mua bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa,… để đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
b) Thời hạn bảo hiểm: ……
Phạm vi bảo hiểm: ……………
c) Trường hợp có rủi ro xảy ra, bên mua bảo hiểm thực hiện các thủ tục cần thiết để bên bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện theo quy định và không được bồi thường, bên còn lại không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
2. Bảo hành
a) Thời hạn bảo hành: …. ngày kể từ ngày ký vận đơn/…
b) Phạm vi bảo hành: đóng gói, số lượng, chất lượng,… của Gạo do bên A cung cấp
c) Cách thức bảo hành: giảm giá, đổi, trả sản phẩm…
d) Thời hạn thực hiện việc bảo hành: … ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bảo hành từ bên B
Điều 7. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
1. Trong vòng … ngày sau khi ký hợp đồng, Bên A phải mở bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị là …% tổng giá trị hợp đồn, tương ứng ……;
2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có giá trị đến … ngày sau ngày kết thúc thời hạn bảo hành sẽ được trả cho bên A sau khi hết hạn;
3. Bảo lãnh sẽ được phát hành bởi một Ngân hàng được chấp nhận bởi bên B bằng một bảo lãnh không hủy ngang và vô điều kiện theo mẫu được bên B chấp nhận;
4. Tất cả các chi phí phát sinh khi mở bảo lãnh đều do Bên A chịu và Bên A phải bồi thường và bảo đảm việc bồi thường cho Bên B khỏi những chi phí này.
Điều 8. Rủi ro và bất khả kháng
1. Rủi ro
– Mọi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trước thời điểm hoàn tất việc bốc xếp hàng hóa lên tàu do bên A chịu trách nhiệm, nếu việc xảy ra rủi ro này ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng và gây thiệt hại cho bên B thì bên A có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trên thực tế mà bên B chứng minh được trừ trường hợp bất khả kháng;
– Mọi rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển, trường hợp hợp đồng vận chuyển không có quy định do bên … chịu trách nhiệm;
– Sau khi hoàn tất việc nhận hàng hóa tại bến cảng bên B chịu trách nhiệm đối với mọi rủi ro phát sinh với sản phẩm
2. Bất khả kháng
a) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra ngoài sự kiểm soát của các bên ký kết hợp đồng, họ không thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết, không thể né tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất tác động của nó một cách hợp lý.
b) Trường hợp được xem là bất khả kháng, bao gồm:
– Chiến tranh mặc dù có tuyên bố hay không, nội chiến, nổi loạn và cách mạng, hành động cướp bóc, hành động phá hoại
– Thiên tai như: bão tố dữ dội, gió lốc, động đất, sóng thần, huỷ diệt bởỉ sét đánh;
– Nổ, cháy, huỷ diệt máy móc, nhà xưởng và bất cứ loại thiết bị nào;
– Mọi hình thức tẩy chay, đình công, chiếm giữ nhà xưởng và cơ sở ngưng việc trong xí nghiệp của người đang mong tìm miễn giảm.
c) Bên xảy ra sự kiện bất khả kháng phải thông báo cho bên còn lại được biết trong vòng … ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng và nếu rõ tình trạng cho bên còn lại;
d) Trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra khiến một trong các bên không thể thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng không được xem là vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp sẽ được các bên giải quyết theo phương thức thương lượng, thời gian thương lượng………tháng;
2. Trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì một trong các bên có thể tiến hành khởi kiện, cụ thể:
a) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tòa án/ Trọng tài…
b) Pháp luật áp dụng giải quyết:…………..
c) Ngôn ngữ được sử dụng chính để giải quyết:………..
Điều 10. Ngôn ngữ hợp đồng
1. Hợp đồng này được lập bằng … ngôn ngữ, cụ thể:………..
2. Trường hợp có sự bất đồng về ý nghĩa, cách hiểu của câu, từ trong hợp đồng thì hợp đồng được lập bằng tiếng………..có giá trị tham chiếu và quyết định ý nghĩa của câu
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
a) Chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa đúng như thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này;
b) Chịu trách nhiệm về phương tiện vận chuyển và bảo quản hàng hóa cho tới khi hàng hóa hoàn tất thủ tục bốc xếp lên tàu;
c) Giao hàng đúng thỏa thuận cho bên B;
d) Thông báo cho bên B thời gian, địa điểm, lịch trình vận chuyển của hàng hóa;
e) Được nhận thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng
f) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Hợp đồng này hoặc pháp luật có quy định.
2. Quyền và nghĩa vụ bên B
a) Thanh toán toàn bộ chi phí của hợp đồng theo đúng thỏa thuận;
b) Chịu trách nhiệm nhận hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa đúng thời gian, địa điểm mà bên A thông báo;
c) Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, yêu cầu đối với hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng này;
d) Được nhận hàng hóa theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng;
e) Được bồi thường thiệt hại do lỗi bên A gây ra;
f) Các quyền và nghĩa vụ khác trong hợp đồng này hoặc pháp luật có quy định.
Điều 12. Cam kết của các bên
1. Cam kết của bên A
a) Gạo do bên A cung cấp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Điều 1 của hợp đồng này, có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm và các quy định khác theo yêu cầu của Việt Nam cũng như nước xuất khẩu;
b) Thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính, nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm để xuất khẩu gạo;
c) Cam kết tàu được thuê để vận chuyển là tàu có uy tín, đảm bảo an toàn về các điều kiện bảo quản sản phẩm;
2. Cam kết của bên B
a) Chủ thể ký kết hợp đồng là chủ thể có đầy đủ thẩm quyền nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bên A và pháp luật;
b) Thực hiện đầy đủ các thủ tục nhận hàng theo đúng thời gian, địa điểm được thông báo;
c) Thanh toán đầy đủ cho bên B;
d) Cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo quản theo đúng quy định đối với sản phẩm để đảm bảo chất lượng.
3. Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với bên còn lại, bên thứ ba (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền.
Điều 13. Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một trong các bên có hành vi vi phạm thì phải chịu phạt, cụ thể:
a) Mức phạt đối với hành vi không đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 1 của hợp đồng: ……. % giá trị bị vi phạm;
b) Mức phạt đối với hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán: … % giá trị bị vi phạm;
c) Mức phạt đối với hành vi giao hàng chậm không thông báo: … % giá trị bị vi phạm
…
2. Bên vi phạm còn phải có nghĩa vụ khắc phục mọi thiệt hại trên thực tế xảy ra của hành vi vi phạm nếu bên bị vi phạm chứng minh được và bên vi phạm có nghĩa vụ bồi thường cho bên bị vi phạm khi có hành vi vi phạm, cụ thể:
a) Vi phạm quy định tại Điều 1 của hợp đồng, mức bồi thường ….
b) Vi phạm nghĩa vụ thanh toán mức bồi thường …
c) Vi phạm các nghĩa vụ khác mức bồi thường …
…
Điều 14. Hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng sẽ bị hủy bỏ khi:
a) Chủ thể ký kết không có thẩm quyền ký kết hợp đồng;
b) Thông tin về sản phẩm, thông tin khác trong hợp đồng được cung cấp không trung thực, lừa dối
2. Hợp đồng chấm dứt khi:
a) Các bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng và không có thỏa thuận khác;
b) Theo thỏa thuận của các bên;
c) Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng và một trong các bên gửi yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng cho bên còn lại. Yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng được gửi trước … ngày trước khi chấm dứt và nêu rõ vi phạm nghiêm trọng của phía bên kia.
Điều 15. Thông báo
1. Địa chỉ, tên người nhận thông báo:
– Bên A:……………………..
– Bên B:………………………
2. Hình thức thông báo giữa các bên: fax, email,…
3. Bất kỳ thông báo, yêu cầu, thông tin, khiếu nại phát sinh liên quan đến hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Hai bên thống nhất rằng, các thông báo, yêu cầu, khiếu nại được coi là đã nhận nếu gửi đến đúng địa chỉ, đúng tên người nhận thông báo, đúng hình thức thông báo theo thỏa thuận tại khoản 1, khoản 2 Điều này và trong thời gian như sau:
a) Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển fax thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng fax;
b) Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển mail thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng mail;
…
4. Các bên phải thông báo bằng văn bản cho nhau biết nếu có đề nghị thay đổi về địa chỉ, hình thức và tên người nhận thông báo; trường hợp đã có thay đổi mà bên có thay đổi không thông báo lại cho bên kia biết thì bên gửi thông báo không chịu trách nhiệm về việc bên có thay đổi không nhận được các văn bản thông báo;
5. Các bên có nghĩa vụ kiểm tra fax, email,… hàng ngày đảm bảo không bị lỡ thông báo của bên còn lại và trong vòng … ngày kể từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều này bên nhận được thông báo có nghĩa vụ trả lời thông báo, nếu không sẽ được xem là bên nhận thông báo mặc nhiên đồng ý với thông báo từ bên gửi.
Điều 16. Điều khoản chung
1. Trong trường hợp một hoặc nhiều điều, khoản, điểm trong hợp đồng này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên là vô hiệu, không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định hiện hành của pháp luật thì các điều, khoản, điểm khác của hợp đồng này vẫn có hiệu lực thi hành đối với hai bên. Hai bên sẽ thỏa thuận để sửa đổi các điều, khoản, điểm bị tuyên vô hiệu hoặc không có giá trị pháp lý hoặc không thể thi hành theo quy định của pháp luật;
2. Bất kỳ một sự sửa đổi hay bổ sung hợp đồng sẽ chỉ có giá trị nếu như được đại diện có thẩm quyền của hai bên ký vào văn bản sửa đổi, bổ sung. Văn bản sửa đổi, bổ sung này sẽ là một phần không tách rời của hợp đồng. Tiếng … và Tiếng … sẽ được sử dụng trong tất cả các giao dịch, thông tin liên lạc giữa hai bên;
3. Bên A không được phép chuyển nhượng một phần hay toàn bộ hợp đồng trực tiếp hay gián tiếp mà không được sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên B. Trong trường hợp có sự đồng ý của hai bên, từng điểm, hay nhiều điểm, của hợp đồng sẽ được chuyển nhượng một cách hợp pháp, phần còn lại không thay đổi;
4. Thời gian quy định trong hợp đồng này được thực hiện theo Dương lịch, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác nhưng phải được lập thành văn bản.
Điều 17. Hiệu lực hợp đồng
1. Thời hạn hợp đồng:……….
Ngày có hiệu lực:………….
Ngày kết thúc:…………..
2. Hợp đồng này lập thành … bản, … bản bằng tiếng, …bản bằng tiếng…, mỗi bên giữ … bản.
3. Tài liệu, phụ lục đính kèm bao gồm: ….
Là một phần của hợp đồng và có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng này.
…………., Ngày….. tháng…. năm…. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: