Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Hiện nay, còn nhiều vấn đề về lý luận xung quanh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần được làm sáng tỏ. Nhiều vấn đề về đất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam còn chưa được thực sự rõ ràng. Tuy đã có sự thống nhất tương đối hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một trong những bộ phận hợp thành hiệu quả phát triển nông nghiệp nhưng cụ thể hiểu về vấn đề này ra sao, nội hàm như thế nào và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng những chỉ tiêu gì… thì vẫn chưa được nghiên cứu thỏa đáng rõ ràng.
Trên phạm vi quốc gia, việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả và bền vững cũng đang gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc. Ở đồng bằng sông Cửu Long đất nào dành cho trồng lúa và nên dành cho trồng lúa bao nhiêu là vừa, đất nào dành cho trồng cây ăn trái, đất nào dành cho trồng mía, đất nào dành cho nuôi tôm… mới đem lại hiệu quả hoặc như ở vùng Tây Nguyên, dành bao nhiêu diện tích để trồng cây cao su, cây cà phê là hợp lý…. Việc sử dụng hiệu quả khoảng hơn 10 triệu ha đất nông nghiệp đối với Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề tổng thể cần giải quyết nhưng chưa có công trình khoa học, cũng như chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống toàn diện về chủ đề này.
Thực tiễn ở Phú Thọ đang cần nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. GRDP/người đầu người của toàn tỉnh mới chỉ bằng khoảng 78% so mức trung bình của cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 72-73% tổng GRDP của tỉnh (trong khi chỉ số này của cả nước vào khoảng 84%) nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực ven đô và
ven đường giao thông còn tại khu vực nông thôn chưa phát triển. GRDP/người của khu vực nông thôn chỉ bằng khoảng 55% mức trung bình của toàn tỉnh. Vậy làm thế nào để nâng cao GRDP/người của tỉnh trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và đặc biệt là làm thế nào để gia tăng GRDP/người ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm đối với tỉnh Phú Thọ. Song cho tới nay, ở Phú Thọ vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi đó. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dân số sống ở nông thôn chiếm tới khoảng 80% dân số của tỉnh, trong đó có tới khoảng 87- 88% nhân khẩu nông nghiệp. Số dân nông nghiệp sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp (nhưng GRDP nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 28-29% tổng GRDP toàn tỉnh) mà chủ yếu cũng nhờ trồng trọt (giá trị trồng trọt chiếm khoảng 75% sản lượng nông nghiệp). Đời sống của người nông dân cũng đang còn có nhiều khó khăn (còn khoảng 7% người nghèo, cận nghèo là một trong những tỉnh có tỷ lệ người nghèo khá cao trong cả nước). Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình đó là việc sử dụng đất nông nghiệp hiện nay đạt hiệu quả thấp. Điều đó càng thôi thúc phải tìm cách sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp của tỉnh, nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Phú Thọ lại là câu hỏi đang chưa được nghiên cứu làm sáng tỏ. Là người Phú Thọ, tác giả luận án rất quan tâm tới vấn đề này. Nếu nghiên cứu thành công vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ cho tỉnh Phú Thọ mà còn cho các tỉnh miền núi ở phía Bắc và các tỉnh khác trong cả nước. Đồng thời, còn cung cấp tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu phát triển và cho các cơ sở đào tạo bậc đại học về lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Trước tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề “Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CPSX Chi phí sản xuất
CCN Cụm công nghiệp
GO Tổng giá trị sản xuất GTGT Giá trị gia tăng
GTXK Giá trị xuất khẩu
GTSX GTSL
Giá trị sản xuất Giá trị sản lượng
GRDP Tổng sản phẩm nội địa tỉnh GTHHNS Giá trị hàng hóa nông sản KCN Khu công nghiệp HTX Hợp tác xã
HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp NKNN Nhân khẩu nông nghiệp NN Nông nghiệp
NS Năng suất
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài TT Thị trường
TDMN
TDMNBB
Trung du miền núi
Trung du miền núi Bắc Bộ
Tp Thành phố
PCI Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
PAPI Hiệu quả quản trị công và hành chính công SWOT Mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức EU Liên minh Châu Âu
VCCI Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng tới mục tiêu là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ một cách có căn cứ khoa học, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ (hay nội dung) nghiên cứu chủ yếu
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản dưới đây:
(1). Xây dựng cơ sở lý luận và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam.
Để hoàn thành nhiệm vụ đó tác giả luận án sẽ tiến hành tổng quan các công trình khoa học đã công bố và có liên quan đến yêu cầu xây dựng cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một tỉnh trong điều kiện tổng thể của Việt Nam.
(2). Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2011 – 2018 để phát hiện mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
(3). Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ tới năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ, cụ thể là nghiên cứu đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh đặt trong mối quan hệ với hiệu quả phát triển nông nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
a). Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; làm rõ một số vấn đề lý luận như quan niệm, nội hàm của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đồng thời, xác định rõ thực trạng, định hướng sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ; rồi từ đó kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 của tỉnh Phú Thọ.
b). Về mặt thời gian: Hiện trạng nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2018 và dự báo tới năm 2030. Việc dự báo cho giai đoạn 12 năm (2019 -2030) là cần thiết. Vì theo lý thuyết chu kỳ sinh học của các giống cây trồng có thời gian khoảng 7 – 8 năm. Sau 7 – 8 năm nếu không có biện pháp chăm sóc tốt thì các giống cây trồng có thể rơi vào tình trạng thoái hóa. Khi nhập giống tốt cũng phải mất 2-3 năm mới ổn định phát triển. Nếu phát huy tốt sau đó khoảng 5 – 7 năm thì thời gian cũng cần khoảng 10 – 12 năm để phát huy tốt nhất năng suất sinh học có thể đạt được.
c). Về mặt không gian: Địa bàn tỉnh Phú Thọ và vùng phát triển nông nghiệp (có thể đó là vùng chuyên môn hóa và vùng nguyên liệu tập trung).
4. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận án được tác giả thể hiện ở Hình 1. Bắt đầu từ nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, xem xét kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một số nơi có điều kiện tương đồng, rồi tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ để có căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh trong những năm tới. Đây cũng chính là quy trình nghiên cứu đối với luận án.
Nghiên cứu lý
thuyết về hiệu
quả sử dụng đất
NN
Phân tích thực tiễn hiệu quả sử dụng đất NN ở Phú Thọ và tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương khác
Dự báo những vấn đề
đặt ra từ bối cảnh
phát triển kinh tế – xã
hội của Phú Thọ cho
việc sử dụng hiệu
quả đất NN và định
hướng phát triển NN
Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất NN ở Phú Thọ đến năm 2030 (Theo mục tiêu nghiên cứu của luận án)
Nguồn: Tác giả
5. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Tư tưởng xuyên suốt là tiếp cận hệ thống đối với việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với những điểm cơ bản và cụ thể là:
+ Tiếp cận từ lý luận tới thực tiễn: Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận cần thiết rồi căn cứ vào đó để phân tích, xác định rõ thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở một địa phương.
+ Tiếp cận liên ngành liên vùng: Đặt trong mối quan hệ liên ngành liên vùng để nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Một cây trồng có liên quan tới các cây trồng khác, nuôi một con vật có liên quan đến con vật khác; đồng thời nó có thể phát triển ở nhiều xã hay nhiều huyện nên phải xem xét nó trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng.
+ Tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo nguyên lý nhân – quả. Mỗi kết quả có nguyên nhân xác định hay nguyên nhân nào có kết quả đó. Hiệu quả cao hay thấp cũng có nguyên nhân của nó. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp do cách thức sử dụng đất nông nghiệp (cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và cách thức khai thác đất nông nghiệp cũng như do đầu tư phát triển nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp ấy). 5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích hệ thống: Coi đất nông nghiệp cũng như sản xuất nông nghiệp là một hệ thống. Luận án xem đất nông nghiệp là một trong những tư liệu sản xuất nông nghiệp nhưng là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng là một hệ thống. Ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng là một hệ thống phức tạp.
+ Phương pháp phân tích thống kê kết hợp việc sử dụng đồ thị, biểu đồ, bản đồ: Sử dụng để minh họa trong quá trình phân tích: Sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng: phát triển nông nghiệp, biến động đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua để xây dựng số liệu phục vụ phân tích ngoại suy đến năm 2030.
+ Phương pháp so sánh: Sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp qua các năm và trong trường hợp cho phép tiến hành so sánh với tỉnh khác. Khi nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng sẽ được so sánh để xác định thứ tự quan trọng của từng yếu tố.
+ Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để thu thập thêm thông tin và có thêm ý kiến để thẩm định các kết quả nghiên cứu của tác giả.
+ Phương pháp phân tích chính sách: Sử dụng để phân tích tác động của chính sách đã và đang thực hiện cũng như để phân tích lợi hại khi đưa ra chính sách mới. + Phương pháp dự báo: sử dụng để dự báo các định hướng phát triển và khung giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tới năm 2030. + Phương pháp phân tích theo mô hình SWOT: Sử dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Sử dụng phương pháp này tại Chương 4, tác giả đã tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu của Phú Thọ so sánh với một số địa phương khác như Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình về phát triển sản xuất nông nghiệp và từ đó có thêm căn cứ để đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ. + Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng để khảo sát một số vùng chuyên canh, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc để bổ sung thông tin và thẩm định ý tưởng đổi mới cơ cấu và cách thức sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ.
6. Những đóng góp mới của luận án
a). Về mặt lý luận và học thuật: Luận án đã chỉ ra rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ánh qua hiệu quả phát triển nông nghiệp; chỉ ra bản chất của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là giá trị gia tăng nông nghiệp và giá trị nông sản hàng hóa đem lại trên 1 ha đất nông nghiệp trong một năm hoặc trong một số năm. Hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp cấu thành bởi hiệu quả trồng trọt, hiệu quả chăn nuôi và hiệu quả dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời, chỉ rõ 9 yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền các cấp ở tỉnh, cơ cấu sản xuất, cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp, tổ chức sản xuất nông nghiệp) và xác định bộ chỉ
tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng như để phân tích nguyên nhân
của tình trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong điều kiện Việt Nam.
b). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Luận án cung cấp căn cứ khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Phú Thọ trong việc hoạch định chủ trương phát triển nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ (thông qua việc chỉ rõ mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của những thành công và của hạn chế, yếu kém trong việc sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua) và kiến nghị 5 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh này trong thời gian tới. Trong đó, luận án đặc biệt nhấn mạnh giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp, đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với hiện đại hóa và phải phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến (nhất là phát triển các chuỗi giá trị nông sản, các tổ hợp nông – công nghiệp và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…).
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và kinh nghiệm thực tiễn.
Chương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2018.
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ đến năm 2030.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Trong chương này, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề quan trọng về lý luận hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, do đó cần phải hiểu biết rõ về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với hiệu quả phát triển nông nghiệp. Cụ thể, với các vấn đề lớn cần nghiên cứu giải đáp rõ ràng đó là đất nông nghiệp được quan niệm thế nào? Nội hàm của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là gì? Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có quan hệ thế như thế nào với hiệu quả phát triển nông nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp? Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng những chỉ tiêu gì?…. Căn cứ vào yêu cầu đó, tác giả tiến hành tổng quan những nội dung đã được các học giả trong và ngoài nước thực hiện nghiên cứu. Những nội dung nào trong kết quả nghiên cứu của các học giả khác đã thực hiện mà tác giả luận án có thể kế thừa và kế thừa ở một số nội dung liên quan, phù hợp với đề tài. Sau đó xác định những vấn đề chính luận án cần đi sâu nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã thu thập được 90 tài liệu trong và ngoài nước
(trong đó có 11 tài liệu nước ngoài và 13 luận án tiến sĩ) có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án; đồng thời, tập trung tổng quan những vấn đề chính sau: 1. Tổng quan về nông nghiệp và hiệu quả phát triển nông nghiệp 1.1. Nông nghiệp
Đây là vấn đề phải làm rõ để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế, tác giả luận án đã tập trung tìm hiểu về vấn đề này, trong điều kiện thời gian nghiên cứu và tài liệu có được, tác giả đã thu thập được 9 tài liệu (trong đó có 7 tài liệu trong nước và 2 tài liệu nước ngoài) đề cập tới vấn đề này. a). Tài liệu trong nước
Theo tác giả được biết thì ở Việt Nam hiểu về nông nghiệp hiện còn có ý kiến khác nhau. Do đó, tác giả đã tìm hiểu tài liệu để thấy rõ hơn về nhận định này phục vụ việc nghiên cứu của luận án.
Phần lớn các giáo trình về “Kinh tế nông nghiệp” đều đề cập tới khái niệm về “Nông nghiệp”. Theo học giả Vũ Đình Thắng [41], nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế, mang nhiều yêu tố xã hội (liên quan tới nông dân, nông nghiệp, nông thôn); nó là một hệ thống mang đặc tính sinh học – kỹ thuật – kinh tế – xã hội. Theo học giả, hiểu theo nghĩa rộng thì nông nghiệp gồm cả nông nghiệp và lâm nghiêp; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì chỉ có nông nghiệp mà không bao gồm lâm nghiệp. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tác giả luận án thấy rằng, cách nói theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp đã có từ lâu, đến nay cần phải xem xét lại. Tác giả luận án thấy chưa có lý do cụ thể để đặt vấn đề nông nghiệp theo nghĩa rộng và nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp khác hẳn nhau. “Lâm nghiệp” nếu hiểu theo đúng nghĩa của cụm từ này thì “nghiệp” là nghề còn “lâm” là rừng. Do vậy, có thể hiểu lâm nghiệp là nghề rừng và hoạt động lâm nghiệp chủ yếu chỉ diễn ra trên đất rừng. Do đó việc tính toán hiệu quả lâm nghiệp khác xa so với việc tính toán hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Từ quan điểm như vậy, tác giả cho rằng, không thể tồn tại cách hiểu “nông nghiệp theo nghĩa rộng”. Học giảVũ Đình Thắng cho rằng, nông nghiệp có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp “đầu vào” cho công nghiệp (với tư cách là nguyên liệu), cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông nghiệp gắn liền với nông thôn nên phát triển nông nghiệp không tách rời phát triển nông thôn, cũng như nông dân không tách rời nông thôn và nông nghiệp. Tác giả luận án tán đồng với quan điểm này. Khi nói khu vực sản xuất nông nghiệp là hàm ý nói tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn với người nông dân. Khi ấy nếu khu vực sản xuất nông nghiệp do cơ giới hóa mà có lao động dư ra và sẽ chuyển sang làm việc ở khu vực công nghiệp, dịch vụ và đô thị.
Học giả Nguyễn Minh Châu [6] coi nông nghiệp như là một hệ thống sản xuất chuyên ngành, bao gồm một số phân ngành cụ thể mà mỗi phân ngành lại là một hệ thống nhỏ trong đó như hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi. Trong lĩnh vực trồng trọt học giả có đề cập đến hệ thống canh tác cây trồng.
Một người nghiên cứu nhiều tới hệ thông nông nghiệp là học giả Phạm Chí Thành [39], theo học giả này khi nói đến phát triển nông nghiệp là nói tới các hệ thống nông
nghiệp. Đó là hệ thống có thứ bậc được lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp bao gồm các yếu tố sinh thái, kinh tế và con người, không gian, có quan hệ mật thiết với hệ sinh thái nông nghiệp.
Biểu 1.1: Đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên và của hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái tự nhiên | Hệ sinh thái nông nghiệp |
– Mục đích chủ yếu là cân bằng sự sống – Hiện hữu của chu trình vật chất khép kín – Có thể bị tổn thương và có khả năng phục hồi – Đa dạng và phức tap về cấu trúc thành phần – Ôn định lâu dài | – Mục đích đáp ứng nhu cầu con người và do con người cải hóa tự nhiên – Chu trình vật chất mở – Cấu trúc đơn giản và ổn định theo chu kỳ – Kém ổn định hơn và cũng có thể bị tổn thương nếu canh tác tự phát và truyền thống |
Nguồn: Phạm Chí Thành [39]
Luật bảo về môi trường của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [36] đã chỉ rõ yêu cầu phát triển thân thiện với môi trường đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Luật này chỉ rõ, ở Việt Nam cần hướng tới nền nông nghiệp sạch (hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học để không gây tác động xấu đến môi trường sống). Vấn đề quan trọng theo tác giả luận án là điều kiện gì để nông dân nước ta thực hiện được phương châm phát triển sản xuất nông nghiệp sạch. Dân trí và lương tâm nghề nghiệp của người sản xuất quyết định lớn đến sản xuất thân thiện với môi trường và vì cộng đồng.
Nếu chỉ vì lợi nhuận thì dễ dàng bỏ qua các yêu cầu sản xuất thân thiện với môi trường. Biểu số 53 trong Niên giám thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ [8] diễn đạt về giá trịsản lượng và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp (bằng tổng giá trịsản lượng nông nghiệp trừ đi tổng chi phí trung gian) có ghi:
Tổng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, trong đó chia theo ngành sản phẩm: + Trồng trọt
+ Chăn nuôi
+ Dịch vụ nông nghiệp
Như vậy, theo Cục thống kê Phú Thọ ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quốc dân. Nó bao gồm ba phân ngành là trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
Như tổng quan ở trên thì đa phần các học giả cho rằng, nông nghiệp là một hệ thống kinh tế, là một trong những ngành chủ yếu của hệ thống kinh tế quốc dân (hay của nền kinh tế). Nông nghiệp là một hệ thống các hoạt động kinh tế gồm có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Cách hiểu như thế là phù hợp cả về mặt khoa học và cả về mặt thực tiễn. Những người làm nông nghiệp được gọi là nông dân, còn những người làm lâm nghiệp được gọi là cư dân lâm nghiệp.
Ai là người có vai trò làm cho nông nghiệp phát triển có hiệu quả? Học giả Ngô Doãn Vịnh [55], cho rằng, khi xem xét hiện đại hóa cần phân tích nền kinh tế theo hai nhóm ngành: nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp và dịch vụ). Hai ngành này phải phát triển hài hòa, nhịp nhàng với nhau mới đảm bảo để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Học giả này cho biết, nông nghiệp trước hết là một ngành do người nông dân quyết định mà người nông dân thì thường gắn liền với sự “chậm chạp, tự do và tự phát, ngại liên kết và mở mang” nên muốn hiện đại hóa nông nghiệp và làm cho sản xuất nông nghiệp có khả năng tham gia toàn cầu hóa thì Nhà nước phải có biện pháp cụ thể, thiết thực để quốc gia có được đội ngũ nông dân công nghiệp và hành động với trí tuệ cao.
b). Tài liệu nước ngoài
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thấy có một số tài liệu đề cập vấn đề nông nghiệp. Một số học giả Boris E. Bravo Ureta and Antnio E. Pinheiro [87] phân tích hiệu quả đất nông nghiệp ở các nước đang phát triển rất nhấn mạnh tới vấn đề phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa. Theo họ người nông dân phải có hiểu biết về lợi ích đem lại từ toàn cầu hóa cũng như phải hiểu rõ những thách thức đặt ra từ toàn cầu hóa. Từ đó họ nhấn mạnh rằng, người nông dân phải được đào tạo một cách bài bản để có thể tạo ra những nông sản có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở những quốc gia có công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga…
Các học giả Benin, Samuel Place, Frank Nkonya, Ephraim M.Pender, John L (2006) cùng nhau nghiên cứu thị trường đất đai nói chung và thị trường đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp đã coi trọng vấn đề giá trị hóa tài nguyên đất [88]. Các học giả trên cho rằng đất sử dụng để tạo ra nông sản (sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm trồng trọt) là đất nông nghiệp, cách hiểu này giống với nhiều học giả ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề giá trị hóa đất nông nghiệp thì chưa phải là hiệu quả sử dụng đất. Bởi vì, giá trị hóa đất nông nghiệp chỉ là xác định giá trị đất nông nghiệp mà thôi, ví dụ như đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng hay ở vùng miền núi có giá trị bao nhiêu một ha. Hay ngay ở
vùng đồng bằng thì đất để trồng rau tại vùng ven các thành phố có trị giá bao nhiêu 1 ha hoặc giá đất trồng lúa ở các tỉnh vùng đồng bằng có giá trị bao nhiêu…. Khi nói hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là mang hàm ý giá trị tạo ra trên diện tích đất nông nghiệp so chi phí bỏ ra để sản xuát trên diện tích đất nông nghiệp đó.
Wang X.B, Glauben T. [92], khi nghiên cứu về thị trường thuê đất và hiệu quả của các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông thôn Trung Quốc đã cho rằng, đất sử dụng để làm ra nông sản được coi là đất nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng loại đất này chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp được làm ra trên diện tích ấy. Họ đã đúng khi cho rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng phụ thuộc vào giá trị mỗi loại đất cũng như giá trị cho thuê mỗi loại đất cụ thể. Thường giá trị đất nông nghiệp
mà cao thì về nguyên tắc sẽ cho hiệu quả sử dụng cao hơn so với đất có giá trị thấp hơn (nếu có cùng chi phí hay các điều kiện sử dụng).
1.2. Hiệu quả phát triển nông nghiệp
Nhiều học giả cho rằng, nhìn từ góc độ lý thuyết, hiệu quả phát triển nông nghiệp thể hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Do đó tìm hiểu rõ về hiệu quả phát triển nông nghiệp để đi đến làm rõ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là cách tiếp cận hợp lý và rất cần thiết.
Đã có 20 tài liệu (trong đó có 18 tài liệu trong nước và 2 tài liệu nước ngoài) đề cập tới vấn đề này.
a). Tài liệu trong nước
Học giả Bùi Nữ Hoàng Anh [1] là một trường hợp hiếm hoi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Yên Bái. Tác giả luận án kỳ vọng rất nhiều vào công trình khoa học này nhưng tìm hiểu kỹ thì công trình chỉ đề cập khía cạnh hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt và cũng chỉ xem xét ở khía cạnh kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt đối với một số cây trồng và dừng lại ở việc phân tích năng suất cây trồng trên mỗi ha đất được sử dụng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh những cây trồng đó (xem biểu 1.2). Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp học giả này chỉ nhắc tới các yếu tố tự nhiên như thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước mà chưa xem xét tới các yếu tố quan trọng khác như thị trường, công nghệ, ý thức, trí tuệ người sản xuất và vai trò của nhà nước. Đó là điều tác giả luận án rất tiếc và càng thôi thúc phải nghiên cứu đầy đủ hơn, đúng đắn hơn về vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
Biểu 1.2: Một số chỉ tiêu hiệu quả đối với sản xuất kinh doanh cây bưởi và cây chè của hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm | Cây bưởi | Cây chè | ||
Doanh thu | Chi phí | Doanh thu | Chi phí | |
2005 | 29,0 | 8,2 | 52,9 | 14,7 |
2010 | 42,7 | 18,5 | 64,0 | 16,0 |
2014 | 47,2 | 20,7 | 67 | 19,5 |
So sánh 2014 với 2005, lần | 1,6 | 2,5 | 1,3 | 1,3 |
Nguồn: Bùi Nữ Hoàng Anh [1]
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, học giả Bùi Nữ Hoàng Anh không nhắc tới vai trò của nhà nông và những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như tuy có đề cập tới vấn đề sở hữu đất nông nghiệp và chính sách về đất nông nghiệp của Nhà nước nhưng cũng chưa làm nổi bật yếu tố Nhà nước và quản lý nhà nước. Đồng thời, chưa nhắc đến yếu tố công nghiệp chế biến và phân phối tiêu thụ nông sản đối với hiệu quả phát triển nông nghiệp ở một địa phương của nước ta. Trong khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh hai cây bưởi và cây chè
ở Yên Bái học giả Bùi Nữ Hoàng Anh chỉ ra rằng, đối với cây bưởi hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm vì doanh thu từ 2005- 2014 chỉ tăng gấp 1,6 lần nhưng chi phí lại tăng gấp 2,5 lần (năm 2014 chi phí chiếm khoảng 44% doanh thu). Còn đối với cây chè doanh thu và chi phí trong thời gian từ 2005 – 2014 tăng gấp khoảng 1,3 lần và chi phí năm 2014 chiếm khoảng 29% doanh thu. Học giả này cho biết sản xuất kinh doanh chè ở
Yên Bái tốt hơn so với cây bưởi. Tác giả luận án cho rằng, cách đặt vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh để nói lên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như vậy là chưa phù hợp và chưa thỏa đáng. Vì đây là kết quả sản xuất kinh doanh theo hộ chứ chưa phải là theo diện tích trồng trọt.
Học giả Trần Thanh Bình [3] cho rằng, ở Việt Nam khi quyết định trồng cây gì phải trên cơ sở tính toán hiệu quả và phụ thuộc vào điều kiện từng vùng lãnh thổ. Nói cách khác, hiệu quả phát triển nông nghiệp dựa trên hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp và rất nhiều yếu tố khác nữa. Tiết kiệm đất nông nghiệp cũng đồng nghĩa với phát triển nông nghiệp có hiệu quả, như thế mang nhiều tính nguyên tắc. Học giả này cũng không nói cụ thể quan niệm thế nào về hiệu quả phát triển nông nghiệp và cũng chưa nói tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có nội hàm ra sao cũng như tính toán bằng chỉ tiêu nào?
Học giả Nguyễn Minh Châu [6] trong cuốn giáo trình “Kinh tế nông nghiệp đại cương” coi nông nghiệp như là một hệ thống sản xuất với nhiều hệ thống nông nghiệp chuyên ngành. Ví dụ hệ thống trồng trọt và hệ thống chăn nuôi. Trong lĩnh vực trồng trọt học giả này đề cập đến hệ thống canh tác lúa, mía đường, dừa, dứa và hệ thống chăn nuôi lợn, chăn nuôi vịt, nuôi cá tra… ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Chẳng hạn, ở
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hệ thống canh tác: hai lúa – màu; lúa – cá; lúa – tôm nước ngọt; lúa – tôm sú… Theo học giả này, hiệu quả của những hệ thống sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất. Các hệ thống nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với sản xuất nông nghiệp riêng rẽ, phân tán.
Học giả Ngô Doãn Vịnh, khi bàn về chất lượng phát triển (trong tác phẩm Đầu tư phát triển [56] và Bàn về phát triển kinh tế [55]) đã đề cập hệ thống chỉ tiêu phân tích chất lượng phát triển (gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và phát triển bền vững). Trong đó có: năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn đầu tư, hiệu suất sử dụng tài nguyên
(đối với nông nghiệp thì đó là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp), tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ người nghèo. Một điểm tác giả luận án rất tâm đắc là, quan điểm coi hiệu quả phát triển là điều quyết định sự phát triển bền vững. Tuy học giả này không trực tiếp nói đến hiệu quả phát triển nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng ông cho rằng, hiệu quả sử dụng tài nguyên, trong đó có tài nguyên đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả phát triển chung của nền kinh tế, tức là hiệu quả sử dụng tài nguyên là một trong những bộ phận phản ánh hiệu quả phát triển. Theo tác giả luận án, đây là quan điểm đúng mà tác giả luận án có thể kế thừa.
Học giả Bùi Tất Thắng [40], khi bàn về phát triển nhanh và bền vững đã đề cập quan hệ giữa vấn đề hiệu quả và vấn đề bền vững. Theo ông tất cả các ngành trước hết phải phát triển có hiệu quả thì nền kinh tế mới phát triển có hiệu quả. Theo đó ông bàn nhiều tới các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường của hiệu quả phát triển. Học giả này tuy không trực tiếp đề cập vấn đề hiệu quả phát triển nông nghiệp hoặc hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng cũng đã nhắc tới hiệu quả sử dụng tài nguyên ở Việt Nam. Tác giả luận án tán đồng nhiều điểm của học giả này.
Trong cuốn “Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển” học giả Ngô Doãn Vịnh [57] đã cho biết, hiệu quả kinh tế là tương quan giữa kết quả và chi phí của hoạt động kinh tế; nó biểu hiện cả bằng số tuyệt đối và cả bằng số tương đối. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào (như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, lao động, tài nguyên thiên nhiên… ) là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia hay của mỗi địa phương. Theo đó, khi có hiệu quả kinh tế, sẽ có tiền để giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục ô nhiễm môi trường. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả chung của sự phát triển kinh tế quốc dân. Đây là ý tưởng mà tác giả luận án tâm đắc và sẽ vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Thọ.
Trong Kỷ yếu khoa học của Viện Việt Nam học [50], có đề cập tới triết lý hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia và nhấn mạnh rằng, trong xu thế gia tăng dự trữ tài nguyên thì việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao là vấn đề quan trọng và nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là
quốc gia không phong phú về tài nguyên thiên nhiên so với nhiều cường quốc giàu tài nguyên thiên nhiên như Nga, Trung Quốc… (nhất là tài nguyên đất) nên việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên phản ánh hiệu quả sử dụng chúng. Tuy Viện này đề cập nhiều đến tiết kiệm và hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhưng họ chưa trình bày một cách cụ thể về hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên có nội hàm là gì, có bao nhiêu chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ “Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện cả về nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân [3] nhưng chưa nhắc tới một cách cụ thể về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và chưa đề cập một cách rõ ràng về nội dung hiệu quả phát triển nông nghiệp.
Trong Kỷ yếu khoa học của Hội thảo toàn quốc về “Phát triển bền vững” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [4] đã chỉ ra rằng, muốn phát triển bền vững thì trước hết phải phát triển có hiệu quả. Ở hội thảo này, nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu quả và bền vững là hai thành tố quan trọng của mục đích phát triển mà Việt Nam hướng tới. Tác giả luận án tán thành với quan điểm như vậy, tuy nhiên vì mới chỉ nêu vấn đề có tính nguyên lý nên chưa thể rút ra được những điểm cụ thể và cần thiết cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của luận án.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội [51] cho rằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng giá trị cao, bền vững và kinh tế xanh là hướng cần thiết đối với việc phát triển nông nghiệp ngoại thành trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội lấy yếu tố thị trường và yếu tố công nghệ làm nền
tảng để sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp và để thịnh vượng kinh tế nông thôn, đây là tư tưởng tiến bộ và luận án rất coi trọng. Tiểu vùng trung du miền núi thuộc các huyện Ba Vì, Sơn Tây, Quốc Oai, Đông Anh… người dân đã phát triển mạnh chăn nuôi bò sữa, trồng hoa và trồng các loại rau cao cấp phục vụ đô thị và du khách tới Hà Nội du lịch.
Chính việc chuyển hướng này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp truyền thống trước đây.
Học giả Đàm Văn Vinh [54], bàn về hiệu quả của một số hệ thống hay mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên đã sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha và chỉ tiêu thu nhập thuần (Giá trị sản xuất trừ đi chi phí sản xuất) để xem xét hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp. Tác giả luận án thấy rằng, trong tất cả các chỉ tiêu mà học giả này sử dụng, có chỉ tiêu “Thu nhập thuần” phản ánh đúng bản chất của hiệu quả phát triển nông nghiệp. Còn các chỉ tiêu khác đều không phản ánh hay chưa trực tiếp phản ánh hiệu quả phát triển nông nghiệp.
Biểu 1.3: Hiệu quả phát triển một số mô hìnhnông lâm kết hợp ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu hiệu quả | Mô hình 1 | Mô hình 2 | Mô hình 3 | Mô hình 4 | Mô hình 5 |
GTSX/ha, 1000 đ | 14.920 | 12.819 | 11.564 | 16.569 | 18.393 |
GTSX/CPSX, lần | 4,21 | 3,42 | 3,10 | 4,04 | 3,42 |
CPSX/ha, 1000 đ | 3,544 | 3.748 | 3.730 | 4.100 | 5.385 |
Thu nhập thuần, 1000 đ | 11,376 | 9.071 | 7.834 | 12.469 | 13.008 |
Nguồn: Đàm Văn Vinh [54]
Ghi chú ở biểu 1.3: Mô hình 1: Bạch đàn- dứa- cá- bò; Mô hình 2: Rừng tự nhiên cây ăn quả – cá – gà vịt; Mô hình 3: Keo – vải – nhãn – cá – lợn; Mô hình 4: Mỡ – na- cá – dê; Mô hình 5: Chè – rừng
Các chuyên gia kinh tế ở Ninh Bình đưa ra mô hình tính toán hiệu quả kinh tế đối với sản xuất nông nghiệp và nhìn chung mô hình này vẫn dựa trên nguyên tắc tính toán chi phí và kết quả [67]. Tinh thần cơ bản của mô hình tính toán được thể hiện cụ thể tính toán hiệu quả theo hai bước:
*Bước 1: Tính toán chỉ tiêu kết quả và chi phí. Bước này họ tính các chỉ tiêu: i). Tính toán tổng giá trị sản xuất thu được (GO); ii). Tính toán thu nhập thuần; *Bước 2: Tính toán chỉ tiêu hiệu quả. Bước này họ tính các chỉ tiêu: i). Tính toán giá trị gia tăng (VA); ii). Tính toán hiệu suất đồng vốn (HS) và iii). Tính toán lợi nhuận (Pr): Pr = GO – TC; sau đó tính toán chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế. Cách tính của các chuyên gia kinh tế Ninh Bình chỉ phù hợp khi tính hiệu quả cho từng loại sản phẩm chứ khó sử dụng cho việc tính hiệu quảchung cho cả ngành nông nghiệp.
Học giả Phạm Thị Mỹ Dung [14], trong cuốn “Phân tích kinh tế nông nghiệp” và học giả Vũ Đình Thắng [40] trong cuốn giáo trình “Kinh tế nông nghiệp” đã sử dụng hàm sản xuất, với các yếu tố sản xuất để xác định hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Hai học giả này cho rằng, sản lượng nông sản phụ thuộc vào chính các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, diện tích đất canh tác, lao động, phân bón, hạt giống… Cách đặt vấn đề này nhìn đại thể thì dễ chấp thuận nhưng xem xét kỹ thì yếu tố thị trường và công nghệ chưa được họ tính tới. Phải chăng đó là vấn đề cần đi sâu là các nhà khoa học của trường Đại học Thái Nguyên “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện biến động giá đầu vào” đã sử dụng thuật toán phân tích kết quả – chi phí để đánh giá hiệu quả sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên [78]. Thuật toán có nội dung cụ thể như sau:
* Chỉ tiêu phản ánh kết quả: GO – Tổng giá trị sản xuất; MI – Thu nhập hỗn hợp; IC – Chí phí trung gian; GM – Thu nhập biên hay còn gọi là lãi gộp. Đây được coi là mục tiêu quan trọng nhất của hộ và GV: Giá trị sản phẩm hàng hoá.
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả: Tỷ suất hàng hóa; Năng suất lao động; Hiệu quả sử dụng đất; Hiệu quả sử dụng vốn; Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của hộ trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.
Tác giả luận án cho rằng, vẫn là cách tiếp cận từ kết quả và chi phí. Trong hệ thống chỉ tiêu các nhà khoa học của Trường Đại học Thái Nguyên đề xuất có một số chỉ tiêu có thể ứng dụng cho việc đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng như tỷ suất hàng hóa, năng suất lao động để
phản ánh hiệu quả của mỗi ha. Cách tiếp cận như vậy phù hợp hơn cho một sản phẩm nông nghiệp và đối với một đơn vị sản xuất cụ thể. Đối với cả ngành nông nghiệp khó tính toán được thu nhập biên, chi phí thực tế trên mỗi ha.
Học giả Trần Văn Chử [11] cho rằng, hiệu quả phát triển kinh tế là tiêu chí hàng đầu và cũng là mục đích hướng tới trong quá trình phát triển đất nước hay đối với phát triển của mỗi địa phương. Ông cho biết hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào mà hàm sản xuất Domar – Harrod đã đề cập là quan trọng đặc biệt. Tiết kiệm các yếu tố đầu vào đã là nhân tố đóng góp cho hiệu quả phát triển rồi. Trong quan điểm của học giả này có
vấn đề quan trọng là đất được coi là một trong những yếu tố đầu vào mang ý nghĩa quyết định, mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra trên đất. Đây cũng là quan điểm khá hay, tác giả luận án cho rằng khi chuyển đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác phải coi trọng yêu cầu tiết kiệm. Hiện nay ở nước ta hầu hết tại các khu công nghiệp người ta xây dựng nhà xưởng chỉ có một tầng (trong khi đối với nhiều lĩnh vực có thể xây dựng nhà xưởng cao tầng) dẫn tới tốn nhiều diện tích và chắc chắn việc sử dụng đất nông nghiệp như thế sẽ có hiệu quả không cao.
Học giả Phạm Sỹ Cường [13] cũng phân tích hiệu quả sử dụng đất trồng cam ở huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An với kiểu hạch toán chi phí và kết quả. Tuy nhiên ông có đề cập tới tuổi đời của chu kỳ sống của nông sản và theo đó ông nói chu kỳ sống của sản phẩm nông sản càng lâu thì hiệu quả càng lớn. Cũng theo ông việc cải tạo giống hay duy trì chất lượng giống cam có ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả trồng cam của người nông dân.
Khi bàn về tăng trưởng kinh tế bền vững học giả Đào Duy Huân [14] lại nhấn mạnh một điểm mà tác giả luận án đồng tình là đối với Việt Nam việc phát triển bền vững phải tính tới yêu cầu cải thiện đời sống của khoảng 70% dân số sống ở nông thôn mà cuộc sống của những người này phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Tuy ông không trực tiếp nói đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng tác giả luận án hiểu ý học giả muốn nói tới vấn đề hiệu quả phát triển nông nghiệp mà đã nói đến hiệu quả phát triển
nông nghiệp thì không thể không nói tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. b). Tài liệu ngoài nước
Trong khi đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, học giả Mellor J.W.[91] lại lấy năng suất ruộng đất để phân tích hiệu quả trồng trọt. Ông khuyến cáo rằng, trong bối cảnh khan hiếm quỹ đất, các quốc gia phải nghĩ tới phát triển nông nghiệp theo chiều cao không gian thì mới hy vọng sử dụng đất nông nghiệp có được hiệu quả.
Học giả Serey Mardy [59] trong công trình luận án tiến sĩ nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở tỉnh Svay Riêng, Camphuchia đã sử dụng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất đai để phân tích hiệu quả phát triển nông nghiệp. Học giả này đánh đồng hiệu quả sử dụng đất đai với hiệu quả phát triển nông nghiệp. Tác giả luận án cho rằng, chỉ nên hiểu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ánh thông qua hiệu quả phát triển nông nghiệp.
2. Tổng quan về đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.1.Về đất nông nghiệp
Thực tế chỉ ra rằng, cho đến nay ở Việt Nam còn có ý kiến khác nhau về đất nông nghiệp nên tác giả luận án muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này để lựa chọn nội dung có thể kế thừa trong luận án của mình.
Về vấn đề đất nông nghiệp, trong điều kiện nghiên cứu có thể tác giả tìm thấy có 13 tài liệu (trong đó có 10 tài liệu trong nước và 3 tài liệu nước ngoài) đã đề cập. a). Công trình trong nước
Học giả Vũ Đình Thắng [41] cho rằng, đất nông nghiệp là một trong những tài nguyên thiên nhiên, là tiền đề đầu tiên của quá trình sản xuất nông nghiệp, nó có trước và tồn tại ngoài ý muốn con người. Đối với nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất của người nông dân. Quá trình con người tác động vào đất nông nghiệp để tạo ra nông sản thỏa mãn nhu cầu ăn uống của mình thì họ có thể bồi dưỡng độ màu mỡ cho đất hoặc bóc lột đất, làm cho đất thoái hóa, trở nên bạc màu hoặc trở thành sa mạc hóa. Đất nông nghiệp đã được con người cải tạo, bồi dưỡng thành đất thuộc qua quá trình thời gian dài. Vì thế, bảo tồn đất nông nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng và có thể xem như vấn đề sống còn của nông dân. Học giả còn nhấn mạnh các đặc điểm của đất nông nghiệp, đó
là:
– Độ phì nhiêu không phải sẵn có mà con người phải cần tới rất nhiều năm mới đạt được. Vì thế, đất nông nghiệp khi được lấy để sử dụng cho các mục đích phi nông nghệp phải tính hết cái lợi, cái hại nhiều mặt chứ không chỉ coi trọng mặt kinh tế.
– Đất nông nghiệp vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động, nếu xét theo mặt tự nhiên thì đất nông nghiệp là sản phẩm của tự nhiên. Nó tồn tại ngoài ý muốn con người. Do vậy độ phì nhiêu của đất ở mỗi địa phương có sự khác nhau. Đất nông nghiệp gần đô thị và gần đường giao thông có giá trị chênh lệch lớn so đất nông nghiệp ở những nơi xa xôi hẻo lánh, không có đường giao thông và cũng chẳng gần đô thị. Vì thế, khi giao thông phát triển sẽ góp phần gia tăng giá trị của đất nhờ giá trị địa tô tăng. Con người nghĩ ra nhiều phương pháp để gia tăng giá trị của đất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng cách thức canh tác tiên tiến, công nghệ hiện đại để mong thu được nhiều sản phẩm và giá trị hơn trên mỗi ha đất nông nghiệp. Luận điểm này chính là đề cập tới việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp.
– Tác giả cũng nhấn mạnh rằng đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian nhưng khả năng sinh lợi thì không bị giới hạn bởi yếu tố không gian địa lý, đây cũng là quan điểm hay phù hợp thực tiễn. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa tác giả luận án rất tâm đắc với quan điểm này. Thực tế Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang nhiều quốc gia từ Châu Âu sang châu Á, châu Mỹ, châu Úc… Tức là khi xem xét giá trị của đất nông nghiệp phải tính tới yếu tố toàn cầu hóa. Phát huy yếu tố toàn cầu hóa để gia tăng giá trị của đất nông nghiệp là vấn đề quan trọng, có tính chìa khóa để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở nước ta.
Học giả Ngô Doãn Vịnh [58] trong cuốn “Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh, bền vững ở Việt Nam đến 2020” đã cho rằng, tài nguyên đất là một nguồn lực phát triển quan trọng; nó gắn liền với con người, lịch sử phát triển, tập quán sản xuất và tiêu dùng của con người nên nó mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông nhấn mạnh ý nghĩa xã hội song song với ý nghĩa kinh tế để đi đến một ý tưởng lý thú là khi quyết định sử dụng đất đai cho mục đích gì cũng phải đặc biệt chú ý tới yếu tố xã hội. Trong quá trình phát triển sở hữu đất nông nghiệp là vấn đề có tính kinh tế – chính trị – xã hội sâu sắc. Tác giả luận án đồng tình với quan điểm này và thấy rằng, hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho người sản xuất nông nghiệp mà còn cho cả xã hội. Khi quyết định sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác phải chú ý hài hòa lợi ích cho số đông những người có liên quan. Ông cho biết, tài nguyên đất có tính nhạy cảm và dễ chuyển hóa nên chính sách sử dụng đất nông nghiệp phải hướng tới hài hòa lợi ích, trong đó lợi ích của người nông dân phải được đảm bảo. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không thể chỉ được quyết định bởi các quyết định hành chính mà phải được sự ủng hộ của người dân.
Cả học giả Ngô Doãn Vịnh [58] vàVũ Đình Thắng [41] đồng quan điểm với Trung tâm thông tin tư liệu Khoa học quốc gia [46] cho rằng, đất nông nghiệp là tài nguyên hữu hạn nhưng liên quan tới cuộc sống của mọi người. Nhân loại luôn quan tâm tới an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm. Nông sản sạch trở thành yêu cầu sống còn của nhân loại. Sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả nhưng phải bền vững cũng là yêu cầu cấp bách.
Trong ba ấn phẩm “Bàn về phát triển kinh tế”, “Đầu tư phát triển” và “Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển”, học giả Ngô Doãn Vịnh [55], [56], [57] đã đề cập tới vấn đề hiệu quả kinh tế và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ông nhấn mạnh rằng, muốn phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững thì việc đầu tiên cần làm là khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên với tư cách là loại nguồn lực phát triển quan trọng (khi chúng được khai thác, sử dụng). Bản thân việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả đã là tiền đề để phát triển kinh tế có hiệu quả. Ông cho rằng, năng suất lao động và hiệu suất sử dụng tài nguyên là yếu tố quyết định phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam là quốc gia đông dân, đất nông nghiệp không nhiều (năm 2018 bình quân đầu người chỉ có khoảng 1.100 m2) nên phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả số đất nông nghiệp có được. Nên cân nhắc kỹ khi lấy đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Tác giả luận án đồng tình với quan điểm của học giả Ngô Doãn Vịnh.
Học giả Lê Văn Khoa [20] nhấn mạnh ý nghĩa môi trường trong quá trình sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp. Ông cho rằng nếu vì mục đích thu được hiệu quả kinh tế mà hy sinh lợi ích về môi trường thì cũng không đem lại hiệu quả đích thực. Việc bón phân hóa học hay việc lạm dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây ra tình trạng ô nhiễm đất và
khi đã ô nhiễm đất thì dẫn tới ô nhiễm môi trường nước là không tránh khỏi, tác giả luận án tán đồng với quan điểm này.
Trong ấn phẩm “Sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên” học giả Nguyễn Đình Bồng [5] lại nhấn mạnh yêu cầu tái tạo tài nguyên thiên nhiên mà trong đó có tài nguyên đất. Ông cho rằng, đất nông nghiệp thuộc loại tài nguyên hữu hạn, cải tạo độ phì nhiêu của đất nông nghiệp và sử dụng tiết kiệm là yêu cầu quan trọng trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam.
Hai học giả Đỗ Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu [42] cho biết người nông dân A Lưới rất coi trọng đất nông nghiệp nhưng do nhiều nguyên nhân mà việc sử dụng đất ở đây chưa chú ý bồi dưỡng đất, họ quảng canh là chính và việc đó cũng đồng nghĩa với lãng phí tài nguyên đất ở huyện A Lưới. Đây là quan điểm hợp lý, rất có giá trị tham khảo.
b). Tài liệunước ngoài
Tác giả luận án thu thập được một số tài liệu về vấn đề đất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số học giả đề cập tới vấn đề đất nông nghiệp và họ đưa ra những ý tưởng khá đặc biệt.
Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) [70] cho rằng, đất nông nghiệp được chia thành các loại sau đây:
+ Đất trồng cây hàng năm (hay còn gọi là đất canh tác), ví dụ như đất trồng ngũ cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu… Thuộc loại hình này FAO cho rằng nó gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa). + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm
+ Đất trồng cây ăn quả.
+ Đất đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Đất nông nghiệp là một trong những bộ phận cấu thành lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào. Ngoài đất nông nghiệp còn có các diện tích đất đai không sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như đất rừng, núi, và các vùng nước nội địa, đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp. Hiện nay, đất nông nghiệp chiếm khoảng 38% diện tích đất của thế
giới, trong đó diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng hơn một phần ba diện tích đất nông nghiệp (tương đương 11% diện tích đất đai của toàn thế giới). Các học giả Benin, Samuel Place, Frank Nkonya, Ephraim M.Pender, John L [88]; Dent, David & Anthony Young [89] và Wang X.B, Glauben T. [92]cho rằng, đất nông nghiệp là đất được con người sử dụng để sản xuất ra nông sản thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và được sở hữu trực tiếp bởi người nông dân. Người nông dân khi được nhà nước giao quyền sử dụng thì họ toàn quyền đối với mảnh đất của họ. Đất nông nghiệp ở các nước Châu Phi có vai trò to lớn đối với phần lớn dân số song ở đây đang có vấn đề mua bán đất nông nghiệp làm xuất hiện nhiều vấn đề xã hội [75]. Giới đầu cơ Mỹ, Châu Âu, thậm chí cả các quỹ hưu trí Mỹ đang ồ ạt mua hoặc thuê hàng triệu ha đất nông nghiệp tại các quốc gia Ethiopia, Mali, Mozambique, Sierra Leone, Sudan, Tanzania và Zambia. Thương vụ lớn nhất thuộc về một tập đoàn là Nile Trading & Development (ở Texas, Mỹ) thuê 400.000 ha ở tỉnh Equatoria (Mozambique) trong 49 năm với giá chỉ 25.000 USD và có quyền khai thác mọi tài nguyên trên diện tích đất này, kể cả dầu khí và gỗ.
Trung Quốc thuê đất nông nghiệp của Úc, Nga, Nam Mỹ, Châu Đại Dương và đã mua hàng triệu ha đất nông nghiệp của một số quốc gia châu Phi [76]. Ở các nước Phương Tây, người nông dân tự hợp tác với nhau để tổ chức sản xuất nông nghiệp, Các hộ nông dân hình thành nên các nông trang để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Họ chú ý phát triển bền vững, tuy nhiên ngay như nông dân ở Pháp cũng gặp khó khi khủng hoảng tài chính toàn cầu hay khi các quốc gia xung đột về chính trị phá bỏ hợp đồng mua bán nông sản. Ở Mỹ do hạn hán mà hàng vạn ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang, trong điều kiện biến đổi khí hậu giá trị của đất nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi. Như vậy đất nông nghiệp không chỉ gắn bó chặt chẽ với vị trí địa lý, tập quán sản xuất, tập quán tiêu dùng như một số học giả đề cập nhưng ngày nay nó còn chịu sử ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu.
2.2. Về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trong quá trình phát triển nông nghiệp nói chung và trong việc sử dụng đất nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam đang còn có những vấn đề chưa rõ. Việc đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta đang đối mặt với nhiều lúng túng. Do đó, tác giả luận án đã dành công sức để tìm hiểu về vấn đề này.
Đã có 22 tài liệu đề câp tới vấn đề này (trong đó 13 tài liệu trong nước và 9 tài liệu nước ngoài).
a).Tài liệu trong nước
Hai học giả Phạm Vân Đình, Quyền Đình Hà [18], qua công trình đánh giá kinh tế đất ở một số địa phương ở nước ta cho biết cần chú ý yếu tố địa tô và độ phì nhiêu của đất nông nghiệp. Hai học giả này nghiên cứu giá trị kinh tế của nhiều loại đất trên cơ sở thực tế trồng trọt ở các địa phương của nước ta. Họ cho biết, giá trị kinh tế của đất nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố vị trí đất, độ màu mỡ của đất và sự phù hợp của đất nếu sử dụng cho trồng trọt để cung cấp sản phẩm nông sản đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Đất sản xuất rau xanh bao giờ cũng đem lại nhiều giá trị và việc làm hơn là đất trồng lúa. Đất nông nghiệp gần thành phố, ven các con sông có nhiều phù sa thường được sử dụng để trồng rau thực phẩm. Những nơi nước mặn trồng cói đem lại hiệu quả
cao hơn trồng lúa. Một số diện tích nước lợ người nông dân phát triển nuôi thủy sản nước lợ đem lại hiệu quả khá cao. Nói cách khác, đất nào thì phát triển sản phẩm đó mà không thể phát triển tùy tiện. Việc sử dụng đất nông nghiệp hợp lý sẽ có cơ hội mang lại hiệu quả hơn.
Học giả Đinh Duy Khánh, Đoàn Công Quỳ [19], Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình [21] nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đối với việc phát triển nông nghiệp. Họ cho rằng, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu khách quan. Đối với các học giả này, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được giới hạn trong lĩnh vực dùng đất nông nghiệp để phát triển trồng trọt. Theo nguyên tắc chung, các học giả đều coi trọng hạch toán sản xuất. Tức là xem chi phí sản xuất một đơn vị nông sản là bao nhiêu và giá trị thu được nhờ chi phí bỏ ra đó như thế nào. Quan điểm này chưa bao quát hết hiệu quả của cả ngành sản xuất nông nghiệp nhưng tư tưởng của họ cũng đáng quan tâm.
Các học giả Trần Đình Đằng, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình [17] trong công trình nghiên cứu đất canh tác ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thì nhấn mạnh hiệu quả của
mô hình canh tác đa ngành: vườn – ao – chuồng và mô hình kinh doanh trang trại chăn nuôi. Theo ý kiến của họ có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phương thức canh tác nông nghiệp, đó là tư tưởng hợp lý. Tuy nhiên các học giả này cũng chưa đề cập tới yếu tố thị trường và công nghệ sản xuất. Ở góc độ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì tư tưởng của các học giả này cũng thể hiện rất rõ, cụ
thể là đi tìm câu trả lời cho vấn đề sử dụng đất thế nào.
Các học giả Nguyễn Thị Minh Hiền, Ngô Thị Thuận [25] cũng đánh giá hiệu quả sử đất nông nghiệp trên cơ sở xem xét các mô hình canh tác nhưng theo hệ thống nông nghiệp như: hai vụ lúa, một vụ lúa một vụ nuôi cá. Tức là họ xem xét hiệu quả của các hệ thống canh tác là chính, chứ chưa đề cập hiệu quả của sản xuất nông nghiệp nói chung. Về bản chất phát triển các mô hình canh tác cũng chính là vấn đề sử dụng đất nông nghiệp. Vì nó đều trả lời câu hỏi sử dụng đất nông nghiệp thế nào? Đây là quan điểm phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của luận án.
Học giả Vi Văn Năng [29] lại nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua tác động của cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tới phát triển nông nghiệp của một địa phương cụ thể. Mà cụ thể là tác động tới giải quyết việc làm, tạo ra giá trị kinh tế, nhất là tạo ra nông sản phẩm hàng hóa cho địa phương Đắk Nông. Ông Năng lại rơi vào tình trạng coi số lao động/ha đất nông nghiệp là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Học giả Tần Viết Nguyên [31], khi nghiên cứu hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đề cao vai trò của cơ cấu nông nghiệp nói chung và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Học giả cho rằng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp. Nếu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp không hợp lý thì dù có đầu tư thế nào (ý nói đầu tư nhiều đến đâu) thì hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp cũng sẽ thấp và khi đó chắc chắn hiệu quả phát triển nông nghiệp cũng sẽ thấp. Đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm tới gia tăng năng suất nông nghiệp nhưng năng suất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu cây trồng và vật nuôi mà cơ cấu cây trồng vật nuôi thể hiện cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.
Chu Hữu Quý, Cao Liêm, Quyền Đình Hà [37], Đoàn Công Quỳ [38] đều nhấn mạnh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các học giả cho rằng, giá trị sản lượng tạo
ra/ha đất nông nghiệp và số lao động/ha là những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tác giả luận án thấy rằng, về cơ bản các học giả này vẫn sử dụng hàm sản sản xuất để diễn tả hiệu quả nhưng công thức tính thế nào thì họ cũng chưa đưa ra. Mặt khác, họ cho rằng số việc làm trên mỗi ha đất nông nghiệp là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì trước đây có thể phù hợp nhưng ngày nay thì chỉ tiêu này không phù hợp nữa, Như mọi người đều biết khi ứng dụng công nghệ cao thì số lao động cần thiết sẽ giảm đi. Vì thế không nên sử dụng chỉ tiêu số việc làm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Học giả Đoàn Tranh [45], trong công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm hàng hóa thì cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng. Vấn đề cơ bản theo ông là phát triển các sản phẩm chủ lực có chất lượng cao và có khối lượng hàng hóa lớn mới phát huy được những lợi thế so sánh của tỉnh và đảm bảo phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững. Đồng thời, học giả này cảnh báo việc phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam bị ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu. Đúng là biến đổi khí hậu không còn là yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp không của
riêng địa phương nào. Chính vì thế, khi phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải chú ý vấn đề thiên tai và nên “bóc” yếu tố thiên tai để thấy rõ bản chất của vấn đề. Trong khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất canh tác ở vùng sinh thái phù sa ngoại thành Hà Nội, học giả Đỗ Văn Viện [52] đã khẳng định yếu tố màu mỡ, vị trí địa lý và điều kiện giao thông thuận lợi (hàm ý giá trị địa tô) đã đem lại hiệu quả cao hơn cho việc trồng rau xanh chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân thành phố. Hàm ý của chuyên gia này làyếu tố địa tô chênh lệch đã mang đến lợi thế cho khu vực đất phù sa ngoại thành Hà Nội. Một số nơi sử dụng đất nông nghiệp để trồng đào cảnh, quất cảnh, hoa, cây cảnh đã đạt hiệu quả rất cao. Tuy nhiên họ cho biết vì thiếu quy hoạch sử dụng đất khoa học nên có năm đào cảnh, quất cảnh ế nhiều và hiệu quả bị giảm mạnh, người nông dân thu được lợi nhuận ít hơn. Tác giả luận án thấy rằng, điều này cũng giống tình trạng trồng thanh long không bán được ở tỉnh Bình Thuận hay trồng lúa chất lượng thấp
không bán được ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đó lời cảnh báo phải có quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương.
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội [51], Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [49], Ngân hàng thế giới [30] cùng đưa ra quan điểm phát triển xanh và với giá trị gia tăng cao là con đường phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng ở nước ta. Theo họ, muốn phát triển xanh phải dựa trên công nghệ
cao, thân thiện với môi trường. Khi đã có phát triển xanh thì sẽ có hiệu quả cao và khi đã có hiệu quả cao thì có sẽ có được sự phát triển bền vững. Đối với nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng là biểu hiện quan trọng để phát triển bền vững nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là phương thức mang lại hiệu quả cao và
phát triển bền vững. Điểm lý thú là hai Viện này đều đề cập tới ngưỡng phát triển để có được sự phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển nông nghiệp không nên chọn cách phát triển nóng nhưng phát triển tới ngưỡng là thế nào thì họ cũng chưa nói tới một cách rõ ràng.
Người nông dân trồng chuối trái vụ đem lại hiệu quả cao [71]. Nông dân huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ trồng bưởi và chanh đem lại hiệu quả với doanh thu khoảng 60-70 triệu đồng/1 ha (GTSL/ha cao gấp khoảng 2 – 3 lần so kiểu vườn tạp). Như vậy, ở đây cũng đồng nhất hiệu quả phát triển trồng trọt với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tuy chưa đầy đủ, toàn diện nhưng cũng đã nói lên rằng nhiều người quan tâm đến vấn đề hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Khi đưa một loại cây mới vào canh tác mang ý nghĩa đổi mới, việc sử dụng đất nông nghiệp đã có sự cân nhắc về hiệu quả. Nếu cả xã hội có tinh thần này thì chắc chắn việc sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta sẽ đạt hiệu quả hơn.
Học giả Trương Văn Tuấn [44], trong công trình nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Ea Kar tỉnh Đắc Lắc đã nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp từ trồng sắn và ngô là chủ yếu sang trồng cà phê, hạt tiêu đã đem lại nhiều giá trị kinh tế hơn. Như vậy có thể thấy rằng, học giả này coi trọng vai trò của cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp học giả này vẫn sử dụng chỉ tiêu giá trị tạo ra trên mỗi ha. Song
thực tế cho thấy giá cà phê lên xuống thất thường và hạn hán ở Tây Nguyên đã làm cho nhiều hộ trồng cà phê lao đao. Tức là học giả này chưa đề cập tới yếu tố thị trường và sự phù hợp đối với việc lựa chọn đất để trồng cây cà phê. Nói cách khác, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng trọt để trồng loại cây nào cũng cần tính tới các yếu tố đất, nước và khí hậu thời tiết chứ không chỉ vì thấy có thể có được giá trị kinh tế lớn hơn.
Học giả Phạm Văn Hùng, Trần Đình Thao [26] tuy không trực tiếp đề cập hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng quan điểm của các ông là nhấn mạnh việc định lượng khi phân tích kinh tế. Dù ở cấp độ nào hay ở lĩnh vực nào thì cũng phải lượng hóa kết quả và hiệu quả phát triển. Vấn đề quan trọng theo ông là phải sử dụng chỉ tiêu định lượng để phân tích các hiện tượng kinh tế mà trong đó có hiệu quả phát triển nông nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đối với luận án của tác giả luận án đây cũng là điểm hay mà luận án có thể tiếp thu để nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu định lượng sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam. Hai học giả Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt [28] trong công trình nghiên cứu về tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt tuy không trực tiếp đề cập hiệu quả phát triển nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng có một điểm rất quan tâm là hai ông gắn kết hai khía cạnh “số lượng” và “chất lượng” của tăng trưởng kinh tế. Quan điểm này hữu ích cho việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, theo đó khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải quan sát cả mặt số lượng và cả mặt chất lượng.
Theo học giả Trịnh Thế Truyền [47], hiệu quả phát triển nói chung và hiệu quả phát triển nông nghiệp nói riêng chịu sự ảnh hưởng lớn từ đầu tư phát triển. Theo học giả này, cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất của bất kỳ lĩnh vực (ngành) nào đều là hệ quả của đầu tư phát triển. Nếu đầu tư đúng thì tạo ra cơ cấu kinh tế đúng và tạo ra cơ cấu sản xuất
nông nghiệp đúng. Khi đó hiệu quả sẽ đạt được ở mức tốt hơn và ngược lại. Đã có khá nhiều học giả bàn về biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các học giả Đỗ Văn Viện, Vũ Thị Phương Thụy; Hồ Khắc Minh [33], Phạm Văn Hùng [27], Phạm Văn Dư [16], Hồ Huy Cường, Bình Trần Thanh, Bùi Nữ Hoàng Anh đã nghiên cứu biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với mục
đích làm cho nông nghiệp ở cấp quốc gia hay cấp tỉnh, huyện, xã phát triển có hiệu quả hơn và bền vững hơn. Các học giả cho rằng, giải pháp đầu tiên phải kể đến là thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, phát triển các giống cây trồng vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; đồng thời phải tổ chức sản xuất nông nghiệp cần ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới cũng như phải tận dụng mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế. Tác giả luận án thấy các học giả này chưa đề cập tới vai trò của Nhà nước và của những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản cũng như chưa đề cập tới ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.
Nhóm học giả Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải, Nguyễn Đức Thanh [24] trong cuốn “Kỹ thuật canh tác trên đất dốc” cho rằng, đối với các tỉnh Trung du miền núi, để phát triển nông nghiệp có hiệu quả cần chú ý đúng mức đến việc phát triển nông nghiệp trên đất dốc. Phương thức canh tác trên đất dốc phải dựa trên sự kết hợp phát triển nông – lâm nghiệp với các mô hình tiêu biểu: rừng (keo, tếch, lát xoan, trẩu, luồng…) – cây lâu năm (vải, nhãn, hồng…) kết hợp trồng cây dược liệu (sa nhân) hoặc cây hàng năm, nhất là cây có khả năng cố định đạm..) và chăn nuôi mà trong đó có thể nuôi thủy sản ở những nơi có hồ.
b).Tài liệu nước ngoài
Học giả Serey Mardy là người Cămphuchia [59] trong luận án tiến sĩ về phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh Svay Riêng của Cămphuchia đã khẳng định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả phát triển nông nghiệp. Học giả này đồng nhất hiệu quả phát triển nông nghiệp với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ông dẫn chứng rằng trên một ha đất trồng cây nông nghiệp người Nhật Bản làm ra khoảng 20-30 nghìn USD và thậm chí có trường hợp tới 50 nghìn USD như trồng cà
chua bi, trồng rau cao cấp, trồng cây ăn quả trong nhà kính… nhưng ở tỉnh Svay Riêng Cămphuchia người nông dân chỉ tạo ra khoảng 1,5 – 2 nghìn USD. Boris E. Bravo Ureta và Antnio E. Pinheiro [87] đề cập tới vấn đề phân tích hiệu quả đất nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Theo ông đối với các nước đang phát triển việc thỏa mãn nhu cầu ăn uống tối thiểu rất quan trọng nhưng vấn đề làm giàu cho
người nông dân cũng không thể coi nhẹ. Việc duy trì các hệ thống nông nghiệp truyền thống tuy có ý nghĩa tốt để đáp ứng nhu cầu tại chỗ nhưng cần mở rộng xuất khẩu và tạo điều kiện cho người nông dân có điều kiệm tham gia toàn cầu hóa. Chính việc đổi mới cơ cấu sản xuất sẽ tạo ra cơ hội tham gia toàn cầu hóa nhiều hơn. Học giả cho rằng, nếu cứ phát triển theo kiểu truyền thống thì dễ dẫn tới khép kín mà đã khép kín trong bối cảnh toàn cầu hóa thì tất dẫn tới thua thiệt. Việc thu hút các nhà đầu tư FDI để hiện đại hóa và sản xuất ra những nông sản chất lượng cao sẽ thu lại nhiều lợi nhuận hơn. Do đó có khả năng cải tạo nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện đại.
Các học giả Lin Kuo Ching and Chiu Hao Ling [90] cho rằng rất cần đánh giá hiệu suất sử dụng đất nông nghiệp. Làm thế nào để mỗi ha không những đem lại nhiều giá trị kinh tế, nuôi sống được nhiều người nông dân và góp phần làm giàu cho đất nước như trường hợp của New Zealand, Israiel và Hà Lan. Tuy ông không nói một cách cụ thể tới các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng ông cũng đã gợi ra chỉ tiêu “nuôi sống được nhiều người” và “mức đóng góp” cho nền kinh tế quốc dân. Đây là tư tưởng mới so nhiều học giả mà tác giả luận án đã tổng quan ở trên.
Các học giả Qiangyi Yu. Huajun Tang, Youqi Chen, Wenbin Wu Peng Ang [93], khi nghiên cứu nông nghiệp ở các quốc gia APEC đã sử dụng phương pháp DEA (Development Economic Analysis) để phân tích quan hệ giữa giá trị đạt được trên mỗi ha đất nông nghiệp với chính sách nông nghiệp đã thực thi. Các học giả này coi chính sách của nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Theo họ nếu chính sách càng tiến bộ, càng công khai minh bạch, càng có lợi cho người sản xuất thì hiệu quả thu được trên mỗi ha đất nông nghiệp càng lớn và ngược lại. Cùng với quan điểm này còn có học giả Roger D.và Norton. Tác giả luận án tán đồng với quan điểm này và coi chính sách của Nhà nước là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Ở Thái Lan, Malaysia có chính sách ưu tiên tín dụng và thuế cho phát triển các nông sản chủ lực và
cho những cây trồng mới, tạo nông sản xuất khẩu cũng chính là thực thi tư tưởng chính sách nông nghiệp đóng góp cho hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Học giả Tamous [94] nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và cho rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố thị trường và yếu tố tiêu dùng nông sản mà những yếu tố này đã mang tính toàn cầu. Ngày nay sản phẩm nông nghiệp được thế giới tiêu dùng đã có chung chất lượng và hầu như giống nhau về
giá cả. Vậy cho nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải chú ý đúng mức tới yếu tố thị trường và giá trị của mạng phân phối toàn cầu trong mối quan hệ so sánh quốc tế. Quốc tế hóa chất lượng và giá cả nông sản chi phối rất nhiều các quyết định phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp như thế nào của các quốc gia. Việc sử dụng đất nông nghiệp và chính sách phát triển nông nghiệp của Chính phủ cần tính tới yếu tố này. Tác giả luận án tâm đắc với tư tưởng này và cho đó là gợi ý tốt đối với việc nghiên cứu của tác giả.
Asian Development Bank (ADB) rất coi trọng chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đối với phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Ngân hàng này cho rằng, việc sử dụng đất nông nghiệp của mỗi quốc gia phải hưởng tới nhu cầu của thế giới [96] và Chính phủ mỗi nước cần tạo điều kiện để người nông dân tham gia toàn cầu hóa. Đồng thời Chính phủ
của các nước cần đứng ra tổ chức để nông dân của họ tham gia các chuỗi giá trị sản xuất. Học giả Mellor J.W [91] lại coi trọng giá trị của CNH và HĐH tác động tới hiệu quả phát triển nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Việc gắn kết công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ với nông nghiệp sẽ làm gia tăng giá trị nông sản. Nếu bán nông sản ở dạng nguyên liệu thô chắc chắn sẽ kém hơn bán nông sản đã qua chế biến. Học giả này tuy không nói tới vấn đề tổ hợp sản xuất nông – công nghiệp nhưng tư tưởng gắn kết các ngành nông nghiệp với công nghiệp đã là gợi ý hay cho luận án. Các học giả Dalal S.R, Karale G.D, Kalkame C.H [97] nhấn mạnh quan hệ giữa hiệu quả nông nghệp với trồng trọt, mùa màng và chất lượng nông sản. Theo họ máy móc hiện đại sẽ làm cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn, việc thực hiện đúng mùa vụ và cây trồng thích hợp sẽ cho các mùa màng bội thu. Vậy cho nên trong quá trình lựa chọn cây trồng, chất lượng cây trồng thì cũng phải chú ý sử dụng công nghệ cao trong các khâu canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến. Tư tưởng chính của các học giả này
là hiện đại hóa nông nghiệp. Nói cách khác, họ nhấn mạnh yếu tố giống và công nghệ nông nghiệp nói chung và kỹ thuật canh tác nói riêng.
Trên cơ sở tham khảo các trang thông tin điện tử [79], [80], [81], [82] tác giả luận án thấy nhiều quốc gia quan tâm đến vấn đề hiệu quả phát triển nông nghiệp. Các quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển (Nhật Bản, Israel hay Thái Lan, Malaysia) thì họ cũng đều lấy hiệu quả làm tiêu chí để quyết sách phát triển nông nghiệp; lấy hiệu quả cao làm đích hướng tới trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và giúp đỡ nông dân làm giàu. Chính phủ của những nước này có nhiều biện pháp để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có cả việc ban hành luật pháp, chính sách làm cơ sở pháp lý để chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao trở thành hiện thực nhằm hướng tới việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Họ coi trọng việc kết hợp cải tạo đất nông nghiệp với phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tìm cách để sử dụng hiệu quả hơn mỗi ha đất nông nghiệp (trong đó quan tâm nhiều đến sử dụng không gian cao tầng và sử dụng kỹ thuật, công nghệ cải tạo đất rất hiện đại). Nước nào cũng triển khai đánh giá hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong khi nghiên cứu đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp họ sử dụng các chỉ tiêu: giá trị gia tăng tạo ra trên mỗi ha đất nông nghiệp, lợi nhuận trên mỗi ha đất nông nghiệp và tỷ suất nông sản hàng hóa. Đây là điều tác giả rất tâm đắc và sẽ nghiên cứu kế thừa trong luận án của mình.
Diễn đàn Kinh tế thế giới cho rằng, ngày nay khi bàn tới vấn đề phát triển và vai trò của các chính phủ đối với phát triển ở mỗi quốc gia không thể không đặt việc nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như phải so sánh cấp toàn cầu. Năng lực quản trị quốc gia tác động tới tất cả các mặt đời sống kinh tế – xã hội của các nước mà cụ thể là ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả phát triển kinh tế nói chung và hiệu quả phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng. Theo họ, năm 2014 năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam tăng 12 bậc so năm trước đó nhưng đang còn nhiều vấn đề về thể chế và minh bạch phải có giải pháp cải cách nhanh hơn. Năm 2014 Việt Nam đứng thứ 68 trên 144 nước được xếp hạng và đứng thứ 6 trong cộng đồng ASEAN.
Cũng theo Diễn đàn kinh tế thế giới, hiệu quả phát triển kinh tế gắn liền với năng lực quản trị quốc gia. Tác giả luận án đồng tình với quan điểm này và cho rằng, đối với các địa phương thì năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hiệu quả quản trì, hành chính công có vai trò quyết định bao trùm tới hiệu quả phát triển nói chung và hiệu quả phát triển nông nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.
Năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo họ phải được xem như yếu tố sống còn đối với sự phát triển của các quốc gia. Một quốc gia không muốn bị nằm ngoài các cuộc chơi cũng như muốn chia sẻ lợi ích từ các cuộc chơi ấy thì không còn cách nào khác là tham gia toàn cầu hóa.
Theo Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [35] thì nhóm đất nông nghiệp gồm cả đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp (diện tích rừng đặc dụng, diện tích rừng phòng hộ và diện tích rừng sản xuất) và diện tích nuôi trồng thủy sản. Cách hiểu như vậy là theo yêu cầu “quản lý” hay do chi phối bởi yếu tố quản lý nhà nước. Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực thi chức năng quản lý nhà nước đối với cả sản xuất nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp nhưng phân loại đất không nên theo hoạt động quản lý nhà nước. Từ
trước tới nay, ở nước ta, nhiều người quan niệm “nông nghiệp theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp”. Theo họ khi nói nông nghiệp theo nghĩa rộng là bao gồm cả nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo Niên giám thống kê quốc gia Việt Nam [43] thì sản xuất nông nghiệp gồm ba lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi (cả nuôi trồng thủy sản) và dịch vụ nông nghiệp chứ không bao gồm lâm nghiệp. Lâm nghiệp có biểu bảng thống kê riêng. Ngành thống kê Việt Nam quan niệm đất nông nghiệp là diện tích đất sử dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tác giả luận án thấy cách hiểu của ngành thống kê nước ta như thế là phù hợp. Không nên gộp chung đất sản xuất nông nghiệp với đất lâm nghiệp. Thực tế trong nhiều năm qua, đất nông nghiệp được sử dụng để sản xất ra nông sản; còn đất lâm nghiệp được sử dụng để sản xuất ra lâm sản (diện tích rừng sản xuất), ngoài ra đất lâm nghiệp còn sử
dụng để phòng hộ (rừng phòng hộ) và để gìn giữ đa dạng sinh học (rừng đặc dụng).
Tiểu kết chương 1:
(1). Những điểm luận án có thể kế thừa: Qua việc tổng quan cho thấy, hiệu quả sử dụng đất đai nói chung liên quan chặt chẽ với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp là vấn đề quan trọng nên đã có nhiều học giả nghiên cứu. Nhìn chung các học giả tương đối thống nhất rằng, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp (mà sản xuất nông nghiệp là một hệ thống kinh tế gồm có trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia. Nhiều học giả đồng nghĩa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp với hiệu quả phát triển nông nghiệp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả phát triển nông nghiệp, họ đưa ra quan niệm khá rõ ràng rằng hiệu quả sản xuất nông nghiệp là quan hệ giữa kết quả và chi phí bỏ ra để phát triển nông nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Dù khá chung theo cách hiểu của hiệu quả một hoạt động cụ thể, nhưng đó là tư tưởng hay mà luận án này có thể kế thừa.
Luận án còn kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố về một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như: chỉ tiêu GTSL; chỉ tiêu LĐ/1ha đất NN; với chỉ tiêu GTGT/1 ha đất NN tác giả thấy có Viện nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội đề cập đến nhưng đây là chỉ tiêu quan trọng mà luận án này có thể kế thừa một số nội dung phù hợp.
(2). Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc mới được nghiên cứu sơ bộ mà luận án phải đi sâu nghiên cứu
Nhìn chung các học giả chưa nghiên cứu thỏa đáng về vấn đề hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuổi. Một số học giả đề cập đến vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng chỉ đề cập một cách khá chung, hoặc chỉ nói tới năng suất ruộng đất đối với từng loại cây trồng. Một số học giả tuy đã nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng hoặc là
dừng lại ở việc trình bày những nguyên tắc, tư tưởng chung; hoặc là chỉ nói tới giá trị kinh tế tạo ra trên mỗi ha đất nông nghiệp. Việc phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu theo mô hình chi phí – kết quả đối với từng loại sản phẩm nông sản hoặc
đối với từng đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Hiện chưa có học giả nào đề cập tới vấn đề khi nào thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được coi là cao hay thấp; ở mức nào thì không chấp nhận được. Nhìn chung, các học giả chưa đề cập đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách toàn diện và đầy đủ.
Trên cơ sở những nội dung trình bày ở trên, tác giả luận án sẽ phải đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản mang tính lý thuyết như: i) Với tư duy mới là dựa trên các yếu tố kinh tế kỹ thuật của hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ đưa ra quan niệm rõ ràng hơn về đất nông nghiệp; ii) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có nội dung ra sao; iii) Nội dung và bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ là gì.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Trên cơ sở kế thừa những kết quả đã tổng quan ở Chương 1 và quan sát thực tiễn phát triển nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng, chương này tập trung làm rõ cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở cấp tỉnh để tạo dựng cơ sở lý thuyết phục vụ việc nghiên cứu của luận án. Với phương châm đó,
Chương 2 tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản dưới đây:
2.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Với mục đích xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ việc nghiên cứu vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, phần này sẽ nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý thuyết quan trọng và trực tiếp phản ánh mục đích của Chương 2. Liên quan tới luận án thì có nhiều vấn đề lý luận cần quan tâm nhưng ở phần “cơ sở lý luận”, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu để làm rõ những nội dung (hay vấn đề) cơ bản dưới đây:
2.1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trước hết, tác giả cho rằng phải làm rõ vấn đề sử dụng đất nông nghiệp mà gắn liền với nó là vấn đề cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Thực chất của việc xem xét cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp là phân tích xem sử dụng đất nông nghiệp để làm gì hay sử dụng đất nông nghiệp như thế nào. Đất nông nghiệp được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi như ra sao, trong đất trồng trọt thì diện tích để trồng cây hàng năm và cây lâu năm bao nhiêu…
Tác giả cho rằng, khi xem xét hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần chú ý một số điểm quan trọng sau:
+ Lợi ích của người sử dụng đất nông nghiệp không chỉ đảm bảo lợi ích của người sản xuất nông nghiệp mà còn phải phục vụ lợi ích của địa phương cũng như của cả nền kinh tế quốc gia. Người nông dân không thể chỉ vì lợi ích của bản thân mà bỏ qua lợi
ích của quốc gia hay của địa phương. Khi cần thiết người nông dân cần vì lợi ích quốc gia mà chuyển mục đích sử dụng cho lĩnh vực phi nông nghiệp, song những người sản xuất phi nông nghiệp cũng phải quan tâm đúng mức tới lơi ích của người nông dân.
+ Xã hội hóa sản xuất, gắn kết chặt chẽ nhà sản xuất nông nghiệp với các nhà khoa học, nhà công nghiệp chế biến, nhà phân phối trong mối quan hệ với quản lý nhà nước để cùng phát triển các chuỗi giá trị và các tổ hợp sản xuất lãnh thổ hiện đại. Xã hội hóa gắn liền với HĐH sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông sản hàng hóa không chỉ được coi là phương thức phát triển nông nghiệp mà còn được xem là con đường làm giàu của người nông dân.
+ Phải tính đến yếu tố toàn cầu hóa (toàn cầu hóa công nghệ sản xuất và chất lượng sản xuất cùng giá cả nông sản cũng như tham gia các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp) và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành yếu tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng.
– Trong quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng ở nước ta thì vấn đề sản xuất hàng hóa lớn là một đòi hỏi khách quan và cần được xem là yêu cầu quan trọng đối với việc sử dụng đất nông nghiệp. Việc sản xuất phân tán, nhỏ lẻ không còn phù hợp. Trong quá trình CNH, HĐH đất nước việc dành bớt một khoản diện tích đất nông nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp (để phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ) là xu thế tất yếu. Vì thế, trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp giảm đi nhưng nhu cầu về nông sản thực phẩm của con người lại tăng lên không ngừng. Do đó, HĐH nông nghiệp và gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp là không thể tránh khỏi và bắt buộc phải làm một cách tích cực và chủ động. Quan điểm sử dụng đất phải lấy hiệu quả làm tiêu chí tối thượng và tiết kiệm sử dụng đất phải là nguyên tắc chỉ đạo hàng đầu.
– Cho đến nay ở Việt Nam chưa có chuẩn chung để so sánh mức độ hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên phạm vi quốc gia cũng như trên phạm vi cấp tỉnh. Đây là vấn đề khó khăn đối với luận án. Nếu lấy mức giá trị gia tăng trên mỗi ha đạt được ở những nơi phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm chuẩn so sánh thì không thực tế cho việc đánh giá hiệu quả sử đất nông nghiệp đối với một tỉnh. Sau những lần làm việc
với các hộ trồng bưởi, trồng rau chất lượng cao và khảo sát thực tế ở những vùng trồng chè hay trồng hồng ở Phú Thọ, tác giả luận án thấy rằng, đối với sản xuất nông nghiệp ở Phú Thọ nếu lợi nhuận trên doanh thu được 4- 5% thì có thể xem là mức hiệu quả thấp; khoảng 6-10% được xem là mức hiệu quả trung bình; từ 10 – 20% được xem là mức hiệu quả khá và trên 21% sẽ có thể được xem là mức hiệu quả cao1.
2.1.1.1 Đất nông nghiệp
Đây là vấn đề quan trọng mà luận án phải làm rõ. Từ xưa tới nay, người ta coi đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất của người nông dân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong thời đại ngày nay, đất nông nghiệp càng không bất biến, nó thay đổi theo thời gian và bị chi phối rất lớn từ các quy luật của kinh tế thị trường và sự quản lý của nhà nước. Đất nông nghiệp có thể trở thành đất phi nông nghiệp chứ không có chiều ngược lại. Vì thế, việc gìn giữ đất nông nghiệp cần được chú ý đúng mức. Không thể vô thức để diện tích đất nông nghiệp là những diện tích đã được cải tạo thành đất thuộc qua hàng nghìn năm trở thành đất phi nông nghiệp chỉ trong thời gian tính bằng ngày. Mặt khác, trong những điều kiện có thể nên có giải pháp chuyển những diện tích chưa sử dụng thành diện tích đất nông nghiệp (người ta thường nói đó là việc khai hoang để phát triển nông nghiệp). Việc tăng hay giảm diện tích đất nông nghiệp không những phụ thuộc vào chính sách sử dụng đất đai của nhà nước mà còn phụ thuộc rất lớn vào lợi ích (lợi nhuận) có được nếu đất nông nghiệp được sử dụng. Nếu có lợi nhuận cao thì người ta sử dụng đất nông nghiệp tới múc tối đa nhưng nếu không có lợi nhuận thì người ta không những không nhất thiết phát triển sản xuất mà còn có thể bỏ hoang đất nông nghiệp để kiếm sống bằng nghề khác.
Từ nhận thức về sản xuất nông nghiệp, tác giả cho rằng, đất nông nghiệp là loại đất trực tiếp sử dụng để phát triển sản xuất nông nghiệp (mà nhiều nhà khoa học cho rằng, nó là yếu tố đầu vào để phát triển sản xuất nông nghiệp). Trên loại đất này diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp; trong đó phải kể đến đất để trồng trọt, để phát triển
1Tỷ lệ lợi nhuận trên GTGTNN đối với cây chè đạt khoảng 13,7%; đối với cây bưởi Đoan Hùng khoảng 14.2%; đối với cây rau cải xanh khoảng 2,9%; đối vơi cây lúa -3,3%. Nguồn khảo sát và tính toán của tác giả tại huyện Đoan Hùng
chăn nuôi (kể cả để nuôi trồng thủy sản) nhằm tạo ra nông sản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của con người và làm nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến. Đất nông nghiệp ở Việt Nam được sử dụng và quản lý theo Luật Đất đai 2013.
Tác giả tán đồng quan điểm với nhiều học giả rằng, đất nông nghiệp là phần diện tích đất tự nhiên đã được kết tinh bởi lao động nông nghiệp. Tức là đất tự nhiên được con người tác động vào nó với mục đích tạo ra những nông sản thiết yếu phục vụ như cầu của con người và nó trở thành đất nông nghiệp. Vì thế, đất nông nghiệp có thể trở nên tốt nếu con người tác động tích cực vào nó nhưng cũng có thể trở nên xấu nếu con người tác động tiêu cực vào nó. Chính vì lẽ ấy mà con người phải có thái độ đúng mức trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, giữ gìn độ màu mỡ và tái dưỡng tốt hơn cho đất nông nghiệp.
Nói đến đất nông nghiệp không thể tách biệt khỏi vấn đề sử dụng đất nông nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp đều diễn ra trên diện tích đất nông nghiệp và việc sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết phải kể đến chủ trương, đường lối về đất đai, về phát triển nông nghiệp. Sau đó phải kể đến nhận thức, tư duy, hành động của người sử dụng nó (trong đó quan trọng là nhận thức, tư duy của người nông dân). Người dân phải biết quý trọng đất nông nghiệp và phải có ý thức tiết kiệm đất nông nghiệp cũng như có ý thức bồi dưỡng đất nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp sao cho đạt được hiệu quả cao.
Thực tế chỉ ra rằng, sản xuất nông nghiệp rất khác sản xuất lâm nghiệp. Đất sử dụng để sản xuất nông nghiệp không giống đất sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ). Mục đích sử dụng và phương thức sử dụng hai loại đất này là khác nhau. Vì thế, luận án cho rằng, không nên gộp chung đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (đất trồng trọt và chăn nuôi) với đất sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp (đất rừng và kinh doanh lâm nghiệp). Tách bạch thành hai loại đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp là hợp lý hơn cho việc nghiên cứu đất nông nghiệp.
Tác giả của luận án đồng tình với quan điểm của các giáo trình về kinh tế đất nông nghiệp và cho rằng, đất nông nghiệp được giới hạn ở loại đất được sử dụng để phát
triển nông nghiệp, tạo ra nông sản (không bao gồm đất sử dụng để phát triển lâm nghiệp). Tức là đất nông nghiệp chỉ gồm các loại đất chính như sau:
+ Đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác); + Đất trồng cây lâu năm (đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm); + Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (hiện nay ở Việt Nam không tính mặt
nước sông nuôi cá bè, mặt nước biển nuôi hải sản bằng lồng hoặc nuôi ngọc trai); + Đất chăn nuôi tập trung (ví dụ trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi bò, trang trại chăn nuôi gia cầm…);
+ Đất sản xuất muối;
+ Đất nông nghiệp khác (gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh).
Luận án nghiên cứu đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ nên chỉ nghiên cứu theo 4 loại đất:
– Đất trồng cây hàng năm (đất trồng cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày).
– Đất trồng cây lâu năm gồm đất trồng cây ăn quả (đất trồng bưởi, cam, chanh, quýt, hồng…) và đất trồng cây công nghiệp lâu năm (như đất trồng cây chè, cao su, cà phê…).
– Đất nông nghiệp khác (gồm đất sử dụng để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung và đất xây dựng các kho trữ và bảo quản nông sản. Diện tích sử dụng cho việc chăn nuôi trong đất thổ cư của các hộ gia đình không tính vào đất nông nghiệp).
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi nên không có đất làm muối. Vì thế luận án không nghiên cứu loại đất này.
Đối với tỉnh Phú Thọ, phần nhiều là diện tích thuộc đất đồi núi nên đất nông nghiệp cũng trải theo địa hình. Đất nông nghiệp được phân chia theo độ dốc để xây dựng phương án sứ dụng cho phù hợp. Cụ thể là:
+ Đất có độ dốc từ 25% trở lên (thường sử dụng kết hợp nông – lâm nghiệp). + Đất có độ dốc từ 5 đến dưới 25% (thường sử dụng chủ yếu để trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm hoặc trồng cỏ chăn nuôi trâu bò).
+ Đất có độ dốc từ 3-5% (thường sử dụng chủ yếu để trồng cây công nghiệp và cây lương thực hàng năm).
+ Đất có độ dốc dưới 3% (thường sử dụng chủ yếu để trồng cây lương thực thực phẩm hàng năm).
Tuy đất sử dụng cho các nhà máy công nghiệp chế biến không tính vào đất nông nghiệp (mà tính vào đất phi nông nghiệp) nhưng khi nghiên cứu đất nông nghiệp ở một địa phương cụ thể nhất thiết phải tính tới diện tích đất dành cho việc bố trí các nhà máy công nghiệp chế biến. Các nhà máy này làm gia tăng nhiều giá trị kinh tế cho nông sản. 2.1.1.2. Sản xuất nông nghiệp
Để có cách nhìn hệ thống, luận án trình bày khái quát về nông nghiệp để có căn cứ lý giải đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp.
Chủ thể thay đổi (người nông dân)
Thị trường và công nghệ Hiệu quả
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hiện tại
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tương lai
Hình 2.1: Sơ đồ lý thuyết đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp qua các giai đoạn
Nguồn: Tác giả
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quốc dân (gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). Nó có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm; tạo việc làm, tăng thu nhập, nuôi sống nhiều người dân; đáp ứng nhu cầu nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến nông sản; góp phần đảm bảo an ninh nước và an ninh năng lượng. Nói một cách cụ thể hơn, sản xuất nông nghiệp là các hoạt động kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về nông sản; dựa trên việc sử dụng đất nông nghiệp (hoặc thậm chí trong thời đại ngày nay còn là không gian nông nghiệp: mặt đất cùng không gian trên và dưới mặt đất sử dụng để phát triển nông nghiệp) cũng như dựa trên việc sử dụng các tài nguyên nông nghiệp khác như: nước, khí hậu, lao động… Cũng như các ngành kinh tế khác, nông nghiệp vận động không ngừng theo các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội và thay đổi theo thời gian và theo không gian. Ngày nay người ta sử dụng các phương thức canh tác nông nghiệp hiện đại phi truyền thống như thủy canh và khí
canh. Tuy nhiên dù canh tác theo phương cách thủy canh hay khí canh vẫn phải sử dụng một mặt bằng diện tích nào đó để thực hiện việc canh tác. Ví dụ: người ta trồng nấm, trồng rau xanh trong một khu nhà hoặc người ta trồng hoa hay trồng rau xanh trên mái nhà cao tầng… Trong luận án này, tác giả chỉ nghiên cứu các hoạt động sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp (theo đúng nghĩa của từ này trong hệ thống phân loại đất đai của quốc gia).
Ngày nay, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và sản xuất nông sản sạch, hữu cơ đã trở thành xu hướng chung. Bên cạnh việc xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phải gắn luôn với phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao thân thiện với môi trường. Vì thế hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với sự phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đồng thời, phát triển nông nghiệp diễn ra không chỉ bởi người nông dân (với tư cách là chủ thể) sử dụng tư liệu sản xuất là đất nông nghiệp mà còn bởi các chủ thể khác có liên quan như nhà công nghiệp, nhà khoa học và nhà phân phối cũng như bởi cả người tiêu dùng nông sản. Vì vậy, nông nghiệp mang tính xã hội hóa rất cao.
Theo nhiều học giả đã được tác giả luận án tổng quan ở Chương 1 và theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân của Tổng cục thống kê (áp dụng từ năm 2007) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì nông nghiệp là một ngành kinh tế trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân (gồm: nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ). Mỗi ngành lớn này lại tiếp tục chia thành các phân ngành; các phân ngành lại
chiathành các tiểu phân ngành. Ví dụ: Nông nghiệp chia thành trồng trọt. Đến lượt mình trồng trọt lại chia thành trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm. Hay công nghiệp chia thành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo… Công nghiệp chế biến chế tạo lại chia thành công nghiệp điện tử, công nghiệp kim khí… Hoặc dịch vụ chia thành thương mại, du lịch, dịch vụ khoa học… Đến lượt mình thương mại lại chia thành thương mại nội địa và ngoại thương…
Nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế quốc dân khác (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong mối quan hệ tương tác, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo ra nhiều nông sản nhưng không có đường giao thông, thiếu vận tải thì nông sản sẽ được vận chuyển thế nào, tiêu thụ ở đâu hoặc muốn nông nghiệp
được hiện đại hóa thì công nghiệp và nghiên cứu khoa học công nghệ phải phát triển. Một khi công nghệ gen, sinh học, hóa học, thông tin… không phát triển và trong tình trạng thiếu vốn tài chính thì nông nghiệp khó phát triển. Mặt khác, ngày nay sản xuất nông nghiệp của bất kỳ quốc gia nào hay vùng lãnh thổ nào thì cần phải đặt nó trong bối cảnh toàn cầu hóa mà sự tác động mạnh mẽ của các chuỗi giá trị và các mạng phân phối toàn cầu.
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ điều kiện khí hậu thời tiết và chịu ảnh hưởng lớn từ toàn cầu hóa. Nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro từ biến đổi khí hậu. Vấn đề phát triển nông nghiệp tuy không còn quá lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhưng các hiện tượng tự nhiên như bão lụt, thiên tai, hạn hán vẫn ảnh hưởng rất nhiều tới phát triển nông nghiệp. Vì thế việc phát triển nền nông nghiệp thích ứng với thời tiết khí hậu và thân thiện với môi trường là vấn đề có tính chiến lược đối với cả cấp quốc gia và cấp địa phương. Đồng thời, trong thời đại ngày nay sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng lớn từ toàn cầu hóa. Chu kỳ sản phẩm thu ngắn lại, yêu cầu đổi mới nông nghiệp, thay đổi chất lượng nông sản đặt ra cấp bách.
Quay trở lại với vấn đề nông nghiệp, tác giả thống nhất với nhiều ý kiến đã được tổng quan rằng, sản xuất nông nghiệp chia ra thành ba phân ngành: Trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong trồng trọt có trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trồng cỏ chăn nuôi. Trong chăn nuôi có chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Trong
dịch vụ nông nghiệp có dịch vụ chuyên lĩnh vực vật tư nông nghiệp (chuyên doanh thuốc trừ sâu, chuyên doanh phân bón hoặc chuyên doanh máy móc nông nghiệp…) và các dịch vụ khác liên quan như thu mua, tiêu thụ nông sản, dịch vụ tưới tiêu… Hiện nay ở
Việt Nam vẫn chưa hình thành lĩnh vực dịch vụ thông tin nông nghiệp riêng. Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Nó không những đáp ứng nhu cầu cho xã hội về nông sản thực phẩm mà còn tạo ra việc làm cho người lao động, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà còn đóng góp quan trọng vào việc gia tăng quy mô kinh tế quốc gia hay của địa phương. Nông nghiệp góp phần quyết định vào việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và các loại an ninh khác mà nông nghiệp có liên quan mà trước hết phải kể đến an ninh năng lượng, an ninh nước và an ninh môi trường.
Tác giả cho rằng, trong quá trình thực nhiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, việc chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang cho mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ và đô thị là tất yếu. Để phát triển đất nước nhất thiết phải phát triển các công trình giao thông (đường sá, sân bay, bến cảng, đầu mối giao thông…), công trình sản xuất và chuyển tải điện, công trình nước, xử lý chất thải… Trong quá trình phát triển đất nước các đô thị sẽ nhanh chóng hình thành và cũng cần đất. Hàng loạt khu, cụm, điểm công nghiệp và trung tâm dịch vụ sẽ được xây dựng. Để xây dựng những công trình như vậy phải có đất và phần lớn ở những khu vực thuận tiện giao thông, nói cách khác là phải lấy vào điện tích đất nông nghiệp. Theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 (ngày 22/11/2011) về quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2020 thì diện tích đất phi nông nghiệp tăng khoảng 1 triệu ha, diện tích này chủ yếu là đất nông nghiệp. Nếu tính đất nông nghiệp chiếm khoảng 70% số diện tích này thì đất nông nghiệp cũng sẽ chuyển cho mục đích phi nông nghiệp khoảng 70 vạn ha (bằng khoảng 7% diện tích đất nông nghiệp hiện có vào năm 2018). Diện tích đất nông nghiệp giảm đi do chuyển mục đích sử dụng là con số lớn. Giảm thiểu mâu thuẫn giữa việc lấy đất nông nghiệp sang sử dụng cho mục đích khác thì khi tìm đất bố trí các công trình phi nông nghiệp chỉ nên lấy vào những nơi có diện tích đất nông nghiệp thuộc loại đất xấu, sản xuất nông nghiệp cho năng suất thấp, bấp
bênh; đồng thời giải quyết thỏa đáng lợi ích cho người nông dân thông qua trả tiền đền bù hoặc cho người nông dân góp vốn bằng giá trị của đất nông nghiệp. Theo thời gian, thị trường thay đổi, tiến bộ khoa học công nghệ thay đổi, sự phát triển của các ngành khác thay đổi và chính sách phát triển của nhà nước cũng thay đổi nên cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp cũng thay đổi. Việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp do yếu tố hiệu quả quyết định. Khi hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giảm sút hoặc không còn hiệu quả nữa thì phải tìm cách thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Việc đổi mới cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phải được luận chứng một cách khoa học trên cơ sở xác định được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp mà người nông dân hướng tới trong tương lai. Trong khi tính toán hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải chú ý tới tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và mức độ hiệu quả đạt được phải cao hơn hẳn so hiện tại cũng như phải đảm bảo có được sự phát triển nông nghiệp bền vững về lâu dài.
Việc lấy đất nông nghiệp cho các mục đích khác sẽ xảy ra “xung đột” với nông dân do họ mất đất là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sinh kế. Vì thế không chỉ tiết kiệm đất mà còn phải sử dụng hiệu quả số đất nông nghiệp còn lại. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp còn lại là vấn đề lớn, có ý nghĩa chiến lược. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề then chốt để giải quyết vấn đề đất nông nghiệp bị sụt giảm ở Việt Nam. Bồi dưỡng đất, lựa chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi và mô hình canh tác tiến tiến cùng với việc phát triển những hình thức tổ chức
đất nông nghiệp theo hướng hiện đại là yêu cầu khách quan. Phát triển theo chuỗi giá trị và theo các tổ hợp nông – công nghiệp hoặc theo hình thức cụm liên kết đa ngành – vùng là hướng phát triển đúng đắn gắn kết chặt chẽ với hiện đại hóa. Hiện đại hóa mới là phương thức để thịnh vượng của mọi quốc gia dân tộc.
2.1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Để hiểu rõ vấn đề này cần làm rõ một số điểm cơ bản sau đây:
+ Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phản ánh thông qua hiệu quả phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì chỉ có thông qua hoạt động sản xuất nông nghiệp thì mới có
được kết quả sản xuất, có được hiệu quả sản xuất nông nghiệp và từ đó mới có được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Quan niệm về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp không thể xa rời nguyên tắc lý thuyết chung về hiệu quả phát triển mà tư tưởng chủ đạo của nó là xem hiệu quả phát triển như là chênh lệch giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra (tính theo số tuyệt đối hoặc số tương đối). Xét ở phương diện khác, nó phản ánh giá trị gia tăng, tỷ suất hàng hóa của phát triển nông nghiệp tạo ra trên mỗi ha đất nông nghiệp. Hiệu quả phát triển nông nghiệp là một trong các bộ phận của hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội. Hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp là một tromg các bộ phận cấu thành hiệu quả phát triển nông nghiệp, nó phản ánh hiệu quả tạo ra trên mỗi ha đất nông nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trực tiếp phản ánh hiệu quả phát triển nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của một địa phương cần được so sánh qua các năm. Mục đích quan trọng của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của một địa phương chính là xem xét diễn biến (hay mức độ thay đổi) các trị số đo lường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp qua các năm để thấy xu thế tốt hay xấu đối với chỉ tiêu hiệu quả. Việc so sánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương này so với địa phương khác là vấn đề khó. Nếu các điều kiện về đất nông nghiệp giống nhau thì mới so sánh được và khi ấy so sánh mới đem lại ý nghĩa thực chất.
– Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phản ánh kết quả, lợi ích (hay giá trị) đem lại trên mỗi ha đất nông nghiệp trong một năm hay trong một giai đoạn xác định. Nó thể hiện thông qua hiệu quả phát triển nông nghiệp. Thực tế cho thấy, hiện đại hóa nông nghiệp (hiện đại hóa cơ cấu sản xuất và tổ chức sản xuất) quyết định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Hiện đại hóa nông nghiệp không chỉ là HĐH công nghệ, kỹ năng canh tác, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ nông sản mà còn là gắn kết chặt chẽ sản xuất nông sản với công nghiệp chế biến và các mạng cung ứng khác.
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng như trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bộ phận quan trọng của hiệu quả phát triển nông nghiệp. Theo tinh thần đó, khi sử dụng đất nông nghiệp cần bám sát các nguyên tắc:
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả tạo ra cho người sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả tạo ra cho những người liên quan
Hình 2.2: Sơ đồ hóa hàm ý hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Nguồn: Tác giả
Về mặt định lượng nó phản ánh tác động của hoạt động cụ thể tới sự phát triển kinh tế – xã hội – môi trường. Để làm rõ hơn vấn đề này, luận án trình bày thêm một số điểm quan trọng dưới đây:
+ Hiệu quả sử đất nông nghiệp không chỉ là mục tiêu của người nông dân mà còn phải mang đến lợi ích cho nhà sản xuất công nghiệp và cho nhà phân phối cũng như mang tới lợi ích cho người tiêu dùng. Nếu chỉ vì lợi ích của người nông dân mà không trồng lúa thì liệu an ninh lương thực của nước ta có đảm bảo được không hoặc nếu chỉ
vì lợi ích của người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà sử dụng thuốc tăng trọng để chăn nuôi, thuốc hóa học để tạo nạc trong chăn nuôi lợn hay sử dụng quá nhiều thuốc sâu, thuốc kích thích tăng trưởng để tăng năng suất cây trồng… thì lợi ích của người tiêu dùng nông sản sẽ ra sao?
+ Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được hiểu là hiệu quả hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm nông nghiệp trên mỗi ha đất nông nghiệp; nhưng nó không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân người sản xuất nông sản mà còn phải mang lại lợi ích cho những người liên quan như nhà khoa học, nhà công nghiệp chế biến, nhà phân phối và tiêu thụ nông sản…Nói như vậy có nghĩa là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp mang tính tổng hợp rất rõ; đồng thời vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hôi. Do đó, khi xem xét hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải phân tích cả khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội của hiệu quả.
+ Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được xem xét trên các phương diện nhân tố tạo thành sản xuất nông nghiệp. Như ở trên đã nêu, sản xuất nông nghiệp cấu thành bởi ba bộ phận: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp nênhiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là tổng thể hiệu quả sử dụng các loại đất trực tiếp dành để phát triển sản xuất nông nghiệp trực tiếp và dịch vụ phát triển nông nghiệp. Cho nên về nguyên tắc hiệu quả phát triển nông nghiệp là một hệ thống cấu thành bởi: hiệu quả của trồng trọt; hiệu quả của chăn nuôi và hiệu quả của dịch vụ nông nghiệp.
* Hiệu quả sử dụng đất trồng trọt chính là hiệu quả của hoạt động trồng cây, tạo ra nông sản là lương thực, rau củ quả, trái cây, các sản phẩm cây công nghiệp ngắn và dài ngày trên mỗi ha trồng trọt. Thực tế người ta có thể tính được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho các nhóm cây trồng. Vì thế, việc xem xét hiệu quả sử dụng đất đối với
các loại cây trồng có ý nghĩa thiết thực.
* Hiệu quả chăn nuôi là hiệu quả của các hoạt động chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm thịt, sữa, trứng, các loại thủy sản…. trên mỗi ha sử dụng cho chăn nuôi. Các hoạt động chăn nuôi diễn ra trên đất nông nghiệp (phần đất nông nghiệp dành cho chăn nuôi tập trung, trồng thức ăn gia súc…).
* Hiệu quả các hoạt động dịch vụ nông nghiệp. Các hoạt động có thể phân bố trên đất nông nghiệp và cũng có thể diễn ra tại khu vực gắn với đất thổ cư và đất dành chung cho dịch vụ ở địa bàn nông thôn. Việc bóc tách kết quả dịch vụ nông nghiệp trên đất nông nghiệp và trên các phần đất thổ cư là rất khó khăn.
* Trong thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả sử dụng đất cho trồng trọng, chăn nuôi và phát triển các công trình dịch vụ nông nghiệp mà thông thường tính toán chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng cách lấy tổng giá trị gia tăng nông nghiệp chia cho tổng diện tích đất nông nghiệp thực tế sử dụng.
Trong quá trình phân tích hiệu quả phát triển nông nghiệp thường phải xem xét hiệu quả chung của ba bộ phận trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. + Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một hiện tượng kinh tế không bất biến. Nó thay đổi theo thời gian và không gian. Thưc tế chỉ ra rằng, khoa học công nghệ tiến bộ không ngừng, các mô hình canh tác hiện đại hóa không ngừng, công nghệ chế biến
cũng như nhu cầu thị trường không ngừng thay đổi nên hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cũng thay đổi không ngừng theo nguyện vọng của con người sử dụng nó. Vì vậy khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp rất cần có quan điểm lịch sử. So sánh hiệu quả sử dụng nông nghiệp qua các thời kỳ phát triển nhớ phải dựa trên quan điểm lịch sử
để có cái nhìn khách quan.
Hiệu quả trồng trọt
Hiệu quả phát triển nông nghiệp
Hiệu quả chăn nuôi Hiệu quả dịch vụ nông nghiệp
Hình 2.3: Hiệu quả phát triển nông nghiệp và cấu thành của nó Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian, theo không gian, từ mức thấp tới mức cao và do con người quyết định.
+ Hàm ý chính sách: Hiệu quả là tiêu chí quan trọng đối với chính sách sử dụng đất nông nghiệp. Chính sách đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phải nhắm tới mục tiêu sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp và hướng tới việc đem lại lợi ích cho nhiều người liên quan và cho cả xã hội.
2.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố quan trọng hơn và cũng có yếu tố ít quan trọng hơn và có thể thay đổi theo thời kỳ phát triển. Trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và xu hướng phát triển xanh sẽ thịnh hành, trên cơ sở tư duy mới và quan điểm mới tác giả luận án trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo thứ tự quan trọng như sau:
(1). Nhà nước và quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp Trong luận án này, nhà nước mà tác giả đề cập bao gồm nhà nước trung ương và chính quyền tỉnh. Nhà nước là người quyết định đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Vai trò của nhà nước đối với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta thể hiện ở những điểm chủ yếu dưới đây:
+ Nhà nước là người đề ra chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp. Nếu đường lối đúng thì tạo cơ sở để nền nông nghiệp phát triển có hiệu quả và ngược lại. Ví dụ, Việt Nam nên xuất khẩu 6-7 triệu tấn gạo hay dành một số diện tích đang trồng lúa sang trồng ngô, đậu tương, lúa mạch để làm thức ăn gia súc để nước ta không phải nhập khẩu ngô, khô đậu tương, lúa mạch để làm thức ăn gia súc (mà theo tác giả được biết thì gần đây mỗi mặt hàng nhập ước khoảng 1,2-1,5 triệu tấn mỗi năm). Hoặc Việt Nam có khoảng 10 triệu ha đất nông nghiệp mà trong đó có hàng vạn ha có thể trồng thức ăn nuôi bò thịt và bò sữa, thế nhưng hiện nay, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu tới khoảng 70% nhu cầu sữa. Vậy Nhà nước cần đưa ra chủ trương phát triển bò thịt, bò sữa như thế nào để các địa phương có cơ sở chủ động phát triển bò thịt, bò sữa một cách có hiệu quả.
+ Nhà nước là người tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát hoạt động nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp. Nhà nước phê duyệt quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi cả nước, trong đó có cả quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. Do vậy, cần tăng cường kiểm tra, giá sát việc thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch và việc thực hiện luật pháp về chính sách sử dụng đất nông nghiệp. Trước hết Nhà nước là người đưa ra chủ trương đúng đắn, minh bạch về phát triển nông nghiệp; có biện pháp hỗ trợ người sản xuất; sau đó Nhà nước ban hành chính sách sử dụng đất nông nghiệp chính xác, hiệu lực và hiệu quả. Mọi việc làm của Nhà nước phải hướng tới đảm bảo khung khổ pháp lý để người dân tự giác sử dụng đất nông nghiệp một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời, Nhà nước cần đứng ra hướng dẫn tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững để người nông dân liên kết với nhau, để người nông dân liên kết với các nhà công nghiệp, nhà khoa học, nhà phân phối, nhà dịch vụ nông nghiệp… Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước còn có trách nhiệm hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản.
+ Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách kinh tế vĩ mô cũng như chính sách ruộng đất. Luật pháp và hai loại chính sách này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì thế năng lực quản lý phát triển của nhà nước là rất quan trọng. Để đánh giá thực tế năng lực quản trị nhà nước người ta đã sử dụng nhiều chỉ số, trong đó có năng lực cạnh tranh quốc gia. Đối với cấp quốc gia Diễn đàn kinh tế
thế giới hàng năm xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu. Ví dụ: năm 2014 Việt Nam đứng thứ 54 trong 143 nước được khảo sát và đứng thứ 6 trong các nước ASEAN [cụ thể là đứng sau Singapore (vị trí số 2), Malaysia (vị trí số 18), Thái Lan (vị trí số 32), Indonesia (vị trí số 37) và Philippines (vị trí số 47), chỉ đứng trên Lào, Cămphuchia và Mianma]. Đối với cấp tỉnh ở Việt Nam, hàng năm, việc đánh giá năng lực quản lý và điều hành của Chính quyền cấp tỉnh thì hiện đang sử dụng hai chỉ số: năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI). Vai trò của Nhà nước thể hiện qua việc ban hành và tổ chức thực hiện thể chế cũng như thông qua quản lý và điều hành phát triển kinh tế. Còn đối với địa phương, vai trò của chính quyền tỉnh đối với phát triển nói chung, trong đó có phát triển nông nghiệp cũng được phản ánh một phần thông qua hai chỉ số PCI và PAPI. Chính vì thế, để người dân và các nhà đầu tư ngoài tỉnh có được niềm tin thì chính quyền địa phương phải tìm cách nâng cao chỉ số PCI và PAPI. Khi bàn về vai trò của nhà nước đối với phát triển, tác giả luận án cho rằng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước các cấp có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì thế họ phải tỏ rõ mình là người giỏi chuyên môn, có tâm, có bản lĩnh, có khả năng giải quyết các tình huống khó khăn và có tinh thần sáng tạo cũng như quyết tâm mạnh mẽ và có thiện chí phát triển cao. Hệ thống quyền lực cùng thể chế kinh tế quốc gia ảnh hưởng lớn tới hiệu quả phát triển nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Luật pháp về đất đai, chính sách quản lý đất nông nghiệp và các chính sách kinh
tế vĩ mô tác động mạnh và trực tiếp tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Nhà nước (mà cụ thể là Chính phủ) là người đứng ra ký các Hiệp định thương mại, đầu tư… tạo ra khung pháp lý cho người sản xuất bán hoặc mua nông sản, vật tư, máy móc nông nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện để người sản xuất nông nghiệp tham gia toàn cầu hóa cũng như tham gia các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp một cách chủ động và an toàn.
+ Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy chuẩn về môi trường đối với sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là ban hành các quy định hạn mức về sử dụng các chất có nguy hại tới sức khỏe con người và tổn hại tới môi trường. Ví dụ, quy định dư lượng
chất kháng sinh trong sản phẩm nông nghiệp hay quy định về việc cấm sử dụng chất có hại cho sức khỏe con người để tăng trọng và bảo vệ thực vật…
+ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Tác giả cho rằng, việc quản lý của nhà nước cần đáp ứng hai yêu cầu: “nắm chặt” và “để phát triển”. Nếu quản lý nhà nước mà chỉ coi trọng việc nắm chặt người sản xuất để thu thuế hay để gìn giữ quy chuẩn quốc gia thì không thể có nền nông nghiệp phát triển. Nhà nước các cấp cần cùng người nông dân tháo gỡ khó khăn và tạo
ra “bà đỡ” cho nông dân làm ăn mới là vấn đề quan trọng.
+ Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp thực hiện theo luật đất đai (Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam). Đây chính là cơ sở phân cấp quản lý nhà nước đối với sử dụng đất nông nghiệp. Nếu cấp cho nhà đầu tư chuyển đổi từ 10ha đất trồng lúa trở lên thì do Thủ tướng quyết định, nếu cấp cho nhà đầu tư chuyển đổi dưới 10ha đất trồng lúa thì do HĐND tỉnh quyết định. Theo Luật đất đai, Quốc hội phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia, Chính phủ (Thủ tướng Chính phủ) phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai của tỉnh, trên cơ sở đó UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai của cấp huyện.
(2). Thị trường nông sản
Đây là yếu tố quan trọng tác động tới việc sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp. Nhiều người có thể biết vai trò quan trọng của thị trường đối với phát triển nông nghiệp nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói chung, nhưng hiểu biết về thị trường để tận dụng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực để phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững thì rất khó. Mỗi quốc gia có tiêu chuẩn chất lượng nông sản cụ thể và những đòi hỏi rất khắt khe về hình thức và chất lượng sản phẩm. Thị trường nông sản ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả nông sản và yêu cầu chất lượng nông sản. Nhiều quốc gia “dựng” lên hàng rào “bảo hộ nông sản trong nước thông qua rất nhiều biện pháp, nào là chống bán phá giá, nào là vi phạm an toàn thực phẩm… Yếu tố thị trường càng ngày càng trở nên phức tạp.
Khi bàn về yếu tố thị trường phải chú ý vấn đề toàn cầu hóa. Ngày nay, nông sản cũng đã được toàn cầu hóa; không chỉ toàn cầu hóa về số lượng mà có cả toàn cầu hóa
về chất lượng cũng như có toàn cầu hóa về công nghệ, vật tư nông nghiệp. Người dân của các quốc gia có thể và có quyền được sử dụng những nông sản có chất lượng cao giống nhau. Các Hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ảnh hưởng to lớn đến toàn cầu hóa nông nghiệp trên phạm vi rộng lớn.
Tác giả cho rằng, khi nói tới thị trường là nói tới một yếu tố mà ý chí con người chi phối mạnh mẽ. Việc đầu cơ, lũng loạn, gian lận đã làm méo mó thị trường và làm cho vai trò thị trường không còn đúng với chính nó. Trong thực tế “mảng tối” của yếu tố thị trường bao giờ cũng khó nhận biết và luôn tiềm ẩn rủi ro.
Đối với sản xuất nông nghiệp, thị trường mà tác giả nói tới gồm thị trường tại chỗ và thị trường bên ngoài, đây cũng là điểm khó khi tính toán thị trường. Nhưng dù thế nào đi nữa thì ngày nay thị trường có ý nghĩa quyết định. Người nông dân sản xuất sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải sản xuất hàng hóa mà họ có đã có lâu nay. Cạnh tranh về thời gian sản xuất và về chất lượng sản phẩm là yêu cầu quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Người nông dân khó hoặc không thể tự tham gia các cuộc chơi lớn. Vì thế họ phải hình thành các Hiệp hội theo nghề nghiệp hoặc theo lĩnh vực nông sản. Chẳng hạn: Hiệp hội những người trồng chè, Hiệp hội những người chăn nuôi bò thịt…. Người sản xuất muốn hiểu biết đầy đủ về thị trường thì ngoài việc tổ chức dự báo thị trường còn phải sử dụng tư vấn về thị trường. Có như vậy mới giảm thiểu bất lợi, rủi ro từ thị trường.
Yêu tố thị trường thay đổi khó lường, nên cần có dự báo và kiểm soát rủi ro. Rủi ro từ thị trường là rất lớn. Vì sao vậy? Tác giả cho rằng, bên cạnh sự thay đổi khó lường của bản thân thị trường thì lại có sự tranh chấp trong “bóng tối” không bình đẳng của những người tham gia cuộc chơi.
+ Thị trường tại chỗ: trên cơ sở tính toán nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và đáp ứng nhu cầu của khách vãng lai sẽ có được tổng nhu cầu nông sản của thị trường tại chỗ. Thị trường tại chỗ cũng phải cạnh tranh gay gắt với nông sản hàng hóa từ bên ngoài đưa tới. Vì thế có được thị phần thị trường tại chỗ cũng phải nghĩ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp. Điều này rất rõ đối với gạo, trái cây, thịt bò, thịt gà của Việt Nam. Trên phạm vi cả nước, hàng năm Việt Nam nhập khẩu
hàng chục vạn tấn thịt và nhiều chục vạn tấn trái cây tươi cũng như nhập khẩu tới khoảng 70% nhu cầu sữa bò. Tại sao vậy? Vì những sản phẩm nông nghiệp đó sản xuất trong nước có chất lượng kém hơn nhưng lại có giá thành cao hơn so với các nước mà nước ta nhập khẩu nông sản thực phẩm của họ.
+ Thị trường bên ngoài. Đối với địa phương nào đó thì thị trường bên ngoài là thị trường ngoài địa phương đó. Bao gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Việc dự báo nhu cầu của loại thị trường này là tương đối khó. Thông thường căn cứ vào thực tế và khả năng tham gia thị trường trong tương lai mà tính toán khả năng cho những năm tới. Nói đến thị trường bên ngoài là nói tới cạnh tranh. Vấn đề quan trọng khi đưa nông sản ra thị trường bên ngoài là phải xác định được đối thủ cạnh tranh và đối tác liên kết có thể được. Từ những hiểu biết đó mới xác định sản xuất cái gì, với
chất lượng ra sao và với khối lượng bao nhiêu? Để đưa đi thị trường nào? Ở nước ta, đất nông nghiệp chưa được luật pháp quy định về việc mua bán trên thị trường, người được nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp không có quyền mua bán như đối với đất thổ cư hoặc thuê đất như đối với trường hợp các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vì thế vấn đề thị trường và quyền tài sản đối với đất nông nghiệp không thể luận bàn như đối với đất phi nông nghiệp.
(3). Các yếu tố đầu vào phục vụ phát triển nông nghiệp: được coi như điều kiện quan trọng để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nó gồm: vốn đầu tư, phân bón, thuốc trừ bệnh trên cây và đối với con vật nuôi; điện, nước, thông tin, công nghệ nông nghiệp…
Trong nhóm các yếu tố đầu vào đối với sản xuất nông nghiệp thì vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ và thông tin phục vụ nông nghiệp (gồm cả thông tin về thời tiết, khí hậu) giữ vai trò quan trọng. Lâu nay, người ta nói nhiều tới vốn đầu tư đủ hay không đủ, kỹ thuật công nghệ tiên tiến hay lạc hậu còn rất ít nói tới thông tin (trừ thông tin về thời tiết, khí hậu) phục vụ nông nghiệp. Hiện nay, người nông dân rất thiếu thông tin về thị trường, tiến bộ công nghệ và quan tâm của các nhà đầu tư. Các mô hình sản xuất hiện đại (thủy canh, nhà lưới hay nhà kính, tưới nhỏ giọt, nông nghiệp hữu cơ, chuỗi giá trị
sản xuất, tổ hợp nông – công nghiệp….) chưa đến được với nông dân. Trách nhiệm này trước hết là thuộc về Nhà nước.
(4). Công nghệ nông nghiệp và nhà khoa học
Công nghệ nông nghiệp: hàm ý công nghệ sử dụng trong sản xuất nông sản. Kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp và công nghệ chế biến nông sản có ý nghĩa tiên quyết. Kỹ thuật và công nghệ nông nghiệp bao gồm: kỹ thuật và công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi và công nghệ canh tác, bảo quản nông sản và công nghệ chế biến nông sản. Thông tin về kỹ thuật và công nghệ đối với người nông dân là rất quan trọng. Để tránh tình trạng thiếu thông tin,cơ quan nhà nước các cấp cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cần thiết để phát triển nông nghiệp miễn phí trong thời gian đầu và có thu phí trong thời gian tiếp theo. Ở Việt Nam công nghệ phục vụ nông nghiệp đang còn yếu. Nước ta chưa có những viện khoa học công nghệ nông nghiệp mạnh như của Nhật Bản, Israel, Thái Lan. Nhìn chung chất lượng nông sản của Việt Nam đang thua kém so nhiều nước Đông Á. Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ mà ở những nơi đáng ra không thể phát triển nông nghiệp thì đã trở thành nới phát triển có hiệu quả cao. Ví dụ điển hình là nền nông nghiệp tiên tiến của Israel và của nhiều nước công nghiệp phát triển. Người ta đã sử
dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và công nghệ sinh học tạo ra những giống cây trồng chịu hạn, có năng suất cao ở Israel hay ở Mỹ. Tại Lâm Đồng và vùng ven thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp thu được hiệu quả gấp nhiều lần so với trước đây.
Nhà khoa học: người tham gia chuỗi giá trị sản xuất và đứng ở vị trí nghiên cứu sáng tạo các tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp. Vấn đề quan trọng là khuyến khích họ, hỗ trợ họ sáng tạo tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp. Thông thường họ là người nghiên cứu tạo ra những giống mới có năng suất, chất lượng cao; đồng thời sáng tạo ra các các quy trình canh tác hiện đại, các loại công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như các loại công nghệ thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. Ở các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh đều có những cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp. Các viện nghiên cứu khoa học công nghệ về tạo giống mới, nghiên cứu công nghệ canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế
biến càng ngày càng gắn bó với sản xuất nông nghiệp. Hệ thống canh tác thông minh, phương pháp trừ sâu bằng giải pháp sinh học đang thịnh hành ở những nước có nông nghiệp phát triển chính là kết quả của các nhà nghiên cứu khoa học nông nghiệp. (5). Những người trực tiếp khác tham gia sản xuất nông sản
Những người liên quan ở đây muốn nói đến các chủ thể trực tiếp liên quan đến việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp thô hoặc đã qua chế biến. Đó là người nông dân; nhà chế biến nông sản phẩm; nhà phân phối, tiêu thụ nông sản; nhà bảo hiểm nông nghiệp, ngân hàng và những người khác (ví dụ nhà cung ứng vật tư, nhà vận tải, nhà cung cấp thông tin…). Họ gắn kết với nhau trên cơ sở lợi ích kinh tế (cụ thể là chia sẻ lợi ích kinh tế và rủi ro). Dưới đây tác giả trình bày cụ thể thêm về một số chủ thể:
+ Nhà nông: Người trực tiếp sản xuất ra nông sản trên diện tích đất nông nghiệp. Họ phải là những nông dân chuyên nghiệp được tổ chức trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, là những người không chỉ có hiểu biết về sản xuất hàng hóa bền vững (hay sản xuất xanh), có trình độ chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp mà còn phải có tâm và đạo đức nghề nghiệp cũng như cần có trách nhiệm cao với cộng đồng, nhất là với người tiêu dùng nông sản. Người nông dân sản xuất nông nghiệp ngày nay biết thân thiện với môi trường và biết chia sẻ lợi ích với người tiêu dùng; vì họ biết đó là điều kiện tối cần thiết để phát triển nông nghiệp bền vững. Tinh thần cộng đồng và thói quen làm việc theo nhóm chi phối rất lớn tới liên kết trong sản xuất nông nghiệp và từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển nông nghiệp cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp… Khả năng sáng tạo của người sản xuất trong việc sử dụng đất nông nghiệp cũng là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Ngày nay người sản xuất không chỉ cần biết quản lý sản xuất mà còn phải biết quản lý chiến lược; đồng thời không chỉ biết về kỹ thuật mà còn phải giỏi về kinh tế và giao thương… Ngày nay, nhà nông không chỉ là người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như trước đây mà còn có thể là nhà công nghiệp (ví dụ Công ty mía đường Lam Sơn được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cấp để nghiên cứu khoa học và sản xuất thực nghiệm, hay người ở thành thị về nông thôn mua lại đất nông nghiệp của nông dân để trồng cây ăn quả hoặc để chăn nuôi gia cầm hay nuôi thủy sản…). Nói tới người
nông dân là muốn nói tới doanh nghiệp nông nghiệp. Hiện nay ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chưa có những nhà sản xuất lớn, mang tầm khu vực và toàn cầu. Nhìn chung, trừ một số công ty thủy sản có cỡ tương đối khá, còn trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu mới có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí nhiều lĩnh vực đang chỉ có sản xuất hộ gia đình mà cũng chưa được tổ chức nên nhiều nông sản khó cạnh tranh với sản phẩm của các nước ngay trong khu vực. Sản xuất nhỏ và phân tán đã làm cho nông nghiệp của nước ta phát triển có hiệu quả thấp. Vì thế, tác giả cho rằng, trong thời gian tới ở Việt Nam những người sản xuất nông nghiệp nhất thiết phải được tổ chức lại, trước hết Chính phủ và chính quyền địa phương phải sớm xây dựng được một số tập đoàn sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, có năng lực tài chính mạnh. Đồng thời, Nhà nước phải có kế hoạch đào tạo cho người nông dân những kiến thức và
kỹ năng phù hợp sản xuất phù hợp với yêu cầu mới.
+ Nhà công nghiệp: doanh nghiệp chế biến nông sản và nhà sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Những doanh nghiệp chế biến cần liên kết chặt chẽ với nông dân, chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất và thu mua nông sản nguyên liệu. Nhà công nghiệp nên ký hợp đồng dài hạn với nông dân, quan tâm đầy đủ tới lợi ích của nông dân để họ yên tâm phát triển vùng nguyên liệu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã tìm hiểu Công ty mía đường Lam Sơn ở tỉnh Thanh Hóa. Công ty này chuyên chế biến đường mía nhưng đã không chỉ có nhà máy chế biến đường, sản xuất rượu cồn, thức ăn gia súc mà còn xây dựng trung tâm nghiên cứu công nghệ cao để tạo giống mía, giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng có thể cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Công ty này còn liên kết chặt chẽ với khoảng 2 vạn hộ nông dân trồng mía. Họ cho kỹ sư xuống cơ sở hướng dẫn bà con nông dân trồng mía theo quy trình canh tác hiện đại và với quy mô diện tích lớn để cơ giới hóa, thủy lợi hóa hiệu quả. Hiện nay Công ty mía đường Lam Sơn còn nghiên cứu thành công việc phát triển dưa ngọt giống Israel (trong nhà có lưới che) và phát triển cam giống Mỹ cho năng suất và chất lượng cao (ở mức vượt trội so các giống trong nước ta đang có). Công ty này dự định liên kết với khoảng 1 vạn hộ nông dân để trồng cam và dưa ngọt trên diện rộngkhoảng 6-7 nghìn ha. Nói tới doanh nghiệp công nghiệp chế biến
nhưng cũng không quên nói tới các nhà máy công nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, phân bón, thuốc trù sâu bệnh… phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đối với một quốc gia thì đây là vấn đề lớn nhưng đối với địa phương thay vì nói đến các nhà máy công nghiệp
phục vụ nông nghiệp thì phải nói đến các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp. + Nhà phân phối và tiêu thụ nông sản. Họ phải là người chia sẻ lợi ích với người nông dân một cách thỏa đáng. Nhà phân phối cần kỹ hợp đồng dài hạn với người nông dân trực tiếp làm ra nông sản hàng hóa cung cấp cho họ. Những thu mua nông sản cần có sự hiểu biết sâu sắc về sản xuất nông nghiệp, vừa có sự đồng cảm và chia sẻ khó khăn, lợi ích với người sản xuất nông nghiệp là điều kiện rất cần thiết đảm bảo nông nghiệp phát triển có hiệu quả. Hầu hết ở các địa phương của Việt Nam chưa có những nhà phân phối và tiêu thụ nông sản đích thựcvà mạnh mẽ. Muốn phát triển nông nghiệp có hiệu quả nhất thiết phải có những nhà phân phối và tiêu thụ nông sản tầm cỡ thế giới. Doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản có thể tự giới thiệu và tiêu thụ nông sản đã qua chế biến; nhưng nông dân thì làm việc này rất khó. Họ phải liên kết với nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
+ Các nhà cung ứng dịch vụ nông nghiệp (cung cấp nước, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cung cấp máy móc, vật tư nông nghiệp, vận tải, khoa học công nghệ, thông tin nông nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm nông nghiệp…) ảnh hưởng lớn phát triển nông nghiệp và hiệu quả phát triển nông nghiệp. Họ cần liên kết chặt chẽ với nông dân, tham gia các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp một cách tích cực. Ngày nay, các nhà bảo hiểm nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp.
Như tác giả đã trình bày, không chỉ 4 nhà như nhiều người đã đề cập mà ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp phải kể tới sáu nhà. Ở Việt Nam thực tế đã chỉ ra rằng, nếu chỉ hô hào liên kết sáu nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà băng – ngân hàng và nhà bảo hiểm nông nghiệp) như những năm vừa qua mà không có mô hình liên kết cụ thể với những cơ chế hữu hiệu thì sẽ không đem lại kết quả và hiệu quả cần thiết. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến và tổng kết thực tiễn Việt Nam tác giả cho rằng, Nhà nước cần đứng ra nghiên cứu mô hình liên kết và có chính sách hỗ trợ cụ thể để có căn cứ khoa
học vững chắc khuyến khích liên kết “sáu nhà” sao cho có hiệu quả hơn. Tất cả các “nhà” vừa được tác giả trình bày ở trên chính là nhân tố nòng cốt hay hạt nhân của tổ chức sản xuất.
Khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, Tác giả luận án không tiếp cận theo góc nhìn từ các yếu tố tự nhiên, như vị trí địa lý, độ dốc của đất, độ phì nhiêu, điều kiện cung cấp nước… nhưng khi xem xét bốn yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như ở Hình 2.3 thì phải phân tích thêm các vấn đề như vậy để làm rõ trình độ hiểu biết của người sản xuất nông nghiệp. Tức là người sản xuất nông nghiệp khi quyết định sử dụng đất nông nghiệp như thế nào cho tốt nhất thì họ đã phải biết các yếu tố về vị trí địa lý, độ dốc, độ phì nhiêu, điều kiện cung cấp nước… của mảnh đất mà họ được sử dụng. Mặt khác, họ phải tính tới vấn đề cải tạo đất hoặc sử dụng công nghệ hiện đại để khắc chế những yếu điểm của mảnh đất. Bốn nhóm yếu tố kể trên có vai trò quan trọng khác nhau nhưng cùng tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi yếu tố có ý nghĩa riêng nhưng cùng nhau tạo ra tiền đề thúc đẩy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của một quốc gia hay của mỗi địa phương. Trong bốn yếu tố đó thì yếu tố thị trường, khoa học công nghệ có ý nghĩa quyết định bao trùm. Yếu tố nhà nước có ý nghĩa quyết định trước hết.
(6). Tổ chức sản xuất nông nghiệp
Tác giả cho rằng, trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn phải kể đến vấn đề “Tổ chức sản xuất nông nghiệp”. Việc tổ chức sản xuất nông sản luôn luôn ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Thực tế chỉ ra rằng, sản xuất tự phát, thiếu tổ
chức đã dẫn tới nền sản xuất nhỏ bé, bị động, hiệu quả thấp. Vì thế tác giả luận án nhấn mạnh một số điểm có ý nghĩa rất quan trọng dưới đây:
– Chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp (hoặc nói một cách đầy đủ hơn thì đó là chuỗi giá trị khoa học – sản xuất (trồng trọt hoặc chăn nuôi và chế biến) – tiêu thụ nông sản.
– Phát triển các tổ hợp sản xuất nông – công nghiệp trên cơ sở gắn các vùng sản xuất nguyên liệu với cơ sở công nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ. Hay nói cách khác là gắn kết người trồng nguyên liệu nông sản với người chế biến nông sản).
– Liến kết sản xuất giữa trang trại (cả gia trại và hộ gia đình) với mạng phân phối, tiêu thụ nông sản.
– Phát triển hệ thống hợp tác xã nông nghiệp đa chức năng (với quy mô hợp lý khoảng 1.000 xã viên và khoảng trên 1.500 ha/hợp tác xã). Để các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh nên thành lập Liên đoàn hợp tác xã (có chức năng đầu mối, phối hợp các hợp tác xã dịch vụ và các hợp tác xã nông nghiệp).
(7). Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những yếu tố ảnh hướng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Yếu tố này ảnh hướng tới chi phí vận chuyển, tức là nếu các yếu tố khác không đổi thì nếu chi phí vận chuyển tăng thì hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm, tức là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giảm. Mặt khác, do đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp, nếu do vị trí địa lý xa dẫn đến thời gian vận chuyển lâu hơn, do đó ảnh hưởng tới làm giảm chất lượng sản phẩm, làm giảm giá bán sản phẩm. Như vậy, nếu các yếu tố khác không đổi thì có thể làm giảm giá bán sản phẩm, làm hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm, tức là hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giảm.
(8). Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và mức độ ảnh hưởng đó ở các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt. Vì nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ nên tác giả chú ý xem xét các hiện tượng thời tiết khí hậu thường diễn ra ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam mà trong đó có tỉnh Phú Thọ. Đối với tỉnh này biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp nổi bật có thể kể ra như mưa, lũ quét, ngập lụt ở vùng trũng và sạt lở đất về mùa mưa bão, rét đậm, rét hại về mùa đông.
(9). Đầu tư ngoài nông nghiệp
Đầu tư ngoài nông nghiệp mang hàm ý rằng là những loại hình đầu tư không trực tiếp dành cho nông nghiệp nhưng lại ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp và hiệu quả phát triển nông nghiệp (trong đó có hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp). Ví dụ như đầu tư làm đường giao thông, xây dựng hệ thống phân phối điện, xây dựng hệ thống thông tin, liên lạc,…có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong phạm vị luận án tiến sĩ này tác giả chỉ đề cập cho có tính hệ thống, không đi sâu về yếu tố này.
2.1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải có mục đích rõ ràng và bằng hệ thống chỉ tiêu định lượng (chứ không thể chỉ đánh giá định tính). 2.1.3.1. Quan niệm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Nói một cách khái quát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là việc đánh giá “giá trị” sinh lợi tạo ra cho người sản xuất trên mỗi ha đất nông nghiệp (kết quả trừ đi chi phí) xem đạt mức nào, cao hay thấp, nguyên nhân của mức độ sinh lợi do đâu và làm thế nào để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó. Phần trước đã chỉ ra rằng, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một trong những bộ phận hợp thành hiệu quả phát triển nông nghiệp. Vì thế, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải thông qua đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một trong các hành vi phân tích kinh tế nông nghiệp cho một vùng xác định (cho một quốc gia, một vùng kinh tế hoặc cho một đơn vị hành chính cụ thể).
2.1.3.2. Mục đích và yêu cầu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp a). Mục đích của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng để phân tích, đánh giá rồi từ kết quả phân tích tiến tới đánh giá mức độ đạt được của hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Từ kết quả đánh giá đưa ra nhận định cần thiết và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Đánh giá hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp không chỉ có mục đích làm rõ thực trạng hiệu quả mà còn cung cấp những cơ sở khoa học để thay đổi định hướng sử dụng đất nông nghiệp và kiến nghị những giải pháp tương ứng cho thời gian sắp tới. Nói như thế có nghĩa là đánh giá hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp không phải là việc làm tự thân mà do yêu cầu phát triển nông nghiệp có hiệu quả hơn, bền vững hơn đặt ra. Mục đích chủ yếu của việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là để nhận biết rõ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và mức độ hiệu quả đạt được, phát hiện nguyên nhân của những yếu kém. Đồng thời, từ
đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới. b). Yêu cầu đối với việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải hết sức khách quan, khoa
học, có định lượng, tránh chủ quan, phiến diện cũng như không sử dụng số liệu thiếu độ tin cậy cần thiết. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải gắn với đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp và có quan điểm lịch sử đúng đắn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải thông qua đánh giá hiệu quả phát triển nông nghiệp. Mà hiệu quả phát triển nông nghiệp thì phải được xem xét trên các phương diện:
i). Hiệu quả phát triển trồng trọt;
ii) Hiệu quả phát triển chăn nuôi:
iii) Hiệu quả phát triển dịch vụ nông nghiệp:
Trong những năm vừa qua ở Việt Nam, một trong những chỉ tiêu quan trọng khi phân tích HQSD đất nông nghiệp được tính bởi thương số GTGT nông nghiệp (hoặc GTSX nông nghiệp) chia cho tổng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp. Trong thực tế diện tích chăn nuôi có một số trường hợp lại nằm trong đất thổ cư của người nông dân, đất xây dựng chợ nông sản và đất xây dựng sàn nông sản tuy phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp (trực tiếp tạo ra GTGT cho sản xuất nông nghiệp) nhưng chưa được tính gộp vào diện tích đất nông nghiệp. Đó là một những khó khăn khi phân tích HQSD đất nhưng thực tế số diện tích cho chăn nuôi hộ gia đình và cho xây dựng sàn nông sản ở Phú Thọ không nhiều.
Trong thực tế, không phải lúc nào cũng có số liệu để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng như nêu ở trên. Tùy theo số liệu có được mà tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả các đối tượng hay cho một số đối tượng cụ thể trên địa bàn.
2.1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Theo cách đặt vấn đề như trên và kế thừa những kết quả đã tổng quan cũng như xem xét thực tiễn phân tích hiệu quả phát triển nông nghiệp, tác giả luận án tiến hành xác định bộ chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh hiệu quả nhưng chúng cùng nhau phản ánh đầy đủ, toàn diện về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của một địa phương phải so sánh qua các năm. Biểu đồ động thái hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp qua các năm sẽ cho thấy xu thế hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và hiệu quả phát triển nông nghiệp nói riêng.
Với phương châm lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam và với số lượng không nhiều cũng như tính toán được, tác giả luận án đề xuất các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được phân thành hai nhóm như dưới đây:
a). Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Nhóm này có 4 chỉ tiêu chủ yếu:
(1). Năng suất 1 ha đất nông nghiệp (Giá trị gia tăng nông nghiệp tạo ra trên mỗi ha đất nông nghiệp) (H1)
H1 = (S: D) (1)
Trong đó:
S: Tổng giá trị gia tăng nông nghiệp
D: Tổng diện tích đất nông nghiệp
Đối với chỉ tiêu này, có thể sử dụng hai dấu hiệu: Tổng giá trị gia tăng (lấy tổng giá trị sản lượng trừ đi chi phí sản xuất). Chỉ tiêu H1 phản ánh điều quan trọng nhất là giá trị làm ra trên mỗi ha đất nông nghiệp, H1 càng cao càng tốt và ngược lại. Khi tính được chỉ tiêu này đem so sánh các năm với nhau sẽ thấy hiệu quả tăng hay giảm, hiệu quả cao hay thấp (đem so sánh với mức trung bình của vùng hay của cả nước).
Để tính tốc độ tăng trưởng của H1 phải tính theo giá so sánh (tức là theo giá năm 2010 mà Tổng cục thống kê đã chỉ đạo).
(2). Năng suất lao động nông nghiệp (H2)
H2 = S: L (2)
Trong đó:
S: Tổng giá trị gia tăng nông nghiệp
L: Tổng lao động nông nghiệp
Năng suất lao động nông nghiệp là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp nhất. Khi có năng suất lao động cao thì sẽ có điều kiện nuôi sống được nhiều người, có điều kiện để giải quyết được các vấn đề về môi trường, về phúc lợi xã hội… Đối với chỉ tiêu này, vấn đề quan trọng là phải tính đúng số lao động làm việc thực sự cho hoạt động nông nghiệp. Năng suất lao động nông nghiệp càng cao thì càng tốt, khả năng cạnh tranh càng lớn và ngược lại.
(3). Tỷ lệ sản phẩm hàng hóa nông sản (H3)
H3 = (Sh : S) x 100% (3)
Trong đó:
S: Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp
Sh: Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa nông sản
Đây là chỉ tiêu mà có một số chuyên gia khuyến cáo sử dụng như đã đề cập ở phần tổng quan. Tác giả luận án rất coi trọng chỉ tiêu này. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tình trạng sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp đã qua và đời sống người dân tăng lên thì số lượng và chất lượng nông sản hàng hóa là vấn đề then chốt. Nông sản hàng hóa càng nhiều càng chứng tỏ chất lượng sản phẩm càng cao, năng lực cạnh tranh của nông sản càng lớn và ngược lại.
Vấn đề quan trọng là tổng hợp và tính toán được giá trị nông sản hàng hóa. Qua thực tiễn nghiên cứu tác giả luận án cho rằng có thể tính toán được chỉ tiêu này thông qua điều tra (tại các hộ nông dân hoặc tại các chợ nông sản) hoặc thông qua số thống kê của Cục thuế ở tỉnh có thể tính được số nông sản hàng hóa và tổng giá trị của nông sản hàng hóa của địa phương.
(4). Giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân đầu người nông dân (Snd) Snd = S: Dn (4)
Trong đó:
S: Giá trị gia tăng nông nghiệp
Dn: Dân số nông nghiệp
Chỉ tiêu này liên quan trực tiếp tới tỷ lệ người nông dân nghèo. Snd tỷ lệ nghịch với Dn. Nếu Snd đạt cao thì chắc chắn tỷ lệ hộ nông dân nghèo sẽ ít và ngược lại Snd đạt thấp thì tỷ lệ hộ nông dân nghèo sẽ lớn.
b). Nhóm chỉ tiêu sử dụng để phân tích nguyên nhân của tình trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Nhóm này có 3 chỉ tiêu:
(1). Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp (Tđ)
Tđ = (Đi: S) x 100% (5)
Trong đó:
S: Tổng diện tích đất nông nghiệp
Đi: Diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng cho một lĩnh vực nông nghiệp thứ i Chỉ tiêu này phản ánh nguyên nhân của tình trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, giải thích cho tình trạng hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp. Nếu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp không hợp lý sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và ngược lại nếu cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý chắc chắn nó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cao hơn.
(2). Đầu tư phát triển nông nghiệp
Trong việc phân tích đầu tư phát triển với mong muốn làm rõ tác động của đầu tư phát triển nông nghiệp tới hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng, tác giả cho rằng cần phân tích theo ba chỉ tiêu chủ yếu dưới đây:
– Tỷ trọng đầu tư nông nghiệp trong tổng đầu tư xã hội (Hn)
Hn = (Vn: V) x 100% (6)
Trong đó:
V: Tổng vốn đầu tư xã hội
Vn: Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp
Về lý thuyết, Hn càng lớn càng tốt nhưng lớn tới mức nào là vấn đề phải tính toán cụ thể. Trong thực tế, các chuyên gia kinh tế gọi đó là “ngưỡng” đầu tư. Nếu đầu tư cho
phát triển nông nghiệp ít quá sẽ làm cho nông nghiệp không phát triển được hoặc phát triển không có hiệu quả nhưng nếu đầu tư nhiều quá mức thì cũng làm cho nông nghiệp phát triển ít hữu ích và cũng sẽ không có hiệu quả cao.
– Cơ cấu đầu tư nông nghiệp (Hi)
Khi phân tích vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cần xem xét cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp.
Nếu ký hiệu tỷ trọng các lĩnh vực nông nghiệp được đầu tư là Hi thì chỉ tiêu này được tính bằng biểu thức:
Hi = (Vi : Vn) x 100 % (7)
Trong biểu thức này:
Vi: Vốn đầu tư phát triển lĩnh vực thứ i của ngành nông nghiệp (ví dụ: đầu tư phát triển trồng trọt, đầu tư phát triển chăn nuôi hoặc đầu tư phát triển sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao…)
Vn: Tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp như đã chú giải ở biểu thức trên. Theo nguyên tắc, nếu tỷ trọng đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hoặc đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp càng lớn thì càng có cơ hội đem lại hiệu quả cao cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Nói cách khác, đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều sâu sẽ đem lại hiệu quả hơn so với đầu tư phát triển nông nghiệp theo chiều rộng. – Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp (Tđ)
Tđ= √����
��(8)
����
Trong đó:
– Tđ: Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp;
-Vi và Vo: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của năm i và của năm gốc Thông thường vốn đầu tư được thống kê theo giá thực tế (giá hiện hành) nên để tính được chỉ tiêu này thì cần đưa về cùng một mặt bằng giá. Hiện nay, đưa về giá 2010
để tính cho các năm, đây là cách làm thông thường mà các nhà phân tích kinh tế thường sử dụng.
Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cũng là chỉ tiêu khá quan trọng. Thông thường, theo tinh thần của lý thuyết phát triển dựa vào vốn đầu tư và tuân thủ nguyên tắc khi vốn đầu tư tăng thì sản xuất sẽ tăng nên tốc độ tăng vốn đầu tư có quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng sản lượng nông nghiệp.
(3). Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo (Tđ)
Tđ = (Lđ : L) x 100 % (9)
Trong đó:
Lđ: Số lao động nông nghiệp qua đào tạo
L: Tổng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp
Các chỉ tiêu của nhóm bổ trợ tuy không phải là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhưng chúng được sử dụng để phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp quan trọng thế nào đối với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì quy mô, cơ cấu đầu tư phát triển nông nghiệp cũng quan trọng không kém. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, chính sách kinh tế vĩ mô (tỷ giá, thuế, phí…) cũng như chính sách ruộng đất bao giờ cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả phát triển nông nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Vì thế, khi phân tích các yếu tố mang ý nghĩa như những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn cần phân tích xem các chính sách ảnh hưởng thế nào tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên cho tới nay chưa có
cách định lượng các chỉ số này. Trong giới hạn luận án này, tác giả chỉ đề cập cho có hệ thống, không đề cập sâu về vấn đề này.
2.2. Kinh nghiệm thực tiễn
Ở mục này luận án cần làm rõ: trong thực tiễn cần làm gì để sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cũng như người ta đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ra sao? Để đạt được mục tiêu như vậy, tác giả luận án đã tìm hiểu một số trường hợp như sau:
2.2.1. Kinh nghiệm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả ở Việt Nam Tại tỉnh Hà Nam đã phát triển nhiều mô hình khác nhau để phù hợp với điều kiện ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất [79]. Tiêu biểu là mô hình “2 vụ lúa + 1 vụ đông trồng cây bí xanh” cho giá trị thu hoạch khoảng 183 triệu đồng/ha; mô hình “2 vụ lúa + 1 vụ đông trồng cây ngô ngọt xuất khẩu” đạt giá trị khoảng 127 triệu đồng/ha; hoặc mô hình “2 vụ lúa + 1 vụ đông trồng cây ngô nếp thương phẩm” đạt giá trị khoảng 114 triệu
đồng/ha (gấp khoảng 2,5-3 lần so với trường hợp trồng quảng canh). Tại tỉnh Lâm Đồng đã lấy việc xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất rau, hoa thương phẩm cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Ka Đô đã giúp đồng bào tiếp cận, làm quen với phương thức sản xuất mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao [80]. Hiện toàn xã có trên 1.500 ha sản xuất rau thương phẩm, thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha (gấp khoảng 4 lần so sản xuất kiểu truyền thống trước đây). Tại ngoại thành Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội [50] coi trọng mô hình nông nghiệp đô thị (hướng tới phục vụ nhu cầu người dân đô thị và đáp ứng nhu cầu cho du khách hay thực ra là để xuất khẩu tại chỗ) để nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi ha đất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành.
Tại Thái Nguyên, các nhà khoa học của Trường Đại học Thái Nguyên đã triển khai đề tài khoa học nghiên cứu hiệu quả sản xuất chè của các hộ nông dân ở tỉnh này [81]. Họ coi tổ chức sản xuất chè trên cơ sở liên kết giữa hợp tác xã và hộ gia đình là nhân tố quyết định đến năng suất chè búp trên một ha đất trồng chè.
Bùi Nữ Hoàng Anh đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Yên Bái. Dù giới hạn trong việc sử dụng đất trồng trọt nhưng học giả này cũng đã xác định được nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Yên Bái đang còn thấp là do cơ cấu cây trồng chưa được đổi mới. Từ đó kiến nghị tỉnh Yên Bái phải nhanh chóng đổi mới cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp.