Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội.
Gần đây, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở lên sâu rộng, các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu á nói chung ngày càng trở lên có vị thế trong nền kinh tế thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ đã đem lại nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển thông qua việc tạo cơ hội cho các quốc gia này tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn về tư liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thị trường lao động, tăng cường khả năng huy động tài chính và các nguồn lực khác cho phát triển các ngành kinh tế quan trọng như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Để đóng góp cho thành công của các quốc gia trong đó có Việt Nam thì ngành Viễn thông đóng vai trò rất quan trọng. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, ngành Viễn thông đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, thực tế đã đạt được thành tích tăng trưởng cao song vẫn còn nhiều hạn chế như giá dịch vụ còn cao, chất lượng chưa tốt, hạ tầng chưa đồng bộ, mất cân đối giữa nông thôn và thành thị, chưa phong phú về dịch vụ cũng như chăm sóc khách hàng còn chưa được chuyên nghiệp, v.v… Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn cấp bách như nêu trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội” để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế của mình.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thuật ngữ viết tắt | Tiếng anh | Diễn giải |
2G | Second-generation | Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ hai |
3G | Third-generation technology | Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ ba |
4G | Fourth-generation | Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ tư |
AM | Amplitude modulation | Điều chế theo biên độ |
AON | Active Optical Network | Mạng truy nhập quang chủ động |
APCERT | Asian Pacific Computer Emergency Response Team | Hiệp hội các tổ chức cứu hộ máy tính khu vực châu Á – Thái Bình Dương |
ARPU | Average revenue per user | Doanh thu trung bình trên thuê bao |
BRAS | Broadband Remote Access Server | Thiết bị truy nhập băng rộng |
BSC | Base Station Controller | Thiết bị điều khiển trạm gốc |
BTS | Base Transceiver Station | Trạm thu phát sóng di động |
BWA | Broadband Wireless Access | Truy nhập vô tuyến băng rộng |
CDMA | Code Division Multiple Access | Truy nhập đa phân chia theo mã |
CERT | Computer Emergency Response Team | Hiệp hội các tổ chức Cứu hộ máy tính |
DDoS | Distributed denial-of service attack | Tấn công từ chối dịch vụ phân tán |
DSLAM | Digital Subscriber Line Access Multiplexer | Bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số tập trung |
DVVT | Telecommunication service | Dịch vụ viễn thông |
DWDM | Dense Wavelength Division Multiplexing | Phương thức ghép kênh quang theo bước sóng mật độ cao |
ENUM | Telephone Number Mapping | Ánh xạ một số điện thoại từ mạng chuyển mạch điện thoại công cộng (PSTN) thành một chức năng thể hiện Internet tương ứng |
Thuật ngữ viết tắt | Tiếng anh | Diễn giải |
ESP | Providers of Enhanced Services | Nhà cung cấp dịch vụ cải tiến |
FM | Frequency modulation | Điều chế theo tần số |
FTTx | Fiber-to-the-x | Dịch vụ cáp quang băng rộng |
GDP | Gross domestic product | Tổng sản phẩm nội địa |
GSM | Global System for Mobile Communications | Hệ thống thông tin di động toàn cầu |
HSDPA | High-Speed Downlink Packet Access | Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao |
HSPA | High Speed Packet Access | Truy nhập gói tốc độ cao |
HSUPA | High-Speed Uplink Packet Access | Truy nhập gói đường lên tốc độ cao |
IDI | ICT Development Index | Chỉ số phát triển CNTT-TT |
IMSI | International Mobile Subscriber Identity | Mã nhận dạng thuê bao di động quốc tế |
IMT-2000 | International Mobile Telecommunication-2000 | Chuẩn công nghệ viễn thông hỗ trợ truyền đa phương tiện và các dịch vụ truyền dữ liệu tốc độ cao trên nền tảng IP |
Inmarsat | Dịch vụ thông tin liên lạc trực tiếp qua vệ tinh | |
IP | Internet Protocol | Giao thức Internet |
IPTV | Internet Protocol television | Truyền hình qua giao thức Internet |
IPv6 | Internet Protocol version 6 | Giao thức Internet phiên bản 6 |
ISP | Internet Service Provider | Nhà cung cấp dịch vụ Internet |
ITU | International Telecommunication Union | Liên minh viễn thông thế giới |
LTE | Long Term Evolution | Công nghệ truy cập băng rộng thế hệ mới |
MAN | Metropolitan area network | Mạng đô thị |
MNC | Mobile Network Code | Mã mạng di động |
MNO | Mobile Network Operator | Nhà khai thác di động |
Thuật ngữ viết tắt | Tiếng anh | Diễn giải |
MSAN | Multi-Service Access Node | Nút truy cập đa dịch vụ |
MVNE | Mobile Virtual Network Enabler | Nhà khai thác mạng di động ảo chuyên cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho các mạng di động ảo khác |
MVNO | Mobile Vitual Network Operator | Nhà khai thác mạng di động ảo |
NGI | Next Generation Internet | Mạng Internet thế hệ mới |
NGN | Next generation network | Mạng viễn thông thế hệ mới |
NMS | Network Management System | Hệ thống quản lý mạng |
ODA | Official Development Assistance | Vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài |
PAN | Personal area network | Mạng cá nhân |
PDH | Plesiochronous Digital Hierarchy | Ghép kênh cận đồng bộ |
POP | Point-Of-Presence | Điểm đại diện của một khu vực trong mạng viễn thông |
SCPC | Singe Channel Per Carrier | Đơn kênh trên sóng mang |
SDH | Synchronous Digital Hierarchy | Hệ thống phân cấp số đồng bộ |
SP | Ordinary Service Providers | Nhà cung cấp dịch vụ truyền thống |
STM | Synchronous Transport Module | Modun truyền tải đồng bộ |
TDM | Time-division multiplexing | Kỹ thuật ghép kênh phân chia theo thời gian |
TDMA | Time-division multiplexing | Ghép kênh phân chia theo thời gian |
VoD | Video on Demand | Xem phim theo yêu cầu |
VoIP | Voice over Internet Protocol | Thoại qua giao thức Internet |
VPN | Virtual Private Network | Dịch vụ mạng riêng ảo |
VSAT | Very Small Aperture Terminal | Trạm thông tin vệ tinh mặt đất cỡ nhỏ |
Thuật ngữ viết tắt | Tiếng anh | Diễn giải |
VSAT-IP | Very Small Aperture Terminal -Internet Protocol | Hệ thống thông tin vệ tinh băng rộng cung cấp các dịch vụ viễn thông trên nền giao thức IP |
WCDMA | Wideband Code Division Multiple Access | Truy cập đa phân chia theo mã băng rộng |
WDM | Wavelength Division Multiplexing | Phương thức ghép kênh quang theo bước sóng |
WiFi | Wireless Fidelity | Kết nối không dây |
Wimax | Worldwide Interoperability for Microwave Access | Chuẩn IEEE 802.16 cho việc kết nối Internet băng thông rộng không dây ở khoảng cách lớn |
WLAN | Wireless Local Area Network | Mạng cục bộ không dây |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức thương mại thế giới |
xDSL | Digital Subcriber Line | Kênh thuê bao số |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung vào các mục đích chính sau:
✔ Hệ thống các lý thuyết căn bản liên quan đến việc tăng cường tính cạnh tranh của dịch vụ viễn thông nói chung và kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng. Trong đó, luận án sẽ nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông, các yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông;
✔ Phân tích và chỉ ra các điểm yếu, các hạn chế của các kết quả nghiên cứu trước liên quan đến khả năng cạnh tranh của việc kinh doanh dịch vụ viễn thông để xác định các thiếu sót, các vấn đề còn tồn đọng trong ngành kinh doanh dịch vụ
viễn thông tại Việt Nam, những vấn đề còn chưa được giải quyết trong các nghiên cứu trước đó;
✔ Phân tích, đánh giá thực trạng cạnh tranh của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong quá khứ để từ đó xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các lợi thế và khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Qua đó, phân tích khả năng cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông hiện nay.
✔ Đề xuất các kiến nghị, định hướng và giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: ✔ Phân tích bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay và vai trò, vị thế của dịch vụ viễn thông trong quá trình hội nhập quốc tế.
✔ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông nói chung tại Việt Nam.
✔ Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông, khả năng phát triển của sản phẩm viễn thông tại Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội. ✔ Nghiên cứu các các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển dịch vụ viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nghiên cứu riêng trường hợp của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội. Tuy nhiên, do mối quan hệ mật thiết giữa việc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông và việc phát triển kinh tế, luận án cũng nghiên cứu các khía cạnh và điều kiện phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông gắn liền với việc phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, bối cảnh hội nhập quốc tế và sản phẩm dịch vụ viễn thông di động của Công ty CP viễn thông Hà Nội giai đoạn từ
2010 đến 2017, từ đó đề ra các định hướng giải pháp nâng cao khả năng phát triển của dịch vụ viễn thông tại Việt Nam từ 2018 đến năm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trong nước được đề cập đến trong luận án này là các doanh nghiệp không có 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, có hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nước ngoài được đề cập trong luận án này là các doanh nghiệp có vốn hóa lớn và được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần làm rõ các định nghĩa về dịch vụ viễn thông, kinh doanh dịch vụ viễn thông, các loại hình dịch vụ viễn thông, các phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Luận án làm phong phú thêm lý luận về kinh doanh dịch vụ viễn thông, phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông, tăng cường khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông gắn liền với phát triển kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Áp dụng lý thuyết cạnh tranh 5Ps của Michael Porter để phân tích, đánh giá về khả năng phát triển của công ty.
Áp dụng mô hình SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh và hạn chế của kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội nói riêng.
Sử dụng các mô hình phân tích khả năng phát triển để đánh giá thực trạng phát triển, hoạt động và khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông; các lý thuyết về chiến lược phát triển kinh doanh làm cơ sở cho việc ứng dụng vào thực tế hoạt động phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam.
Tổng quan, đánh giá quá trình hội nhập kinh tế và tác động của hội nhập kinh tế đối với phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông, vai trò của dịch vụ viễn thông đối với quá trình phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu và những nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
Luận án cung cấp các kinh nghiệm và bài học từ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nước ngoại để tăng cường hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội nói riêng.
Luận án phân tích và chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Điều này rất quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược và đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Luận án đã đề xuất được các các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Góp phần nâng cao khả năng phát triển của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp vào quá trình phát triển của viễn thông Thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án đã sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu ngành viễn thông, số liệu của Công ty để đánh giá khả năng phát triển của công ty. Nhằm đánh giá rõ hơn về hiệu quả phát triển, khả năng cạnh tranh, các cơ hội, tiềm năng cho phát triển cũng như các định hướng phát triển dịch vụ viễn thông thì luận án cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu tính huống thực tế phát triển của ngành Viễn thông tại Việt Nam. Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều nhà phát triển viễn thông trong đó phải kể đến những tập đoàn truyền
thống như Mobiphone, Vinaphone, EVN, Công ty cổ phần Viến thông Sài Gòn, Viettle, Công ty Viễn thông Toàn cầu Gtel Mobile. Luận án đã nghiên cứu, phân tích tình hình chung, các định hướng đem lại thành công của các công ty để đề xuất cho viễn thông Việt Nam nói chung.
6.1. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập từ các nguồn tin cậy như: Tổng cục thống kê, các số liệu công bố của ngành Bưu chính, viễn thông, báo cáo, số liệu của Bộ Thông tin và truyền thông, các báo cáo hàng năm, báo cáo quý của các cơ quan tổ chức hữu quan đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu Luận án.
6.2. Nghiên cứu tổng quan
– Luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, những điểm quan trọng được rút ra làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của luận án, những quan điểm liên quan đến khả năng phát triển của ngành viễn thông thông qua sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
– Luận án đã kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có, tổng kết đúc rút những quan điểm khoa học quan trọng làm cơ sở khoa học cho nghiên cứu các nội dung của luận án và cũng căn cứ vào đó xác định rõ khoảng trống và các nội dung cần nghiên cứu của luận án.
6.3. Xây dựng cơ sở lý luận về khả năng phát triển đối với phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông
6.3.1. Tổng quan về cơ sở lý thuyết cạnh tranh, khả năng phát triển kinh doanh và khả năng phát triển kinh doanh đối với ngành viễn thông Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung cần thiết về cạnh tranh trong quá trình phát triển dịch vụ viễn thông: khái niệm, nội hàm về khả năng phát triển kinh doanh, các loại hình khả năng phát triển kinh doanh, đối với phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông thì khả năng phát triển kinh doanh có các đặc điểm gì. Để thực nghiên cứu các nội dung trên, các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh được sử dụng đối với nội dung này để rút ra những quan điểm khoa học của các học giả, các quan điểm này trực tiếp liên quan đến xây dựng các nội dung và kết quả của luận án.
Kết quả đạt được: Luận án đã làm rõ hơn những quan niệm, khái niệm về khả năng phát triển kinh doanh nói chung và khả năng phát triển trong phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng.
6.3.2. Xác định các tiêu chí đánh giá khả năng phát triển kinh doanh của công ty
Để đánh giá hiệu quả và đề ra các định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông cho công ty trong tương lai thì việc đánh giá hiệu quả hoạt động trong thời gian qua thông qua một bộ tiêu chí đánh giá là rất cần thiết.
Trong luận án này các tiêu chí đánh giá khả năng phát triển kinh doanh dựa trên lý thuyết cạnh tranh của Michel Porter được sử dụng để phân tích, đánh giá về khả năng phát triển kinh doanh của công ty.
Bên cạnh đó luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích SWOT để làm cơ sở cho việc đề xuất các định hướng, giải pháp cho hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
6.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh doanh trong phát triển dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và khả năng phát triển kinh doanh của công ty viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
6.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông và khả năng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
Đối với phần này luận án tập trung vào các nội dung cơ bản sau: 6.4.1. Phân tích bối cảnh, hiện trạng về phát triển kinh doanh viễn thông và khả năng phát triển kinh doanh của ngành viễn thông nói chung và tại Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội nói riêng
– Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn thông Hà nội từ năm 2010 đến nay (thông qua mô hình phân tích của Michel Porter)
– Luận án đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, dữ liệu liên quan đến phát triển dịch vụ Viễn thông trên nền tảng lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp của Michael Porter để làm rõ hiện trạng, hiệu quả phát triển và khả năng phát triển dịch vụ viễn thông của công ty.
6.4.2.Phân tích các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh doanh của Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án sử dụng mô hình kim cương của Michel Porter để làm rõ những yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng (bên trong, bên ngoài) đến hoạt động sản xuất phát triển kinh doanh tại Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
Kết quả: Phân tích rõ được các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân của chúng đối với hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông. Từ đó tạo cơ sở khoa học cho việc đề xuất các định hướng, chiến lược phát triển và giải pháp kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.
6.5. Nghiên cứu các định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả và nâng cao khả năng phát triển kinh doanh của các công ty viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Luận án đã xây dựng các định hướng, giải pháp và kiến nghị trên cơ sở các nguồn căn cứ quan trọng sau:
– Trên cơ sở những căn cứ khoa học, quan điểm khoa học về khả năng phát triển kinh doanh, hiệu quả kinh tế của phát triển dịch vụ viễn thông – Kết quả nghiên cứu tình hình và các xu hướng hội nhập quốc tế tác động đến phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông
– Kết quả phân tích thực trạng hoạt động, khả năng phát triển kinh doanh – Kết quả phân tích các yếu tố tác động, thành công và hạn chế, nguyên nhân của chúng
7. Đóng góp mới của luận án
∙ Tổng quan và làm rõ hơn các vấn đề lý luận, lý thuyết về dịch vụ kinh doanh nói chung và chất lượng kinh doanh dịch vụ Viễn thông nói riêng, hiệu quả phát triển và khả năng phát triển của kinh doanh dịch vụ viễn thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
∙ Xây dựng hiệu quả phát triển và khả năng phát triển của kinh doanh dịch vụ viễn thông trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Bố cục của Luận án:
Nội dung chính của luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Một số vấn đề lý luận về kinh doanh dịch vụ viễn thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chương 3: Thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông Việt Nam thời gian qua – nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội)
Chương 4: Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
TỔNG QUAN
Thu thập, tham khảo,
-Phân tích
– So sánh
-Tổng hợp
– Phân tích
– So sánh
– Tổng hợp
– Mô hình Kim cương của
Michel Porter – Phân tích
SWOT
NGHIÊN CỨU VỀ
KINH DOANH VÀ
NLCT TRONG KINH
DOANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG
Lý luận về kinh doanh và
NLCT trong kinh doanh
dịch vụ viễn thông
Các tiêu chí đánh giá hiệu
quả kinh doanh và NLCT
trong kinh doanh dịch vụ
viễn thông
Phân tích các yếu tố tác
động đến hiệu quả kinh
doanh, và NLCT dịch vụ
viễn thông
Đánh giá hiệu quả kinh doanh và NLCT trong
kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Công ty Cổ
phần Viễn thông Hà Nội
Phương hướng, giải pháp và các kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh và NLCT trong kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
kế thừa các kết quả NC
trong và ngoài nước
Kết quả về hiệu quả
kinh doanh, NLCT
Tổng kết về tiêu chí
đánh giá hiệu quả
và NLCT
Làm rõ các yếu tố
tác động bên trong
và bên ngoài
Kết quả đánh giá
hiệu quả, NLCT dịch
vụ Viễn thông
Các yếu tố tác động
(trong/ngoài ), phân
tích bối cảnh, tác
động HNKTQT
Thành công, hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, đóng vai trò vừa là dịch vụ liên lạc, vừa là một phương tiện, nền tảng để chuyển tải nhiều loại hình dịch vụ khác về thông tin truyền thông. Đây là một ngành đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, có liên quan đến tất cả các ngành trong quá trình sản xuất, thương mại và đầu tư…, cũng như liên quan đến đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu lĩnh vực viễn thông trong và ngoài nước Dịch vụ viễn thông là một ngành nghề mới mẻ, tuy nhiên nó mang lại lợi nhuận cao, do đó nhiều công ty, tổ chức rất quan tâm nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh doanh sản phẩm viễn thông di động. Cho đến nay việc nghiên cứu chiến lược phát triển xoay quanh mảng đề tài viễn thông di động đã được rất nhiều luận án, giáo trình, công trình khoa học nghiên cứu, cụ thể:
1.1.1. Ngoài nước
Các vấn đề về lý thuyết cạnh tranh, định hướng phát triển, định hướng tiếp thị, quản lý chiến lược của Porters, đánh giá khả năng phát triển dựa vào nguồn lực cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã được nghiên cứu trong luận án tiến sỹ của Kamiru (2015). Nội dung của luận án là ảnh hưởng của các chiến lược marketing trong việc tạo lợi thế cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ di động tại Kenya. Nội dung của luận án phù hợp với nghiên cứu ở Việt Nam. Các nội dung lý thuyết trong luận án này đã được hệ thống rất tốt. Bài viết tập trung vào ba câu hỏi. (1) Khái niệm phân chia kỹ thuật số được áp dụng đối với loại bất bình đẳng nào? (2) Có gì mới về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng ICTs so với các tài nguyên khan hiếm và các nguồn tài nguyên phi vật chất khác? (3) Có những loại bất bình đẳng mới tồn tại hay gia tăng trong xã hội thông tin không? Kết quả nghiên cứu phân chia kỹ thuật số được phân loại dưới bốn dạng tiếp cận tiếp theo: động lực, thể chất, kỹ năng và cách sử dụng. Quan sát thấy có sự chuyển đổi sự chú ý từ việc tiếp cận vật lý đến các kỹ năng và cách sử dụng. Về khía cạnh tiếp cận
thể chất, sự phân chia dường như đang tập trung ở các nước phát triển nhất; liên quan đến kỹ năng kỹ thuật số và việc sử dụng các ứng dụng phân chia kéo dài hoặc mở rộng.Trong số những thiếu sót của nghiên cứu phân chia kỹ thuật số là thiếu lý thuyết, khái niệm, cách tiếp cận liên ngành, nghiên cứu định tính và nghiên cứu theo chiều dọc. Vì thế, bài luận án này sẽ phân tích thêm để bổ sung cho những thiếu sót mà những nghiên cứu trước để lại.
Avila (2017) đã nghiên cứu về sự khuếch tán và mối quan hệ cạnh tranh của dịch vụ điện thoại di động ở Guatemala. Bài phân tích thực nghiệm của Avila được đăng trên Tạp chí danh tiếng Chính sách Viễn thông. Bài phân tích tập trung vào các yếu tố bên ngoài, các yếu tố liên quan đến nền kinh tế như GDP bình quân đầu người, dân số, nhân khẩu học, v.v.; thị trường như đầu tư, số lượng nhà khai thác, thuế quan, các quy định trong phát triển dịch vụ viễn thông, v.v.; và công nghệ như giới thiệu công nghệ số, số lượng các đường dây, v.v. Bài báo bao gồm các vấn đề chính của viễn thông nội bộ trong một tổ chức. Nó làm nổi bật những lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông cho một công ty. Bài báo xác định mục tiêu và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ viễn thông được lựa chọn nghiên cứu. Trong bài viết, bạn cũng có thể tìm ra các hướng dẫn để thực hiện nghiên cứu trong bối cảnh phát triển chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông. Một số lĩnh vực nghiên cứu đã được lựa chọn trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các giả định chiến lược đã được Avila trình bày trong bài báo. Các yếu tố hạn chế việc thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông đã được thảo luận. Bài báo sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu tình hình kinh doanh dịch vụ viễn thông trong luận án này.
Bài đánh giá về sự cạnh tranh của phân phối HAP trong dịch vụ di động tại các nước đang phát triển do Viện Nghiên cứu của hãng Orange – hãng lớn viễn thông của Pháp công bố được đồng nghiên cứu bởi Reynaud và Gourhant (2011). Theo đó, tại nông thôn và các nước đang phát triển, HAP được nghiên cứu như là một công nghệ thay thế hoặc bổ sung nhanh để cung cấp các dịch vụ viễn thông ở các vùng nông thôn tại các nước đang phát triển. Trong các khu vực rộng lớn này,
với mật độ sử dụng thấp, việc thu hút dịch vụ viễn thông có thể sẽ bị chậm lại bởi lợi nhuận dịch vụ, do đó lần lượt giới hạn bởi doanh thu trung bình tương đối thấp của mỗi người dùng. Các nhà khai thác viễn thông đang đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong kỷ nguyên số. Các công cụ truyền thông dựa trên Internet như Weixin, Weibo và Twitter đã làm giảm đáng kể lợi nhuận truyền thống của các nhà khai thác viễn thông đối với các cuộc gọi thoại và tin nhắn thoại, và họ đang cố gắng để tránh trở thành các kênh dữ liệu đơn giản trong kỷ nguyên số. Bài đánh giá này sẽ góp phần giúp luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm hữu ích khi nghiên cứu tình hình kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Một nghiên cứu điển hình khác tại Hàn Quốc trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Kang và các cộng sự (2017) nói về dịch vụ di động, chính sách của chính phủ và thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ di động tại Hàn Quốc. Theo đó, các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng các dịch vụ do các nhà cung cấp công nghệ truyền thông và sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Bài viết cung cấp các số liệu về tỷ lệ chi phí truyền thông đối với thu nhập dùng một lần ở các nước thành viên OECD (4 nước đứng đầu và 4 nước đứng cuối), tỷ lệ chi tiêu cho ICT của hộ gia đình và tỷ lệ sử dụng 3G, chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình về viễn thông, các công ty viễn thông chính của một số nước OECD, sự chênh lệch giá của điện thoại thông minh giữa các nước OECD. Tuy Hàn Quốc và Việt Nam có mức sống chênh lệch, nhưng hướng nghiên cứu trong bài viết của Kang và các công sự cũng có thể được học tập để nghiên cứu tình hình kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, chẳng hạn như tỷ lệ sử dụng 3G, chi phí các gói cước viễn thông áp dụng cho các nhà mạng lớn tại Việt Nam, v.v…
Về sự hợp tác và các chiến lược vi mô trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, nền tảng viễn thông, hệ sinh thái viễn thông, chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông, Karhu và các cộng sự (2014) đã có bài phân tích sự khác biệt về cạnh tranh và hợp tác giữa các hệ sinh thái viễn thông sử dụng mạng lưới chiến lược. Theo đó, việc Apple ra mắt hệ điều hành iOS và thị trường App Store tương biến thị trường di động cạnh tranh thành hiện thực, và Apple trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh
vực phát triển. Sự phát triển này đã khiến các nhà cung cấp dịch vụ di động như Nokia phải đổi mới phát triển và thu hút các nhà phát triển mới như Google và Microsoft tham gia thị trường với giới thiệu nền tảng di động của riêng họ.
Liên quan đến dịch vụ ứng dụng, khai thác mạng viễn thông, các cửa hàng ứng dụng và ngành công nghiệp viễn thông, tác giả Wang và Chang (2016) đã trình bày mô hình và phân tích cho các dịch vụ ứng dụng viễn thông, quan điểm của các nhà khai thác mạng viễn thông. Sự thành công của App Store của Apple đã thúc đẩy nhiều nhà khai thác mạng viễn thông nắm lấy cơ hội phát triển các cửa hàng ứng dụng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một chiến lược thành công mang lại sự khác biệt có ý nghĩa trong một thị trường ứng dụng viễn thông ngày càng cạnh tranh là một thách thức lớn đối với các tập đoàn đa quốc gia, hiểu được hành vi khuếch tán của các dịch vụ ứng dụng viễn thông. Các nội dung có liên quan bao gồm: Hệ sinh thái ứng dụng trên thiết bị di động, viễn cảnh các tập đoàn đa quốc gia, góc nhìn của người dùng cuối, viễn cảnh của nhà phát triển, đánh giá tài liệu về dịch vụ ứng dụng trên thiết bị di động. Bài viết phân tích thực trạng thị trường ứng dụng trên điện thoại di động tại Đài Loan và phân tích chính sách bao gồm hai chiến lược bao gồm địa phương hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các tập đoàn đa quốc gia.
Xem xét các mối quan hệ cạnh tranh tồn tại trong thị trường viễn thông bằng cách sử dụng lý thuyết thích hợp về sự hài lòng cá nhân và các khía cạnh hệ thống hài lòng là các vấn đề được đề cập trong công trình nghiên cứu của Lee, Y. C. (2011). Các dịch vụ viễn thông mới (3G và VoIP) một phần thay thế các dịch vụ viễn thông cũ (điện thoại bàn gia đình và 2G) trong việc cung cấp sự hài lòng cao hơn trong giải trí. Các kết quả cũng chứng minh rằng VoIP không áp đặt hiệu quả chuyển dịch cạnh tranh trên các dịch vụ cố định tại nhà bao gồm 2G, và 3G. Nghiên cứu này được áp dụng để phân tích sự phát triển của dịch vụ viễn thông của Việt Nam từ năm 2010 đến nay. Qua đó cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ viễn thông, đặc biệt là sự phát triển của 3G đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trong nước. Sức ép cạnh tranh đã buộc
các nhà mạng trong nước phải không ngừng sáng tạo và phát triển để có thể giữ vững được thị phần trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự xâm nhập của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nước ngoài vào Việt Nam.
Một ví dụ về thực trạng tổng quan về điện thoại di động ở Ấn Độ được trình bày bởi Gupta và Jain (2016). Nội dung bài viết bao gồm công nghệ di động mới, cạnh tranh GSM – CDMA, quy trình phổ biến dịch vụ viễn thông tại các quốc gia có nhiều tiêu chuẩn công nghệ, so sánh các thế hệ công nghệ di động. Bài viết của Lin và Bautista (2016) nghiên cứu, điều tra sự phát triển của quảng cáo di động tại Singapore bằng cách xem xét quan điểm của các bên liên quan và tạo ra các nguồn lực trong các hệ thống công nghệ xã hội như chuỗi giá trị, các quy định của chính phủ, v.v. Bài viết phỏng vấn các nhà sản xuất chính trong chuỗi giá trị LBA, các nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng điện thoại thông minh để xác định trình điều khiển và thách thức trong ngành phát triển điện thoại di động mới ra đời này, đồng thời phân tích một vài ứng dụng LBAs tại Singapore. Nội dung của bài viết về sự cạnh tranh và hậu quả phân phối của điện thoại di động tại Canada (Thakur, 2012) nói về thực trạng thuê bao các nước OECD, tỷ lệ số người sử dụng thuê bao di động trên 100 dân, lịch sử phát triển và phổ biến của điện thoại di động tại Canada. Ngoài ra, lĩnh vực giao diện di động, ứng dụng di động cho iOS và Android, sự thuận tiện của người dung có nghiên cứu của Nourry, O. (2016). Lợi thế quan trọng nhất của việc sử dụng một nghiên cứu trường hợp là nó đơn giản hóa các khái niệm phức tạp. Các nghiên cứu tình huống cho thấy những người tham gia vào các tình huống thực tế khá khó khăn. Các bài nghiên cứu dịch vụ viễn thông ở trên thực sự giúp tăng thêm giá trị cho người tham gia thông qua các chủ đề thảo luận cụ thể. Nó cải thiện tư duy phân tích, giao tiếp, phát triển các quan điểm khác nhau về cùng một chủ đề, khả năng bảo vệ quan điểm của chính mình với logic và tăng cường công tác nhóm của những người tham gia làm cho bài viết hiệu quả theo thời gian. Nhiều giải pháp xuất hiện trong trường hợp này là tài liệu tham khảo khi người tham gia gặp phải những vấn đề tương tự trong những nghiên cứu sau.Tuy nhiên, rất khó có thể tìm được một nghiên cứu điển hình phù hợp với tất cả các đối
tượng. Các nghiên cứu trên có nghiên cứu về quan sát và nhận thức của một người. Có nhiều cơ hội mà người trình bày nghiên cứu tình huống hoàn toàn có thể trình bày nó một cách khác theo các khía cạnh khác hoàn toàn. Quản lý thời gian là một tiêu chí trong các nghiên cứu, đặc biệt là về viễn thông do khía cạnh này đang thay đổi từng ngày. Hơn nữa, không có một câu trả lời đúng cho chiến lược phát triển viễn thông tốt nhất, vấn đề phát sinh trong việc xác nhận tính hợp lý của giải pháp vì có nhiều cách để xem xét mọi thứ. Chính vì vậy, bài luận án sẽ trình bày khía cạnh phát triển dịch vụ viễn thông dưới một góc cạnh mới, bổ sung cho những hạn chế hay làm rõ những vấn đề mà những nghiên cứu trước chưa đề cập đến.
1.1.2 .Trong nước
Luận án tiến sỹ của Nghiên cứu sinh Phạm Thị Thúy Vân năm 2019 đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ internet của người tiêu dùng – Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội. Luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ internet người tiêu dùng Việt Nam, với 9 nhân tố, được chia thành 3 nhóm: (1) Nhóm nhân tố đẩy bao gồm: Sự hài lòng, niềm tin, nhận thức về giá dịch vụ, nhận thức về sự thay đổi công nghệ; (2) Nhóm nhân tố giữ bao gồm: Chuẩn mực chủ quan, nhận thức về chi phí rủi ro, nhận thức về chi phí di chuyển, nhận thức về chi phí tài chính; (3) Nhóm nhân tố kéo với nhân tố nhận thức về sự hấp dẫn thay thế. Trong đó, nhân tố nhận thức về sự thay đổi công nghệ là nhân tố chưa được chú ý đến trong những nghiên cứu về ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam và trên thế giới. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội, luận án đã kiểm định đồng thời được các giả thuyết trong bối cảnh nghiên cứu mới. Luận án mở rộng mô hình lý thuyết PPM của Bansal, H.S và cộng sự (2005) bằng việc bổ sung thêm biến nhận thức về sự thay đổi công nghệ. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh nhận thức về sự thay đổi công nghệ có tác động ngược chiều với ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ internet của người tiêu dùng. Nghiên cứu đã hoàn thiện các thang đo nhận thức về chi phí rủi ro, thang đo nhận thức về chi phí di chuyển, thang đo nhận thức về chi phí tài chính cho phù hợp với điều kiện nghiên
cứu tại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu thực trạng cảm nhận của người tiêu dùng về ý định chuyển đổi, nghiên cứu đã gợi ý cho các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông một số nội dung để ngăn cản ý định chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ internet của người tiêu dùng. Các biện pháp để tạo dựng và củng cố niềm tin của khách hàng là những biện pháp quan trọng nhất để ngăn cản ý định chuyển đổi. Nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị vĩ mô trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ internet tại Việt Nam.
Sách “Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin”, TS Lê Minh Toàn, NXB Chính trị quốc gia, năm 2012 đề cập đến các nội dung cơ bản liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản lý, quản lý nhà nƣớc về bƣu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử lý vi phạm về thông tin và truyền thông. Cuốn sách này cũng đã hệ thống hóa lịch sử ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam từ năm 1945 đến nay, nêu bật những chính sách của nhà nƣớc đối với ngành Bưu chính Viễn thông theo từng giai đoạn: từ năm 1945 đến 1995 ngành Bƣu điện vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc vừa thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông cho Nhà nước, doanh nghiệp, người dân; đến sau năm 1995, Nhà nƣớc chủ trương cho phép cạnh tranh trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, vì thế cần phải tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc ra khỏi ngành Bưu điện; đến năm 1996 Nhà nước chủ trương thành lập Tổng cục Bưu điện nhằm thống nhất công tác quản lý lĩnh vực bưu chính viễn thông, là cơ sở để sau này thành lập Bộ Thông tin truyền thông.
Giáo trình “Quản lý nhà nước về Bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin”, Ths Dương Hải Hà, Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội, năm 2007 cung cấp nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế, tập trung vào từng lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin, cơ sở lý luận chủ yếu dựa vào Pháp lệnh Bưu chính viễn thông năm 2002. Lịch sử Bưu điện Việt Nam, TS Mai Liêm Trực; GS, TS Đỗ Trung Tá,
NXB Bưu điện, năm 2002. Các tác giả đã tập trung làm rõ quá trình phát triển của Bưu điện Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000, trong đó nêu rõ đặc điểm của ngành Bưu điện qua thời kỳ độc quyền nhà nƣớc đến thời kỳ cạnh tranh, vừa mang tính chất phục vụ Nhà nước và xã hội, vừa mang tính chất quản lý nhà nước. Đặc biệt, cuốn sách này cung cấp cho người đọc những văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với ngành bƣu chính, viễn thông qua các thời kỳ.
Luận án Tiến sỹ “Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020” Trần Đăng Khoa, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh năm 2007. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng của ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, dự báo tính toán về số lƣợng thuê bao tăng trƣởng, kết hợp với xu hƣớng công nghệ thế giới, từ đó đƣa ra các khuyến nghị về mục tiêu tăng trưởng của ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020 cũng đề xuất các chính sách liên quan đến công tác quản lý, hoạch định chính sách, thu hút vốn, nguồn lực cho việc phát triển ngành viễn thông Việt Nam.
Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức cơ quan quản lý viễn thông Việt Nam” do Nguyễn Tiến Sơn – Cục Viễn thông – Bộ Thông tin truyền thông chủ trì nghiên cứu, đề xuất năm 2011. Tác giả nghiên cứu hiện trạng cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam, mô hình của một số nƣớc nhƣ Anh, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, khuyến nghị của ITU, từ đó đưa ra đề xuất thành lập cơ quan quản lý viễn thông tại Việt Nam. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu xu hướng phát triển mạng xã hội và đề xuất chính sách định hướng phát triển mạng xã hội tại Việt Nam” do Đỗ Công Anh – Viện chiến lƣợc thông tin và truyền thông – Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu, đề xuất năm 2011. Tác giả đã phân tích xu hƣớng sử dụng mạng xã hội sẽ đƣợc phổ biến rộng rãi, những tác động của mạng xã hội đến người dùng, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, so sánh với công tác quản lý mạng xã hội ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, EU .v.v từ đó tác giả đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý đối với mạng xã hội như bổ sung thêm các thông tư nghị định về
quản lý nội dung trên mạng xã hội, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế tác động xấu của mạng xã hội đối với tình hình an ninh chính trị tại Việt Nam. Báo cáo đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu đề xuất chính sách quản lý Internet phù hợp với quy định mới của pháp luật về viễn thông” do Nguyễn Thành Chung – Cục Viễn thông chủ trì nghiên cứu năm 2011. Tác giả đã đưa ra các số liệu thống kê, đánh giá về tình hình thị trƣờng viễn thông tại Việt Nam từ năm 2006 đến 2010, trong đó tập trung vào dịch vụ Internet và các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nêu lên những quy định mới của Nhà nước về công tác quản lý dịch vụ Internet, đặc biệt là trò chơi trực tuyến, các đại lý Internet. Tác giả cũng đã so sánh công tác quản lý tại một số nước có dịch vụ Internet phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, từ đó đƣa ra khuyến nghị nên bổ sung nghị định hƣớng dẫn chi tiết thi hành việc quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên nền Internet như game online; nhắn tin, quảng cáo .v.v
Các công trình trên đều có nội dung rất rộng, liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin ở các nƣớc phát triển cũng như tại Việt Nam. Mặt khác, do viễn thông là ngành có công nghệ thay đổi nhanh chóng, liên tục, nên một số khuyến nghị về chính sách quản lý nhà nước trong các sách hoặc đề tài nêu trên sẽ không phù hợp với điều kiện hiện tại ở nước ta.
Với những công trình nghiên cứu nói trên các câu hỏi mà đề tài đặt ra vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là những đánh giá tổng hợp và toàn diện sau một số năm thực hiện chính sách phát triển dịch vụ viễn thông trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Nhận thấy tầm quan trọng của dịch vụ viễn thông và kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, chuyên đề luận án này nghiên cứu chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông di động tại một doanh nghiệp cụ thể là Công ty CP viễn thông Hà Nội (Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội) trong việc cung ứng, cạnh tranh và phát triển dịch vụ viễn thông và đề tài này không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước đây.
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu về việc kinh doanh dịch vụ viễn thông Các công trình nghiên cứu kể trên mới chỉ tiếp cận đến chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông từ giác độ lý luận nhiều hơn mà chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông tại một đơn vị cụ thể. Do vậy, có thể nói đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Nghiên cứu trường hợp Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội” là đề tài đầu tiên nghiên cứu sâu về chiến lược phát triển kinh doanh các sản phẩm dịch vụ viễn thông tại Việt Nam và đề tài này không trùng lặp với những công trình đã được nghiên cứu trước đây. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp nói chung chứ chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu nước ngoài chỉ chọn ra một vài loại hình dịch vụ viễn thông cụ thể như công nghệ di động mới, cạnh tranh GSM – CDMA, sự cạnh tranh của phân phối HAP trong dịch vụ di động tại các nước đang phát triển, các ứng dụng trong dịch vụ viễn thông di động, v.v. để phân tích. Nhận thấy khoảng trống cần nghiên cứu này, luận án sẽ tập trung vào một công ty cụ thể là Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội và hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông trên tất cả mọi phương diện của một doanh nghiệp. Qua đó, luận án cũng sẽ đưa ra những giải pháp dựa trên tình hình phát triển kinh doanh thực tế của doanh nghiệp viễn thông Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội.
Nhận thấy tầm quan trọng của dịch vụ viễn thông và phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, chuyên đề luận án này nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh sản phẩm dịch vụ viễn thông tại một doanh nghiệp cụ thể là Công ty CP viễn thông Hà Nội (Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội) trong việc cung ứng, cạnh tranh và phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông và đề tài này không trùng lặp với những công trình nghiên cứu trước đây.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã đề cập đến một số nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ viễn thông như một chủ trương và thường được gắn với đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Những nghiên cứu trên chủ yếu tiếp cận theo hướng lý luận và thực tiễn các vấn đề chung về dịch vụ viễn thông, dịch vụ công ích, xã hội hóa dịch vụ viễn thông như một đối tượng của chính sách viễn thông. Tuy chưa tiếp cận vào lĩnh vực kinh doanh DVVT nhưng những nghiên cứu trên góp phần vào việc tạo tiền đề lý giải cho những nghiên cứu tiếp theo. Tiếp cận lĩnh vực viễn thông công ích và kinh doanh DVVT, các công trình nói trên đề cập những vấn đề liên quan đến nguồn tài trợ, quản trị tài chính của cơ quan quản lý và các nội dung tài chính của các dự án phổ cập DVVT ở giai đoạn trước khi hình thành/hoặc mới bước đầu hoạt động của Quỹ DVVT Việt Nam. Các tác giả xây dựng và liên kết các mô hình dự báo, mô hình tài chính trong một chuỗi các công việc liên hoàn để định lượng lợi ích và sự thay đổi lợi ích các bên trong mối quan hệ động và linh hoạt để tạo lập các cơ sở cứ quan trọng xây dựng chính sách thực hiện xã hội hóa DVVT bền vững. Với những công trình nghiên cứu nói trên các câu hỏi mà đề tài đặt ra vẫn chưa được giải quyết, đặc biệt là những đánh giá tổng hợp và toàn diện sau một số năm thực hiện chính sách phát triển kinh doanh DVVT trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Hiện nay trên phạm vi toàn cầu, ngành viễn thông đang phát triển mạnh mẽ, có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng và mức tăng trưởng cao hàng đầu trong nền kinh tế thế giới, trở thành một trong những hạ tầng quan trọng nhất đối với các hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Viễn thông đang từng ngày tạo nên một thế giới gần hơn cho tất cả mọi người, xoá đi trở ngại về khoảng cách địa lý, tạo ra nhiều cơ hội giao lưu. Vậy dịch vụ viễn thông là gì, nguyên nhân sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ viễn thông trong thời gian gần đây, những tác động nào làm cho dịch vụ viễn thông phát triển? Đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó, chương 2 sẽ trình bày tổng quan về dịch vụ viễn thông, các phương thức cung cấp dịch vụ, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ viễn thông tại một số nước trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu của chương này sẽ là dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời chương này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về dịch vụ viễn thông, qua đó, các doanh nghiệp có thể nắm được một số vấn đề chung về doanh nghiệp viễn thông, phát triển kinh doanh viễn thông và quản trị kinh doanh viễn thông, trên cơ sở làm nền tảng cho việc tiếp cận các lĩnh vực phát triển kinh doanh viễn thông. Chương này cũng đề cập đến những tác động đến việc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của họ để có những chiến lược kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời có thể áp dụng những thành công của một số nước trong việc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông hay khắc phục những hạn chế mà các nước khác đã gặp phải.
2.1. Khái niệm
2.1.1. Dịch vụ viễn thông
Tại điều 3 chương I Luật Viễn thông, dịch vụ Viễn thông được định nghĩa là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ Viễn thông, bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
“Dịch vụ Viễn thông” là dịch vụ truyền kí hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng Viễn thông.
Dịch vụ viễn thông mang đầy đủ tính chất của một loại hình dịch vụ và nó còn có những đặc điểm riêng của ngành viễn thông:
Thứ nhất: không phải dạng hàng hóa cụ thể
Dịch vụ viễn thông rất khác với các sản phẩm của ngành sản phẩm công nghiệp, nó không phải là một sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể, mà là kết quả có ích cuối cùng của quá trình truyền đưa tin tức dưới dạng dịch vụ.
Thứ hai: Sự tách rời của quá trình tiêu dùng và sản xuất dịch vụ viễn thông. Đó là sự tách rời của quá trình tiêu dùng và sản xuất dịch vụ viễn thông.Hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất. Ví dụ: trong đàm thoại điện thoại bắt đầu đăng ký đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc. Trong viễn thông, kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất không thể cất giữ được ở trong kho, không dự trữ được, không thể thu hồi sản phẩm cho vào quay vòng, tái sản xuất. Từ đặc điểm này rút ra yêu cầu về chất lượng dịch vụ viễn thông phải cao nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến tiêu dùng. Hơn nữa, để sử dụng dịch vụ viễn thông người sử dụng phải có mặt ở những vị trí, địa điểm xác định của nhà cung cấp dịch vụ hoặc nơi có thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ.
Thứ ba: Xuất hiện không đồng đều về thời gian và không gian
Xuất phát từ truyền đưa tin tức rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Thông thường, nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, vào những giờ ban ngày, giờ làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ hội, lễ tết thì lượng nhu cầu rất lớn. Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều, để thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải dự trữ đáng kể năng lực sản xuất và lực lượng lao động.
Thứ tư: Trong sản xuất viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ không gian
Đó là sự khác biệt so với ngành sản xuất công nghiệp, nơi mà đối tượng chịu sự thay đổi vật chất (về mặt vật lý, hoá học, v.v.), còn trong sản xuất viễn thông, thông tin là đối tượng lao động chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian. Thậm chí, nếu thông tin trong quá trình truyền tải nhờ các thiết bị viễn thông được biến đổi thành các tín hiệu thông tin điện, thì ở các nơi nhận tín hiệu phải được khôi phục trở lại trạng thái ban đầu của nó. Mọi sự thay đổi thông tin, đều có nghĩa là sự méo mó, mất đi giá trị sử dụng và dẫn đến tổn thất lợi ích của khách hàng.
Thứ năm: tính hai chiều của quá trình truyền tin tức
Là quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiều giữa người gửi và người nhận thông tin.Nhu cầu truyền đưa tin tức có thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó đòi hỏi phải hình thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ có độ tin cậy, rộng khắp.
Thứ sáu: yếu tố bất thường và di động trong việc sử dụng dịch vụ viễn thông 2.1.2. Các loại hình dịch vụ viễn thông
Theo quy định của Luật Viễn thông thì dịch vụ Viễn thông được chia thành các nhóm dịch vụ cơ bản sau:
∙ Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ Viễn thông qua mạng Viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình, nội dung tin tức. ∙ Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet. ∙ Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
∙ Dịch vụ truy cập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet
∙ Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
VIỄN THÔNG
Đơn hướng Song hướng
Truyền thanh
Truyền
hình
Truyền
hình vô tuyến
Điện
báo
Truyền hình cáp
Telex
Điện
thoại cố định
Điện
thoại
di động
Truyền dữ liệu
Thư điện tử
Truyền hình
hội
nghị
Hình 2.1: Sơ đồ cung cấp các dịch vụ Viễn thông
Bảng 2.1: Đối chiếu “Dịch vụ phổ cập” và “Phổ cập truy nhập”
Nội dung | Phổ cập truy nhập | Dịch vụ phổ cập |
Mức độ sẵn sàng | Phổ cập theo địa điểm được chọn | Phổ cập toàn bộ |
Truy nhập công cộng (Điện thoại thẻ (xu)/Trung tâm bưu điện) | Dịch vụ cá nhân theo yêu cầu | |
Các cuộc gọi khẩn cấp miễn phí | Gọi khẩn cấp miễn phí | |
Tính khả thi | Phù hợp về thời gian, vị trí và khoảng cách đi bộ | Thuê bao nhanh chóng và đơn giản |
Điểm truy cập thuận cho người dùng (thiết bị đầu cuối/ thiết bị phụ trợ vì lợi ích người dùng (người mù, câm, điếc) | thiết bị đầu cuối và các dịch vụ vì lợi ích người dùng (người mù, câm, điếc) | |
Có nhân viên phục vụ hoặc không có | Hỗ trợ từ tổng đài (tư vấn, giúp đỡ/tìm thông tin qua Web) | |
Chất lượng dịch vụ tốt (Giảm thiểu các cuộc gọi bị rớt) | Chất lượng dịch vụ riêng biệt (cuộc gọi rớt ít) | |
Tính hiện thực | Thanh toán bằng tiền mặt / thẻ từ | Thanh toán tiền mặt/ thẻ từ |
Thanh toán ngay (sau mỗi lần gọi theo số phút truy nhập Internet) | Cước tháng, thuế gộp và cước thuê bao tháng |
Nguồn: “ITU-info Dev ICT Regulatory Instrument-Universal Service” (từ www.ictregulationtoolkit.org).
Mục tiêu của dịch vụ phổ cập là “Dịch vụ điện thoại đến được với từng hộ gia đình” trong khi mục tiêu của phổ cập truy nhập là “Bất cứ cá nhân nào, ở đâu cũng có thể được hưởng dịch vụ điện thoại trong một khoảng cách hợp lý” – đó chính là các biểu hiện đặc trưng về chính sách dịch vụ phổ cập tại các nước đang phát triển. Phổ cập truy nhập viễn thông có thể được triển khai thông qua các hình thức: Điện thoại thẻ, Trung tâm bưu điện, Điểm truy nhập Internet công cộng hay các hình thức tương tự. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông là nhằm mở rộng và duy trì khả năng sẵn có của các dịch vụ viễn thông với giá cước phải chăng cho người dân.
Bảng 2.2: Các khái niệm về phổ cập truy nhập
Tiêu chuẩn | Khái niệm | Ví dụ |
Dân số | 01 điện thoại / X dân | “01 điện thoại trong vùng với trên 500 dân” tại Ghana |
Khoảng cách | 01 Điện thoại trong phạm vi X km | “01 Điện thoại trong vòng 20km” tại Burkina Faso |
Thời gian | 01 Điện thoại trong X phút di chuyển | ” 01 Điện thoại trong vòng 02h đi bộ” tại Nam Phi |
Nguồn: Báo cáo về phát triển viễn thông thế giới 1998, ITU
Các chính sách nhằm cung cấp/ duy trì dịch vụ cho những đối tượng mà bình thường không được phục vụ. Họ là dân cư tại nông thôn, vùng sâu, xa và ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.
2.1.3. Lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến viễn thông Việt Nam
Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.
Sự mở cửa thị trường của Việt Nam đã ở mức cao hơn so với cam kết WTO và đã có nhiều tiêu chuẩn tối thiểu trong quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ này. Trong khi đó, EU lại là đối tác có thế mạnh về các dịch vụ tài chính, viễn thông. Vì vậy, EVFTA được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến tương lai ngành và thị trường tài chính – viễn thông Việt Nam. Còn đối với ngành viễn thông, sẽ không mở thêm lĩnh vực viễn thông nào mới, nhưng về mức cam kết thì 5 năm đầu không có thay đổi gì lớn. Sau 5 năm, mức độ mở cửa sẽ cao hơn cam kết WTO về mức vốn nước
ngoài trong liên doanh và dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng mở cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Tựu trung thì môi trường kinh doanh sẽ ổn định và dễ dự đoán hơn đối với dịch vụ tài chính, nhất là với các cam kết rõ ràng về ngoại lệ thận trọng, các cam kết liên quan tới các dịch vụ tài chính mới và các cam kết về những vấn đề quan trọng trong cung cấp dịch vụ tài chính.
2.2. Phân loại các dịch vụ viễn thông
Theo Thông tư số 05/2012/TT-BTTTT, các dịch vụ viễn thông được phân loại như sau:
Dịch vụ viễn thông cố định
Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất. Theo phạm vi liên lạc, dịch vụ viễn thông cố định mặt đất được phân ra thành dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước, dịch vụ quốc tế.
a) Dịch vụ nội hạt là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở trong cùng phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Dịch vụ đường dài trong nước là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau;
c) Dịch vụ quốc tế là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam đi quốc tế hoặc từ người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nước ngoài tới người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam.
Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh.
Các dịch vụ viễn thông cố định quy định bao gồm các dịch vụ sau: a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối
Internet; dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Dịch vụ viễn thông di động
Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:
a) Dịch vụ thông tin di động mặt đất;
b) Dịch vụ trung kế vô tuyến;
c) Dịch vụ nhắn tin.
Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh.
Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền.
Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên máy bay.
Các dịch vụ viễn thông di động bao gồm các dịch vụ sau:
a) Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử; dịch vụ thư thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch dụ
truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.3. Các giai đoạn phát triển của dịch vụ viễn thông di động
Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể được chia làm bốn giai đoạn gồm: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn phát triển độc quyền, giai đoạn mở cửa tạo cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế. 2.3.1. Giai đoạn phục vụ
Từ trước năm 1987, ngành Bưu điện Việt Nam còn rất nghèo nàn lạc hậu, hoạt động chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ từ năm 1954 đến năm 1975, lĩnh vực thông tin và vô tuyến điện lúc này chủ yếu là để phục vụ cho chiến tranh và cho sự quản lý điều hành của Nhà nước, phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Sau khi đất nước thống nhất, hệ thống tổ chức ngành Bưu điện được chia làm bốn cấp: Tổng cục Bưu điện, Bưu điện tỉnh Thành phố và các đặc khu trực thuộc Trung ương, Bưu điện Huyện và tương đương, Trạm bưu điện xã và tương đương. Từ sau năm 1979, Tổng cục Bưu điện vừa giữ vai trò quản lý Nhà nước vừa tổ chức các hoạt động phát triển bưu chính viễn thông.Đến năm 1990, Tổng cục Bưu điện lại được giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý nhà nước.
Có thể nói, trong giai đoạn này, vai trò của ngành bưu điện chưa được nhìn nhận đầy đủ, ngành bưu điện được xem là một ngành kinh tế kỹ thuật và hoạt động chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước, vai trò phát triển gần như bị che mờ hoàn toàn.
2.3.2. Giai đoạn công ty hóa
Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, nằm trong Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. Đến năm 1992, Chính phủ đã ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu Phát thanh Truyền hình và công nghiệp Bưu điện trong cả nước. Lúc này, hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và hoạt động quản lý công tác khai thác, sản xuất, phát triển dịch vụ viễn thông đã được tách rời nhau. Trong giai đoạn từ 1990 đến 1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị độc quyền phát triển mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. 2.3.3. Giai đoạn mở cửa thị trường tạo cạnh tranh
Năm 1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Cũng trong năm này, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 249/TTg về việc thành lập Tổng công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam trực thuộc Chính phủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu thông, sự nghiệp về Bưu chính – Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện trước đây. Tuy nhiên, đến năm 1996, Tổng cục Bưu điện lại được thành lập để giữ vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực bưu chính viễn thông.Trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2000, mặc dù đã được thành lập nhưng hai công ty viễn thông mới vẫn chưa có những hoạt động nào đáng kể. VNPT vẫn là đơn vị độc quyền hoàn toàn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.
Với định hướng đúng đắn của các nhà quản lý thông qua chiến lược đầu tư vào công nghệ hiện đại, bắt đầu từ giai đoạn này, tốc độ phát triển thuê bao viễn thông Việt Nam tăng rất nhanh, đạt mức bình quân trên 30%/năm. Vào năm 1995, Việt Nam mới chỉ có tổng cộng khoảng 720 ngàn thuê bao thì đến năm 2000, Việt Nam đã đạt trên 2,1 triệu thuê bao. Ngành viễn thông lúc này đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, có mức đóng góp ngân sách hàng đầu Việt Nam.
Trước xu thế hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời để nâng ngành viễn thông lên một tầm cao mới, vào năm 2002, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Bộ Bưu chính viễn thông với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Đến năm 2003, ngành viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội) và Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó, VNPT, Viettel và EVN Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS, GPC, Viettel, SPT và Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội. Thị trường viễn thông bắt đầu sôi động từ giai đoạn này với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp viễn thông mới đối với VNPT.
2.3.4. Giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế
Để chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, thành lập 3 tổng công ty viễn thông vùng và các công ty viễn thông khác thuộc tập đoàn, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành viễn thông Việt Nam. Dịch vụ bưu chính lúc này đã được tách ra khỏi viễn thông.
Như vậy, cùng với quá trình đổi mới mở cửa thị trường của đất nước, ngành viễn thông Việt Nam đã đi từ một ngành chủ yếu đóng vai trò phục vụ (thời kỳ kháng
chiến phục vụ thông tin liên lạc cho chiến trường, thời kỳ trước 1986 phục vụ công tác quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước) sang định hướng thị trường thông qua việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Xa hơn nữa, để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập quốc tế, ngành viễn thông đã dần dần giảm được tình trạng độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tập dượt, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới. Có thể nói, ngành viễn thông Việt Nam luôn luôn đồng hành với quá trình phát triển của đất nước, mọi giai đoạn phát triển của đất nước đều có sự đóng góp không nhỏ của ngành viễn thông Việt Nam.
2.4. Các phương thức cung cấp dịch vụ
Hiện nay, theo quy định của Hiệp định chung về dịch vụ GATS, tồn tại 4 phương thức cung ứng dịch vụ sau đây:
2.4.1. Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới
Cung ứng qua biên giới (Cross-border supply): sự cung cấp dịch vụ từ lãnh thổ của một thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác. Đặc điểm của loại hình cung cấp dịch vụ này là chỉ có bản thân dịch vụ là đi qua biên giới, còn người cung cấp dịch vụ không có mặt tại nước nhận dịch vụ.
Ví dụ: Gọi điện thoại quốc tế, khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sỹ khám ngồi ở hai nước khác nhau, cung cấp dịch vụ Internet qua biên giới… Các doanh nghiệp nước ngoài như WhatsApp, Viber, WeChat,… đang cung cấp dịch vụ thoại và SMS trên hạ tầng băng rộng của Việt Nam, nhưng lại không phải chịu bất cứ ràng buộc về pháp lý, điều này có nghĩa là vấn đề quản lý các dịch vụ viễn thông xuyên biên giới, hay nói cách khác là chủ quyền quốc gia trên Internet, đang bị bỏ ngỏ.
2.4.2. Phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Tiêu dùng ở nước ngoài (Consumtion abroad): sự cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác. Ví dụ: Sửa chữa tàu biển, Lữ hành, Du học, chữa bệnh ở nước ngoài.
2.4.3. Phương thức hiện diện thương mại
Hiện diện thương mại (Commercial presence) là sự cung cấp dịch vụ do một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác.
Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.
2.4.4. Phương thức hiện diện thể nhân
Di chuyển của thể nhân (Movement of natural persons): sự cung cấp dịch vụ do một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác.
Ví dụ: Một giáo sư được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài.
2.5. Lý thuyết cạnh tranh trên nền tảng sự cạnh tranh của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
2.5.1. Lý thuyết về sự cạnh tranh và cạnh tranh ngành
Theo C.Mác “ Cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”, có các quan niệm khác lại cho rằng “ cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các Doanh nghiệp khác ”.
Theo kinh tế chính trị học: “ Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thử nhằm giành giật thị trường khách hàng cho Doanh nghiệp mình”. Để hiểu nhất quán ta có khái niệm sau:
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các Doanh nghiệp trên thị trường nhằm giành giật được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ, về cùng một loại khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận.
2.5.2. Áp dụng nghiên cứu sự cạnh tranh của ngành kinh doanh viễn thông tại Việt Nam
a) Cạnh tranh của ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam:
Là khả năng thay đổi cấu trúc, cơ chế của ngành công nghiệp viễn thông để hình thành và duy trì sự phát triển ổn định của ngành, tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp bởi các doanh nghiệp trong ngành, nhằm thích nghi tốt hơn, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường. Do đó, ngành công nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ có khả năng thu hút được vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ và tận dụng được nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của ngành công nghiệp viễn thông Các nhân tố ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của ngành công nghiệp viễn thông bao gồm: số lượng thực thể tham gia vào ngành công nghiệp, doanh thu, chất lượng của dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các tiêu chí liên quan đến năng suất lao động và các tiêu chí liên quan đến khả năng phát triển của ngành công nghiệp viễn thông (ICT-OI).
2.6. Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tại Việt Nam
2.6.1. Kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số nước trên thế giới a) Kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc China Telecom
China Telecom (CTHK) hiện là nhà khai thác thông tin di động đứng thứ ba thế giới, sau Vodafone Air Touch (Anh) và NTT DoMoCo của Nhật. Tập đoàn cho rằng trong những năm tới đây, ngành viễn thông di động ở Trung Quốc sẽ phát triển rất nhanh và có tiềm năng lớn, do đó mục tiêu của tập đoàn là tận dụng vị thế chi phối của mình ở Quảng Đông và Triết Giang để củng cố lợi thế cạnh tranh, phát triển thuê bao và mức sử dụng của thuê bao, nâng cao lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, tập đoàn đã tập trung vào các biện pháp sau:
Mở rộng dung lượng mạng lưới và quy mô phủ song: dự tính trước mức thuê bao, tập đoàn tiếp tục mở rộng mức độ phủ song và tăng dung lượng mạng, tập trung phát triển nhanh các mạng GSM, tiếp tục hoàn thiện và tối ưu hóa các mạng TACS. Khi mở rộng mạng, tập đoàn có thể phải xây dựng cơ sở hạ tầng truyền dẫn riêng của mình ở một số vùng mà các bưu điện tỉnh chưa lắp đặt các thiết bị truyền dẫn.
Tăng cường chất lượng mạng lưới và các chức năng hoạt động: Để tăng cường hiệu năng tổng thể của mạng, tập đoàn đang phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, bao gồm thư thoại, bản tin ngắn và các khả năng truyền dữ liệu tiên tiến mà tập đoàn cho rằng sẽ tăng mức sử dụng của thuê bao và tạo thêm các nguồn doanh thu mới cho tập đoàn.
Tăng cường tập trung vào thiết bị và phân phối để mở rộng thuê bao: Tập đoàn mở rộng số thuê bao bằng cách phát triển hình ảnh của mình như là một nhà cung cấp dịch vụ có chất lượng thông qua việc xúc tiến các hoạt động quảng cáo mạnh mẽ hơn. Tập đoàn cũng phát triển mạng phân phối rộng rãi đến các cửa hàng bán lẻ viễn thông, các bưu cục và tiếp tục mở rộng các cửa hàng bán lẻ của riêng mình, khai thác các cơ hội để đa dạng hóa các kênh phân phối.
Tiếp tục chú ý đến dịch vụ hậu mãi và củng cố lòng trung thành của khách hàng về công nghệ di động, các đặc tính về mạng cũng như dịch vụ của mình. Tập đoàn cung cấp một loạt các dịch vụ khách hàng từ điểm bán hàng trở đi, bao gồm các đường dây trợ giúp khách hàng, các Trung tâm chăm sóc khách hàng, trợ giúp trực tuyến cho khách hàng các câu hỏi về thanh toán, kỹ thuật và các khía cạnh khác về khai thác và dịch vụ; hoàn thiện các khía cạnh khác của dịch vụ khách hàng, bao gồm độ chính xác của hóa đơn, sự tiện lợi trong thanh toán và tính kịp thời của việc giải quyết các trục trặc về mạng để củng cố lòng trung thành của khách hàng.
Kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả khai thác: Tập đoàn tập trung vào việc kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác thông qua việc triển khai các hệ thống quản lý thông tin tiên tiến và kỹ thuật quản lý quốc tế, đồng thời bằng cách duy trì và thu hút các nhân viên có trình độ cao để tăng cường khả năng sinh lời của mình.
Khai thác các cơ hội đầu tư mang tính chiến lược trong ngành viễn thông ở Trung Quốc: Với mức tăng trưởng nhanh của ngành viễn thông Trung Quốc, tập
đoàn nhận thấy sẽ có những cơ hội hấp dẫn cho đầu tư mang tính chiến lược với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác. Tập đoàn dự định tận dụng vị trí độc tôn của mình để tiếp cận các thị trường vốn quốc tế nhằm khai thác các cơ hội để dành được các hợp đồng về thông tin di động hay viễn thông nói chung ở Trung Quốc.
Việc tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc
Tháng 4 năm 2009, ngành viễn thông Trung quốc đã công bố con số 1 tỷ thuê bao điện thoại trên toàn quốc và trở thành quốc gia có số thuê bao điện thoại nhiều nhất thế giới.
Theo báo cáo nghiên cứu thống kê của Ericsson, đến quý 3 năm 2011, Trung quốc có 900 triệu số điện thoại di động và là nước có số điện thoại di động nhiều nhất thế giới, thứ tự xếp hạng tiếp theo về các quốc gia có nhiều điện thoại di động là Ấn độ rồi đến Hoa kỳ. Khu vực châu Á – Thái bình dương, với sự góp mặt của Trung quốc và Ấn độ, là khu vực có tốc độ phát triển mới điện thoại di động cao nhất thế giới hiện nay.
Với dân số 1,3 tỷ người và hơn một tỷ thuê bao điện thoại, Trung quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, có số thuê bao điện thoại nhiều nhất thế giới, có mạng thông tin di động lớn nhất thế giới…Tuy nhiên, với những cái nhất đó, viễn thông Trung quốc đã có quá trình phát triển phức tạp với nhiều lần tái cấu trúc.
Ở quốc gia đông dân này, độc quyền viễn thông được phá bỏ vào năm 1993. Giai đoạn mở cửa cạnh tranh đã đặt nền tảng quan trọng và tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh chóng của viễn thông Trung quốc ở thị trường nội địa và đặt nền tảng cho những bước tiến sau này của viễn thông Trung quốc ra thị trường thế giới. Ở những giai đoạn tiếp theo, để tạo nên động lực mới cho sự phát triển và phù hợp với xu thế chung của thế giới, Trung quốc cũng không ngừng cải tổ quản lý nhà nước và nhiều lần tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông. Điều đó đã tạo nên sức mạnh mới cho sự phát triển.
3 lần tái cấu trúc các doanh nghiệp viễn thông
Tái cấu trúc lần thứ nhất:
Sau thời kỳ độc quyền kéo dài sự trì trệ, việc mở cửa cạnh tranh vào năm 1993 đã tạo nên diện mạo mới và cùng với mở cửa cạnh tranh chính là sự khởi động
việc tái cấu trúc lần đầu tiên. Thị trường viễn thông Trung quốc giai đoạn mở cửa cạnh tranh từ 1993 đến 1998 đã tạo ra vô số cơ hội đầu tư, phát triển …Các hãng cung cấp thiết bị viễn thông nước ngoài tấp nập tìm đến thị trường Trung quốc trong thời kỳ này. Nhiều hợp đồng lớn nhỏ đã được ký kết và triển khai tạo nên diễn mạo mới cho ngành viễn thông Trung quốc.Các doanh nghiệp nội địa Trung quốc đã có những thay đổi đáng kể và tích lũy được nhiều kinh nghiệm học hỏi từ các doanh nghiệp nước ngoài.Giai đoạn mở cửa cạnh tranh này đã tạo nên những đột phá với sự ra đời của các nhà khai thác viễn thông mới tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới, dịch vụ và số lượng thuê bao.
Năm 1994 được đánh dấu là một năm quan trọng trong lần tái cấu trúc thứ nhất với việc hai công ty China Unicom và China Jitong Telecom cùng được thành lập vào năm 1994.
Việc chia tách các dịch vụ bưu chính và các dịch vụ viễn thông được tiến hành vào năm 1997.
Giai đoạn này, từ 1993 đến 1998, Trung quốc có tới 7 nhà khai thác mạng viễn thông lớn là: China Unicom, China Telecom, China Netcom, China Mobile, China Satellite, China Tietong và China Jitong.
Tái cấu trúc lần thứ hai:
Tiếp theo sự ra đời của Bộ công nghiệp thông tin trên cơ sở hợp nhất Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công nghiệp điện tử, năm 1998, các doanh nghiệp viễn thông cũng được tổ chức lại theo nhiệm vụ mới.
Hai nhà khai thác China Telecom và China Mobile được thiết lập lại cấu trúc vào năm 2000. Cùng năm đó, China Unicom mở rộng phát triển ra thị trường nước ngoài. Năm 2001, công ty Tiettong cũng được tổ chức lại. Đầu năm 2002, China Telecom thiết lập cấu trúc theo mô hình quản lý vùng “5+1” đối với thị trường nội địa và cũng vươn ra thị trường nước ngoài từ giữa năm đó.
Thời kỳ này Trung quốc cũng vẫn có 7 nhà khai thác mạng viễn thông lớn là: China Unicom, China Telecom, ChinaNetCom (CNC), China Mobile, China Satcom, China Tietong và China Jitong. Tuy nhiên đã có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng hoạt động của các công ty này so với trước đây.
Trung quốc với số dân đông nhất hành tinh, còn có những đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu đa dạng; có sự khác biệt lớn về kinh tế giữa các thành phố và nông thôn, khác biệt lớn giữa sự phát triển nhanh, mạnh ở khu vực phía đông gần biển với so sự phát triển chậm hơn ở các địa phương nằm sâu trong đại lục và các khu vực phía tây, phía bắc. Để phù hợp với yêu cầu thực tế, viễn thông Trung quốc đã áp dụng nhiều công nghệ để phát triển mạng và dịch vụ. Thời kỳ này: ChinaUnicom sử dụng cả công nghệ GSM và CDMA cho thông tin di động và các công nghệ khác cho mạng cố định. China Mobile sử dụng công nghệ GSM. China Telecom, China Tietong và CNC quản lý và phát triển mạng và các dịch vụ viễn thông cố định.China Satcom quản lý mạng và dịch vụ vệ tinh.
Giai đoạn này các cơ chế chính sách của nhà nước về cạnh tranh ngày càng được hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế trong nước và nước ngoài đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác phát triển.
Từ 1998 đến 2003, mức độ tăng trưởng hàng năm trong lĩnh vực viễn thông của Trung quốc đạt khoảng 15%; từ 2004 đến 2008, mức độ tăng trưởng hàng năm này đạt mức cao hơn 10%.
Tái cấu trúc lần thứ ba
Sau một chặng đường phát triển, những thành tựu lớn cũng thường đi kèm một số vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề cơ cấu tổ chức.Chính vì vậy, quá trình tái cấu trúc lần thứ 3 được khởi động từ cuối năm 2008 và triển khai vào năm 2009.
Để phù hợp với tình hình mới và tạo động lực cho giai đoạn phát triển mới, các công ty khai thác viễn thông lớn đã được sắp xếp, tái cấu trúc lại như sau: China Mobile và China Tietong sáp nhập hợp nhất thành China Mobile. CNC (China NetCom) sáp nhập với mảng GSM (mạng, dịch vụ, quản lý… GSM) của China Unicom để trở thành China Unicom vào tháng 1 năm 2009.Mảng CDMA (mạng, dịch vụ, quản lý… CDMA) của China Unicom được nhập vào China Telecom và một bộ phận của China Satcom để trở thành China Telecom.Phần còn lại của China Satcom vẫn giữ nguyên chức năng và kế thừa tên gọi của công ty China Satcom.
Sau lần tái cấu trúc thứ 3 này, Trung quốc đã có các nhà khai thác lớn có đầy đủ sức mạnh và kinh nghiệm để làm hoàn toàn làm chủ thị trường trong nước và vươn ra phát triển ở các thị trường nước ngoài.
Cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán
Để thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư từ nhiều nguồn lực khác nhau, cả 3 công ty khai thác viễn thông lớn của Trung quốc là China Mobile, China Telecom và China Unicom đã được cổ phần hóa và niêm yết trên các thị trường chứng khoán quốc tế như: thị trường chứng khoán New York, Hongkong…
China Mobile là mạng thông tin di động lớn nhất thế giới, có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới hiện nay với hơn 500 triệu thuê bao di động.Công ty này có tới gần 150 ngàn nhân viên.Từ năm 1997, China Mobile đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Hongkong và cũng đã niêm yết trên thị trường chứng khoánNew York.
China Telecom quản lý mạng cố định lớn nhất với gần 200 triệu đường dây đang hoạt động, mạng băng rộng với hơn 50 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ băng rộng, mạng di động EVDO với hơn 100.000 trạm EVDO. Công ty này được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hongkong từ năm 2002. Không chỉ khai thác ở cả 31 tỉnh/ thành phố của thị trường nội địa, China Telecom đã có chi nhánh ở nhiều nước châu Phi, châu Âu và Hongkong Macao…
China Unicom quản lý mạng GSM và WCDMA ở cả 31 tỉnh/thành phố, các đặc khu và các khu tự trị. Công ty này đã được niêm yết ở 3 thị trường chứng khoán:Hongkong, New York và Thượng hải.
Các nhà doanh nghiệp viễn thông Trung quốc tăng cường năng lực quản lý cấp cao và phân cấp mạnh cho các cấp điều hành. Không dừng ở hàng tỷ thuê bao ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp viễn thông Trung quốc đã và đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và phát triển tại các thị trường khác. Các thị trường đang được ngành viễn thông Trung quốc đặc biệt quan tâm hiện nay là châu Phi và một số nước cộng hòa thuộc Liên bang xô viết trước đây.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông
Trong giai đoạn từ 1993 đến 1998, Bộ Bưu chính Viễn thông của Trung quốc đã có vai trò hết sức quan trọng trong việc mở cửa cạnh tranh. Chính sách mở cửa đã tạo nên những động lực cho việc mở rộng mạng và dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ cao, đổi mới cách thức phát triển doanh nghiệp.Thời kỳ này, ở Trung quốc còn có Bộ Công nghiệp điện tử, Bộ này chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp điện tử – viễn thông.
Để quản lý nhà nước phù hợp với xu thế phát triển, Bộ công nghiệp thông tin đã được thành lập vào năm 1998 trên cơ sở hợp nhất Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công nghiệp điện tử. Chính việc hợp nhất này đã tạo nên sức mạnh mới để viễn thông Trung quốc không chỉ phát triển khai thác mạng và dịch vụ trong thị trường nội địa với mà còn tạo nên nền tảng công nghiệp vững chắc để cung cấp các hệ thống thiết bị viễn thông từ nhỏ đến lớn cho khắp thị trường trong nước và nước ngoài.
Nhờ có chính sách và sự hỗ trợ của chính phủ Trung quốc, từ các cơ sở sản xuất cáp và các thiết bị điện tử giản đơn trước đây, bước sang thời kỳ mới kể từ sau năm 1998, một số xí nghiệp thiết bị điện tử viễn thông Trung quốc đã phát triển nhanh chóng thành những doanh nghiệp có tên tuổi trên thế giới như ZTE, Huawei…
Quản lý nhà nước về viễn thông đóng vai trò quan trọng trong công tác tối ưu hóa việc xác định và việc sử dụng các nguồn tài nguyên, phân bổ các nguồn lực và các thông tin xã hội, khuyến khích phát triển cạnh tranh và sáng tạo. Tiếp tục đổi mới phát triển
Tuy nhiên, đánh giá của các chuyên gia cho thấy, sự phát triển của Trung Quốc hiện nay phần nhiều dựa vào đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ.Thu nhập không đồng đều bắt nguồn từ sự khác biệt giữa lợi nhuận và tiền công, hộ gia đình giàu và nghèo, các tỉnh ven biển và khu vực bên trong lục địa, các thành phố và vùng nông thôn. Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo đối với hầu hết thị trường dịch vụ quan trọng ở Trung Quốc, bao gồm cả viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông mặc dù đã cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo.
Các doanh nghiệp nhà nước được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng nhà nước nhưng hiệu quả phát triển và thực tế đóng góp cho xã hội chưa đạt mức mong đợi. Đây là nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển không cân đối của Trung Quốc. Theo thống kê năm 2010, các ngành dịch vụ chỉ làm ra 43% GDP và tạo việc làm cho 35% lực lượng lao động của Trung Quốc. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển như Trung Quốc hiện nay thường cần phải có ngành dịch vụ chiếm 60% GDP
Biểu đồ 2.1. Lượng thuê bao internet và di động tại Trung Quốc tính đến năm 2015
Tuy chính sách mở cửa đã được thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng trong một số lĩnh vực vẫn tồn tại những tấm “cửa kính” khiến các doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể nhìn thấy mà không thể bước vào. Nhận ra những điểm yếu này, Chính phủ Trung quốc đang tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm mở những chiếc “cửa kính” cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực dịch vụ.
Trong bài phát biểu thường niên tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 3/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã tổng kết công việc của chính phủ trong năm 2010, đưa ra những ưu tiên cho năm 2011 và kế hoạch năm năm tiếp
theo được thông qua tại Đại hội. Chính phủ Trung quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% cho năm 2011-15. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một cách linh hoạt về các con số, trên thực tế, Trung Quốc đã vượt qua mục tiêu 7,5% trong năm năm qua. Mục tiêu khiêm tốn như vậy không ngăn cản tỷ lệ tăng trưởng thực tế trong giai đoạn này của Trung Quốc là hơn 11%. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu thấp hơn cho giai đoạn 2011-15 cho thấy rằng mô hình tăng trưởng đã bắt đầu được chú trọng không kém gì tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh những nhiệm vụ hàng đầu cần thực hiện triệt để như bình ổn giá cả và an ninh quốc gia thì vấn đề tăng cường năng lực sáng tạo của quốc gia đang được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết.
Viễn thông là một trong những lĩnh vực dịch vụ quan trọng mang tính sáng tạo và đóng góp vào quá trình tăng cường năng lực sáng tạo của các cá nhân và toàn xã hội. Viễn thông Trung quốc đã nhiều lần tái cấu trúc.Mỗi lần tái cấu trúc, cùng với diện mạo mới là động lực mới cho sự phát triển.Đồng thời với việc tái cấu trúc các doanh nghiệp, cơ cấu quản lý nhà nước về viễn thông cũng thay đổi, đáp ứng với tình hình thực tế và xu thế phát triển.
b) Kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecom)
Korea Telecom đã thực hiện một số chính sách để có thể duy trì được vị trí dẫn đầu trong ngành viễn thông Hàn Quốc như sau:
Hướng tới khách hàng: Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển đều phải quan tâm đến khách hàng. Cũng như vậy, Korea Telecom đã thực hiện các hoạt động Marketing phù hợp để đem lại hiệu quả tốt hơn cho khách hàng.
Các trung tâm chăm sóc khách hàng của Korea Telecom đều được kết nối thống nhất với nhau.Vì vậy, chỉ với một cuộc gọi, các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng sẽ được giải đáp.Tuy nhiên, nếu một thắc mắc hay yêu cầu nào của khách hàng không giải quyết được trong ngày hôm đó thì khách hàng sẽ được bồi thường.
Mở rộng thị trường: Trước mắt, Korea Telecom sẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như là các nơi khác có tiềm năng phát triển cao. Korea Telecom cũng thực hiện chiến lược liên
minh với các công ty viễn thông khác trên thế giới và đã tham gia hoạt động vào các tổ chức thông tin quốc tế như là ITU và APT.
Mặt khác, Korea Telecom cũng mở rộng thị trường của mình bằng cách mua lại các công ty viễn thông khác. Korea Telecom mua lại hang Hansol M.com với số tiền khoảng 3.000 tỷ won (2,7 tỷ USD). Korea Telecom hợp nhất hoạt đọng của Hansol với Korea Telecom Freetel, công ty khai thác dịch vụ điện thoại di dộng lớn thứ nhì Hàn Quốc với 25% thị phần (sau SK Telecom chiếm giữ 60% thị phần. Vụ mua bán này của Korea Telecom được coi là kết thúc việc củng cố các nhà khai thác điện thoại di động của Hàn Quốc.
Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D): Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển của Korea Telecom đã tăng nhanh. Bằng việc phát triển một loạt hệ thống tổng đài TDX, tổng đài ATM, các dịch vụ đa phương tiện và thiết bị truyền dẫn F-O, phát triển hệ thống IMT-2000 và bản đồ hệ thống thông tin DBMS, Korea Telecom đã nâng cấp công nghệ viễn thông của Hàn Quốc.
c) Kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông Australia (Telstra) Giống như ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, ở Australia có Telstra – vốn là một doanh nghiệp nhà nước, nhà khai thác điện thoại duy nhất – phải nhập cuộc cạnh trnah vào cuối những năm 1990 khi thị trường được tự do hóa. Đối thủ mới tham gia thị trường là Optus – liên doanh giữa BellSouth (Mỹ) và Cable&Wireless (Anh) – được xem là rất tiềm lực lúc bấy giờ.Telstra nhận thấy mình có thể sẽ mất rất nhiều thị phần, và mục tiêu lúc đó là giảm tốc độ mất thị phần và giữ lại những khách hàng có lãi nhất.
Telstra đã dung chiến lược phòng thủ chỉ để “giữ mình” vào lúc đó. Sử dụng mô hình xác định phản ứng khách hàng đối với dịch vụ của đối thủ, Telstra đã có thể lựa chọn nhiều chiến lược marketing khác nhau để kìm chân Optus.Thành công đã đến với Telstra vì họ đã chủ động hành động trước cả khi Optus bắt đầu phát triển ở Australia.
d) Kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông Mỹ AT&T
AT&T hiện là công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn thứ hai ở Mỹ, chỉ đứng sau Verizon.
Đặc biệt, thông qua việc sáp nhập Time Warner, AT&T sở hữu thêm những studio hiện đại nhất ở Hollywood, kênh truyền hình cáp phim truyện HBO, các kênh truyền hình tin tức nổi tiếng như CNN, TNT, TBS, cũng như hàng loạt show truyền hình ăn khách khác như “Harry Potter” hay “Trò chơi vương quyền” (Game of Thrones)…
Theo chiến lược phát triển của AT&T, trong tương lai, HBO Now, một ứng dụng xem phim qua mạng internet, có thể sẽ là lựa chọn hợp lý cho những khách hàng không muốn dùng gói truyền hình cáp trả tiền đắt đỏ. Nếu như vậy, HBO Now có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với Netflix, Amazon và các dịch vụ video trực tuyến khác.
Bên cạnh đó, nếu tiến trình sáp nhập được triển khai một cách trôi chảy, thách thức lớn nhất của AT&T là làm thế nào tận dụng được những thế mạnh sẵn có của Time Warner để qua đó, AT&T có thể phát triển các dịch vụ viễn thông không dây, băng thông rộng và truyền hình trả tiền. AT&T không chỉ muốn cung cấp cho những khách hàng những dịch vụ xem truyền hình hay video đơn thuần. Nhưng trong tương lai gần, AT&T cũng không biết họ có thể cung cấp những giá trị đặc sắc nào mà khách hàng không thể tìm thấy ở những hãng khác.
AT&T xác định xu hướng trong tương lai là người dùng xem video qua điện thoại thông minh. Tuy nhiên, AT&T vốn dĩ là một tập đoàn thu lợi nhuận chủ yếu từ các mô hình phát triển truyền thống như các kênh truyền hình trả tiền, vốn đang gặp đe dọa trước các sáng tạo công nghệ mới. Theo quan điểm chiến lược của AT&T, cho dù tương lai của truyền thông ra sao, tập đoàn này vẫn sẽ tập trung vào các nội dung video.
Intel Corp
Trong những bước tiến kỳ diệu của công nghệ thông tin không thể không nhắc đến những đóng góp của Intel Corp. khi mà có tới hơn 90% máy tính trên toàn thế giới sử dụng chip xử lý của tập đoàn này.
Intel luôn có mặt trong bảng xếp hang thường niên của Fortune, liệt kê danh sách 500 công ty lớn nhất theo tổng thu nhập công ty.
Trong 3 năm gần đây, Intel liên tục nhảy mỗi năm một bậc từ vị trí thứ 53 năm 2014 lên thứ 51 trong các công ty lớn nhất thế giới của Fortune 500.
Phát minh đột phá
Được thành lập năm 1968 tại California, Mỹ, Intel là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân. Intel cũng là nhà phát triển đầu tiên về dòng bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên SRAM, DRAM, các sản phẩm của Intel rất đa dạng từ bộ ghi xử lý, bo mạch chủ đến các thiết bị có liên quan đến tin học, truyền thông, mạch tổ hợp…
Một trong những phát minh có tính đột phá của Intel khi lần đầu tiên công bố sản phẩm bộ vi xử lí Intel 4004 mà tất cả các nhà sản xuất máy tính đều rất cần. Ra mắt chính thức vào năm 1971, con chip vi xử lý 4004 đã trở thành tiền đề, cho phép các nhà sản xuất thiết bị tạo ra những chiếc máy tính cá nhân (PC), thang máy, máy ảnh số, máy quay số, điện thoại di động … thông minh hơn nhỏ gọn hơn. Chính phát minh này giúp đưa Intel gia nhập các tập đoàn lớn trên thế giới khi chỉ mới được thành lập có 3 năm và giành được Huy chương công nghệ và sáng tạo – giải thưởng cao quý nhất do Tổng thống Mỹ trao tặng cho những thành tựu lớn lao về công nghệ.
Chuyên gia phân tích Linley Gwennap của The Linley Group từng nhận xét: Phát minh của Intel có những ảnh hưởng lớn đến đời sống của mọi người trên toàn cầu. Trước khi có chip xử lý, máy vi tính chỉ là một khối cồng kềnh, chứa đầy cả một căn phòng … nhưng khi có chip vi xử lý thì giờ đây nó chỉ nhỏ bằng bàn tay thậm trí là còn nhỏ hơn thế.
Trong những năm 90 của thế kỷ 20, tốc độ tăng doanh thu của Intel thường xuyên lên tới trên 20% với nhiều sản phẩm đạt kỷ lục về số lượng bán ra. Cùng với sự thành công, nhất là khi đạt được thành tựu vượt bậc, thì luôn đi kèm theo những thử thách. Trên thị trường cạnh tranh rất khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ và trước sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dòng điện thoại thông minh và các thiết bị di động tương tự khác, lợi nhuận từ các sản phẩm chủ chốt như các bộ xử lí vi mạch và hệ thống chip điện tử, không còn như trước. Điều này buộc Intel phải tìm cách tái khẳng định bản thân một lần nữa để có thể tìm ra được chìa khóa của sự thành công.
Chiến lược phát triển mới
Phát biểu tại Hội nghị công nghệ Fortune Brainstorm Tech mới đây, Giám đốc điều hành Intel Brian Krzanich khẳng định tập đoàn có doanh thu 55 tỷ USD này không ngại những thay đổi lớn để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Phương châm “thích ứng hay là chết̉” (adapt or die) của cựu Giám đốc điều hành Andy Grove – một trong 20 tỷ phú hàng đầu của lĩnh vực công nghệ tin học và là nhà đồng sáng lập huyền thoại của Intel – tiếp tục được thực thi.
Ông Krzanich bắt đầu đảm nhận cương vị Giám đốc điều hành của Intel vào tháng 1/2012 và chịu trách nhiệm dẫn dắt khoảng 50.000 nhân viên. Intel đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong sự phát triển thị trường PC và thu được nhiều lợi nhuận từ chip PC, nhưng hiện cũng phải thừa nhận là cần có một hướng đi khác để bù trừ lại những mất mát trên phân khúc này.
Nhằm phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ giúp hiện đại hóa các mạng lưới truyền thông và xây dựng nền tảng cho mạng 5G, Intel đã công bố hợp tác với Tập đoàn Foxconn. Tháng 8/2016, Intel thực hiện thương vụ mua lại Nervana Systems, một dự án khởi nghiệp về trí thông minh nhân tạo nhằm tăng cường cho các dự án mới và sản xuất chip của công ty trong tương lai.
Chuyên gia Stacy Rasgon cho rằng ông Krzanich đang cố xoay hướng Intel từ chỗ phụ thuộc vào PC sang các ngạch khác. Mặc dù những chiến lược phát triển mới có thể không mấy dễ dàng nhưng vẫn là điều thiết yếu cần phải làm.
Intel lên kế hoạch đến giữa năm 2017 có thể cắt giảm chi phí tới 1,4 tỷ USD và đưa mức lương trên đầu người lên cao nhất trong lịch sử công ty. Ước tính đến năm 2020, Intel có thể cung cấp 50 thiết bị (không chỉ trong phân khúc điện thoại thông minh mà cả trong xe hơi và máy móc. Intel dự định tăng đầu tư cho các lĩnh vực tăng trưởng chính, gồm nhà thông minh và các thiết bị kết nối cũng như các trung tâm thông tin và bộ nhớ máy tính.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, Intel đã làm khá tốt việc chuyển hướng từ mảng viễn thông truyền thống sang các mảng mới. Kết quả phát triển viễn thông
cho thấy chiến lược phát triển viễn thông mới đang dần phát huy hiệu quả và tạo một nền tảng vững chắc để phát triển.
2.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông tại Việt Nam
a) Mở rộng nhanh vùng phủ sóng và tăng dung lượng mạng lưới Nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ internet đã lên kế hoạch triển khai hàng loạt giải pháp nhằm hạn chế nghẽn mạng.
Năm 2017, các điểm tập trung đông người sẽ có sự khác biệt so với năm trước khi tỷ lệ thuê bao sử dụng 3G tăng từ 35% lên hơn 50% và hành vi tiêu dùng dịch vụ data cũng tăng gấp đôi.
Biểu đồ 2.2: Nhóm các quốc gia châu Á có lượng người dùng internet nhiều nhất
Nhằm bảo đảm chất lượng mạng, đặc biệt là chất lượng dịch vụ data để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi truy nhập internet, livestream, chia sẻ dữ liệu, hình ảnh, video, v.v. Viettel đã đầu tư tài nguyên và phát sóng hơn 190 trạm thu phát sóng (BTS) mới; bổ sung tài nguyên phần cứng cho gần 2.200 trạm, tối ưu và nâng cấp cấu hình cao cho hơn 14.000 trạm tại tất cả tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Đối với các khu vực diễn ra lễ hội, sự kiện lớn, tòa nhà, chung cư tập trung đông người, Viettel đã chuẩn bị 74 lượt xe thu, phát sóng lưu động. Mỗi chiếc xe này có năng lực phục vụ tương đương với bốn trạm thu phát sóng gồm cả 2G, 3G và 4G. Bên cạnh đó, gần 200 bộ phát wifi cũng được lắp đặt tăng cường tại các điểm trọng yếu để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Về dịch vụ kết nối quốc tế, ngay sau khi xảy ra sự cố trên tuyến cáp quang biển IA vừa qua, Viettel đã nhanh chóng định tuyến, san tải và bổ sung dung lượng cho tuyến APG nhánh đi Hong Kong và Nhật Bản, tuyến đất liền qua Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tính đến ngày 15/1/2017, toàn bộ dịch vụ quốc tế của Viettel đã được khôi phục trở lại bình thường.
Đồng thời, Viettel thực hiện rà soát, tối ưu lại các tuyến đường quốc lộ, các thủ phủ tỉnh/huyện để bảo đảm chất lượng mạng tốt nhất trong quá trình di chuyển thuê bao trước, trong và sau Tết.
Để chống nghẽn dịp Tết, nhà mạng VinaPhone cũng tập trung vào việc củng cố và mở rộng vùng phủ sóng; chống nghẽn lưu lượng thoại, dịch vụ 3G, tin nhắn SMS cục bộ tại các khu vực trọng điểm; hoàn thành, rà soát, cập nhật các phương án bảo đảm an toàn thông tin cho các Node mạng trên hệ thống. Theo kế hoạch của VinaPhone, 100% các Node mạng có phương án ứng cứu, bảo đảm an toàn thông tin khi có sự cố.
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng thuê báo internet 5 tháng đầu năm 2017
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng dung lượng data tăng cao, đặc biệt là trong dịp Tết, năm 2016, VinaPhone đã hoàn thành phát sóng thêm 7.955 trạm 3G (trong đó có khoảng 7.000 trạm là 3G tần số 900Mhz), nâng tổng số trạm 2G/3G trên toàn quốc đạt 54.260 trạm.
VinaPhone cũng đã chuẩn bị các phương án để nâng cao chất lượng dịch vụ 3G như mở rộng băng thông data, nâng cấp cấu hình, tăng công suất cho các trạm 3G để tăng dung lượng và mở rộng vùng phủ sóng, thực hiện phát sóng trên băng tần 900MHz cho các trạm 3G khu vực ngoại thành và một số tỉnh lân cận, v.v. bảo đảm 34 điểm trạm phát wifi miễn phí xung quanh khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm.
VinaPhone còn thực hiện tối ưu trạm phát sóng, nâng cấp phần mềm và phương án ứng cứu cơ động tại các điểm dự kiến tập trung đông người, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di động tăng đột biến trong dịp Tết Nguyên đán. Phần kết nối internet quốc tế được gấp rút mở rộng thêm 330G đi quốc tế, hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2017 để lưu thoát lưu lượng qua Mỹ, châu Âu, châu Á và Singapore.
Đối với MobiFone, trong năm 2016, nhà mạng này đã thực hiện tăng cường năng lực mạng lưới gấp hai lần so với năm 2015 với việc đã triển khai phát sóng gần 10.000 trạm 3G nhằm tăng cường dung lượng và mở rộng vùng phủ, nâng tốc độ mang 3G, tăng cường năng lực truyền tải mạng truyền dẫn trong nước và quốc tế, mở rộng năng lực các tổng đài lên hai lần. Nhà mạng cũng đã triển khai thêm 30 xe phát sóng lưu động tới các địa điểm có nhu cầu sử dụng lưu lượng cao.Căn cứ vào thống kê di chuyển cơ học của khách hàng mỗi dịp Tết, một lượng lớn khách hàng di chuyển từ thành phố về khu vực các tỉnh miền Tây Nam Bộ, miền Trung, đồng bằng Bắc Bộ… Vì vậy, tại các khu vực này, lưu lượng sẽ tăng gấp 2-3 lần so với mức bình thường.
Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ thuê bao điện thoại di động trong khu vực
Quốc gia | Tỷ lệ điện thoại di động 2010 (%) | Xếp hạng khu vực 2010 |
Hong Kong | 186,9 | 1 |
Vietnam | 176,0 | 2 |
Singapore | 141,7 | 3 |
Australia | 125,7 | 4 |
Taiwan | 122,5 | 5 |
Malaysia | 118,9 | 6 |
Thailand | 104,1 | 7 |
South Korea | 103,4 | 8 |
Japan | 94,6 | 9 |
Philippines | 94,5 | 10 |
Indonesia | 87,8 | 11 |
India | 84,9 | 12 |
Sri Lanka | 84,7 | 13 |
China | 62,9 | 14 |
Pakistan | 57,5 | 15 |
Cambodia | 54,0 | 16 |
Laos | 49,3 | 17 |
Bangladesh | 44,4 | 18 |
Nguồn: BMI |
b) Mở rộng nhanh kênh phân phối
Qua nghiên cứu mô hình hệ thống kênh phânphối của các doanh nghiệp, có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý sau:
-Kênh phân phối các dịch vụ viễn thông: sử dụng loại kênh ngắn và mô hình đa dạng
-Tính xã hội hoá trong hệ thông kênh phân phối ngày càng cao. Tỷ trọng kênh phân phối trực tiếp của các doanh nghiệp ngày càng giảm và tỷ trọng của kênh phân phối gián tiếp ngày càngtăng.
-Hệ thống kênh phân phối thể hiện sự nỗ lực tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nên để xây dựng được hệ thống kênh phân phối phù hợp phải xác định rõ thị trường mục tiêu (khách hàng mụctiêu).
-Cơ chế bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống kênh phân phối, nó là huyết mạch của hệ thống kênh phânphối.
-Cần tạo ra hình ảnh hệ thống bán hàng thống nhất: về mặt hình thức, trang trí, màu sắc, bảng hiệu, v.v. ở những điểm bán hàng nhằm khẳng định hình ảnh thống nhất trong tâm trí kháchhàng.
c) Nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng
Nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng.
Để nâng cao nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng thì cần phải trang bị những kiến thức cho mọi người liên quan đến quá trình tạo ra dịch vụ để đạt được chất lượng, không những thế mà ta luôn phải trang bị những kiến thức mới hơn, cập nhật kiến thức có thể bằng những cách sau:
∙ Những kiến thức chất lượng và quản lý chất lượng dịch vụ phải được phổ cập đến các thành viên trong doanh nghiệp bằng cách như mở lớp ngay trong công ty, thuê chuyên gia giảng dạy khuyến khích công nhân viên để họ tự trang bị kiến thức.
∙ Thuê chuyên gia chất lượng mở lớp kiểm tra có sự giám sát nghiêm ngặttheođịnh kỳ để phân loại trình độ kiến thức chất lượng cho công nhân viên từ đó có hướng đào tạo và bồi dưỡng thêm.
∙Phong trào tập thể cũng rất quan trọng bởi lẽ nếu trong công ty mà có nhiều người biết về chất lượng thì hệ thống chất lượng được để ý lúc đó họ sẽ có sự hưởng ứng nhiệt tình và lãnh đạo trong công ty sẽ có điều kiện thuận lợi hơn về vấn đề áp dụng.
∙ Nếu thực hiện được các việc này thì vấn đề áp dụng hệ thống chất lượng sẽ được triển khai nhanh chóng và từ đó tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng hợp lý thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đó chính là lợi thế của doanh nghiệp.
Để giúp cho mọi người trong doanh nghiệm nâng cao nhận thức thì sự cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động
∙ Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động phải được làm tốt từ các khâu tuyển dụng, đào tạo. Đồng thời phải có chế độ thưởng phát rõ ràng đối với việc thực thi công việc.
∙ Thường xuyên tổ chức các khóa học nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
Đầu tư, trang bị các thiết bị, mạng lưới có cộng nghệ hiện đại.
Trong hướng chiến lược phát triển đã lựa chọn đã khẳng định đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại nhiều loại hình dịch vụ gia tăng mới lạ là hoạt động tất yếu và vai trò quan trọng, chính vì vậy điều kiện tất yếu đó là doanh nghiệp phải có sự đầu tư thoả đáng cho cơ sở hạ tầng mạng cũng như phát triển công nghệ.
Hoàn thiện các quy trình cung cấp dịch vụ
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì các quy trình cung cấp dịch vụ rất quan trọng vì nó mô tả trình tự công việc cần làm, nhiệm vụ của từng đơn vị trong dây truyền cung cấp dịch vụ.Nếu quy trình hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác, tức góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Việc xây dựng được hệ thống quy trình cung cấp dịch vụ hoàn hảo sẽ giúp cho công ty:
∙ Hợp lý hóa các khâu sản xuất, loại bớt các khâu trung gian để tăng năng suất lao động
∙ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành, tiết kiệm nhân lực. ∙ Nâng cao hiệu quả điều hành, giảm số trường hợp thiết lập dịch vụ nhầm, sai và giảm những trường hợp sửa chữa hỗ trợ dịch vụ không đảm bảo chất lượng. ∙ Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty
∙ Để quá trình phục vụ nhanh chóng, không để khách phải chờ đợi lâu thì một yếu tố không kém phần quan trọng đó là sự phối hợp giữa các bộ phận.
∙ Do đó nhân viên trong công ty phải liên tục duy trì mối quan hệ giữa nhân viên các bộ phận khác nữa như: bộ trực tổng đài, truyền dẫn và ứng cứu sự cố… Cần thiết lập một kênh thông tin giữa nhân viên với nhà quản lý cấp cao, loại bỏ khâu trung gian. Nguồn thông tin về khách hàng phải được tổng hợp từ mọi bộ phận. Đây sẽ là một nguồn dữ liệu rất quan trọng để các nhà quản lý lập kế hoạch, chiến lược phát triển.
Tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng
Trong tương lai, việc hạ giá cước không phải là vấn đề chính mà các công ty phải quan tâm, đó là việc phát triển và ứng dụng các công nghệ hiện đại trên thế giới nhằm nâng cao giá trị gia tăng mới là vấn đề các công ty cần chú trọng. d) Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc khách hàng
∙ Cần chủ động nghiên cứu xem khách hàng có hài lòng với dịch vụ của mình hay không.
∙ Tất cả những thông tin có được về khách hàng cần lưu giữ và cập nhật liên tục. ∙ Khuyến khích nhân viên giao tiếp với khách hàng, tạo mỗi quan hệ thân thiện, đôi khi có thể cho phép họ vượt ra ngoài ranh giới những công việc thường ngày, và để cho họ chịu hoàn toàn trách nhiệm phục vụ những người khách nhất định. ∙ Cố gắng biến nhu cầu gián đoạn thành nhu cầu liên tục.
∙ Thường xuyên có những khuyến khích vật chất dưới dạng thưởng cho các khách hàng giữ mối quan hệ với viễn thông.
Áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tuân chuẩn ISO 9001-2008. Để áp dụng có hiệu quả hệ thống chất lượng theo ISO 9000-2008 nên tiến hành theo các bước sau:
∙ Đánh giá các nhu cầu
∙ Xác nhận những đặc thù của sự cải tiến một nhu cầu nào đó
∙ Nghiên cứu các tiêu chuẩn ISO 9000.
∙ Làm theo hướng dẫn ISO 9001-2008
∙ Xây dựng và áp dụng hệ quản lý chất lượng theo chỉ dẫn của ISO 9001-2008
∙ Xác định các nhu cầu đánh giá chất lượng xem xét hệ thống có phù hợp với tiêu chuẩn không.
∙ Chọn thực hiện mô hình ISO 9001-2008.
∙ Thẩm định (thanh tra) hệ thống chất lượng.
∙ Lập kế hoạch cải tiến liên tục ít nhất là hàng năm.
e) Mô hình tổ chức quản lý linh hoạt và khoa học
Phương hướng và mục đích của doanh nghiệp sẽ chi phối cơ cấu doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp mà mục tiêu, phương hướng của nó có quy mô lớn thì cơ cấu của doanh nghiệp cũng phải có quy mô tương ứng; còn nếu quy mô cỡ vừa phải với đội ngũ, trình độ, nhân cách các con người tương ứng. Một doanh nghiệp có mục đích hoạt động dịch vụ thì rõ ràng cơ cấu quản lý của nó cũng phải có những đặc thù khác một doanh nghiệp có mục đích hoạt động sản xuất.
f) Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Theo quan điểm hướng tới khách hàng, mọi cố gắng được tập trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu những nhu cầu khách hàng và luôn luôn hướng tới cải tiến chất lượng liên tục để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là có thể mang lại bao nhiêu giá trị cho khách hàng.
Tiểu kết chương 2
Doanh nghiệp kinh doanh viễn thông là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu thực hiện các hoạt động phát triển kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Theo Luật Viễn thông ngày 23/11/2009 có doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Kinh doanh viễn thông là các hoạt động truyền đưa tin tức nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể phát triển (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ) trên thị trường. Kinh doanh viễn thông có đặc điểm do một chủ thể thực hiện, gắn với thị trường, gắn với vận động của đồng vốn. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm toàn bộ các yếu tố bên ngoài có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến quyết định hay hoạt động của doanh nghiệp đó. Các yếu tố của môi trường chia ra làm hai nhóm là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Chương 2 đã tập trung trả lời và giải quyết các vấn đề đặt ra, đó là: Các đặc điểm và các phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông? Vai trò của doanh nghiệp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với một quốc gia? Ý nghĩa của việc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông? Xây dựng quy trình cung ứng và phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông. Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông dựa trên những tiêu chí nào? Kinh doanh dịch vụ viễn thông cần quan tâm đến những yếu tố nào? Sự cạnh tranh của kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông từ một số quốc gia trên thế giới có thể áp dụng được cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam như thế nào?
Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh doanh và tổng quan về kinh doanh dịch vụ viễn thông, chương này đã lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu về vai trò của kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, tầm quan trọng của các doanh nghiệp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động, cũng như các quy trình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương này cũng xem xét các tiêu chí phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát
triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, phần cuối của chương 2 cũng hoàn thành phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia thành công trong lĩnh vực phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông trên thế giới, qua đó rút ra kinh nghiệm cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chương 2 đã làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, xác định vai trò và tầm quan trọng của kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam, xác định tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, đánh giá kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đã rút ra được thước đo đánh giá sự phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông
Đối với một quốc gia
Dịch vụ viễn thông nói chung và dịch vụ viễn thông di động nói riêng đang phát triển ngày càng nhanh, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia. Không những thế, dịch vụ viễn thông di động còn góp phần mở rộng mạng lưới thông tin, tăng cường khả năng giao lưu trong nước và ngoài nước, cung cấp thêm công cụ để quản lý đất nước, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng chống bão lụt, và phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện phát triển cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác, cung cấp giải pháp giúp giảm chi phí sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động xã hội. Có rất nhiều thước đo để đánh giá sự phát triển của dịch vụ viễn thông bao gồm vùng phủ sóng và dung lượng mạng lưới, sự phát triển thuê bao và mở rộng thị phần, quy mô dịch vụ hay doanh thu của ngành phát triển dịch vụ viễn thông của một quốc gia. Sự gia tăng của các thuê bao viễn thông đã tạo tiền đề cho ngành công nghiệp phát triển dịch vụ diễn thông di động ra đời và nó dần trở thành thước đo để đánh giá sự phát triển dịch vụ
viễn thông của một quốc gia. Khi quy mô phát triển dịch vụ viễn thông được mở rộng khắp nơi mang đến doanh thu tăng vượt trội so với các năm trước thì quốc gia đó được xem là có ngành dịch vụ viễn thông tương đối phát triển.
Đối với một công ty
Các doanh nghiệp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam tập trung vào hoạt động sản xuất phát triển, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo sự thành công của mình. Chính sự thay đổi này đã làm cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từng bước được đẩy lùi, thị trường bưu chính viễn thông phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng được Liên minh Viễn thông Quốc tế xếp vào hàng ngũ những nước có tốc độ phát triển viễn thông nhanh nhất thế giới, Việt Nam được bầu làm thành viên của Hội đồng Điều hành Liên minh Viễn thông Quốc tế đồng thời là thành viên của Ban chấp hành Đại Hội đồng Điều hành của Liên minh Bưu chính Quốc tế.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG HÀ NỘI (CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG HÀ NỘI)
Năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra nhanh chóng ảnh hưởng tới các ngành viễn thông khác. Nhưng có một điểm đặc biệt xảy ra tại thị trường viễn thông Việt Nam đó là từ năm 2008 đến nay, ngành viễn thông vẫn tăng trưởng trong khi rất nhiều ngành rơi vào suy thoái. Thời gian qua tại Việt Nam đã có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý nền kinh tế, đồng thời xu hướng hội nhập ngày càng cao, sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông diễn ra từng giờ, có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường này, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt. Vì vậy, chương 3 sẽ đi tìm hiểu thực trạng phát triển kinh doanh của ngành viễn thông tại Việt Nam và tập trung nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội trong bối cảnh số lượng các nhà cung cấp dịch vụ này ngành càng gia tăng tạo nên áp lực cạnh tranh lớn với nhiều biến động mới. Qua đó, vấn đề phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở Việt Nam được đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của chương 3 là mạng viễn thông di động của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội.
3.1. Đánh giá thực trạng phát triển ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông Việt Nam
3.1.1. Vai trò của doanh nghiệp kinh doanh viễn thông Việt Nam Ngành viễn thông là một ngành cơ sở hạ tầng quan trọng đối với mọi nền kinh tế phát triển ngày nay. Sự phát triển của ngành Viễn thông ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội và phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Mặt khác chính sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng có tác dụng thúc đẩy và quyết định đến sự phát triển của ngành Viễn thông. Như vậy giữa sự phát triển của nền kinh tế và sự phát triển của ngành Viễn thông có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
a) Mở rộng mạng lưới thông tin, tăng cường khả năng giao lưu trong nước và ngoài nước Các dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho xã hội tiết kiệm thời gian, rút ngắn cự ly, nối liền khoảng cách. Tính sẵn có của dịch vụ bưu chính viễn thông có thể thu hút các ngành công nghiệp về các vùng nông thôn và cho phép phân tán các hoạt động kinh tế ra ngoài phạm vi các vùng thành thị lớn, góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và hàng loạt các vấn đề khác của đời sống xã hội. Dịch vụ bưu chính viễn thông góp phần vào tính công bằng thông qua việc cho phép những người có hoàn cảnh khó khăn bao gồm những người ở vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, những người tàn tật và những người nghèo khổ được sử dụng các thông tin phúc lợi của xã hội mà bình thường thì rất khó hoặc không thể có được. Dịch vụ bưu chính viễn thông cũng đã đóng góp làm tăng hiệu quả ở các lĩnh vực khác, như lĩnh vực giáo dục bao gồm đào tạo từ xa, nơi mà việc giáo dục và giảng dạy không có điều kiện tập trung theo trường lớp, học viên có thể nghiên cứu theo tài liệu đã được gửi theo con đường bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, với lĩnh vực y tế từ xa, nơi mà thông tin về bệnh nhân và chữa trị cho bệnh nhân thông qua con đường điện tử, với máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ viễn thông, thông tin, có thể trợ giúp các nhà chuyên môn về điều kiện chuẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị tốt nhất.
b) Cung cấp thêm công cụ để quản lý đất nước, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ an ninh, quốc phòng, phòng chống bão lụt, và phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước Cung cấp thông tin về giá: Nếu không có dịch vụ bưu chính viễn thông thì các hoạt động kinh tế xã hội sẽ không thể hoạt động bình thường được. Bưu chính viễn thông đóng vai trò khâu nối của mọi hoạt động của con người và xã hội. Ngày nay, tất cả các nước, các tổ chức quốc tế đều đặt lĩnh vực bưu chính viễn thông ở vị trí ngang với các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của xã hội như điện, nước, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, v.v. Dịch vụ bưu chính viễn thông là phương tiện, môi trường truyền tin quan trọng thuận lợi để thực hiện được việc sản xuất, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thuộc tất cả các ngành kinh tế khác. Các nhà sản xuất như nông dân và các nhà doanh nghiệp thông qua thông tin về giá có thể thực hiện so sánh giá cả ở các thị
trường khác nhau, cho phép họ chọn được mức giá cao nhất cho sản phẩm của họ (như loại cây trồng hay cá đánh bắt được, như các loại sản phẩm công nghiệp), hoặc chọn mức giá rẻ và hợp lý nhất khi mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất phát triển, và vì vậy sẽ giảm sự phụ thuộc vào những người trung gian có thể điều chỉnh sản phẩm không có lợi cho họ.
c) Góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Dịch vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cần thiết về trao đổi, thu nhận thông tin giữa các chủ thể trong các hoạt động sản xuất phát triển, quản lý xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Dịch vụ bưu chính viễn thông là công cụ thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhạy nhất với yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng, là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến vấn đề chính trị xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, là những công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị. Các nước ở giai đoạn đầu phát triển đều coi bưu chính viễn thông là lĩnh vực độc quyền đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước. d) Góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện phát triển cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác
Sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao, từ đó nhu cầu trao đổi, truyền tải, thu nhận thông tin của các chủ thể kinh tế càng lớn. Vì vậy sự phát triển của dịch vụ bưu chính viễn thông có tác dụng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội theo hướng tiến bộ, nâng cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp, các dịch vụ xã hội như giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe … cải thiện chất lượng cuộc sống ở các khu vực đang phát triển, khuyến khích tính cộng đồng và tăng cường bản sắc văn hóa vùng sâu, vùng xa, những nơi khoảng cách xa, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
e) Cung cấp giải pháp giúp giảm chi phí sản xuất phát triển và tăng năng suất lao động xã hội.
Giảm thời gian chết của máy móc
Việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời giúp cho việc đặt mua các phụ tùng, linh kiện thông qua hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông và liên hệ trực tiếp với
các kỹ thuật viên sẽ giảm thời gian chết do sự cố hư hỏng của máy móc (như máy bơm, máy kéo, máy phát điện,…).
Giảm tồn kho
Thông qua mạng thông tin của dịch vụ bưu chính viễn thông, các nhà sản xuất phát triển có thể chuyển giao những mặt hàng tồn kho cho nhà sản xuất phát triển khác trên thị trường cần sử dụng, và tiến hành đặt mua các mặt hàng mà mình cần thay thế sử dụng.
Đưa sản phẩm ra thị trường đúng lúc
Các nhà sản xuất phát triển thông qua mạng thông tin của dịch vụ bưu chính viễn thông, cùng kết hợp sắp xếp kế hoạch trao đổi sản phẩm cho nhau hay trao đổi, phân phối sản phẩm trên thị trường kịp thời góp phần làm giảm tỷ lệ hư hỏng hàng hóa, bảo đảm được chất lượng sản phẩm (ví dụ như các mặt hàng như cá, hoa quả tươi, v.v.).
Giảm chi phí vận chuyển
Dịch vụ bưu chính viễn thông giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp và mọi người có đủ thông tin để thực hiện việc đi lại, hay tổ chức vận chuyển hàng hóa kịp thời, bảo đảm thời gian, góp phần làm giảm chi phí, tiết kiệm đáng kể chi phí về thời gian lao động trong đi lại, chuyển hàng hóa dịch vụ.
Tiết kiệm năng lượng
Dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp thông tin kịp thời giúp các doanh nghiệp thực hiện tối đa hóa hiệu quả sử dụng máy móc.Từ đó làm giảm chi phí nhiên liệu. Đối với các doanh nghiệp phát triển vận tải có thể sẽ sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông trong điều hành, thực hiện công tác vận chuyển hợp lý để hành trình không bị lãng phí về thời gian từ đó có thể tiết kiệm tối đa nhiên liệu sử dụng.
3.1.2. Sự cần thiết phát triển kinh doanh vụ viễn thông tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Cùng với sự phát triển của sản xuất và đời sống, bên cạnh những sản phẩm hữu hình, các nhu cầu về dịch vụ của xã hội cũng không ngừng tăng lên. Sự phát
triển của dịch vụ không những có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế. Cùng với các loại hình dịch vụ khác, dịch vụ bưu chính viễn thông với tư cách là một loại hình dịch vụ đặc thù trong nền kinh tế đã và đang có những đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Kể từ khi đổi mới, ngành bưu chính viễn thông đã có những bước phát triển nhất định, trở thành nhân tố thúc đẩy sản xuất phát triển phát triển và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.
Để phục vụ đầy đủ việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Bưu chính, viễn thông cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, những bất cập về cơ chế chính sách, về các nguồn lực như vốn, nhân lực, v.v. đã và đang cản trở sự phát triển và phát huy vai trò của dịch vụ bưu chính, viễn thông trên cả nước. Những vấn đề đó đang cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của loại hình dịch vụ này cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, đáp ứng kịp thời những nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của các chủ thể thụ hưởng loại hình dịch vụ này.
3.2. Vài nét về kinh doanh dịch vụ viễn thông tại các doanh nghiệp Việt Nam 3.2.1. Công ty dịch vụ Viễn thông (VinaPhone)
Là một doanh nghiệp Nhà nước, VinaPhone theo thống kê năm 2008 là nhà khai thác chiếm thị phần đứng thứ hai với 34% thị phần thuê bao và 38% thị phần doanh thu. Điểm mạnh:
∙ Là mạng di động đầu tiên phủ sóng 100% số huyện trên toàn quốc ∙ Chính sách khuyến mãi hữu hiệu
∙ Đội ngũ nhân lực, cơ sở hạ tầng, tần số và kho số khá tốt, lại có sẵn sự hợp tác với các tập đoàn viễn thông trên thế giới
∙ Ước tính năm 2009 có thêm 1,8 triệu thuê bao hoạt động bình thường, cuối năm 2009 có 1,4 triệu thuê bao hoạt động, chiếm 27% thị phần
Điểm yếu:
VinaPhone thiếu tính nhất quán trong tổ chức bán hàng, chất lượng mạng và số thuê bao không thật sự ổn định.Bên cạnh đó còn bị khách hàng phàn nàn về công tác chăm sóc khách hàng. Do vậy, hiện nay VinaPhone đang gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lại hình ảnh.
Bảng 3.1: Các công ty chủ chốt trong lĩnh vực Viễn thông tại Việt Nam
Tên công ty | Sở hữu | Thị trường |
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam | Nhà nước (100%) | Điện thoại nội hạt, liên tỉnh và quốc tế, dữ liệu, internet |
VinaPhone | Công ty dịch vụ viễn thông Việt Nam (100%) | Điện thoại di động |
Mobifone | Công ty dịch vụ viễn thông Việt Nam (100%) | Điện thoại di động |
Viettel | Bộ Quốc Phòng | Điện thoại di động, điện thoại nội hạt |
S-Fone | Liên doanh: Saigon Postel và SK Telecom | Điện thoại di động |
EVN Telecom | Điện lực Việt Nam (100%) | Điện thoại nội hạt, liên tỉnh và quốc tế, dữ liệu, internet |
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội | Liên doanh: Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội, Hutchison Telecommunicatons International (HTIL) | Điện thoại di động |
Nguồn: BMI |
3.2.2. Công ty thông tin di động Việt Nam (MobiFone)
MobiFone là doanh nghiệp thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), hợp đồng hợp tác phát triển (BCC) giữa VNPT và Comvik. MobiFone là nhà khai thác hiện đang chiếm 35% thị phần về thuê bao và 39% thị phần về doanh thu. Điểm mạnh:
∙ Định vị thương hiệu trẻ trung, năng động và sáng tạo
∙ Chất lượng mạng tương đối ổn định, quảng bá hình ảnh đại lý tốt