Hợp đồng mua bán trâu bò, gia súc, gia cầm trong hoạt động nông nghiệp nhằm các mục đích riêng như tiếp tục nuôi dưỡng sử dụng, lấy thịt.
Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191
Sơ lược Hợp đồng mua bán bò
Hợp đồng mua bán bò là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên bán sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản là bò cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
1. Hợp đồng mua bán bò được sử dụng khi nào
Hợp đồng mua bán bò là hợp đồng song vụ, ở đó cả bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đổi nhau, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, hợp đồng này được ký kết với mục đích chuyển giao quyền tài sản từ bên bán sang cho bên mua nhằm thu về nguồn lợi nhuận nhất định.
Các bên ký kết hợp đồng mua bán bò khi một bên có nhu cầu muốn bán con bò thuộc sở hữu của mình và bên còn lại có nhu cầu mua con bò từ người bán. Thông thường, hợp đồng này được sử dụng khi:
– Giữa các cơ sở chế biến, cung cấp thực phẩm (thịt bò, các sản phẩm làm từ thịt bò…) với bên chăn nuôi;
– Giữa các cá nhân với nhau với số lượng nhỏ với mục đích chăn nuôi, giết thịt,…
– Giữa các Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm từ bò (sữa bò) với đơn vị nuôi giống
2. Mức thuế trong Hợp đồng mua bán bò
Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/ 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT (đã được sửa đổi theo khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015), quy định đối với các đối tượng không chịu thuế VAT như sau:
(1) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến thảnh sản phẩm khác
(2) Sản phẩm là giống vật nuôi, con giống ở các khâu nuôi trồng, là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định
Như vậy, đỗi với hợp đồng mua bán bò là sản phẩm chăn nuôi chưa qua chế biến hoặc dưới dạng con giống theo quy định của pháp luật thuế không thuộc đối tượng chịu thuế nên không phải đóng thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này
3. Điều khoản bồi thường, phạt vi phạm trong Hợp đồng mua bán bò
Rủi ro và không thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ trong hợp đồng là điều mà các bên khi ký kết hợp đồng không mong muốn xảy ra, do đó, để hạn chế những điều này xảy ra cũng như đảm bảo quyền lợi cho bên bị vi phạm thì điều khoản bồi thường, phạt vi phạm nên là điều khoản cơ bản cần có trong hợp đồng mua bán bò, cụ thể:
(1) Điều khoản phạt vi phạm: các bên thỏa thuận về các trường hợp phạt vi phạm, mức phạt vi phạm
– Các trường hợp phạt vi phạm thông thường trong hợp đồng mua bán bò khi: Bên bán không giao bò đúng thỏa thuận; bên mua không thanh toán tiền sau khi nhận bò hay Bò mua bán không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, có tranh chấp với bên thứ ba về quyền sở hữu;…
– Mức phạt vi phạm: do các bên tự do thỏa thuận, thông thường không quá 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm
– Các bên có thể thỏa thuận thêm về thời hạn nộp phạt, trường hợp các bên nộp phạt chậm hay không nộp phạt thì có thể sẽ chịu lãi suất chậm trả
(2) Điều khoản bồi thường:
Cá nhân, pháp nhân có quyền bị xâm phạm, có thiệt hại xảy ra thì được bồi thường thiệt hại. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại, còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
– Các bên có thể thỏa thuận về các trường hợp bồi thường khi bên bán không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bên mua giao bò không đúng chất lượng,…
– Mức bồi thường do các bên tự do thỏa thuận
(3) Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Lưu ý, trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
4. Không có Hợp đồng mua bán bò để xác định nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào
Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có hợp đồng mua bán bò và các hóa đơn, chứng từ, giấy tờ tài liệu khác chứng minh nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm và tùy vào từng tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sư theo quy định của pháp luật.
(1) Xử lý hành chính:
– Vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Người kinh doanh hàng hóa (bò) không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt nhẹ nhất cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 Đồng đến 100 triệu Đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, đồng thời phải nộp lại số tiền bất hợp pháp có được từ hành vi mua bán thực phẩm, vật nuôi không rõ nguồn gốc xuất xứ.
– Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm: Cơ sở sử dụng các nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ để chế biến, cung cấp thực phẩm thì bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1 đến 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm và bị buộc tiêu hủy nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
(2) Xử lý hình sự:
Đối với những hành vi kinh doanh hoặc vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua biên giới trái với quy định của pháp luật nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người vi phạm nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Thủ tục mua bán trâu bò
Mua bán trâu bò là hoạt động phổ biến thường xảy ra ở các địa phương hay đối với các cơ sở giết mổ, sản xuất, chế biến sản phẩm từ trâu bò. Để đảm bảo việc mua bán trâu bò hợp pháp thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động vật, quy định về vận chuyển động vật,…Sau đây, thủ tục để các bên thực hiện việc mua bán trâu bò:
Bước 1: Kiểm tra, đánh giá đối tượng mua bán (trâu bò)
(1) Quyền sở hữu đối với trâu bò: bên mua trâu bò cần kiểm tra, xác nhận bên bán là chủ sở hữu hợp pháp, có quyền bán đối với trâu bò
(2) Xác định nguồn gốc trâu bò:
Trường hợp mua trâu bò không trực tiếp từ người chăn nuôi, người mua cần kiểm tra trâu bò bên bán cung cấp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có hóa đơn chứng từ hợp pháp, không phải hàng nhập lậu
(3) Tình trạng trâu bò mua bán:
Trâu bò mua bán đảm bảo về sức khỏe, các yêu cầu về vệ sinh thú ý, không mắc các bệnh dịch lây lan có hại đối với sức khỏe con người, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, kiểm tra thời hạn tiêm chủng đối với trâu bò
Bước 2: Đàm phán, ký kết hợp đồng
Sau khi kiểm tra các thông tin về đối tượng, chủ thể mua bán các bên tiến hành thỏa thuận, đàm phán để ký kết hợp đồng, cụ thể:
– Giá và phương thức thanh toán: trong trường hợp các bên thoả thuận thanh toán mức giá hoặc phương pháp xác định giá không rõ ràng hoặc thanh toán theo giá thị trường thì giá được xác định là thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
– Thời hạn thực hiện hợp đồng: do các bên thỏa thuận và bên bán có nghĩa vụ thực hiện việc giao trâu bò cho bên mua theo đúng thời hạn thỏa thuận trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong quá trình thực hiện
– Vận chuyển: bên nào chịu trách nhiệm vận chuyển, phương tiện vận chuyển đảm bảo quy định đối với vận chuyển gia súc, có giấy tờ kiểm dịch theo quy định
– Địa điểm giao và phương thức bàn giao: giao một lần hay giao thành nhiều đợt,…
Bước 3: Thực hiện hợp đồng
Sau khi các bên ký kết hợp đồng hoàn tất, hai bên tiến hành thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, bên mua bàn giao tiền cho bên bán và bên bán bàn giao trâu bò cho bên mua theo đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà các bên thỏa thuận, đàm phán trong hợp đồng
6. Mẫu Hợp đồng mua bán con giống
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CON GIỐNG
Số:………./HĐMBCG
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật chăn nuôi 2018;
– Căn cứ Luật thú y 2015;
– Căn cứ các Nghị định hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật kể trên ;
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………….
BÊN A (BÊN BÁN):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:…………………………………………………Ngày cấp:………………………………………………..
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN MUA):
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..
GĐKKD số:…………………………………………………Ngày cấp:………………………………………………..
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Thông tin về con giống và giá trị thanh toán
1. Hai bên thống nhất, bên A đồng ý bán con giống cho bên B và bên B đồng ý mua, cụ thế sau:
STT | Loại con giống | Số lượng | Nguồn gốc | Đặc điểm (loại giống, tuổi đời,…) | Đơn giá (Đồng) | Thành tiền (Đồng) |
1 | gà | |||||
… | … |
Đơn giá trong hợp đồng này là giá cố định không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng
2. Tổng giá trị hợp đồng:…….Đồng, bằng chữ:…………….
Giá trị hợp đồng đã bao gồm tiền giống, vận chuyển,…
Không bao gồm:……………..
3. Chất lượng con giống được quy định cụ thể tại phụ lục … của hợp đồng này đối với từng loại giống cụ thể
Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng
1. Hợp đồng có thời hạn:……..ngày/tháng/năm
2. Trường hợp các bên muốn gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì phải thông báo trước cho bên còn lại chậm nhất … ngày/tháng trước khi hợp đồng hết thời hạn và nêu rõ lý do gia hạn
Điều 3. Điều kiện đối với con giống
1. Bên A cung cấp hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cho bên B;
2. Con giống cung cấp phải khỏe mạnh, không bị các bệnh truyền nhiễm, được tiêm phòng đầy đủ;
3. Con giống có nguồn gốc từ các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
…
Điều 4. Tạm ứng và Thanh toán
1. Tạm ứng:
a) Bên B tạm ứng trước cho bên A khoản tiền bằng … % giá trị hợp đồng trong vòng … ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
b) Tiền tạm ứng sẽ được hoàn lại trong các lần thanh toán với tỷ lệ % nhất định được quy định cụ thể tại Phụ lục số… của Hợp đồng này
c) Trường hợp bên B đã thanh toán tiền tạm ứng mà đến hạn bên A không giao sản phẩm, hoặc sản phẩm được giao không đúng thỏa thuận thì bên A phải trả lại số tiền tạm ứng đồng thời bồi thường cho bên B một khoản bằng … giá trị hợp đồng
d) Nếu quá thời hạn thanh toán mà bên B vẫn không thanh toán tiền hàng cho bên A, thì bên A có quyền bù trừ khoản tiền tạm ứng mà không cần hỏi ý kiến của bên B nhưng phải thông báo cho bên B về việc bù trừ trong vòng … ngày.
Trường hợp tiền tạm ứng đã được bù trừ hết mà vẫn không đủ tiền thanh toán và bên A không thanh toán cho bên B thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
2. Thanh toán
a) Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
b) Phương thức: Bên A thanh toán cho bên B thành … đợt:
+ Đợt 1: Bên B thanh toán cho bên A …% giá trị hợp đồng, tương ứng … Đồng, bằng chữ……trong vòng … ngày sau khi bên A hoàn thành việc giao hàng đợt 1
+ …
+ Lần cuối: bên B thanh toán số tiền hàng còn lại cho bên A trong vòng … ngày kể từ ngày bên A hoàn thành đợt giao hàng cuối cùng
c) Bên A phải cung cấp cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, hồ sơ giống cho bên B trong mỗi lần giao hàng và bên B chỉ thanh toán tiền hàng cho bên A sau khi nghiệm thu xong lô hàng và nhận đầy đủ hóa đơn, chứng từ,…Trường hợp bên A không cung cấp đủ hóa đơn, chứng từ thì bên B có quyền tạm hoãn việc thanh toán mà không được xem là vi phạm hợp đồng cho đến khi bên A thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
d) Bên B thanh toán cho bên A theo đúng thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, thỏa thuận đó phảo được lập thành văn bản có chữ ký đại diện hợp pháp hai bên, nếu không chịu lãi suất chậm trả bằng … %/năm đối với số tiền chậm thanh toán kể từ thời điểm chậm thanh toán đến thời điểm thanh toán trên thực tế. Thời hạn chậm thanh toán không quá … ngày
Điều 5. Thời gian và địa điểm giao nhận sản phẩm
1. Vận chuyển:
a) Bên A chịu trách nhiệm về phương tiện và chi phí vận chuyển, giấy phép cần có trong vận chuyển con giống. Chi phí vận chuyển được tính vào giá trị hợp đồng.
b) Bên B chịu trách nhiệm bốc xếp con giống khi đến kho của bên B trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này
c) Trường hợp bên A không có đủ các giấy tờ, hồ sơ cần thiết trong quá trình vận chuyển con giống cho bên B mà bị xử phạt, bên B không phải chịu trách và bên A có nghĩa vụ bồi thường cho bên B bằng … giá trị lô hàng nếu giao hàng chậm so với thỏa thuận
2. Thời gian giao nhận:
a) Thời gian cụ thể: Bên A sẽ tiến hành giao con giống cho bên B thành … đợt theo các chủng loại giống khác nhau
+ Đợt 1: Giao … con giống … vào thời gian …/…/…
…
+ Đợt cuối: Giao … con giống … vào thời gian …/…/…
Việc giao hàng đợt sau chỉ được thực hiện khi bên B đã thanh toán được trên …% giá trị đợt giao hàng trước đó.
b) Thời gian chậm nhất bên A giao con giống đến cho bên B là … giờ để các bên tiến hành giao nhận và kiểm tra con giống, sau khoảng thời gian này bên B phải chịu phạt … % giá trị lô hàng trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trường hợp bên A giao hàng chậm quá giờ cho phép thì phải chịu trách nhiệm các chi phí bốc dỡ, tiến hành đưa hàng vào kho và thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo chất lượng con giống; có biên bản ký xác nhận về việc giao nhận hàng hóa với người trông kho của bên B, Ông:…..
Bên B phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu con giống vào ngay ngày làm việc hôm sau
3. Địa điểm giao nhận: giao tại kho của bên B địa chỉ …
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ bên B phải thông báo bằng văn bản cho bên A trước … ngày kể từ ngày đến hạn giao hàng. Chi phí phát sinh thêm về việc chuyển địa điểm do bên B chịu trách nhiệm
4. Việc giao nhận hàng được xem là hoàn tất sau khi đại diện hợp pháp của bác bên tiến hành kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm và ký xác nhận vào biên bản bàn giao
Điều 6. Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
1. Trước khi giao hàng bên A thông báo cho bên B trước … giờ/ngày để bên B cử người có trình độ chuyên môn đến kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại của giống và phải được các bên lập biên bản nghiệm thu bàn giao con giống có chữ ký của đại diện hợp pháp hai bên
2. Trường hợp khi kiểm tra mà bên B phát hiện con giống không đạt yêu cầu theo Điều 1 của hợp đồng này thì phải lập biên bản và có quyền:
a) Từ chối nhận hàng và yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp khắc bằng toàn bộ chi phí của mình đảm bảo con giống được giao theo đúng thỏa thuận
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu con giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu bệnh tật
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
a) Đảm bảo con giống cung cấp cho bên B có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm;
b) Giao con giống cho bên B đúng thời hạn và đúng yêu cầu quy định tại Điều 1 của Hợp đồng này;
c) Cung cấp các hóa đơn, chứng từ, hồ sơ giống, tài liệu tiêm phòng… theo đúng quy định trong hợp đồng;
d) Nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn như đã thỏa thuận;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng này.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về con giống theo yêu cầu khi ký kết;
b) Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền hợp đồng cho bên A;
c) Kiểm tra và giao nhận hàng hóa khi bên A giao hàng;
d) Đổi trả con giống, đơn phương chấm dứt hợp đồng khi con giống không đúng thỏa thuận trong hợp đồng;
e) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
Điều 8. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
1. Bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:
Bên B vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này nhưng phải thông báo nhắc nhở bên A trước khi hết hạn thanh toán
2. Bên B được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp:
– Con giống không rõ nguồn gốc xuất sứ; bên A không cung cấp được cho bên B các tài liệu, hồ sơ về nguồn gốc con giống, hóa đơn, hợp đồng mua bán con giống.
– Giao con giống cho bên B không đúng thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng và không có các biện pháp khắc phục
3. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng phải được lập thành văn bản, nêu rõ lý do và gửi cho bên còn lại
4. Nếu một trong các bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì phải chịu phạt … giá trị hợp đồng và bồi thường cho bên còn lại … % giá trị hợp đồng, đồng thời thanh toán các chi phí hợp lý mà bên kia đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng
Điều 9. Cam kết của các bên
– Bên A cam kết con giống do bên A cung cấp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ các giấy tờ theo quy định pháp luật
– Bên A cam kết con giống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo thỏa thuận tại Điều 1 của hợp đồng này
– Bên B cam kết thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền hợp đồng cho bên A như đã thỏa thuận trong hợp đồng này
– Hợp đồng này được lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, không ép buộc, lừa dối, các bên cam kết thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các điều khoản trong hợp đồng
Điều 10. Rủi ro, Bất khả kháng
1. Rủi ro
a) Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra
b) Bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với con giống trong thời gian trước khi hai bên hoàn tất việc bàn giao; có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển đúng quy cách. Bên A có trách nhiệm mua bảo hiểm vận chuyển trong trường hợp rủi ro xảy ra hạn chế tối đa thiệt hại trên thực tế.
c) Bên B chịu trách nhiệm với con giống kể từ thời điểm hai bên hoàn tất việc bàn giao
2. Bất khả kháng
a) Các bên thống nhất các sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng bao gồm: thiên tai (động đất, bão, lũ lụt, lốc, lở đất…), chiến tranh, đại dịch, thay đổi quy định của pháp luật.
b) Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra khiến một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không phải là cơ sở để phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại. Bên bị thiệt hại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa thiệt hại trong trường hợp sự kiện bất khả kháng xảy ra
c) Các bên có thể tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng nhưng phải thông báo cho bên còn lại được biết trong thời hạn … ngày kể từ ngày có dự định tạm ngừng hợp đồng
Điều 11. Vi phạm hợp đồng và bồi thường
1. Trường hợp các bên vi phạm bất kì nghĩa vụ nào trong hợp đồng này thì bị phạt … giá trị hợp đồng; Bên bị vi phạm gửi thông báo bằng văn bản về việc vi phạm, tiền phạt, thời hạn nộp phạt cho bên vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm.
Thời hạn nộp phạt trong vòng … ngày kể từ ngày bên Bị vi phạm nhận được thông báo về hành vi vi phạm của bên bị vi phạm; nếu bên vi phạm không nộp tiền phạt trong thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất … %/năm đối với tiền phạt chậm nộp kể từ thời điểm chậm nộp
Thông báo được coi là đã nhận nếu gửi đến đúng địa chỉ, đúng tên người nhận thông báo, đúng hình thức thông báo và trong thời gian như sau:
+ Vào ngày gửi trong trường hợp tin nhắn điện thoại thông báo thành công;
+ Vào ngày bên gửi nhận được thông báo chuyển fax thành công trong trường hợp gửi thông báo bằng fax;
+ Vào ngày ………….., kể từ ngày đóng dấu bưu điện trong trường hợp gửi thông báo bằng thư chuyển phát nhanh;
2. Bên vi phạm có nghĩa vụ bồi thường cho bên còn theo thiệt hại trên thực tế và một phần tiền ….% giá trị thiệt hại.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu phát sinh bất kỳ tranh chấp nào sẽ được các bên thượng lượng để giải quyết. Thời gian thương lương… ngày, hết thời hạn trên mà tranh chấp vẫn chưa được giải quyết thì các bên có thể khở kiện ra Tòa án có thẩm quyền
2. Trong thời gian xảy ra tranh chấp các bên vẫn thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng như bình thường ngoại trừ vấn để đang bị tranh chấp
Điều 13. Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………
Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.
2. Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp:
– Hai bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 8 của Hợp đồng này;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
3. Trường hợp các bên muốn sửa đổi, bổ sung điều khoản điểm trong hợp đồng thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên còn lại và được ghi nhận trong phụ lục hợp đồng. Bất kỳ trường hợp tự ý sửa đổi bổ sung hợp đồng bị phạt … % giá trị hợp đồng.
…………., Ngày….. tháng…. năm…. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
7. Mẫu Hợp đồng mua bán súc vật lấy thịt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
HỢP ĐỒNG MUA BÁN SÚC VẬT LẤY THỊT
Số:………./HĐMBSVLT
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
– Căn cứ Luật thương mại 2005;
– Căn cứ Luật chăn nuôi 2018;
– Căn cứ Luật thú y 2015;
– Căn cứ Nghị định 66/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm định thực vật; giống cây trồng ;
– Căn cứ Nghị định 123/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17-9-2018 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm
– Căn cứ Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
– Căn cứ thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại…………….
BÊN A (BÊN BÁN):
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………………
GĐKKD số:…………………………………………………Ngày cấp:………………………………………………..
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
BÊN B (BÊN MUA):
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..
GĐKKD số:…………………………………………………Ngày cấp:………………………………………………..
Điện thoại:………………………………Fax:…………………………………………………………………………….
Đại diện:……………………………………..Chức vụ:…………………………………………………………………
CMND số: ………………………………… Ngày cấp …………………………….. Nơi cấp …………………..
Sau khi cùng nhau thỏa thuận, hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Thông tin gia súc
1. Hai bên thống nhất bên A đồng ý bán gia súc cho bên B và bên B đồng ý mua theo yêu cầu sau:
STT | Loại gia súc | Số lượng (con) | Đặc điểm (tuổi đời, trọng lượng,… | Đơn giá (Đồng/kg) | Tổng tiền (Đồng) |
1 | Bò | ||||
2 | Trâu | ||||
… | … |
2. Đơn giá đã bao gồm tiền gia súc, chi phí vận chuyển và các loại phí, chi phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Đơn giá trên là giá cố định không đổi trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc giá cả thị trường thay đổi, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận lại đơn giá, nếu không thỏa thuận được thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với phần hợp đồng đã thực hiện
Trường hợp việc đơn phương chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế mà bên bị thiệt hại chứng minh được
4. Trường hợp bên B muốn thay đổi khối lượng, loại gia súc thì phải thông báo trước cho bên A trong vòng … ngày trước ngày giao hàng. Nếu quá thời gian trên, bên B vẫn muốn thay đổi thì phải chịu hoàn toàn chi phí đối với mặt hàng đặt trước đó mà bên A đã chuẩn bị, lúc này các bên tiến hành thỏa thuận lại thời gian, giá cả đối phần hợp đồng thay đổi.
Điều 2. Chất lượng gia súc
1. Gia súc quy định tại Điều 1 hợp đồng này phải khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh;
2. Được tiêm phòng đầy đủ theo quy định Luật thú y;
3. Có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật;
4. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, hợp đồng mua bán thể hiện nguồn gốc của gia súc;
…
Điều 3. Đặt cọc
– Bên B đặt cọc cho bên A số tiền … % giá trị hợp đồng vào ngày…sau khi ký kết hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng;
– Hình thức thanh toán: chuyển khoản vào số tài khoản cá nhân của bên A cung cấp trong hợp đồng này
– Tiền đặt cọc sẽ được khẩu trừ vào nghĩa vụ thanh toán khi hai bên đã thực hiện đúng các nghĩa vụ của hợp đồng
– Trường hợp bên B đã thanh toán tiền cọc cho bên A mà bên B đổi ý không mua gia súc bên A vì bất kỳ lý do nào hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì bị mất tiền cọc
Ngược lại nếu bên A không thực hiện việc giao gia súc cho bên B theo đúng thỏa thuận thì phải trả lại tiền cọc cho bên B đồng thời thanh toán cho bên B khoản tiền bằng … % giá trị hợp đồng
Điều 4. Giá trị hợp đồng và Thanh toán
1. Tổng giá trị hợp đồng: … Đồng, bằng chữ:…….
2. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
3. Phương thức: Bên A thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho bên B trong thời hạn…ngày sau khi các bên nghiệm thu và bàn giao gia súc trong từng lần vận chuyển và bên A cung cấp đầy đủ hồ sơ thanh toán cho bên B
Hồ sơ thanh toán bao gồm:
+ Biên bản đề nghị thanh toán
+ hóa đơn chứng từ, tài liệu về nguồn gốc xuất xứ gia súc
+ Bảng kê khai khối lượng và giá thành gia súc trên thực tế
+ Biên bản nghiệm thu
…
4. Bên B thanh toán cho bên A theo đúng thời hạn trong hợp đồng nếu không chịu lãi suất chậm trả bằng … %/năm đối với số tiền chậm thanh toán kể từ thời điểm chậm thanh toán đến thời điểm thanh toán trên thực tế.
Thời hạn chậm thanh toán:… ngày, quá thời hạn này mà bên B không thanh toán thì phải chịu lãi suất … %/năm, bồi thường cho bên A bằng … giá trị hợp đồng
Bên B được quyền tạm hoãn việc thanh toán cho bên A nếu bên A không cung cấp đủ hồ sơ thanh toán theo thỏa thuận tại Điều 4.3 của Hợp đồng này
Điều 5. Giao nhận gia súc
1. Vận chuyển
a) Bên A có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện vận chuyển và đầy đủ giấy phép đảm bảo việc vận chuyển gia súc đến cho bên B. Chi phí vận chuyển đã bao gồm trong giá thanh toán hợp đồng
b) Bên A phải mua bảo hiểm đối với hàng hóa, việc vận chuyển đối với gia súc cung cấp cho bên B; trường hợp có rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển bên A tiến hành các thủ tục cần thiết với bên bảo hiểm để được bồi thường, Bên B không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trong quá trình vận chuyển
2. Giao nhận gia súc
a) Thời gian giao nhận: …………..
b) Địa điểm giao nhận: ……………
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ, thời gian giao hàng thì bên B phải thông báo bằng văn bản cho bên A trước … ngày kể từ ngày đến hạn giao hàng. Chi phí phát sinh thêm về việc chuyển địa điểm; thay đổi thời gian giao hàng do bên B chịu trách nhiệm.
3. Nghiệm thu
a) Trước khi bàn giao bên A thông báo cho bên B trước … giờ/ngày và bên B cử người có trình độ chuyên môn đến kiểm tra gia súc theo các tiêu chí tại Điều 1 của hợp đồng này, việc nghiệm thu phải được lập thành biên bản và có chữ ký đại diện có thẩm quyền của hai bên.
b) Biên bản nghiệm thu bao gồm: số lượng, khối lượng, tình trạng gia súc, hóa đơn chứng từ,…
c) Trường hợp khi kiểm tra hàng mà bên B phát hiện gia súc không đạt yêu cầu đã thỏa thuận thì có quyền từ chối nhận hàng.
Bên A có thể thỏa thuận với bên B về việc đổi trả hàng hóa lỗi cho bên B, thỏa thuận phải được lập thành văn bản và có chữ ký đại diện có thẩm quyền hai bên
4. Việc giao nhận hàng chỉ hoàn tất khi bên B đã kiểm tra gia súc đạt chất lượng theo đúng thỏa thuận và đại diện có thẩm quyền hai bên ký vào biên bản nghiệm thu, bàn giao hàng hóa.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên A
1. Đảm bảo gia súc cung cấp cho bên B có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng các yêu tại Điều 1, 2 của Hợp đồng này;
2. Cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ, giấy phép kiểm dịch động vật, giấy tiêm chủng,… cho bên B khi bàn giao gia súc;
3. Nhận thanh toán đầy đủ và đúng hạn như đã thỏa thuận;
4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng này.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B
1. Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết về gia súc để bên B cung cấp theo đúng thỏa thuận hợp đồng này;
2. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền hợp đồng cho bên A;
3. Kiểm tra và giao nhận gia súc khi bên A giao hàng;
4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
Điều 8. Rủi ro
1. Rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra
2. Bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với gia súc trong khoảng thời gian vận chuyển cho đến khi hoàn tất việc bàn giao cho bên B;
3. Bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với gia súc sau khi các bên hoàn tất việc bàn.
Điều 9. Bất khả kháng
1. Khi sự kiện bất khả kháng xảy ra khiến một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không phải là cơ sở để phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại.
2. Các bên thống nhất các sự kiện được xem là bất khả kháng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, đại dịch (covid 19,…);…
Các bên phải thông báo ngay cho bên còn lại (email, tin nhắn,…) và nêu rõ tình trạng trong vòng … ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bất khả kháng
3. Bên bị thiệt hại phải tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế tối đa hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra
4. Các bên có quyền tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng nhưng phải thông báo cho bên còn lại được biết trong thời hạn … ngày kể từ ngày có dự định tạm ngừng hợp đồng
Điều 10. Vi phạm hợp đồng
1. Trường hợp các bên vi phạm bất kì nghĩa vụ nào trong hợp đồng này thì bị phạt … giá trị hợp đồng và bồi thường cho bên còn lại … thiệt hại trên thực tế đồng thời khắc phục mọi thiệt hại xảy ra;
2. Nếu một trong các bên tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được quy định trong hợp đồng này thì phải chịu phạt … giá trị hợp đồng và bồi thường cho bên còn lại … giá trị hợp đồng, đồng thời thanh toán các chi phí hợp lý mà bên kia đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng
Điều 11. Cam kết
1. Cam kết của bên A
– Gia súc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được tiêm phòng đầy đủ;
– Gia súc khỏe mạnh, không mắc các bệnh dịch lây lan có hại đối với sức khỏe con người, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật;
– Gia súc cung cấp thuộc sở hữu hợp pháp của bên A và bên A có toàn quyền ký kết hợp đồng này.
2. Cam kết của bên B: Thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng
3. Hợp đồng được hình thành trên cơ sở bình đẳng thỏa thuận, không gượng ép, lừa dối. Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng, bên nào vi phạm cam kết phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bằng chi phí của mình và bồi thường cho bên còn lại bằng … giá trị hợp đồng
Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp:
– Hai bên hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng;
– Theo thỏa thuận của các bên;
– Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng và bên còn lại gửi yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp một trong các điều, khoản, điểm của hợp đồng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật, phán quyết của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được các bên tiến hành thỏa thuận lại và được đưa vào phụ lục của hợp đồng;
3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………………………;
Hợp đồng gồm….trang và được lập thành …. bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ … bản.
4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu phát sinh bất kỳ tranh chấp nào sẽ được các bên thượng lượng để giải quyết. Thời gian thương lương… ngày, hết thời hạn trên mà tranh chấp vẫn chưa được giải quyết thì các bên có thể khở kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
…………., Ngày….. tháng…. năm…. | |
BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên) | BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) |
8. Mẫu Hợp đồng mua bán bò
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
HỢP ĐỒNG MUA BÁN BÒ
(Số:……/HĐMB-…….)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ…;
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.
Hôm nay, ngày….. tháng……. năm…….. tại địa chỉ…………………………., chúng tôi gồm:
Bên Bán (Bên A):
Ông/Bà:………………………………. Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:…………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
Căn cứ đại diện:…………………………………..)
Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….
Và:
Bên Mua (Bên B):
Ông/Bà:………………………………. Sinh năm:..………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:…………………………………………………………………
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………………………………. Chức vụ:……………………..
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:…………………
Căn cứ đại diện:…………………………………..)
Số tài khoản:………………………….. Chi nhánh…………………….- Ngân hàng………….
Cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng mua bán bò số……………. ngày…./…../…… để ghi nhận việc Bên A sẽ bán ………….. (số lượng) bò….. cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…./…. đến hết ngày…./……/…….. tại địa điểm………….. Nội dung Hợp đồng như sau:
Điều 1. Đối tượng Hợp đồng
Bên A đồng ý bán cho Bên B số lượng bò có chủng loại, tính chất,… được liệt kê dưới đây trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………
STT | Chủng loại | Đặc điểm | Loại | Số lượng | Giá tiền | Tổng (VNĐ) | Ghi chú |
1 | Bò… | 1 | |||||
2 | |||||||
… |
Loại bò được Bên A bán cho Bên B theo Hợp đồng này được xác định dựa trên những tiêu chí sau:…………………………./ theo Phụ lục 1 kèm theo Hợp đồng này
Điều 2. Giá và phương thức thanh toán
Bên A đồng ý bán toàn bộ số lượng bò đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này cho Bên B với giá là………………… VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam Đồng).
Số tiền trên đã bao gồm:…………………………….
Và chưa bao gồm:…………………………………
Toàn bộ số tiền này sẽ được Bên B thanh toán cho Bên A qua …. lần, cụ thể từng lần như sau:
– Lần 1. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
– Lần 2. Thanh toán số tiền là……………. VNĐ (bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng) và được thanh toán khi……………….. có biên bản kèm theo. Việc thanh toán phải thực hiện theo phương thức……………
…
Số tiền trên sẽ được Bên B trả trực tiếp cho:
Ông:…………………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
Việc thanh toán trên sẽ được chứng minh bằng Biên bản nhận tiền/… có chữ ký của:
Ông:…………………………. Sinh năm:…………
Chức vụ:………………………
Chứng minh nhân dân số:………………….. do CA………… cấp ngày…./…../…….
(Hoặc:
Gửi qua ngân hàng tới Tài khoản…………….. Chi nhánh…………….. – Ngân hàng………… có biên lai xác nhận/……….)
Ngoài ra, nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng trên mà có sự thay đổi về giá thị trường/… dẫn tới việc phát sinh các chi phí/…………… thì số tiền phát sinh trên/… sẽ do Bên …. gánh chịu.
Điều 3. Thực hiện hợp đồng
1.Thời hạn thực hiện Hợp đồng
Thời hạn thực hiện Hợp đồng này được hai bên thỏa thuận là từ ngày…./…../……. đến hết ngày…/…../…..
Trong trường hợp việc thực hiện hợp đồng bị gián đoạn bởi những trường hợp khách quan, tình thế cấp thiết,……………. thì thời hạn thực hiện Hợp đồng này được tính như sau:
…………………
2.Địa điểm và phương thức thực hiện
Toàn bộ số lượng bò đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này sẽ được Bên A giao cho Bên B tại địa điểm……………………. qua … đợt, cụ thể từng đợt như sau:
– Đợt 1. Vào ngày……/…./….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………
– Đợt 2. Vào ngày..…/…../….. Bên A có trách nhiệm bàn giao…………….
…
Việc giao- nhận số bò trên theo thỏa thuận trong từng đợt phải được Bên A giao trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Và ngay khi nhận được số bò trong từng lần theo thỏa thuận, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng, chủng loại, tình trạng có thể nhận thấy bằng mắt của những con bò đã được Bên A giao, lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng bò đó cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
Trong thời gian… ngày, kể từ ngày Bên B nhận được số bò đã ghi nhận, Bên B có quyền tiến hành kiểm tra và được phép trả lại/………………… nếu ………..… không đúng thỏa thuận/………………..
Điều 4. Đặt cọc
Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số bò đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng này, trừ trường hợp…………..
-Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua/không nhận/… theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….
-Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện/… thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B để…………………
-Trong trường hợp hai bên tiếp tục thực hiện việc mua-bán, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ nghĩa vụ thanh toán của Bên B/…
-Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..
Điều 5. Cam kết của các bên
1.Cam kết của bên A
Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.
Cam kết thực hiện đúng các quy định về …. theo quy định của pháp luật và khu vực.
…
2.Cam kết của bên B
Cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí,…
Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.
…
Điều 6.Vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì bên còn lại có các quyền sau:
-Phạt vi phạm bên vi phạm một số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:…………. Việt Nam Đồng)
-Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm. Thiệt hại thực tế được xác định như sau:………………………….
-Trong trường hợp Bên A có các vi phạm về………. trong bất kỳ thời gian nào khi thực hiện công việc cho Bên B gây ra bất kỳ hậu quả gì. Bên A có nghĩa vụ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước Bên A, pháp luật và các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng.
-…
Điều 7. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau:
– Hai bên có thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng;
– Hợp đồng không thể thực hiện do có vi phạm pháp luật;
– Hợp đồng không thể thực hiện do nhà nước cấm thực hiện;
– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.
– …
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 8. Hiệu lực hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…/…./…..
Hợp đồng này hết hiệu lực khi các bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình, hoặc có thỏa thuận chấm dứt và không thực hiện hợp đồng, hoặc…
Hợp đồng này được lập thành…. bản bằng tiếng Việt, gồm……. trang. Các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau và Bên A giữ…. bản để…….., Bên B giữ…. bản để…….
Bên A | ………., ngày…. tháng…. năm……….. Bên B |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: