Các yếu tố tác động đến dự định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam

Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam.

Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đạt  được các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc,  điều chỉnh phạm vi hoạt động của DNNN. DNTN đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn  đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế (Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2017). Bên cạnh đó, thể chế đối với kinh tế tư nhân ở nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt với những văn  bản chính sách quan trọng (Nghị quyết 5/NQ-TƯ ngày 1/11/2016, Nghị quyết 10/NQ TƯ ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của  nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 24/2016/ QH14 ngày  8/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, một loại nghị quyết  của Chính phủ: 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017, Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển  doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 98-2017/NQ-CP ban hành chương trình hành  động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TƯ, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,…).

Đặc biệt, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban chấp hành trung  ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh  tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đề ra ba mục tiêu: thứ nhất, gia tăng số lượng doanh nghiệp, phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, 1,5  triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030; thứ hai, kinh  tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP. Đến năm 2021, khu vực kinh tế này sẽ đóng  góp 50 – 60% GDP; thứ ba, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. 

Khởi sự kinh doanh đã và đang được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập, cùng  với đó là các công việc mới được tạo ra và thu nhập, đời sống của người dân ngày  càng tốt hơn (Drucker, 1985; Gorman và cộng sự, 1997). KSKD thường gắn liền với  việc tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/ dịch vụ mới, hoặc quy trình hoạt  động mới của một công ty, điều đó phần nào giúp nâng cao năng lực đổi mới, năng lực  cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia (Thurik và  Wennekers, 2004; Urbano và Aparicio, 2015). Lee và cộng sự (2006) cũng cho rằng  tinh thần KSKD được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc  đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel và King (2008) tiếp tục khẳng định  KSKD là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. 

Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên  công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng tạo ra không ít thách thức, chính vì vậy quan tâm đến KSKD, hình thành  đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, xây dựng thương hiệu quốc gia toàn cầu  chính là con đường để Việt Nam có thể bắt nhịp và phát triển nhanh, bền vững trong thị trường kinh tế quốc tế sâu rộng và bền vững. Năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh  về số lượng DN thành lập mới với khoảng 126.859 DN. Lũy kế hiện nay có khoảng 688  nghìn DN đang hoạt động (Trần Kim Chung và Tô Ngọc Phan, 2019). Tuy nhiên, để đạt  được mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp, phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt  động vào năm 2020, 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào  năm 2030 thì việc tập trung thúc đẩy khởi sự kinh doanh ở thanh niên (độ tuổi từ 16-30  tuổi – ước tính năm 2018 là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số cả nước (Viện Nghiên  cứu Thanh niên, 2018)) chính là một trong những hướng đi quan trọng để hoàn thành  mục tiêu đó.  

Vấn đề đặt ra đối với mục tiêu trên là làm sao để thúc đẩy hoạt động khởi  nghiệp nói chung và với thanh niên nói riêng? Câu trả lời là đa dạng vì có nhiều yếu tố tác động đến việc quyết định thực hiện khởi nghiệp của một cá nhân. Tuy nhiên, một  trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi đó chính là dự định của cá nhân  (Ajen, 2015). Điều này cũng đã được chứng minh ở một số nghiên cứu trong lĩnh vực  khởi sự kinh doanh (Krueger & Brazeal, 1994; Krueger và cộng sự, 2000). Không  những thế, theo Ajzen (1991) thì về bản chất, KSKD hay lựa chọn nghề nghiệp là kết  quả của nhận thức. Hành động KSKD diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có  suy nghĩ, dự định về hành động đó. Một dự định mạnh mẽ sẽ luôn dẫn tới nỗ lực để bắt  đầu khởi sự công việc kinh doanh mới, mặc dù việc KSKD có thể nhanh hay chậm lại  do điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh. Do vậy, dự định KSKD có khả năng  dự báo chính xác các hành vi KSKD trong tương lai. Nghiên cứu về dự định KSKD có  thể phản ánh được hành vi KSKD. Do đó, để thúc đẩy KSKD ở thanh niên thì hướng  nghiên cứu các yếu tố tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt  Nam là phù hợp.  

Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam” hy vọng sẽ đem lại một số điểm mới cho lý  thuyết liên quan đến dự định khởi sự kinh doanh. Đồng thời, trên cơ sở đó đề xuất giải  pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh các dự án KSKD của thanh niên ở Việt Nam. 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  

———————————  

NGUYỄN ANH TUẤN  

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM 

Chuyên ngành: Khoa học quản lý  

Mã số: 9310110  

LUẬN ÁN TIẾN SĨ  

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Bưu  

HÀ NỘI – 2019 

LỜI CAM ĐOAN  

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam  kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm  yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.  

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2020  

Tác giả 

Nguyễn Anh Tuấn

MỤC LỤC  

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………………………. 1 

1. Sự cần thiết của nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………… 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………………. 4

4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………………… 4

5. Kết cấu của luận án……………………………………………………………………………………. 5 

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI SỰ KINH DOANH ……………………………………. 6

1.1. Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến  dự định khởi sự kinh doanh …………………………………………………………………………… 6

1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ……………………………………………………………………. 6

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ………………………………………………………………….. 12

1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh …………. 14

1.2.1. Hướng nghiên cứu về cơ chế, chính sách thúc đẩy KSKD ở Việt Nam ……… 14

1.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh …. 17

1.3. Khoảng trống nghiên cứu ………………………………………………………………………. 23

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ  CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH ………. 27

2.1 Các khái niệm liên quan đến khởi sự kinh doanh của thanh niên …………….. 27

2.1.1 Thanh niên ………………………………………………………………………………………….. 27

2.1.2 Khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên ……………. 28

2.1.3 Vai trò khởi sự kinh doanh của thanh niên ……………………………………………… 33

2.2 Các lý thuyết cơ bản liên quan đến dự định và khởi sự kinh doanh …………. 35

2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA) ……………… 35

2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB) …………. 36

2.2.3 Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The Entrepreneurial Event – SEE) ….. 39

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh ………………………… 42

2.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc bản thân thanh niên ………………………………………….. 42

2.3.2 Nhóm các nhân tố từ môi trường bên ngoài …………………………………………….. 49

2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ……………………………………………………. 54

2.4.1 Mô hình nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 54

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 55 

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………… 57

3.1. Quy trình nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 57

3.2 Phát triển thang đo và phiếu điều tra ……………………………………………………… 58 

3.2.1. Thang đo Dự định khởi sự kinh doanh ………………………………………………….. 58

3.2.2. Thang đo Thái độ đối với tiền bạc ………………………………………………………… 58

3.2.3. Thang đo Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ………………………………………… 59

3.2.4. Thang đo chuẩn mực chủ quan …………………………………………………………….. 59

3.2.5. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi …………………………………………………. 60

3.2.6. Thang đo Giáo dục khởi sự kinh doanh …………………………………………………. 60

3.2.7. Thang đo Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh ……………………………………………. 60

3.2.8. Thang đo Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với khởi sự kinh doanh ……. 61

3.2.9. Thang đo Nhu cầu thành tích ……………………………………………………………….. 62 

3.3 Điều tra sơ bộ ………………………………………………………………………………………… 63

3.4 Nghiên cứu chính thức ……………………………………………………………………………. 63

3.4.1. Thiết kế phiếu điều tra…………………………………………………………………………. 64

3.4.2. Xác định mẫu điều tra …………………………………………………………………………. 65

3.4.3 Phân tích dữ liệu …………………………………………………………………………………. 67

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM …………………… 73

4.1 Thực trạng khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam ……………………….. 73

4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam …………………. 79

4.2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………. 79

4.2.2 Kiểm định thang đo ……………………………………………………………………………… 81

4.2.3 Phân tích thống kê mô tả các thang đo trong mô hình ………………………………. 89 

4.2.4. Phân tích sự khác biệt về dự định khởi sự kinh doanh theo một số đặc điểm  cơ bản của thanh niên Việt Nam ……………………….. 93

4.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh  niên Việt Nam ………………………….. 100 

CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI  PHÁP THÚC ĐẨY THANH NIÊN VIỆT NAM KHỞI SỰ KINH DOANH ….. 114

5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu ………………………………………………………………. 114

5.1.1 Các giả thuyết chưa được khẳng định …………………………………………………… 114

5.1.2 Các giả thuyết được ủng hộ …………………………………………………………………. 118

5.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thanh niên Việt Nam khởi sự kinh doanh 121

5.2.1 Nâng cao nhận thức, thái độ của thanh niên về KSKD, hình thành thái độ tích  cực của TNVN đối với hoạt động KSKD, giúp thanh niên nuôi dưỡng và phát triển  ý định KSKD. ……….. 122

5.2.2 Nâng cao nhận thức kiểm soát hành vi của TNVN ……………… 125

5.2.3 Quan tâm, đầu tư vào hoạt động giáo dục KSKD cho thanh niên, phát triển mô  hình giáo dục khởi nghiệp từ trong hệ thống giáo dục phổ thông. ……………………. 126

5.2.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy KSKD phù hợp với sự phát  triển của thị trường và nhu cầu hỗ trợ của các đối tường thanh niên tham gia KSKD.  ……………………….. 127

5.3 Một số đóng góp và hạn chế của nghiên cứu …………………………. 130

5.3.1 Những đóng góp mới của luận án ………………………………………………………… 130

5.3.2 Những hạn chế của luận án …………………………………………………………………. 131

KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………………………. 132

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  CỦA LUẬN ÁN ………………… 135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………. 136

PHỤ LỤC ……………………. 149

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 

STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 
CFA Phân tích nhân tố khám phá 
DN Doanh nghiệp 
DNNN Doanh nghiệp nhà nước 
DNTN Doanh nghiệp tư nhân 
DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp 
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
DDK Dự định khởi sự kinh doanh 
ĐMST Đổi mới sáng tạo 
EFA Phân tích nhân tố ảnh hưởng 
10 KD Kinh doanh 
11 KSKD Khởi sự kinh doanh 
12 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 
13 GEM Hiệp hội khởi nghiệp toàn cầu 
14 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
15 R&D Nghiên cứu và phát triển 
16 TNVN Thanh niên Việt Nam 
17 TNCS Thanh niên Cộng sản 
18 UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH  

Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD ……….. 52 

Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu ………………………………………………………………. 55 

Bảng 3.1: Giải thích Giá trị Hệ số Alpha của Cronbach …………………………………….. 68 

Bảng 4.1: Mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của Việt Nam …………………………………….. 78 

Bảng 4.2. Đặc trưng của mẫu khảo sát ……………………………………………………………. 79 

Bảng 4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Dự định khởi sự kinh doanh –  DDK” dựa vào Cronbach’s Alpha ……………………………………………………. 81 

Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình . 82 

Bảng 4.5. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc DDK ……………… 83 

Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của các biến độc lập …………………….. 83 

Bảng 4.7. Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến quan sát ……………………………… 85 

Bảng 4.8. Bảng ma trận nhân tố đã xoay …………….. 87 

Bảng 4.9. Kết quả tính Độ tin cậy tổng hợp và Tổng phương sai trích ………………… 89 

Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của thang đo yếu tố 

trong mô hình nghiên cứu……………….. 90 

Bảng 4.11. Thống kê mô tả với các biến quan sát của thang đo dự định khởi sự kinh  doanh (DDK) ……………….. 92 

Bảng 4.12. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên  theo đặc điểm giới tính …………………. 93

Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên  theo trạng thái nghề nghiệp ………………… 94

Bảng 4.14. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên  theo nhóm trình độ chuyên môn ………………………. 95

Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên  theo các nhóm kinh nghiệm làm việc …………………… 96

Bảng 4.16 Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên  theo vùng miền ………………… 98

Bảng 4.17. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên  theo nghề nghiệp của bố, mẹ ………………. 99

Bảng 4.18. Kết quả ước lượng mô hình SEM (mô hình ban đầu) ……………………….. 101

Bảng 4.19. Bảng hệ số hồi quy của mô hình SEM điều chỉnh ……………………………. 102

Bảng 4.20. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình bất biến và khả biến …….. 104

Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm tình trạng  nghề nghiệp ……………. 106 

vii 

Bảng 4.22. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm trình độ chuyên môn ……………… 108

Bảng 4.23. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo các nhóm nghề nghiệp của bố ………………… 110 

Bảng 4.24. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm nghề nghiệp  của mẹ ……………… 112 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ 

Biểu đồ:  

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ GDP hàng năm chi cho R&D của một số quốc gia trong OECD … 21

Biểu đồ 4.1. So sánh điểm trung bình biến dự định KSKD theo vùng miền …………… 97

Biểu đồ 4.2. So sánh đánh giá về giá trung bình biến Dự định KSKD chung của thanh  niên theo các nhóm nghề nghiệp của Bố và Mẹ ……………………………….. 99 

Hình vẽ:  

Hình 2.1: Thuyết Hành động Hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) …………. 36

Hình 2.2: Thuyết hành vi có kế hoạch (Theeory of Planned Behavior – TPB) ……… 37

Hình 2.3: Thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The Entrepreneurial Event – SEE) .. 39

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Luận án …………………………………………………….. 55

Hình 3.1: Khái quát hóa quy trình nghiên cứu …………………………………………………. 57

Hình 4.1. Kết quả phân tích mô hình ước lượng chuẩn hóa ……………………………….. 88

Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình SEM đã chuẩn hóa (mô hình ban đầu)……… 100

Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình SEM (điều chỉnh) đã chuẩn hóa ………………. 102

Hình 4.4. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm nam ……………………………….. 104

Hình 4.5. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm nữ ………………………………….. 105

Hình 4.6. Kết quả mô hình cấu trúc khả biến với nhóm là sinh viên …………………. 106

Hình 4.7. Kết quả mô hình cấu trúc khả biến – nhóm đã đi làm ……………………….. 107

Hình 4.8. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm trung cấp ………………………… 108

Hình 4.9. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm cao đẳng …………………………. 109

Hình 4.10. Kết quả mô hình bất biến – nhóm trình độ Đại học và sau Đại học …….. 109

Hình 4.11. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm có bố tự kinh doanh …………. 110

Hình 4.12. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm có bố làm nhân viên KD trong doanh nghiệp ………………………. 111

Hình 4.13. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến- nhóm có bố hoạt động trong lĩnh vực  nghề nghiệp khác ………………..111

Hình 4.14. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm có mẹ tự kinh doanh ………… 112

Hình 4.15. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm có mẹ làm nhân viên hoặc quản  lý trong doanh nghiệp ……………. 113

Hình 4.16. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến – nhóm có mẹ hoạt động trong lĩnh vực  nghề nghiệp khác ………… 113

DANH MỤC PHỤ LỤC  

Phụ lục 2: Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha………. 153 

Phụ lục 3: Kết quả phân tích EFA với tập biến quan sát ……………………………………… 158 

Phụ lục 4: Kết quả phân tích CFA ……………………………………………………………………. 165 

Phụ lục 5: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm trình độ chuyên môn ………………. 171 

Phụ lục 6: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm vùng/miền …………………………….. 171 

Phụ lục 7: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm nghề nghiệp của Bố ……………….. 172 

Phụ lục 8: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm nghề nghiệp của Mẹ ………………. 172 

Phụ lục 9: Mô hình cấu trúc (SEM) ban đầu ………………………… 173 

Phụ lục 10: Mô hình SEM điều chỉnh ………………… 175 

Phụ lục 11: Phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm – Theo trạng thái nghề nghiệp ……. 177 

MỞ ĐẦU  

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 

Mục tiêu nghiên cứu  

Mục tiêu cơ bản của Luận án là xác định rõ các yếu tố tác động đến dự định khởi  sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy của TNVN khởi sự kinh doanh.  

Câu hỏi nghiên cứu  

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ tìm ra giải đáp cho các câu  hỏi nghiên cứu chính yếu sau:  

Thứ nhất, nhóm các câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến  dự định KSKD của thanh niên:  

(1) Thái độ đối với tiền bạc ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN?  

(2) Thái độ đối với KSKD của bản thân có ảnh hưởng như thế nào đến dự định  KSKD của TNVN?  

(3) Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN?  

(4) Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của  TNVN?  

(5) Nhu cầu thành tích ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN?  

(6) Kinh nghiệm KSKD của bản thân tác động như thế nào tới dự định KSKD của  TNVN?  

(7) Giáo dục khởi sự kinh doanh tác động như thế nào tới dự định KSKD của  TNVN?  

(8) Hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN?  

Thứ hai, nhóm các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa các nhân tố trong  đo lường ảnh hưởng đến dự định KSKD của thanh niên:  

(9) Thái độ có phải là biến trung gian trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm về KSKD và dự định KSKD của TNVN.  

(10)Thái độ có phải là biến trung gian trong mối quan hệ giữa giáo dục về KSKD và dự định KSKD của TNVN.  

Nhiệm vụ nghiên cứu  

 – Tổng quan nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng  đến dự định KSKD của TNVN. 

– Đo lường mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố đến dự định KSKD của TNVN.  

 – Phân tích và đề xuất khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy dự định KSKD của  TNVN.  

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  

1. Đối tượng nghiên cứu  

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố tác động (bản thân, giáo dục  KSKD, môi trường) đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam.  

2. Phạm vi nghiên cứu  

– Về không gian: Luận án nghiên cứu về dự định KSKD của thanh niên trong  độ tuổi từ 18 – 30; tại thành thị (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh – là trung tâm  kinh tế của 3 miền Bắc, Trung, Nam; tập trung đông thanh niên sinh sống, làm  việc; có hoạt động khởi sự kinh doanh sôi động trong những năm vừa qua, có một  số chính sách cụ thể ở cấp địa phương hỗ trợ thanh niên khởi sự kinh doanh) và  nông thôn (Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Định, Đồng Tháp, Bến Tre – là  các địa phương có đông thanh niên nông thôn, tiêu biểu cho các vùng kinh tế, thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung  Bộ, duyên hải Nam Trung bộ, đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu; đây  cũng là những địa phương mà hoạt động khởi sự kinh doanh của thanh niên trong  thời gian qua diễn ra khá sôi động) để đảm bảo tính đại diện vùng, miền, đô thị,  nông thôn; tương đương 9 tỉnh, thành phố ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. 

– Về thời gian: Luận án nghiên cứu về dự định KSKD của TNVN từ năm 2011  cho đến năm 2018. Dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra được thu thập trong năm 2018 và  xử lý trong năm 2019, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2011- 2018.  

Phương pháp nghiên cứu  

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp cả hai phương pháp  nghiên cứu định tính và định lượng; và theo quy trình cơ bản gồm 2 bước chính là  nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, trong đó:  

– Nghiên cứu sơ bộ bằng tổng quan tài liệu và phỏng vấn ý kiến chuyên gia để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo, tiếp đến tiến hành khảo sát thử để hoàn  thiện phiếu điều tra; 

– Nghiên cứu chính thức thông qua điều tra bằng bảng hỏi và xử lý dữ liệu để tiến hành kiểm định đối với các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất trong mô hình  nghiên cứu.  

Kết cấu của luận án  

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu gồm 5 chương gồm:  

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và chính sách thúc đẩy  khởi sự kinh doanh. Chương này tập trung vào tổng quan các nghiên cứu trong và  ngoài nước liên quan đến khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, Chương 1 cũng tổng quan các  nghiên cứu liên quan đến các chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh ở Việt Nam.  Trên cơ sở đó nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống của nghiên cứu đã thực hiện và làm  cơ sở để thực hiện nghiên cứu này.  

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh  hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh.

Chương 2 chủ yếu phân tích lý thuyết cơ bản  và phân tích các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh.  Trên cơ sở đó đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.  

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tập trung vào thiết kế nghiên cứu, gồm các nội dung về quy trình nghiên cứu, các bước thiết kế điều tra, xây dựng  thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của thanh niên và phân tích số liệu  khảo sát.  

Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến thực trạng dự định khởi sự kinh  doanh của thanh niên Việt Nam.

Chương 4 tập trung phân tích thực trạng và các nhân  tố tác động đến khởi sự kinh doanh của Thanh niên từ kết quả khảo sát qui mô lớn trên  9 tỉnh đại diện ba Miền ở Việt Nam. Một số giải thiết được ủng hộ, nhưng một số khác  thì chưa được ủng hộ từ kết quả của nghiên cứu này.  

Chương 5: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy thanh  niên Việt Nam khởi sự kinh doanh.  

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH  VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI SỰ KINH DOANH  

1. Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng  đến dự định khởi sự kinh doanh  

Khởi sự kinh doanh đã và đang trở nên quan trọng và được coi là động lực thúc  đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều các doanh nghiệp mới  được thành lập, cùng với đó là các công việc mới được tạo ra và thu nhập, đời sống của  người dân ngày càng tốt hơn (Drucker, 1985; Gorman và cộng sự, 1997). KSKD thường  gắn liền với việc tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/dịch vụ mới, hoặc quy trình  hoạt động mới của một công ty, điều đó phần nào giúp nâng cao năng lực đổi mới, năng  lực cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia (Thurik và  Wennekers, 2004). Abdullah Azhar và cộng sự (2010) tiếp tục khẳng định sự phát triển  các hoạt động KSKD góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, giảm bớt tỉ lệ thất  nghiệp ở nhiều quốc gia. Đồng quan điểm đó, Nafukho và Helen Muyia (2010) chứng  minh rằng KSKD là điều sống còn trong việc tạo ra và hoàn thiện một nền kinh tế mạnh  khỏe. Cũng chính về thế, hướng nghiên cứu về khởi sự kinh doanh nhận được sự quan  tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.  

1.1. Các nghiên cứu ngoài nước  

Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2006) cho rằng tinh thần khởi nghiệp được  chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Nghiên cứu của Sobel & King (2008) nhận định khởi nghiệp là chìa  khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi  nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Để khơi dậy tinh  thần khởi nghiệp thì chương trình giáo dục có tác động hết sức quan trọng. Astebro  và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng ở Mỹ cho thấy đào tạo về khởi nghiệp không  chỉ là chương trình dành riêng cho sinh viên ngành kinh doanh mà nó còn là chương  trình hết sức quan trọng đối với sinh viên thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật và  cả trong lĩnh vực nghệ thuật. Rae & Woodier-Harris (2013) cho rằng muốn doanh  nghiệp có một nền tảng kiến thức tốt và quản lý doanh nghiệp thành công thì cần  phải xây dựng chương trình học khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công và định hướng con đường sự nghiệp  đúng đắn. Huber và công sự (2014) phân tích hiệu quả của việc giáo dục khởi nghiệp 

sớm cho các trẻ em tiểu học ở Hà Lan và chứng minh rằng việc đầu tư sớm giáo dục  khởi nghiệp cho trẻ em 11 hoặc 12 tuổi mang đến hiệu quả trong việc nâng cao kiến  thức, kỹ năng khởi nghiệp. Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét đặc trưng  riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, vì thế nghiên cứu giáo dục khởi nghiệp dựa trên  những nét đặc trưng này sẽ góp phần đóng góp quan trọng cho lý thuyết và thực tiễn  giáo dục đại học hướng đến thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh.  

Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về dự định KSKD  cho rằng cá nhân với mong muốn tự làm chủ bản thân thường nhận thức được rằng  khởi sự kinh doanh là một hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với mình  (Daviddson, 1995) và là con đường để theo đuổi ý tưởng, đạt được những mục tiêu cá  nhân và thành tựu tài chính của mình (Barringer và Ireland, 2010). Wong và Choo  (2009) cũng cho rằng việc bắt đầu một doanh nghiệp không phải là một sự kiện, mà là  một quá trình có thể mất nhiều năm suy nghĩ, học hỏi và tạo dựng doanh nghiệp. Một  người sẽ không trở thành doanh nhân một cách đột ngột, mà họ sẽ trở thành doanh  nhân bởi do ảnh hưởng bởi một số yếu tố và quan trọng nhất chính là dự định KSKD  của bản thân người đó (Krueger và các cộng sự, 2000). Dự định về KSKD có thể được  coi là bước đầu tiên trong quá trình KSKD (Mazzarol và cộng sự, 1999; Mohammad  Ismail và cộng sự, 2009) bởi vì dự định là tiền đề trực tiếp của hành vi (Ajzen, 1991)  và hành vi KSKD không được thực hiện một cách vô thức mà là một hoạt động có chủ đích (Henley, 2007). Như vậy, dự định KSKD là tiền đề trực tiếp của hành vi KSKD.  

Nhiều tác giả đã tìm hiểu động cơ thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp, điển hình như:  

Nghiên cứu của Reynolds (1997) cho rằng trình độ học vấn và nhu cầu thành  đạt, khả năng chấp nhận rủi ro và có xu hướng đổi mới là những yếu tố quyết định đến  việc khởi nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 25-40. Hai tác giả Kruerger và Brazeal  (1994) chỉ ra tiềm năng khởi sự của cá nhân chính là yếu tố quyết định hành vi khởi sự kinh doanh.  

Ajzen (1991) đề cập tới thái độ đối với hành vi ở một mức độ mà cá nhân có  đánh giá tiêu cực hay tích cực với hành vi đó. Armitage và Conner (2001) cũng cho  rằng, thái độ đối với hành vi phản ánh các đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân  về việc thực hiện một hành vi cụ thể. Ở một góc độ khác, thì Li (2007) định nghĩa  trong nghiên cứu của mình về thái độ đối với hành vi như là sự hấp dẫn đối với tự làm  chủ. Florin và các đồng nghiệp (2007), tóm tắt từ các kết quả nghiên cứu trước (Gasse,  1985; Robinson và cộng sự, 1991) đã kết luận, thái độ với hành vi có thể được hiểu là  khi thái độ của cá nhân tạo thành một mô hình toàn diện và có trật tự cho biết sự thống nhất trong định hướng của người đó đối với hoạt động kinh doanh. Xavier và cộng sự (2009) định nghĩa thái độ đối với hành vi là mức độ mà cá nhân nhận thức rằng có  những cơ hội tốt để khởi sự kinh doanh, hoặc có mối liên kết gắn với vị thế xã hội cao  của người làm chủ.  

Thái độ đối với hành vi KSKD có thể được phát triển và củng cố thông qua  các tín hiệu thông tin từ những kinh nghiệm và mô hình mẫu trước đó. Các tín hiệu  thông tin bên ngoài (sự sẵn có của các nguồn lực) và bên trong (nhận thức của cá  nhân về năng lực và kiến thức nhiệm vụ cụ thể) có thể thúc đẩy sự hiệu quả khởi sự kinh doanh và ngược lại, củng cố thái độ đối với khởi sự kinh doanh (Dell, 2008).  Đồng quan điểm đó, Leong (2008) đã tiến hành một nghiên cứu tương tự tại Đại học  Mở Malaysia và cho thấy sinh viên càng đánh giá con đường nghề nghiệp tự làm chủ cao bao nhiêu thì dự định trở thành người làm chủ càng cao bấy nhiêu. Như vậy, cá  nhân có thái độ tích cực đối với tự làm chủ, xem khởi sự kinh doanh là phù hợp với  mục tiêu tổng thể trong cuộc sống của mình và nhìn thấy cơ hội thực hiện hành động  khởi sự kinh doanh, thì rất có khả năng cá nhân đó sẽ hình thành dự định khởi sự kinh doanh (Elfving và cộng sự, 2009).  

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với hành vi và dự định khởi sự kinh doanh được nhiều tác giả thực hiện, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định thái  độ đối với hành vi của một cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến dự định  khởi sự kinh doanh của cá nhân đó (Kolvereid và Tkachev, 1999; Krueger và cộng  sự, 2000; Dohse và Walter, 2010; Paco và cộng sự, 2011). Hay như, Indirti và cộng  sự (2010) nhận thấy rằng thái độ, hành vi và kiến thức của sinh viên có xu hướng  kích thích ý định của họ và sẵn sàng để bắt đầu một doanh nghiệp mới trong tương  lai. Tương tự, Ferreira và cộng sự, (2012) đã chỉ ra rằng mong muốn đạt thành tích  cao, sự tự tin, thái độ cá nhân ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh giữa các học sinh  trung học.  

Ở khía cạnh cấu thành thái độ, Shariff và Saud (2009) cho rằng thái độ của cá  nhân liên quan đến dự định KSKD được tạo bởi các yếu tố thúc đẩy và các yếu tố kìm  hãm. Họ nhận thấy rằng, các nhân tố như sự thất vọng do không có nhiều cơ hội, sự suy giảm về tình hình kinh tế và sự không hài lòng là các yếu tố thúc đẩy thái độ của  cá nhân liên quan đến dự định KSKD. Trong khi đó, các yếu tố kìm hãm thái độ của cá  nhân bao gồm các yếu tố như tâm lý ngại thay đổi, thu nhập từ việc làm, khó khăn về thay đổi việc làm trong xã hội… (Kirkwood, 2009). Một nghiên cứu thú vị khác  (Nordin, 2005) về điều tra động lực thúc đẩy doanh nhân nữ cho thấy nguồn tài chính  là một yếu tố thúc đẩy để bắt đầu một doanh nghiệp. Ngoài ra, thái độ về tiền bạc và thay đổi của môi trường kinh doanh là những yếu tố quan trọng tác động đến dự định  KSKD của sinh viên (Schwarz và cộng sự, 2009). Theo Lim & Teo (2003) thái độ đối  với tiền bạc là khi một cá nhân nhìn nhận thu nhập cao sẽ giúp họ có được quyền tự trị,  tự do và quyền lực và họ cho rằng thu nhập cao như là thước đo của sự thành công.  

Ở chiều cạnh khác, chuẩn mực chủ quan đã được nhiều nhà nghiên cứu tranh  luận nhằm tìm ra mối liên quan trong việc dự đoán dự định khởi sự kinh doanh. Một  số nhà nghiên cứu cho rằng chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng rất ít/ hầu như không có  ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh (Autio và cộng sự, (2001); Krueger và  cộng sự, 2000; Reynolds và cộng sự, 2004; Linan, 2005; Linan và Chen, 2009) và một  số tác giả thì hoàn toàn bỏ qua biến số này khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến  dự định khởi sự kinh doanh (Peterman và Kennedy, 2003; Veciana và cộng sự, 2005).  Ngược lại, một số khác lại thấy chuẩn mực chủ quan các tác động quan trọng đến dự định KSKD (Kolvereid và Isaksen, 2006; Yordanova và Tarrazon, 2010,…). Kolvereid  (1996a) bằng việc điều tra sinh viên chuyên ngành kinh doanh năm thứ nhất của Na  Uy đã cho thấy chuẩn mực chủ quan có mối liên hệ quan trọng trực tiếp với dự định tự làm chủ. Kolvereid đã tái hiện lại nghiên cứu của mình vào năm 1999 cùng với  Tkachev bằng việc kiểm tra mẫu sinh viên đại học Nga từ các khóa học khác nhau và  tìm ra chuẩn mực chủ quan có mối liên hệ tích cực với dự định tự làm chủ (Kolvereid  và Tkachev, 1999). Kolvereid và Isaksen (2006) đã nghiên cứu chuẩn mực chủ quan từ những người sáng lập doanh nghiệp Na Uy và tìm thấy chuẩn mực chủ quan có mối  liên hệ quan trọng với dự định tự làm chủ. Đồng quan điểm đó, Yordanova và  Tarrazon (2010) cũng tìm thấy càng có nhiều chuẩn mực chủ quan khích lệ hành vi  khởi sự kinh doanh thì ý định khởi sự kinh doanh của cá nhân đó càng tăng lên.  

Kolvereid (1996b); Chen và cộng sự (1998); Kristiansen và Indarti (2004);  Basu và Virick (2008); Zaidatol (2009); Ruhle và các cộng sự (2010); Paco và cộng  sự (2011) đều cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Trong đó, Kolvereid (1996b); Basu & Virick  (2008); Ruhle và cộng sự (2010) khẳng định rằng nhận thức kiểm soát hành vi có  mối liên hệ quan trọng với dự định KSKD. Ruhle và cộng sự (2010) sau đó còn chỉ ra rằng tự đánh giá về nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng lớn tới dự định  KSKD của sinh viên do mức độ hỗ trợ của nhận thức khả thi có thể khích lệ dự định  khởi sự kinh doanh.  

Ngoài ra, Elfving và cộng sự (2009); Paco và cộng sự, (2011) đã có sự tranh  luận rằng nhận thức kiểm soát hành vi không có tác động trực tiếp và quan trọng với  dự định khởi sự kinh doanh. Elfving và cộng sự (2009) sau đó giải thích rằng khi cá nhân có mức nhận thức kiểm soát hành vi cao sẽ tăng cam kết của mình với khởi sự kinh doanh và dẫn tới động lực mạnh mẽ hơn để khởi sự kinh doanh.  

Popescu và Pohoata (2007) cho rằng giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi  và nhận thức của các cá nhân. Các tác giả như Gasse (1985), Do Paco và Ferreira  (2011), Johansen và Schanke (2013) đều cho rằng giáo dục KSKD có ảnh hưởng đến  sự lựa chọn (dự định) của những người trẻ về KSKD. Hay như Turker và Selcuk  (2009) trong một nghiên cứu tiến hành giữa các sinh viên đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ đã kết  luận rằng giáo dục về KSKD có tác động tích cực đến dự định KSKD. Nghiên cứu  tương tự đã được tiến hành ở Malaysia cho thấy tiếp xúc với giáo dục KSKD thích hợp  sẽ ảnh hưởng đến dự định trở thành một doanh nhân của sinh viên (Mumtaz và cộng  sự, 2012). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu không tìm thấy sự liên kết rõ ràng  giữa giáo dục kinh doanh và dự định KSKD (Alberti, 1999; Matthews, 1996; Gorman  và cộng sự, 1997).  

Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên hệ của giáo dục  KSKD với thái độ với KSKD và dự định KSKD (Dell, 2008; Tam, 2009). Giáo dục  KSKD và thay đổi thái độ với KSKD có mối liên hệ với nhau. Việc tham gia vào giáo  dục KSKD làm tăng thái độ của sinh viên đối với KSKD một cách tích cực; do giáo  dục khởi sự kinh doanh cung cấp những kỹ năng và kiến thức của thế giới thực, nên  sinh viên cảm thấy việc theo đuổi con đường KSKD là hợp lý. Vì thế, cũng làm tăng  dự định KSKD. Điều này dẫn đến một khác biệt rõ rệt về dự định KSKD giữa sinh  viên tham gia và sinh viên không tham gia KSKD (Miller và cộng sự 2009; Zain và  cộng sự, 2010). Đồng thời, những sinh viên năm cuối có thiên hướng KSKD cao hơn  các sinh viên mới vào trường do những kinh nghiệm thực tế và sự cọ xát của họ với  thế giới kinh doanh nhiều hơn (Vazquez và cộng sự, 2009; Ahmed và cộng sự, 2010).  

Ngược lại, một số nghiên cứu lại có kết quả khác biệt, những sinh viên có quan  điểm trở thành người làm chủ sẽ thực tế hơn sau khi tham gia khóa học KSKD, nhận  thức của họ đối với KSKD có thể thay đổi và có thể làm giảm đi mối quan tâm hay dự định KSKD (Oosterbeek và cộng sự, 2008).  

Sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu trên có thể được nhìn nhận: giáo dục  KSKD có tác động đến dự định KSKD, tuy nhiên mối quan hệ này còn phụ thuộc vào  thái độ; nếu giáo dục KSKD tác động tích cực đến thái độ đối với KSKD thì sẽ làm  tăng dự định KSKD; ngược lại, nếu giáo dục về KSKD làm giảm thái độ tích cực,  thậm chí là tiêu cực đối với KSKD thì sẽ làm giảm dự định KSKD. 

Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đến dự định KSKD. McClelland (1961) cho rằng cá nhân sở hữu Nhu cầu thành tích mạnh mẽ thường có nhiều khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân, đặt ra mục tiêu thách thức  và nỗ lực để đạt mục tiêu bằng những cố gắng của chính mình. Theo Sagie và Elizur  (1999), những cá nhân có Nhu cầu thành tích cao thường có khao khát mãnh liệt trở nên thành công và có nhiều khả năng trở thành người làm chủ. Những cá nhân có Nhu  cầu thành tích mạnh mẽ sẽ đóng góp nhiều hơn vào những hoạt động khởi sự kinh  doanh (Tong và cộng sự, 2011). Họ có năng lực thực hiện những nhiệm vụ thử thách  tốt hơn và khám phá ra những cách thức mới để thúc đẩy hành động của mình  (Littunen, 2000).  

Một số nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các kinh nghiệm trước đây về KSKD có  thể có ảnh hưởng đến những ý tưởng kinh doanh của cá nhân (Krueger, 1993). Kinh  nghiệm trước khi kinh doanh của họ không chỉ giúp phát triển dự định KSKD của cá  nhân, mà còn có thể tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cho các hoạt động kinh doanh  trong tương lai. Bên cạnh đó, Basu và Virick (2008) cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm mở công ty riêng từ trước có mối liên hệ tới sự tự tin và thái độ tích cực với khởi sự kinh  doanh của cá nhân. Những cá nhân có kinh nghiệm về thành công thường sẽ tự tin hơn  với năng lực của mình và có xu hướng tái hiện hành vi đó nhiều hơn nếu so sánh với  những người không có những kinh nghiệm trước đó. Tuy nhiên, Davidsson (1995) thì  cho rằng những kinh nghiệm KSKD trước đây có ảnh hưởng không lớn đến kiến thức  về kinh doanh của cá nhân và không có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ và dự định  KSKD của họ.  

Marques và cộng sự (2014) cho rằng có mối quan hệ giữa nền tảng gia đình và  dự định KSKD, cụ thể nghiên cứu đã chỉ ra các cá nhân trong gia đình sở hữu hoặc có  thành viên thuộc gia đình đang điều hành các doanh nghiệp thường có xu hướng cao  về dự định KSKD. Kết quả này bước đầu giải thích các tác động của gia đình đối với  dự định KSKD của cá nhân chủ yếu từ quan điểm đúc khuôn mẫu và tin rằng cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp kinh doanh của các con. Tuy nhiên, một  số nghiên cứu không nghĩ rằng các hành vi của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến dự định  KSKD của các con của họ (Churchill và cộng sự, 1987). Con của nhiều doanh nhân đã  không trở thành doanh nhân (Krueger và Dickson, 1993).  

Stephen và các cộng sự (2005) cũng đồng quan điểm đó khi cho rằng Chính  sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với KSKD như luật pháp, hỗ trợ của chính phủ…là một  yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động khởi sự. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng  yếu tố môi trường kinh doanh là một biến điều chỉnh tác động đến dự định KSKD của cá nhân thông qua tương tác với thái độ của cá nhân (Shapero và Sokol, 1982). Yếu tố môi trường, tuy nhiên, vừa thúc đẩy vừa cản trở đến dự định KSKD của cá nhân  (Lüthje và Frank, 2003).  

Kết quả của các nghiên cứu trước đã chỉ ra ảnh hưởng của giới tính đối với dự định KSKD. Nói chung, nam giới tham gia nhiều vào kinh doanh hơn phụ nữ, đặc biệt  là trong trường hợp các nước đang phát triển (Kelley và cộng sự, 2012). Tình trạng  này cũng có thể xảy ra ở một số nước phát triển (Shinnar và Giacomin,2012) những  người đàn ông trẻ tuổi thường có xu hướng kinh doanh hơn là phụ nữ trẻ (Chen và  Greene, 1998). Kết luận tương tự có thể tìm thấy ở BarNir và Watson (2011) và  Shinnar và Giacomin (2012). Theo Becker (1962) trình độ giáo dục của cá nhân có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng đổi mới. Nó cũng có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển kinh doanh (Schultz, 1961). Như vậy, dự định KSKD của  thanh niên, có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ, giữa các nhóm tuổi và giữa các  cấp học.  

1.2. Các nghiên cứu trong nước  

Nghiên cứu về khởi sự doanh nghiệp còn là một chủ đề thu hút các học giả Việt Nam trong những năm gần đây. 

Đề cập đến vai trò của các nhân tố đến quyết dịnh khởi nghiệp của người trẻ,  Lê Quân (2007) đã tìm hiểu tư duy doanh nhân của thanh niên Việt Nam trong từng  giai đoạn ra quyết định khởi nghiệp và những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình  hình thành, phát triển tư duy doanh nhân của doanh nhân trẻ Việt Nam. Kết quả 

nghiên cứu của tác giả cho thấy giai đoạn quyết định khởi nghiệp là một giai đoạn rất  quan trọng, đặc biệt với những thanh niên có dự định khởi nghiệp. Để đi đến bước  quyết định khởi nghiệp thì họ phải trải qua giai đoạn “yên tĩnh” – thanh niên ít quan  tâm đến khởi nghiệp; giai đoạn “chuyển biến tích cực” – sau khi có nhận thức về 

khởi nghiệp, thanh niên sẽ có những động thái tích cực đề tìm kiếm kiến thức, tích  luỹ kinh nghiệm, nguồn lực để khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra: Thanh  niên sẽ đi đến quyết định khởi nghiệp khi hội tụ đủ ba nhóm yếu tố là phẩm chất cá  nhân, khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Kết quả nghiên cứu  cũng chỉ ra rằng vai trò của gia đình, bạn bè, nhà trường rất quan trọng với quá trình  hình thành và phát triển tư duy doanh nhân trẻ. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào  cũng có thể đi đến bước cuối cùng trong quá trình quyết định khởi nghiệp, chính vì  vậy rất cần có sự hỗ trợ từ các phía như cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục  đào tạo, gia đình, bạn bè để định hướng và cung cấp nguồn lực cho họ.

Nghiên cứu của (Nguyễn Thu Thủy, 2015) cho rằng các yếu tố như môi trường  cảm xúc và các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân được coi là có ảnh hưởng đến tiềm  năng khởi sự doanh nghiệp của thanh niên. Mặt khác các hoạt động định hướng khởi  sự kinh doanh trong và ngoài chương trình đào tạo của trường đại học đều tác động  tích cực tới hai khía cạnh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại  học ở Việt Nam.  

Tác giả Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) xác định thứ tự ảnh hưởng  theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh  viên bao gồm: (1) Thái độ và sự hiệu quả, (2) giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3)  nguồn vốn, (4) quy chuẩn chủ quan, (5) nhận thức kiểm soát hành vi thuộc trải nghiệm  cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh.  

Các tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016)  cũng đề xuất mô hình nghiên cứu về ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên dựa  trên 7 yếu tố gồm: thái độ, quy chuẩn chủ quan, giáo dục, kinh nghiệm làm việc, sự đam mê kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh và nguồn vốn. Kết quả khảo sát 400 sinh  viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Cần Thơ tìm thấy 4 yếu tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên đó  là: Thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan và nhân tố giáo  dục. Trong các yếu tố kể trên, thái độ và sự đam mê là yếu tố then chốt, có ảnh hưởng  lớn nhất đến dự định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên.  

Nguyễn Hải Đăng và cộng sự (2015) lại nhìn nhận trong số các yếu tố ảnh  hưởng đến quá trình khởi nghiệp của thanh niên, bên cạnh các yếu tố chủ quan về bản  thân thanh niên, có tác động của các yếu tố khách quan đó chính là chính sách của Nhà  nước. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích sâu mức độ tác động của từng yếu tố đến quá trình khởi nghiệp của thanh niên nông thôn.  

Hoàng Văn Hoa (2010) qua nghiên cứu “Xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt  Nam trong giai đoạn 2011-2020” đã đánh giá vai trò, vị thế, thực trạng đội ngũ doanh  nhân và các yếu tố tác động tới sự phát triển đội ngũ doanh nhân sau hơn 20 năm đổi  mới, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ doanh nhân giai  đoạn 2011-2020. Đề tài đã nhấn mạnh việc xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân  gắn liền với hoạt động hỗ trợ họ từ giai đoạn khởi nghiệp.  

Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về chủ đề “Hệ sinh thái cho Khởi sự kinh doanh xã  hội và sáng tạo xã hội” do Đại học Kinh tế quốc dân và Hội đồng Anh đồng tổ chức  tháng 3/2016. Tuy không trực tiếp đề cập trực tiếp tới hỗ trợ khởi nghiệp của thanh niên, các bài viết của kỷ yếu đã gợi ý rất nhiều sáng kiến có giá trị liên quan tới việc  hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và kinh doanh xã hội như kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp xã hội từ các quốc gia trên thế giới như Israel, Anh Quốc, Scotland,  Indonesia và Nga (của các tác giả Benjamin Gidron, Richard Hazenber, Aluisius Hery  Pratono, Vladimir Vainer, Natalia Gladkikh); các bài viết về phát triển chính sách thuế và chính sách bằng sáng chế hỗ trợ khởi nghiệp xã hội (Nguyễn Hữu Xuyên, Dương  Công Doanh và Đỗ Thị Hải Hà; Nguyễn Trọng Hiếu và Nguyễn Hồng Diệp); và các  bài viết liên quan tới việc lồng ghép tinh thần kinh doanh xã hội vào trường Đại học  (Rahul Singh and Abha Rishi; Do Thi Dong; Nguyen Thu Thuy) với gợi ý trường Đại  học và các hoạt động đào tạo là bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp.  

Gần đây nhất, nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang (2018) về “Đánh giá những  yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: Nghiên cứu trường  hợp sinh viên khối ngành kỹ thuật”. Nghiên cứu sử dụng 06 yếu tố nhận thức cá nhân  trên cơ sở Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991), đồng thời bổ sung 01 yếu  tố nhận thức cá nhân (cảm nhận về may mắn) trên cơ sở lý thuyết Locus of Control và  thực tế tình hình khởi nghiệp ở Việt Nam để phát triển mô hình các yếu tố ảnh hưởng  tới ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên khối ngành kỹ thuật Việt Nam. Bên cạnh  đó, 02 yếu tố môi trường gồm đặc trưng nhân khẩu học và chương trình đào tạo khởi  nghiệp được đưa vào mô hình nghiên cứu dưới dạng nhóm biến điều khiển nhằm xem  xét sự khác biệt về mức độ tác động của các yếu tố nhận thức cá nhân lên ý định khởi  nghiệp của các nhóm sinh viên kỹ thuật khác nhau và so sánh mức độ sẵn sàng khởi  nghiệp của các nhóm sinh viên. So với các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu đề cập tới  hình thức khởi nghiệp hay khởi sự doanh nghiệp chung, nghiên cứu này làm rõ bức  tranh tổng thể về thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và tình hình phát triển  phong trào khởi nghiệp sáng tạo của sinh viên các đại học kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay.  

2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh 

2.1. Hướng nghiên cứu về cơ chế, chính sách thúc đẩy KSKD ở Việt Nam  

Những năm gần đây hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam được nhà nước và xã hội  quan tâm. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích tinh thần  khởi nghiệp đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động KSKD của người trẻ. Tuy nhiên,  hệ thống chính sách cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên nói riêng và khởi nghiệp  nói chung vẫn còn những mặt hạn chế. Nhận định này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong khi nghiên cứu về vấn đề môi trường, cơ chế, chính sách thúc đẩy  hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam như:  

Bích Hạnh (2009) đề cập tới chủ đề thành lập doanh nghiệp và kinh doanh  tại Việt Nam (Setting up enterprise and doing business in Vietnam), trong đó, tác  giả làm rõ những vấn đề về môi trường đầu tư, pháp luật liên quan đến kinh doanh  tại Việt Nam như luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích đầu tư, pháp luật về lao động, hợp đồng chuyển giao công nghệ, thuế, báo cáo tài chính. Mặc dù không  đề cập tới tới chủ đề hỗ trợ khởi nghiệp, những phân tích của tác giả cũng gợi ý các  vấn đề về pháp lý có liên quan tới khởi nghiệp và các yếu tố của môi trường pháp  lý cần tính tới để tạo thuận lợi cho người dân/thanh niên khởi nghiệp.  

Hồ Sỹ Hùng (2010) đề cập tới chủ đề “Vườn ươm doanh nghiệp” (Business  incubator). Đây một cách thức hỗ trợ rất hiệu quả cho các dự án khởi sự doanh  nghiệp. Vườn ươm doanh nghiệp là một tổ chức liên kết giữa Trung tâm, viện  nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các doanh nghiệp khởi sự (hay các  nhóm, cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp). Tổ chức này có mục đích tạo  một “lồng ấp”, một môi trường “nuôi dưỡng” các doanh nghiệp khởi sự trong một  thời gian nhất định để các đối tượng này có thể vượt qua những khó khăn ban đầu,  khẳng định sự tồn tại và phát triển như những doanh nghiệp độc lập. Sự hình thành  các doanh nghiệp mới và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua hình thức  ươm tạo doanh nghiệp dẫn trở thành công cụ phổ biến và hiệu quả ở các quốc gia  trên thế giới, đặc biệt là các nước đã phát triển. Tuy nhiên, ươm tạo doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối mới cả trong nhận thức và thực tiễn.  

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” do  Học viện Tài chính tổ chức năm 2018. Với nội dung nghiên cứu của chủ đề rộng và  bao quát, hội thảo đã tập hợp được rất nhiều bài nghiên cứu có chất lượng về các vấn  đề trọng tâm của khởi nghiệp – đổi mới, sáng tạo. Trong đó, một số bài viết có giá trị tham khảo cao với đề tài như: The effect of internal and external barriers on  Vietnamese students’ entrepreneurial intention của tác giả Dương Công Doanh, bài  nghiên cứu dựa trên việc điều tra 437 sinh viên ở Việt Nam và cho ra kết quả nhân tố “Chính sách hỗ trợ” là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi sự kinh doanh  của sinh viên. Về kinh nghiệm hỗ trợ khởi nghiệp của các quốc gia trên thế giới thì có  tác giả Nguyễn Minh Hạnh với bài viết “International experience on education  training to promote startups” trình bày về kinh nghiệm đào tạo đối với người khởi sự kinh doanh trẻ của các quốc gia Mỹ, Phần Lan và Israel. 

Hội thảo cũng tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu liên quan đến nội dung hỗ trợ khởi nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt nam như “Hỗ trợ doanh nghiệp khởi  nghiệp sáng tạo tại Việt Nam” – Trần Thị PhươngMai, Vũ Việt Ninh và “Chính sách  hỗ trợ khởi nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ – Thực trạng và giải pháp” –  Nguyễn Đoàn Thảo Linh, Nguyễn Thị Thanh. Những nghiên cứu này chủ yếu trình  bày và đánh giá thực trạng hỗ trợ đối với các loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng  tạo (startup) và doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trên góc độ quản lý Nhà nước  thông qua các tổ chức hỗ trợ kinh doanh (Accelerators); Các quỹ/ nhà đầu tư giai đoạn  sơ khởi (Re-seed, seed, investors); Các quỹ nhà đầu tư giai đoạn series A, B; Quỹ/  vườn ươm của Chính phủ (incubators);…. Tuy nhiên, những bài viết liên quan đến  thanh niên và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp còn rất hạn chế, chỉ có duy nhất nghiên  cứu “Bàn thêm về việc hình thành quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong các trường  đại học” của tác giả Trần Xuân Hải trao đổi về đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính ở các trường đại học cho đối tượng sinh viên.  

Kỷ yếu Hội thảo quốc gia chủ đề “Khởi nghiệp và đổi mới trong kinh doanh”  do Khoa Quản trị kinh doanh và Khoa Đào tạo quốc tế, trường Đại học Thương mại tổ chức năm 2018. Một trong những chủ đề của Hội thảo là hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp  nên có khá nhiều bài viết tập trung vào nội dung này như Vườn ươm doanh nghiệp và  các chính sách liên quan đến tạo lập môi trường pháp lý cho các vườn ươm doanh  nghiệp ở Việt Nam hiện nay; Hỗ trợ từ gia đình và ý định khởi nghiệp của sinh viên;  Thúc đẩy khởi nghiệp thông qua phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia; Bàn về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp của các tác giả Vũ Văn Hùng, Vũ Thị Như Quỳnh, Trần Thị Hoàng Hà Và Đỗ Hạnh Nguyên. Mặc dù các tác giả đã trình bày  được thực trạng và giải pháp liên quan hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam  nhưng phạm vi mới chỉ hướng đến đối tượng là sinh viên hoặc các doanh nghiệp khởi  nghiệp nói chung mà không tập trung vào thanh niên.  

Bùi Nhật Quang và cộng sự (2018) trong nghiên cứu về “Chính sách khuyến  khích khởi nghiệp doanh nghiệp của Việt Nam” đã làm sáng tỏ và cụ thể hóa các vấn  đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động khởi nghiệp. Bên cạnh việc tổng kết,  đánh giá về các mô hình khởi nghiệp và khả năng vận dụng, nhân rộng các mô hình  này ở Việt Nam, nhóm tác giả còn làm rõ về các cơ chế, chính sách lớn của Đảng và  Nhà nước về khởi nghiệp, từ đó đề xuất các quan điểm, định hướng, mục tiêu đẩy  mạnh khởi nghiệp của doanh nghiệp. Công trình nghiên cứu này có thể coi là tài liệu  đầu tiên hệ thống hóa các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động khởi  nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, các tác giả cũng nhấn mạnh sự thiếu hụt về hệ thống chính sách cụ thể hỗ trợ khởi nghiệp hiện nay, chủ yếu chỉ tiếp cận  được ở góc độ những chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích tinh thần  khởi nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp.  

Nghiên cứu “Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” của Nguyễn Anh Tuấn  và cộng sự (2018). Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, những rào cản trong quá trình khởi  nghiệp của thanh niên hiện nay chủ yếu do hạn chế về năng lực bản thân gồm các yếu  tố về tri thức, kinh nghiệm và nguồn tài chính. Ngoài ra chính sách hỗ trợ về khởi  nghiệp trong thanh niên cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình khởi  nghiệp của thanh niên hiện nay. Có từ 37,7% đến 55,4% ý kiến cho rằng các chính  sách hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn kém hiệu quả. Kết  quả mô tả xu hướng đánh giá của thanh niên về mức độ tác động của một số chính  sách trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm cũng cho thấy các chính sách được đánh giá  ở mức trung bình thấp. Các chính sách liên quan nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp  chưa được thanh niên đánh giá cao về mức độ triển khai cũng như hiệu quả đạt được,  nhất là trong việc đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên. Hai nội dung được  đánh giá là hạn chế trong việc triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chiếm tỉ lệ cao  nhất số người tham gia khảo sát đồng tình đó là: Động lực của chính sách (53%) và  hiệu quả triển khai chính sách (51,7%). Các nội dung đánh giá hiện nay “thiếu chính  sách” hoặc “chính sách đưa ra chưa cụ thể” chiếm khoảng 43% ý kiến đồng tình.  

2.2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh  

 Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự tham gia của Chính phủ thông qua các chính  sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng, nhất là  giai đoạn đầu hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp.  

* Kinh nghiệm của Mỹ 

 Cộng đồng khởi nghiệp của Mỹ ra đời từ sớm, tiêu biểu nhất là Thung lũng  Silicon, nơi đã hình thành nên những tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu thế giới như Google, Apple, eBay,… Ngoài ra, sự hiện diện của các doanh nghiệp công nghệ lớn,  các trường đại học danh tiếng và nguồn đầu tư dồi dào, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Thung lũng này đã trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia học tập.  

Tinh thần khởi nghiệp ở Mỹ xuất phát từ nền tảng văn hóa kinh doanh lâu đời,  tạo nên những đặc trưng khi nhìn nhận về môi trường khởi nghiệp ở Mỹ đó là: (i) vùng  đất của cơ hội với việc đề cao năng lực sáng tạo của cá nhân hơn là những mối quan  hệ, truyền thống gia đình hay địa vị xã hội; (ii) xã hội chấp nhận rủi ro, thất bại với  tinh thần dám chấp nhận thất bại và lạc quan sau thất bại; (iii) xã hội mở và tự do với việc sẵn sàng đón nhận các ý tưởng mới; (iv) chấp nhận rủi ro nghề nghiệp (Bùi Nhật  Quang, 2018:62-63).  

Mỹ rất chú trọng đến việc nỗ lực tạo lập một hệ sinh thái khởi nghiệp lý tưởng  với sự hài hòa, đồng bộ giữa môi trường kinh tế, pháp luật và môi trường văn hóa-xã  hội. Nhờ mạng lưới rộng lớn các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, các  nguồn vốn từ cộng đồng và nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát  triển,… đã giúp cho việc huy động nguồn lực tài chính đa dạng phục vụ khởi nghiệp.  

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Mỹ có sự tương tác chặt chẽ, gắn kết giữa các  trường đại học danh tiếng, những phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu hàng đầu với  khối doanh nghiệp, là môi trường kết nối tri thức, kinh nghiệm giữa đội ngũ sinh viên,  giảng viên và tầng lớp doanh nhân.  

Chính phủ Mỹ đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,  trong đó bao gồm:  

Chính sách hỗ trợ tài chính được thực hiện dưới hình thức: chính sách chi tiêu  công và hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, các vườn ươm  công nghệ và các chương trình tăng tốc khởi nghiệp, chính sách thuế và ưu đãi tài  chính dưới nhiều hình thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà đầu tư;  

Chính sách hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện qua các hình thức trực tiếp và gián  tiếp khác nhau, tháo gỡ những thủ tục về luật pháp, xây dựng cầu nối giữa nhà nước,  nhà tư vấn và doanh nhân khởi nghiệp;  

Chính sách thu hút vốn đầu tư và nhân tài khởi nghiệp tại Mỹ. Điển hình cho  chính sách này là chương trình visa khởi nghiệp với ưu đãi cấp visa tạm thời 2-5 năm  cho các doanh nhân có tiềm năng đến Mỹ khởi nghiệp. Đặc biệt, môi trường đầu tư ở Mỹ rất năng động, thân thiện với nhà đầu tư nhất là dịch vụ pháp lý minh bạch, rõ  ràng, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.  

Tại Mỹ, ngoài tham gia dưới vai trò chính sách, Chính phủ Mỹ đã trực tiếp  tham gia vào việc đầu tư. Chính phủ Mỹ đã đầu tư 25% tổng số vốn của hai quỹ Huron  River Ventures và Michigan Accelerator Fund ngay từ khi mới thành lập, đồng thời  chấp nhận giới hạn lợi nhuận của mình ở mức 1,5 lần. Việc này giúp quỹ nhanh chóng  được thành lập và đi vào hoạt động.  

* Kinh nghiệm của Israel  

Israel là một quốc gia nhỏ về diện tích, ít về dân số nhưng được coi là quốc gia  có mật độ các DNKN lớn nhất trên thế giới. Quốc gia này cũng là quê hương của các công ty khởi nghiệp thành công như: Houzz, Mobileye, Waze, Wix… Những thành quả này xuất phát từ những chính sách đi đầu trong việc đầu tư và nuôi dưỡng một hệ sinh  thái khởi nghiệp thịnh vượng bằng cách phân bổ thời gian và nguồn lực để hỗ trợ hệ sinh thái của Chính phủ Israel. Quốc gia này đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu và  phát triển để tạo điều kiện cho sự đổi mới, sáng tạo, tiến bộ công nghệ và phát triển  văn hóa khởi nghiệp. Israel cũng quản lý các chương trình vườn ươm khởi nghiệp  nhằm khuyến khích, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo trở thành sản phẩm thật sự và có thể phổ biến rộng rãi. Mặt khác, tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ và có tính lan tỏa rộng rãi  được coi là động lực quan trọng giúp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Israel thành  công.  

Từ những năm 1980, Chính phủ Israel đã tích cực khám phá tiềm năng của khu  vực tư nhân. Để hỗ trợ các DNKN, Chính phủ Israel đứng ra thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng thời giao cho tư nhân quản lý hoạt động, bộ phận tư nhân sẽ giám sát  và điều phối việc đầu tư các quỹ này. Trong trường hợp hoạt động đầu tư có hiệu quả,  tư nhân sẽ mua lại các quỹ đầu tư này còn nếu thua lỗ, nhà nước sẽ gánh phần rủi ro.  

Đến cuối thập niên 1990, Chính phủ Israel đã không phải làm gì vì toàn bộ các  hoạt động đầu tư mạo hiểm đã được các tổ chức bên ngoài vận hành đầy đủ. Mọi quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay tại Israel đều của tư nhân hoặc của các tổ chức đa quốc gia.  Chính phủ không quyết định sẽ đầu tư vào dự án nào và cũng không can thiệp vào hoạt  động của các dự án này mà để các cấp quản lý tư nhân quyết định dựa vào nhu cầu của  thị trường.  

Israel dành nhiều ngân sách cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) với  khoảng 4,5% GDP, cao hơn so với bình quân 2,2% của Tổ chức hợp tác và phát triển  kinh tế (OECD) và các quốc gia có cùng mức GDP trên toàn cầu. Nguồn ngân sách  trên được sử dụng chủ yếu để chính phủ chia sẻ các rủi ro về tài chính với những  startup.  

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc  

Tại châu Á, quốc gia điển hình cho sự đầu tư rất lớn của Chính phủ cho hệ sinh  thái khởi nghiệp là Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 2,91 tỷ USD để phát triển  startup. Phần lớn số tiền này sẽ được sử dụng để đầu tư vào các startup thông qua các  quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân ở các giai đoạn khác nhau; gỡ bỏ một số các loại thuế từ bán cổ phần công ty; cho phép nhà đầu tư miễn giảm thuế (với điều kiện họ tái đầu tư khoản lãi từ bán cổ phần của mình). Điều này cho thấy Hàn Quốc đang chuẩn bị cho  các startup của mình một cơ chế dễ dàng huy động vốn ở mọi giai đoạn. 

Ở giai đoạn vốn mồi và trước sàn KONEX, startup Hàn Quốc có thể huy động  vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm được đồng đầu tư bởi Chính phủ. Các giai đoạn sau,  startup có thể lần lượt huy động vốn ở sàn KONEX, KOSDAQ và KOSPI.  

Ngoài ra, các cơ chế đồng đầu tư của Chính phủ cũng như miễn giảm thuế thu từ bán cổ phần cũng góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thường xuyên thực  hiện mua bán sáp nhập hơn, qua đó tạo thanh khoản cho các nhà đầu tư thiên thần  và quỹ đầu tư mạo hiểm.  

Chính Phủ Hàn Quốc từ năm 2005 đã thành lập “Quỹ Mẹ” (Fund of Funds)  được quản lý bởi công ty nhà nước KVIC (Korea Venture Investment Corporation).  Công ty này quản lý nguồn vốn góp từ 8 cơ quan chính phủ khác nhau và góp vốn vào  các quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc nhằm tạo vốn mồi cho các quỹ đầu tư mạo  hiểm này đi kêu gọi thêm vốn đầu tư từ tư nhân.  

Tính đến thời điểm năm 2016, 66,6% số quỹ đầu tư mạo hiểm và 81,1% số tiền  đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc đều được tạo ra từ các khoản vốn mồi của KVIC vào  các quỹ đầu tư.  

Ngoài công cụ là KVIC, Chính phủ Hàn Quốc còn sử dụng Ngân hàng phát  triển Hàn Quốc (Korea Developemt Bank – KDB) để đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo  hiểm. Trong giai đoạn 2012 – 2015, có 12,5% số vốn của các quỹ đầu tư mạo hiểm  của Hàn Quốc đều xuất phát từ KDB.  

Công cụ thứ 3 của Chính phủ Hàn Quốc là Growth Ladder Fund (GLF). Tổ chức này có nhiệm vụ huy động và quản lý vốn từ các ngân hàng quốc doanh của Hàn  Quốc để đầu tư vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. GLF cũng được quyền đầu tư vào các  doanh nghiệp startup ở giai đoạn phát triển và mở rộng.  

Công cụ thứ 4 Chính phủ Hàn Quốc sử dụng là việc cho phép các quỹ hưu trí  đầu tư tới 10% tổng số tiền của họ vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. Với các công cụ này,  Hàn Quốc đã tăng tổng số quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước từ 54 lên tới 279 quỹ.  

Thời gian này cũng là thời gian mà các công ty công nghệ “tỷ đô” của Hàn  Quốc được xây dựng như KaKao, Naver, Coupang… Thị trường đầu tư mạo hiểm tại  Hàn Quốc bắt đầu cất cánh vào năm 2014. Từ 71 triệu USD đầu tư trong năm 2013, tới  năm 2014, số tiền đầu tư mạo hiểm đã tăng lên 949 triệu USD. Sau đó, nó đã đạt mức  cao nhất mọi thời đại là 1,8 tỷ USD trong năm 2015.  

Các quy định của pháp luật Hàn Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời  và hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính phủ tạo hỗ trợ pháp lý tối đa cho doanh nghiệp bằng việc tối giản thủ tục thành lập doanh nghiệp, đồng thời chỉ yêu  cầu 2 thủ tục đăng ký kinh doanh và không yêu cầu vốn góp tối thiểu.  

Hàn Quốc cũng là quốc gia chú trọng đến việc đầu tư cho R&D, với kinh phí  chi tiêu cho R&D từ năm 2012 luôn duy trì ở mức trên 4%. Năm 2017, kinh phí GDP  chi cho R&D của nước này đạt 4,6%, vượt lên cả Isarel.  

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ GDP hàng năm chi cho R&D của một số quốc gia trong OECD  

Nguồn: OECD Science, Technology and R&D Statistics: Main Science and  Technology Indicators, Tác giả truy xuất dữ liệu (2017)  

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nội dung được chính phủ Hàn  Quốc rất quan tâm thông qua việc đầu tư cho các trường đại học và các viện nghiên cứu  lớn, có uy tín. Ngoài đào tạo tại chỗ, Hàn Quốc cũng có chính sách “xuất khẩu chất  xám” kết hợp với chính sách “hồi hương” đối với các nhà khoa học ở nước ngoài.  

Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến việc đầu tư hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển  các khu công nghệ cao thông qua việc áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, xây dựng các chương trình ươm tạo khởi nghiệp,  tăng cường kết nối các trường đại học, viện nghiên cứu với khối doanh nghiệp.  

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 

Xuất phát từ kinh nghiệm của các quốc gia khởi nghiệp thành công, bài học  kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc đưa ra các chính sách hỗ trợ thanh niên  khởi nghiệp đó là: 

Thứ nhất, cần chú trọng xây dựng tinh thần khởi nghiệp. Ở các quốc gia khởi  nghiệp thành công, tinh thần khởi nghiệp được nhấn mạnh như là yếu tố quan trọng  thúc đẩy cá nhân biến dự định khởi sự kinh doanh thành hành động thực tiễn, đồng  thời xây dựng văn hóa khởi nghiệp với việc chấp nhận thất bại, không ngại vượt khó,  vươn lên. Để xây dựng được văn hóa khởi nghiệp, nhất là trong giới trẻ, Nhà nước cần  ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.  

Thứ hai, hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao vai trò đồng hành của  Nhà nước với doanh nghiệp. Kinh nghiệm ở các quốc gia khởi nghiệp tiêu biểu cho  thấy họ rất chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp. Ở Việt  Nam, Nhà nước cần tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp hiệu quả, bền vững, đồng thời  giữ vai trò kết nối, điều phối các chủ thể trong đó mạng lưới liên kết gồm các DN khởi  nghiệp, các nhà đầu tư thiên thần, các viện nghiên cứu, trường đại học, các quỹ đầu tư,  các cơ sở ươm tạo, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp,…  Ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng quốc gia khởi nghiệp, Nhà nước cần nắm giữa  vai trò then chốt trong việc đồng hành, huy động các nguồn lực xã hội, thúc đẩy doanh  nghiệp khởi nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp khởi nghiệp phát  triển bền vững thông qua các chính sách ưu đãi cụ thể ở từng lĩnh vực về thuế, tài  chính, xây dựng các quỹ đầu tư, thu hút các nhà đầu tư thiên thần,… chú trọng, ưu tiên  cho lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.  

Thứ ba, phát huy vai trò tích cực của khu vực kinh tế tư nhân. Kinh nghiệm từ Israel cho thấy, khu vực tư nhân hoạt động rất hiệu quả và có khả năng giúp Chính phủ giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội và việc làm cho nền kinh tế. Bản thân các DNKN  khi mới khởi nghiệp cũng rất cần sự hỗ trợ về chuyên môn, kinh nghiệm và nguồn lực  để tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả; đồng thời những người làm chủ các DN tư nhân cũng chính là những người khởi nghiệp thành công. Do vậy, cần sự phối hợp chặt  chẽ giữa Nhà nước và tư nhân thông qua hình thức hợp tác đầu tư, để cùng nhau chia  sẻ trách nhiệm, phát huy lợi thế, năng lực của mỗi bên để thành lập và phát triển các  công ty khởi nghiệp.  

Thứ tư, phát triển các chương trình hỗ trợ và vườn ươm khởi nghiệp. Các quốc  gia khởi nghiệp thành công đều quan tâm đến việc xây dựng nền tảng môi trường khởi  nghiệp thông qua việc phát triển và nhân rộng các mô hình vườn ươm và có các chính  sách hỗ trợ cho hoạt động khởi sự doanh nghiệp tại các vườn ươm này. Việt Nam cũng  cần phát triển các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho các trung tâm nghiên  cứu và hợp tác nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu R&D ở các trường đại học, các viện nghiên cứu và đào tạo sinh viên có kinh nghiệm làm việc thực tiễn, tăng  cường hợp tác quốc tế trong phát triển khởi nghiệp.  

Thứ năm, áp dụng các chính sách hỗ trợ về pháp lý, thủ tục hành chính và thuế cho hoạt động liên quan đến khởi nghiệp. Việt Nam cần xây dựng chính sách cho hoạt  động khởi nghiệp, trong đó, các điều kiện, chính sách của Nhà nước cần giảm bớt các  rào cản về vốn, rút ngắn thời gian để hình thành DN, đơn giản hóa các thủ tục hành  chính, tạo sự thông thoáng trong cơ chế và chính sách đầu tư; có chính sách ưu đãi về thuế cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, có các cơ chế thu hút vốn đầu tư, thu  hút các quỹ đầu tư rót vốn vào các dự án khởi nghiệp tạo điều kiện cho các DNKN  được tiếp cận đa dạng nguồn vốn đầu tư.  

Khoảng trống nghiên cứu

Kết quả tổng quan các nghiên cứu của quốc tế và trong nước cho thấy dự định  khởi sự kinh doanh bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó, tập trung vào các nhân tố như: thái độ khởi sự kinh doanh, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, giáo  dục khởi sự kinh doanh, các đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm khởi sự, các yếu tố thuộc  môi trường. Bên cạnh những yếu tố có tính đồng nhất về kết quả nghiên cứu như thái  độ và nhận thức (Elfving và cộng sự, 2009; Shariff và Saud, 2009), chuẩn chủ quan  (Linan và Chen, 2009); thì các yếu tố khác vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả 

nghiên cứu như: nhận thức kiểm soát hành vi (Ruhle và cộng sự, 2010; Paco và cộng  sự, 2011), giáo dục khởi sự kinh doanh (Johansen và Schanke, 2013; Gorman và cộng  sự, 1997), đặc điểm cá nhân (Tong và cộng sự, 2011), kinh nghiệm khởi sự kinh doanh  (Basu và Virick, 2008; Davidsson, 1995), Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với khởi  sự kinh doanh (Lüthje và Frank, 2003), giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn (BarNir và  Watson, 2011; và Shinnar và Giacomin, 2012). Sự khác biệt này cũng có thể do yếu tố bối cảnh như sự khác biệt về văn hóa của từng quốc gia (Okamuro và cộng sự, 2011;  Saeed và cộng sự, 2014). Với những mối quan hệ chưa được kết luận thống nhất thì  nên tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu thêm nguyên nhân.  

Mặt khác, kết quả tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy chưa có  nghiên cứu nào thực hiện một cách có hệ thống để đánh giá tác động của các yếu tố thuộc về bản thân, yếu tố liên quan đến giáo dục KSKD, yếu tố thuộc về môi trường  (Hệ thống pháp luật, hỗ trợ từ chính phủ, truyền thống kinh doanh của gia đình) đến  dự định KSKD trong môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội có nhiều nét đặc thù như ở Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng, do đó, những đặc điểm khởi  nghiệp ở thanh niên Việt Nam chắc hẳn sẽ bị chi phối bởi các yếu tố trên ở mức độ khác nhau. Điều này chưa được kiểm chứng đầy đủ trong các nghiên cứu học thuật ở trong nước.  

Với đặc điểm là những người trẻ năng động, sống trong môi trường xã hội có  đang có nhiều thay đổi và chịu ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,  thái độ đối với khởi sự kinh doanh của thanh niên sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quyết  định KSKD của họ. Mặt khác, ở Việt Nam, tính cộng đồng được đánh giá cao, bên  cạnh những điểm thuận lợi, nó đồng thời cũng mang đến những trở ngại nhất định cho  người có ý định KSKD nhất là đối với việc dám chấp nhận thử thách, chấp nhận thất  bại hay thay đổi bản thân để bắt đầu hoạt động KSKD. Nói cách khác, thái độ đối với  KSKD hay thái độ đối với tiền bạc trong suy nghĩ của TNVN chắc hẳn có sự khác biệt  so với thanh niên ở các nước phương Tây và các nước phương Đông có nền văn hóa  không tương đồng. Điều đó giúp dự báo rằng thái độ đối với KSKD hay đối với tiền  bạc có thể mang lại hiệu ứng nhất định đến dự định KSKD của TNVN.  

Từ đặc điểm môi trường văn hóa, con người Việt Nam, có thể nhấn mạnh sức  ảnh hưởng, chi phối của chuẩn chủ quan đến dự định KSKD của TNVN. Xã hội Việt  Nam đã thay đổi khá nhiều, nhất là về mặt quan niệm, nhận thức trong việc định  hướng nghề nghiệp cho con cái. Các nghiên cứu trong nước cũng đã chỉ ra sự thay đổi  lựa chọn nghề nghiệp từ các cơ quan nhà nước sang lĩnh vực tư nhân nhiều hơn, cùng  với thái độ cởi mở hơn của xã hội với doanh nhân, thậm chí, những người thành đạt  trong kinh doanh được xã hội tôn vinh ngày càng nhiều. Những điều đó cho thấy sự khác biệt rất lớn trong quan niệm của người Việt đối với hoạt động KSKD so với quan  niệm truyền thống. Tuy vậy, tính cách “ăn chắc, mặc bền” cũng có thể trở thành rào  cản trong tâm lý của người Việt khi lựa chọn việc KSKD. Liệu rằng điều này sẽ tạo  nên sự khác biệt gì trong chuẩn chủ quan của TNVN và sự khác biệt ấy có ảnh hưởng  tích cực đến dự định KSKD của họ hay không?  

Các nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi  đến dự định KSKD ở cả hai chiều tích cực hoặc tiêu cực, tuy nhiên, ở khách thể nghiên cứu là TNVN với những đặc điểm khu vực sinh sống khác nhau (nông thôn  và thành thị) và tình trạng việc làm khác nhau (sinh viên và người đi làm), điều này  chưa được kiểm chứng trong các nghiên cứu đi trước. Mặt khác, bối cảnh khởi  nghiệp ở Việt Nam có xuất phát điểm khác với so với các quốc gia đã khởi nghiệp  thành công trên thế giới, sức lan tỏa từ thông điệp xây dựng quốc gia khởi nghiệp của  chính phủ cùng hệ thống các chính sách liên quan tạo hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt  động khởi nghiệp vẫn còn chưa hoàn thiện, điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức  của thanh niên đối với hoạt động KSKD. Do vậy, liệu rằng nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định KSKD của TNVN hay không? Đây là vấn đề cần được làm sáng tỏ về mặt khoa học.  

Về yếu tố nhu cầu thành tích, các nghiên cứu ngoài nước đều khẳng định vai trò  tích cực của yếu tố này đối với dự định KSKD. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào  nhấn mạnh nhu cầu thành tích của thanh niên có ảnh hưởng đến dự định KSKD khác  so với các nhóm xã hội khác hay không? Đặc biệt đối với TNVN, các nghiên cứu hiện  nay chưa đề cập vấn đề này một cách rõ ràng, trong khi trên thực tế khảo sát những  người trong độ tuổi thanh niên thường có xu hướng mong muốn khởi nghiệp cao hơn  so với các đối tượng khác. Do vậy, việc kiểm chứng vấn đề ảnh hưởng của nhu cầu  thành tích đến dự định KSKD của TNVN là điều phù hợp.  

Trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến dự định KSKD, một số tác giả đề cập  đến yếu tố kinh nghiệm KSKD. Ở Việt Nam, ngoài bằng cấp, yếu tố kinh nghiệm làm  việc luôn là một trong các yếu tố được các nhà tuyển dụng ưu tiên. Vì vậy, dễ dàng  thấy thực trạng ở các trường đại học hiện nay, sinh viên tham gia làm thêm khá nhiều,  ngoài mục đích về kinh tế, việc tích lũy kinh nghiệm cũng là mục đích của họ trong  quá trình làm thêm. Vậy đối với hoạt động KSKD, liệu rằng dự định KSKD của  TNVN có chịu ảnh của kinh nghiệm KSKD hay không? Với câu hỏi này, ở Việt Nam  chưa có minh chứng nào rõ ràng trong các nghiên cứu học thuật. Đó cũng là cơ sở để đặt ra vấn đề kiểm định trong nghiên cứu này.  

Một yếu tố không kém phần quan trọng trong mô hình nghiên cứu về dự định  KSKD đó là giáo dục KSKD. Ở Việt Nam, hoạt động này còn khá mờ nhạt, thậm chí  cả ở trong các trường đại học. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thúc đẩy  giáo dục KSKD lại là chìa khóa mở ra cơ hội thúc đẩy hoạt động KSKD trong xã hội.  Do đó, vai trò của giáo dục KSKD đối với dự định KSKD của TNVN được thể hiện  như thế nào là điều rất cần được kiểm chứng.  

Ngoài ra, kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy, yếu tố sự hỗ trợ của chính  phủ ít được đưa vào kiểm chứng trong các mô hình nghiên cứu trước đây. Một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nhưng trong các bối cảnh xã hội khác nhau, dẫn đến  những kết luận khoa học mang tính riêng biệt phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội. Ở Việt  Nam, chính phủ rất quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp thông qua việc lan truyền thông  điệp xây dựng quốc gia khởi nghiệp qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy  nhiên, về mặt chính sách cụ thể cho hoạt động khởi nghiệp, Việt Nam cần một thời  gian nhất định để hoàn thiện cơ chế, chính sách. Điều này liệu rằng có tác động như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, xem xét với kỳ vọng mang đến những khuyến nghị phù hợp để tăng cường niềm tin, thái độ tích  cực của TNVN đối với hoạt động KSKD trong nước.  

Tiểu kết chương 1  

Vấn đề thúc đẩy khởi nghiệp hướng đến xây dựng quốc gia khởi nghiệp ở Việt  Nam đang là vấn đề thời sự, được nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên  cứu mang tính học thuật ở trong nước còn rất hạn chế về mặt số lượng cũng như bị giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu. Các nhà khoa học từ kết quả nghiên cứu của mình đã  đi đến sự thống nhất rằng dự định KSKD là tiền đề trực tiếp của hành vi KSKD, đây  chính cơ sở để tiếp cận thiết kế nghiên cứu về dự định KSKD của TNVN. Mặt khác,  kết quả tổng quan nghiên cứu chỉ ra khá nhiều quan điểm lý thuyết khác nhau đề cập  đến ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định KSKD, tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình  nghiên cứu phù hợp với TNVN chưa được nghiên cứu nào đề cập đến.  

Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra đòi hỏi cần nghiên cứu, làm rõ về mặt khoa học  để cung cấp luận cứ chính xác nhất về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh  doanh của thanh niên hiện nay, đồng thời có những giải pháp can thiệp để thúc đẩy  hoạt động khởi sự kinh doanh của thanh niên trong bối cảnh hiện nay.  

CHƯƠNG 2  

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ  CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH  

2.1 Các khái niệm liên quan đến khởi sự kinh doanh của thanh niên 

2.1.1 Thanh niên  

Cách hiểu về “thanh niên” Theo điều 1 của Luật thanh niên 2015 của Việt Nam,  thanh niên được định nghĩa là “công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi  tuổi”. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số điều luật liên quan khác như Điều 32,  33, 34 của Luật thanh niên 2005 quy định các tổ chức của thanh niên bao gồm “Đoàn  thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên  Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của tổ chức và trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật”. Đoàn thanh niên cộng  sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò  nồng cốt trong phong trào thanh niên; tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên,  nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Theo Điều lệ Đoàn thanh  niên, “Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong  một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn”. Như vậy thanh niên cơ bản được hiểu giống như Luật thanh niên, có tuổi từ 16 đến 30 tuổi.  Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên, nhằm đoàn kết tập hợp mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam phấn đấu vì  sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và  lợi ích hợp pháp của thanh niên. Và theo điều lệ của Hội Liên hiệp Thanh niên  (LHTN) Việt Nam điều 5 quy định rằng “công dân Việt Nam từ 15 đến 35 tuổi tán  thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội  LHTN Việt Nam”. Như vậy, đối với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, khái niệm  thanh niên được mở rộng hơn, là những người có độ tuổi từ 15 (vị thành niên) tới 35  tuổi. Theo nghiên cứu Chỉ số khởi sự doanh nghiệp toàn cầu (GEM), những người  trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) là đối tượng điều tra của khởi nghiệp vì họ có đủ năng  lực hành vi cần thiết và có thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nghiên cứu  này cũng quan niệm có 02 đối tượng người trưởng thành là thanh niên – từ 18 đến 34  tuổi và trung niên từ 35 đến 64 tuổi. Từ các căn cứ nêu trên, trong nghiên cứu này,  thống nhất cách hiểu thanh niên là những người trưởng thành, có tuổi từ 18 tới 34  tuổi. Nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên Theo Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2014 (Lương Minh Huân, 2015), thanh niên từ 18-34 tuổi là nhóm có tỷ lệ khởi sự kinh doanh cao hơn hẳn so với trung niên (35-64 tuổi). Thanh niên (18-34 tuổi) tuy  nhận thức về khả năng kinh doanh thấp hơn trung niên (35-64 tuổi), nhưng họ lại là  nhóm nhạy bén hơn về cơ hội kinh doanh, mạo hiểm hơn và có ý định khởi sự cao hơn  và thực tế họ là nhóm người có tỷ lệ khởi sự doanh nghiệp cao hơn trung niên. Báo  cáo về khởi nghiệp của người trẻ của OECD2 (Green, 2015) cũng cho rằng thanh niên  là nhóm có tỷ lệ khởi nghiệp cao trong số những người trưởng thành. Mặc dù khởi  nghiệp ở độ tuổi dưới 30 được xem là gặp nhiều khó khăn và có nhiều khả năng thất  bại hơn so với những người khởi nghiệp ở độ tuổi trên 30. Tuy nhiên, nhiều học giả,  lại tin rằng giới trẻ có khả năng đặt biệt để tạo dựng nên những công ty mới thành  công nhất. Jones và các cộng sự (2012) chỉ ra rằng những người trẻ có khả năng đưa ra  những ý tưởng táo bạo – dù trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sáng chế, hay khởi  nghiệp. Các trường hợp cá nhân nổi tiếng như Bill Gates, Steve Jobs và Mark  Zuckerberg cho thấy rằng những người ở độ tuổi 20 có thể tạo ra những công ty hàng  đầu thế giới. Các học giả nhận định rằng những người trẻ có cái nhìn sắc nét hơn, ít bị phân tâm bởi gia đình hay các trách nhiệm khác, và có nhiều ý tưởng linh hoạt, táo  bạo, dám phá vỡ những nguyên tắc, lối đi thông thường (Weinberg, 2007). Như vậy,  thanh niên là nhóm đối tượng có tiềm năng và nhu cầu khởi nghiệp rất lớn, xứng đáng  được nghiên cứu đầy đủ về quá trình khởi sự doanh nghiệp và cách thức hỗ trợ họ để thành công. Khái niệm thanh niên thường được xác định theo khía cạnh lứa tuổi và  tính chất của nhóm tuổi. Về nhóm tuổi, thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15  đến 24 tuổi (Liên Hợp Quốc), hoặc thanh niên có nghĩa là tất cả mọi người trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi (UNESCO). Do sự khác biệt này, UNESCO cho rằng, độ tuổi  thanh niên được hiểu linh hoạt hơn và sử dụng phù hợp với từng hoạt động và vùng  lãnh thổ. Về tính chất, thanh niên là giai giai đoạn chuyển đổi giữa sống phụ thuộc thời  ấu thơ tới tuổi trưởng thành sống độc lập, và có nhận thức về sự tương tác như một  thành viên của cộng đồng; đây là thời kỳ sung sức nhất của con người về thể chất, có  sự phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, nhiều ước mơ hoài bão  (Trần Văn Trang, 2019).  

2.1.2 Khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên 

2.1.2.1 Khởi sự kinh doanh  

Thuật ngữ “khởi sự kinh doanh” xuất phát từ khái niệm “entrepreneur” (người  khởi sự kinh doanh) trong tiếng Pháp. Tuy nhiên, chưa thực sự có định nghĩa về KSKD được chấp nhận rộng rãi. Theo quá trình tổng quan tài liệu cho thấy KSKD  được định nghĩa trên các góc độ tiếp cận, bối cảnh và chủ đích nghiên cứu khác nhau:  

Dưới góc độ hình thành/bắt đầu một cái gì mới, thì khởi sự kinh doanh bao gồm  các hoạt động cần thiết để tạo ra hoặc hình thành một doanh nghiệp mới (Leibenstein,  1968 & 1979) hoặc tạo ra một tổ chức mới (Gartner, 1988; Cromie, 2000).  

Dưới góc độ doanh nhân/người chủ tổ chức (doanh nghiệp) mới, khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu (Wortman, 1987), hoặc KSKD là việc bắt đầu tạo lập  một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh  doanh (Macmillan, 1993). “Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá  nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình” hoặc “Khởi sự kinh doanh  là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh  doanh của chính mình. Hơn nữa, Hisrich và Peters (2002) tuyên bố rằng KSKD có liên  quan nhiều đến một số đặc điểm của cá nhân như khả năng sáng tạo, năng lực làm việc  độc lập và khả năng đối mặt với rủi ro.  

Dưới góc độ khai thác các cơ hội kinh doanh, KSKD là một quá trình một cá  nhân nhìn nhận và đánh giá các cơ hội kinh doanh, thu thập các nguồn lực cần thiết và  bắt đầu các hành động thích hợp để khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh  (Nwachukwu, 1990). KSKD cũng có thể hiểu là việc phát hiện ra cơ hội và tạo ra các  hoạt động kinh tế mới, thường thông qua việc thành lập một tổ chức mới (Reynolds,  1995). Tương tự KSKD là việc xác định và khai thác có hiệu quả cơ hội kinh doanh  (Shane và Venkataraman, 2000), Khởi sự kinh doanh là một quá trình một cá nhân tìm  kiếm cơ hội không cần xét đến những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát (Baringer  & Ireland, 2010); hay KSKD là sự sẵn lòng và khả năng của một cá nhân trong việc  tìm kiếm các cơ hội đầu tư; và có thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp thành  công dựa trên việc nhận biết cơ hội trong một môi trường kinh doanh (Okpara, 2000).  Khởi sự kinh doanh là một quá trình một cá nhân tìm kiếm cơ hội không cần xét đến  những nguồn lực mà họ hiện đang kiểm soát (Baringer và Ireland, 2010).  

Dưới góc độ trách nhiệm xã hội, KSKD là quá trình làm mới và tạo ra sự khác biệt với mục đích đem lại sự giàu có cho cá nhân và tạo ra các giá trị mới cho xã  hội. Sự hiểu biết này phản ánh chức năng xã hội của kinh doanh là mang lại lợi ích cho  công chúng chứ không chỉ đơn thuần theo đuổi lợi nhuận cá nhân (Kao, 1993). Điều  này liên quan đến khái niệm về doanh nghiệp xã hội, đề cập đến hoạt động sáng tạo  với mục tiêu xã hội trong khu vực lợi nhuận hoặc trong khu vực phi lợi nhuận, hoặc trong các hình thức cấu trúc kết hợp hai ngành này (Dees, 1998). Đồng quan điểm đó,  Tan và cộng sự (2005), cho rằng cần nhận thức KSKD từ khía cạnh xã hội, cụ thể KSKD không chỉ với mục đích tạo ra sự giàu có cho cá nhân và mà cần nhìn nhận  KSKD ở những giá trị đem lại cho xã hội.  

Theo quan điểm của Hiệp hội khởi nghiệp toàn cầu GEM (Global  Entrepreneurship Monitor), khởi sự doanh nghiệp không phải là hành động bột phát,  hay là hành động nay nghĩ mai làm ngay. Đó là quá trình ấp ủ ý định khởi nghiệp, tìm  kiếm ý tưởng/cơ hội kinh doanh, khảo sát thị trường, xem xét điều kiện của bản thân,  tính toán khả năng huy động các nguồn lực,… trước khi thực sự bắt tay vào kinh  doanh (Trần Văn Trang, 2019). Theo nghiên cứu GEM, quá trình khởi nghiệp bao gồm  3 giai đoạn cơ bản là hình thành ý tưởng kinh doanh, khởi sự kinh doanh (dưới 3  tháng) và làm chủ/quản lý hoạt động kinh doanh mới (dưới 3,5 năm). Dù tiếp cận theo  cách nào, quá trình khởi sự doanh nghiệp cũng được mô tả qua một số từ khoá bao  gồm: (1) “ý tưởng/cơ hội kinh doanh”, “nguồn lực”, “giá trị” và “sáng tạo”. Đây là  những thuật ngữ cơ bản mô tả đặc điểm của quá trình khởi nghiệp. Xác định ý tưởng  hoặc/và tận dụng cơ hội kinh doanh Công việc kinh doanh thành công thường bắt đầu  từ một ý tưởng kinh doanh tốt (thực tế và khả thi). Một ý tưởng kinh doanh tốt thường  bao gồm hai yêu cầu cơ bản: có cơ hội kinh doanh tức là có nhu cầu thị trường và  doanh nhân phải có đủ các kỹ năng và nguồn lực để tận dụng cơ hội. Tuy nhiên, ý  tưởng kinh doanh luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Điều quan trọng hơn là doanh  nhân dám làm và dám dấn thân để biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Đôi khi  tính toán kỹ quá sẽ dẫn đến việc chần chừ triển khai và đánh mất cơ hội; (2) Huy động  nguồn lực cần thiết Quá trình khởi sự doanh nghiệp gắn với việc huy động các nguồn  lực, trong đó hai nguồn lực quan trọng khi khởi nghiệp là tiền bạc và con người. Người  khởi nghiệp phải có tiền để bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nhân  thành đạt đều bắt đầu khởi nghiệp với số vốn ít ỏi. Ngoài tiền bạc, doanh nhân cần  biết huy động người có năng lực tham gia cùng với mình hoặc làm cho mình. Làm một  mình có ưu điểm là được tự chủ thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Nhưng nếu  gặp khó khăn, doanh nhân hãy nghĩ đến việc kêu gọi bạn bè, những người bạn tin  tưởng hoặc có chung niềm đam mê khởi nghiệp. Nếu hình thành một nhóm khởi  nghiệp, tốt nhất là tìm được những người có cùng quyết tâm và các kỹ năng/khả năng  bổ trợ. Cần minh bạch và thống nhất cách hợp tác ngay từ đầu để tránh các mâu thuẫn  và nguy cơ tan vỡ về sau này; (3) Tạo ra giá trị cho khách hàng Khi nghĩ về mô hình  kinh doanh, suy nghĩ thông thường của doanh nhân sẽ là tôi sẽ làm gì (cung cấp sản  phẩm/dịch vụ gì) và thu tiền bằng cách nào? Nhưng nếu đặt vào vị trí của khách hàng tương lai, nên suy nghĩ xem khi khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ của, họ có đạt được lợi ích hay giá trị bằng hoặc cao hơn số tiền họ bỏ ra hay không; (4) “Khởi  nghiệp” luôn gắn liền với “sáng tạo” đến mức nhiều người cho rằng đã là khởi nghiệp  (startup) là phải đổi mới sáng tạo, phải là khoa học công nghệ và làm những điều mà  thế giới chưa từng làm. Một quá trình khởi nghiệp và kinh doanh thành công cần dựa  trên sự đổi mới và sáng tạo liên tục. Ngay từ giai đoạn đầu, nếu sáng tạo ra một mô  hình kinh doanh hoàn toàn mới, dựa trên một ý tưởng kinh doanh độc đáo thì đó là  điều tuyệt vời (trường hợp của taxi uber). Tuy nhiên, nếu bắt đầu với ý tưởng kinh  doanh phổ biến (như cà phê hay cửa hàng phở), người khởi nghiệp phải làm khác với  những gì hiện có – tức là phải sáng tạo cách làm mới, sản phẩm mới, mới hy vọng  thành công. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần liên tục cải tiến quy  trình làm việc, cách tổ chức công việc, sáng tạo ra cách làm mới chất lượng hơn,  nhanh hơn, ưu việt hơn. Dưới áp lực cạnh tranh, phải liên tục cải tiến sản phẩm hiện có  và sáng tạo ra các sản phẩm mới. Tóm lại, muốn khởi sự doanh nghiệp và phát triển  công việc kinh doanh thì phải đổi mới và sáng tạo. Không có khuôn mẫu nào hết,  người chủ có thể tìm thấy những điều có thể thay đổi, những thứ có thể cải tiến và các  ý tưởng mới cho sản phẩm, dịch vụ của mình.  

Như vậy, theo tác giả, khởi sự kinh doanh được hiểu là một quá trình mà một cá  nhân nhìn nhận và đánh giá các cơ hội kinh doanh, thu thập các nguồn lực cần thiết  để hình thành một cơ sở kinh doanh/ doanh nghiệp mới với mục đích đem lại sự giàu  có cho cá nhân, đất nước và tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.  

2.1.2.2 Dự định khởi sự kinh doanh  

Tương tự như KSKD, dự định KSKD cũng được định nghĩa theo nhiều cách  khác nhau:  

Dự định được nghiên cứu dưới nhiều gốc độ khác nhau. Dự định được xác định  là một trạng thái tinh thần, gắn với việc dự kiến thực hiện một hành động nhất định  trong tương lai (Bratman, 1987). Do đó, dự định thường liên quan đến việc lập kế hoạch để thực hiện các dự định (Wibard, 2009) và cũng tạo động lực để thực hiện  những dự định mong muốn (Bagozzi và cộng sự, 1989). Dưới gốc độ này có thể suy  diễn dự định khởi sự kinh doanh là những mong muốn có kế hoạch thực hiện hoạt  động kinh doanh trong tương lại. Các cá nhân có dự định khởi sự luôn có sự lựa chọn  và cân nhắc khi muốn thực hiện các hoạt động khởi sự kinh doanh (Bird, 1988).  

Dự định kinh doanh cũng thường được xem xét gắn liền với một quá trình từ việc nhận thức được cơ hội kinh doanh, sử dụng các nguồn lực sẵn có để tạo dựng nên các kinh doanh riêng của mình trong những điều kiện môi trường kinh doanh nhất  định. Dưới gốc độ này, dự định kinh doanh được xem xét dựa trên các cơ hội kinh  doanh được phát hiện. Tuy nhiên, khởi sự kinh doanh là điểm nhấn quan trọng đối với  quá trình chuẩn bị và thực hiện khởi sự kinh doanh sau này của các cá nhân. Vì vậy,  hầu hết các tác giả đều đồng quan điểm rằng: dự định khởi sự là yếu tố quan trọng để dự đoán đến hành động khởi sự (Bagozzi và cộng sự, 1989; Krueger và Brazel, 1994).  

Ngoài ra, dự định khởi nghiệp còn được khái niệm theo nhiều khía cạnh khác  như sau:  

– Katz và Gartner (1988) cho rằng, dự định KSKD được hiểu là ý định tìm  kiếm thông tin và các nguồn lực của một cá nhân để khởi sự, bắt đầu một doanh  nghiệp mới;  

– Dự định KSKD thực chất là dự định các hành động được lên kế hoạch của  một cá nhân để thực hiện một hoạt động KD (Tubbs và Ekeberg, 1991).  

– Dự định KSKD cũng có thể được xem là sự cam kết của các cá nhân về việc  khởi đầu kinh doanh (Reynolds và Miller, 1992) hoặc là cam kết thực hiện hành vi  kinh doanh (Krueger; 1993; Krueger với cộng sự, 1993).  

– Engle và cộng sự (2010) cho rằng, dự định KSKD được hiểu là ý định của  một cá nhân trong bắt đầu một doanh nghiệp mới.  

– Dự định KSKD được định nghĩa là sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện  hành vi khởi sự kinh doanh, để tham gia vào hành động khởi sự kinh doanh, để tự làm  chủ, hoặc để thành lập một công ty mới (Dell, 2008; Dhose và Walter, 2010).  

– Hay như, Kuckertz & Wagner (2010) cho rằng dự định khởi sự kinh doanh  của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và  sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình  

Như vậy, dự định KSKD được hiểu là: (i) những mong muốn, ý định trong việc  tìm kiếm cơ hội và ý tưởng KD; (ii) ý định trong việc lên phương án thu thập và tiếp  cận nguồn lực; (iii) ý định trong việc chuẩn bị năng lực điều hành hoạt động KD; Các  ý định trên có thể là riêng rẽ nhưng cũng có thể diễn ra đồng thời.  

Trong nghiên cứu này, dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên được hiểu là:  những mong muốn, ý định tìm kiếm cơ hội và ý tưởng kinh doanh hoặc ý định trong  việc lên phương án thu thập, tiếp cận nguồn lực, chuẩn bị năng lực điều hành hoạt  động kinh doanh của thanh niên. 

2.1.3 Vai trò khởi sự kinh doanh của thanh niên  

Thanh niên Việt Nam là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn nhân lực quan trọng,  vì vậy, thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội và phát  huy tiềm lực của đất nước (Bộ nội vụ và UNFPA, 2015). Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thanh niên chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu  của đất nước. Theo số liệu điều tra mẫu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam  năm 2009 cho thấy thanh niên (độ tuổi từ 15 đến 24) là nhóm dân số lớn nhất, chiếm  đến 19,4% trong tổng dân số 85,79 triệu người của cả nước (Trần Văn Trang, 2019).  Một con số khác được Báo cáo quốc gia về thanh niên (Bộ nội vụ và UNFPA, 2015)  chỉ ra là nhóm dân số từ 10-29 tuổi chiếm khoảng 33% dân số và dự kiến thời kỳ này  sẽ kéo dài cho đến năm 2040. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam có thể phát triển kinh tế –  xã hội và phát huy tối đa tiềm lực của đất nước thông qua đẩy mạnh vai trò của lực  lượng thanh niên, trong đó có vai trò của thanh niên trong hoạt động khởi nghiệp.  

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Thanh  niên vào năm 2005 và luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.  Căn cứ các quy định của Luật thanh niên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuật lợi để thanh niên trưởng thành và phát  triển. Điều 4 của Luật thanh niên 2005 đã nhấn mạnh vai trò của thanh niên đối với đất  nước và quy định về Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội đối với thanh niên  như sau (Trần Văn Trang, 2019):  

– Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm  năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo, bồi  dưỡng và phát huy thanh niên là trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và xã hội.  

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động, giải trí,  phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân, ý chí  vươn lên phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.  

– Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm góp phần tích cực vào việc  chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên. Thế hệ thanh niên ngày nay  được sống, lao động, học tập trong môi trường hòa bình; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công cuộc đổi mới đất nước; được cống  hiến và trưởng thành trong sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc của kinh tế  

– Xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải  thiện; được gia đình và xã hội dành cho nhiều cơ hội học tập để có trình độ học vấn,  chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế to lớn ấy khiến thanh niên trở thành lực lượng lao động quan trọng nhất tham gia vào sự nghiệp xây dựng và  bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế đất nước trong công cuộc khởi nghiệp quốc gia.  

Với lợi thế năng động, sáng tạo, giàu nhiệt huyết, không ngại ngần khó khăn,  thanh niên là lớp người có khả năng học tập, tiếp nhận trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới và vận dụng hiệu quả vào quá trình khởi  nghiệp của bản thân. Nhiều thanh niên Việt Nam đã không ngại khó khăn, ngày đêm ra  sức học tập, sáng tạo và thành công rực rỡ trên con đường khởi nghiệp làm giàu. Họ chính là những tấm gương sáng ngời cho ý chí vượt khó vươn lên thành công.  

Yếu tố công nghệ đem lại nhiều lợi thế cho những doanh nhân trẻ khi bắt đầu  khởi nghiệp vì họ là những con người dễ dàng tiếp thu các ứng dụng công nghệ hiện  đại một cách sáng tạo vào hoạt động kinh doanh để cho ra đời những sản phẩm mới  với nhiều tiện ích chưa từng có trên thị trường. Nếu như độ tuổi trung bình của người  khởi nghiệp trong lĩnh vực như nhà hàng, giặt ủi, cửa hàng bán lẻ,… là 35 tuổi thì các  nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dịch vụ khách hàng,… có độ tuổi  trung bình là 29 (Stern và Guzman, 2015; Levine và Rubinstein, 2015),. Điều này cho  thấy các nhà khởi nghiệp trẻ dễ dàng thành công hơn khi điều hành các công ty về lĩnh  vực thông tin và phát triển dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là giới  trẻ. Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên  trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết  Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi  mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên  cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc  bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân  tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.  

Quá trình hội nhập của đất nước giúp thanh niên được tiếp xúc với nhiều nền  văn hóa, sự tiến bộ của nhân loại, các loại hình sáng tạo mới, sự tiến bộ của các nước  trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, internet đã rút ngắn khoảng cách giữa thanh  niên Việt Nam và thanh niên thế giới, xóa bỏ mọi rào cản, khoảng cách địa lý và ranh  giới quốc gia. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước ngày càng được mở rộng,  lĩnh vực hợp tác đa dạng, từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho thanh niên phát triển các ý  tưởng và hoài bão. Việc tiếp cận với những cái mới, những cái tiến bộ mở ra cho thanh  niên những cơ hội mới về nghề nghiệp và việc làm.  

Tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều Quốc gia và được xem là cách  thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ vai trò ý nghĩa của khởi nghiệp đối với quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đặc  biệt trong những năm vừa qua, một luồn gió mới đã thổi vào phong trào khởi nghiệp  và bước đầu đã đạt được một số thành tựu khả quan. Thế hệ trẻ được kỳ vọng là linh  hồn, là lực lượng tiên phong cho phong trào Quốc gia khởi nghiệp.  

2.2 Các lý thuyết cơ bản liên quan đến dự định và khởi sự kinh doanh  

Nghiên cứu về dự định KSKD đòi hỏi phải áp dụng khung lý thuyết có sức  thuyết phục và mạch lạc trong phản ánh dự định của một cá nhân. Các nhà nghiên cứu  trên thế giới đã đề xuất một số mô hình lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu về dự định  KSKD. Lý thuyết đầu tiên được nhắc đến khi nghiên cứu về dự định KSKD là thuyết  hành động hợp lý (TRA) (Fishbein và Ajzen, 1975; Ajzen và Fishbein, 1980). Tuy  nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định mô hình sự kiện KSKD của Shapero và Sokol  (1982) và thuyết hành vi có kế hoạch do Ajzen (1991) đề xuất mới chính là những  khung lý thuyết điển hình khi nghiên cứu về dự định KSKD. Tiếp đến, một số nhà  nghiên cứu đề xuất các mô hình về dự định KSKD với những biến trung gian  (Davidsson, 1995, Elfving và các cộng sự, 2009; Krueger và Brazeal, 1994), và các mô  hình này đề xuất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến dự định KSKD của một cá  nhân, có thể kể đến như các yếu tố thuộc về cá nhân hoặc tâm lý, các yếu tố gia đình  và các yếu tố xã hội và môi trường.  

2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA)  

Dựa trên các nghiên cứu về tâm lý xã hội, hai tác giả Ajzen và Fishbein  (1975,1980) đã phát triển lý thuyết hành động hợp lý để dự đoán và hiểu hành vi của một  các nhân. Lý thuyết hành động hợp lí (TRA) cho rằng bản chất hành động của một cá  nhân thường dựa trên lý trí hoặc dựa trên động cơ, do đó mỗi cá nhân thường sử dụng một  cách có hệ thống thông tin có sẵn đối với họ và cân nhắc liên quan đến hành vi của họ trước khi họ quyết định thực hiện hay không thực hiện một hành vi nào đó (Fishbein và  Ajzen 1980). Hay có thể hiểu, trước khi quyết định thực hiện một hành vi nào đó thì một  người thường sẽ cân nhắc và xem xét những kết quả hay hậu quả có thể xảy ra nếu thực  hiện các hành vi đó. Và từ đó, người đó sẽ lựa chọn thực hiện hành vi nào có khả năng  mang lại kết quả như mong muốn. Lý thuyết hành động hợp lí được mô hình hóa trong 

Hình 1.1: 

Hình 2.1: Thuyết Hành động Hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA)  

Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1980.  

Trong lý thuyết TRA, Fishbien và Ajzen (1980) cho rằng dự định thực hiện hành  vi là tiền đề thực hiện hành vi của một cá nhân. Hay có thể hiểu, dự định thực hiện hành  vi càng cao thì khả năng thực hiện hành vi đó càng lớn. Đồng thời, mô hình TRA cho  rằng thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan chính là 2 yếu tố tác động đến dự 

định thực hiện hành vi của một cá nhân. Điều này có thể hiểu là nếu một cá nhân cho  rằng một hành vi cụ thể sẽ mang lại kết quả tích cực (thái độ đối với hành vi của một cá  nhân); và/hoặc nếu cảm thấy những người quan trọng đối với họ (những người có ảnh  hưởng đối với cá nhân họ như bố mẹ, anh, chị, bạn bè…) sẽ khuyến khích, ủng hộ việc  thực hiện hành vi đó (chuẩn mực chủ quan) thì dự định thực hiện hành vi của họ sẽ được  hình thành.  

Theo lý thuyết TRA, thái độ chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: nhận thức của một  người về những tác động, kết quả/ hậu quả mang lại nếu thực hiện hành vi đó, và đánh  giá của người đó về những tác động, kết quả/ hậu quả này. Nhận thức và đánh giá của  một người lại dựa trên sự hiểu biết hoặc dựa trên những điều mà cá nhân đó cho là  đúng. Trong khi đó, chuẩn mực chủ quan lại chịu tác động bởi hai yếu tố: (i) nhận thức  về chuẩn mực: lòng tin của một cá nhân về một người quan trọng/có ảnh hưởng lớn  đến cá nhân này cho rằng cá nhân đó nên hoặc không nên thực hiện hành vi này; (ii)  nhận thức về mức độ mà anh ta nên nghe theo người có ảnh hưởng này.  

2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior – TPB)  

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) bắt nguồn từ lý thuyết hành động hợp lí  (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975). Theo Buchan (2005), thuyết TRA cho rằng hành  vi có thể được thực hiện (hay không thực hiện) hoàn toàn chịu sự kiểm soát của lý trí –  đây chính là điều làm giới hạn việc áp dụng lý thuyết TRA đối với việc nghiên cứu  những hành vi nhất định. Để khắc phục hạn chế trên, lý thuyết TPB đã ra đời. Mô hình  lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB được biểu hiện: 

Thái độ đối với Hành vi  

Chuẩn chủ quan  

Nhận thức kiểm soát hành vi  

Dự định Hành vi 

Hình 2.2: Thuyết hành vi có kế hoạch (Theeory of Planned Behavior – TPB)  Nguồn: Ajzen, I., 1991.  

Theo Fishbien và Ajzen (1975), dự định thực hiện hành vi được hiểu là mức độ mạnh hay yếu mà dự định của một người để thực hiện một hành vi cụ thể. Lý thuyết  hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng dự định thực hiện một hành vi chịu tác  động của 3 yếu tố: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm  soát hành vi. Sự khác nhau giữa TPB và TRA là trong mô hình TPB bổ sung thêm ảnh  hưởng của nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi đến dự định thực hiện hành vi, ngoài  hai nhân tố thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan. Nhận thức kiểm soát hành  vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện  cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi  hay không.  

Dự định đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích hành vi của con người  (Tubbs và Ekegerg, 1991). Nhiều hành vi xã hội, chẳng hạn như tạo ra doanh nghiệp  mới, là một hành vi chủ ý và các dự định thực hiện hành vi là cơ sở dẫn đến việc thực  hiện hành vi đó (Ajzen, 1991, 2005; Bagozzi và cộng sự, 1989). Vì thế, mô hình lý  thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) là một trong những mô hình được  sử dụng phổ biến nhất để giải thích dự định định KSDN của một cá nhân. Thông qua  lược khảo tài liệu thực chứng lẫn lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định  KSKD, có thể nhận thấy rất nhiều tác giả đã áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch của  Ajzen trong các nghiên cứu về dự định KSKD. Có thể kể đến:  

• Kolvereid (1996) đã sử dụng TPB để dự đoán sự lựa chọn việc làm của 128  sinh viên đại học Nauy. Kết quả của họ cho thấy thái độ đối với KSKD, tiêu chuẩn  mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến mục đích KSKD và yếu tố nhân khẩu học ảnh hưởng gián tiếp đến mục đích KSKD thông qua  ba tiền đề của nó. Các kết quả tương tự trong nghiên cứu của Tkachev và Kolvereid  (1999), đã khảo sát 512 sinh viên đại học Nga và kiểm tra về dự định KSKD. Các tác  giả nhận thấy rằng ba tiền đề (thái độ hướng tới tinh thần KSKD, chuẩn mực chủ quan  và kiểm soát hành vi nhận thức) ảnh hưởng đáng kể đến dự định KSKD của sinh viên.  

• Autio và các cộng sự (2001) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự định  KSKD trong số các sinh viên đến từ Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ và Anh. Kết quả cho  rằng TPB phản ánh mạnh mẽ qua các mẫu từ nhiều quốc gia và kiểm soát hành vi là  yếu tố quan trọng nhất đến dự định KSKD  

• Fayolle và cộng sự (2006) đã sử dụng TPB để đánh giá tác động của một  chương trình KSKD. Họ nhận thấy rằng thông qua chương trình KSKD, sinh viên đã  cải thiện đáng kể thái độ và dự định KSKD. Đồng thuận với kết quả đó là kết quả nghiên cứu của Souitaris và cộng sự (2007) đo lường ảnh hưởng của khóa học về KSKD đến thái độ và dự định KSKD của sinh viên khoa học và kỹ thuật. Các kết quả cho thấy rằng các chương trình KSKD đã tác động lên thái độ và dự định KSKD của  sinh viên.  

• Gird và Bagraim (2008) kiểm tra TPB trong sinh viên năm cuối chuyên  ngành thương mại tại hai trường đại học ở Western Cape. Các tác giả nhận thấy rằng  TPB đã giải thích rõ ràng các dự định KSKD của sinh viên và Kinh nghiệm KSKD  trước đó của sinh viên có ý nghĩa quan trọng đối với dự định KSKD của họ.  

• Ngoài ra, Gelderen và cộng sự (2008) khi áp dụng TPB trong điều tra dự định KSKD của sinh viên, kết quả cho thấy sự tự chủ và an toàn về tài chính tác động  nhiều nhất đến dự định KSKD của sinh viên.  

Chính vì vậy, nghiên cứu yếu tố tác động đến dự định KSKD của thanh niên  Việt Nam sử dụng lý thuyết TPB là lý thuyết cơ sở là phù hợp. Dựa trên lý thuyết TPB  thì dự định KSKD chịu tác động của ba yếu tố: Thứ nhất, thái độ của cá nhân đối với  hành vi thể hiện mức độ đánh giá tiêu cực hoặc tích cực của cá nhân về việc KSKD.  Đó không chỉ đơn giản là cảm giác của cá nhân mà bao hàm cả việc cân nhắc đánh giá  giá trị của KSKD (nó có khả năng đem lại lợi nhuận, có nhiều ưu điểm hơn) và “Tôi  có muốn làm việc đó không. Thứ hai, là yếu tố chuẩn mực chủ quan: đo lường các áp  lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được về việc tiến hành hoặc không tiến  hành các hành vi KSKD. Cụ thể, nó là sự cảm nhận của một cá nhân về việc những  người xung quanh có ủng hộ quyết định KSKD của mình hay không. Thứ ba, nhận  thức kiểm soát hành vi liên quan đến mức độ mà các cá nhân cảm thấy có khả năng thực hiện hành vi. Nó được dựa trên việc cá nhân biết làm thế nào và kinh nghiệm của  họ hoặc quan niệm của họ về những trở ngại có thể xảy ra để thực hiện hành vi.  

2.2.3 Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The Entrepreneurial Event –  SEE)  

Mô hình sự kiện KSKD (SEE) được Shapero và Sokol (1982) phát triển dựa  trên quan điểm là nếu một người đang làm việc gì đó, thì họ vẫn tiếp tục làm điều đó  và chỉ bị gián đoạn khi bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Các tác động tiêu cực hoặc  tích cực buộc cá nhân đó phải quyết định lựa chọn cơ hội sẵn có tốt nhất hoặc phải lựa  chọn cơ hội khác. Quyết định của một cá nhân khi KSKD phụ thuộc vào những thay  đổi trong cuộc sống của cá nhân đó và thái độ của cá nhân đó đối với việc KSKD,  cũng như cảm nhận của cá nhân đó về tính khả thi và cảm nhận của các nhân đó về mong muốn KSKD (Shapero và Sokol, 1982).  

Mong muốn KSKD  

Cảm nhận về tính khả thi KSKD  Khuynh hướng hành động KSKD  

Dự định  

Khởi sự kinh doanh 

Hình 2.3: Thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The Entrepreneurial Event – SEE)  Nguồn: Shapero và Sokol, 1982  

Shapero và Sokol (1982) cho rằng mong muốn KSKD, cảm nhận về tính khả thi  KSKD và khuynh hướng hành động KSKD là những yếu tố quan trọng nhất ảnh  hưởng đến dự định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp mới. Trong đó,  mong muốn KSKD sẽ ảnh hưởng đến thái độ, giá trị và cảm xúc của cá nhân đó; Cảm  nhận về tính khả thi KSKD có liên quan đến nhận thức của một cá nhân về các nguồn  lực sẵn có. Hay nói cách khác nó đo lường khả năng nhận thức của cá nhân khi thực  hiện các hành vi nhất định; Khuynh hướng hành động của cá nhân theo quyết định của  người đó, điều này phản ánh các khía cạnh tính quyết tâm, ý chí của dự định KSKD. 

Bên cạnh đó, Lý thuyết SEE đã được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn làm khung  lý thuyết khi nghiên cứu về dự định KSKD trong thanh niên, có thể kể đến một số nghiên cứu sau:  

– Walstad và Kourilsky (1998) đã điều tra thái độ và sự hiểu biết của người trẻ tuổi ở Mỹ. Kết quả của họ cho thấy, những người trẻ tuổi Mỹ mong muốn thực hiện  các hoạt động kinh doanh; đồng thời, họ muốn được đào tạo về kinh doanh nhiều hơn.  

– Nghiên cứu của Krueger và cộng sự (2000), các tác giả đã kiểm tra SEE và TPB  (Lý thuyết hành vi dự định) với một mẫu của sinh viên đại học. Kết quả của họ cho thấy  rằng cả hai mô hình đều có giá trị và cung cấp một cái nhìn sâu sắc có giá trị vào quá trình  KSKD. Trong một cách tương tự, Audet (2002) đã thông qua một thiết kế theo chiều dọc  để điều tra dự định KSKD của sinh viên đại học với cả TPB và SEE. Họ nhận thấy rằng  một số yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến thái độ và dự định KSKD. Những yếu tố này bao  gồm tiềm lực tài chính, sự tự do, sự công nhận về cơ hội và trưởng thành hơn.  

– Peterman và Kennedy (2003) đã nghiên cứu hiệu quả chương trình khởi sự kinh doanh (Young Achievement Australia, YAA). Họ nhận thấy rằng các sinh viên đã  nhận thức cao hơn, mong muốn về tính khả thi để tạo ra doanh nghiệp mới sau khi kết  thúc chương trình YAA. Ngoài ra, tính mong muốn và tính khả thi của sinh viên có  liên quan đáng kể đến kinh nghiệm trước đó của họ về kinh doanh.  

– Vecianne và cộng sự (2005) cũng sử dụng TPB và SEE để điều tra dự định  KSKD của sinh viên đại học. Kết quả của họ cho thấy có sự tác động khác nhau của  các yếu tố đến dự định KSKD ở các quốc gia khác nhau.  

Mặt khác, quyết định của cá nhân khi lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp  mới phụ thuộc vào những thay đổi quan trọng trong cuộc sống và thái độ của cá nhân  đó đối với việc khởi nghiệp (Shapero & Sokol 1982). Dự định hay ý định khởi nghiệp  sẽ xuất hiện khi cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và mong muốn  nắm lấy cơ hội đó. Tuy nhiên, để dự định biến thành hành động thành lập doanh  nghiệp thì cần có chất xúc tác. Đó chính là những thay đổi trong cuộc sống con người,  cũng như trong quá trình lao động và học tập hằng ngày. Cá nhân có hành vi thay đổi  trong cuộc sống nếu xuất hiện các nhân tố kéo và đẩy, những thay đổi đó có thể dẫn  tới dự khởi sự kinh doanh hay dẫn tới lựa chọn khác thì lại phụ thuộc vào những tác  động môi trường xung quanh (chính sách về KSKD của chính phủ, giáo dục về KSKD  trong nhà trường, truyền thống kinh doanh của gia đình…) (Shapero & Sokol 1982).  Do đó, nghiên cứu này sử dụng lý thuyết SEE là lý thuyết cơ sở.  

Tựu chung lại, mô hình lý thuyết về dự định khởi nghiệp được tổng kết như sau:  

Mô hình lý thuyết về dự định nói chung và dự định khởi nghiệp được nhiều nhà  nghiên cứu đưa ra, tuy nhiên có hai mô hình dự định đã được sử dụng ngày càng phổ biến từ năm 1990 là Mô hình sự kiện khởi nghiệp (EEM) của Shapero và Sokol (1982) và mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) (ví dụ,  Shook và cộng sự, 2003; Fayolle và cộng sự, 2006; và Gelderen và cộng sự, 2008).  

Trong mô hình EEM, dự định KSKD bắt nguồn từ nhận thức nguyện vọng (tính  hấp dẫn để một người mở công ty riêng), nhận thức khả thi (cá nhân nhận thấy có khả năng mở công ty riêng ở mức độ nào) và hình thành thiên hướng hành động khi có cơ hội (Krueger, Reilly và Carsrud, 2000). Tính trì trệ trong hành vi của con người được  giả định sẽ thay đổi bởi một sự kiện tích cực hoặc tiêu cực bên ngoài. Sự kiện châm  ngòi này làm thay đổi tình huống hoặc các kế hoạch tương lai của cá nhân (ví dụ.,  chọn lựa nghề nghiệp tương lai).  

Mô hình TPB đã đem lại cho các nhà nghiên cứu hiểu biết và dự đoán tốt hơn  về dự định khởi nghiệp bằng cách xem xét không chỉ các yếu tố cá nhân mà cả các yếu  tố xã hội. Lin và Lee (2004) chỉ ra TPB đã được ứng dụng rộng rãi để dự đoán và giải  thích hành vi dự định và hành vi thực tế trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, xã hội  học, marketing và hệ thống thông tin.  

Theo Krueger và cộng sự (2000); Krueger (2007), thuyết TPB và thuyết EEM  trùng lặp bởi vì cả 2 thuyết này đều bao gồm một khía cạnh lý thuyết liên quan đến  nhận thức tự hiệu quả – là nhận thức kiểm soát hành vi trong TPB và nhận thức khả thi  trong EEM, hay thái độ đối với hành vi và chuẩn chủ quan trong TPB thì tương ứng  với nhận thức nguyện vọng trong EEM. Ngược lại, Scholten và các cộng sự (2004)  nhấn mạnh rằng TPB khác với EEM ở chỗ TPB không căn cứ trên sự xáo trộn của  những thay đổi đột ngột mà trên những kinh nghiệm dài hạn và kỳ vọng trở thành  người làm chủ.  

Autio và các cộng sự (2001) chỉ ra rằng các thành tố trong TPB giải thích được  21% phương sai trong dự định trở thành người làm chủ, trong khi đó Linan và Chen  (2009) cho rằng biến này giải thích được 55% phương sai. Những nghiên cứu trước  đây xác nhận tính hợp lệ của việc ứng dụng TPB vào giải thích dự định khởi nghiệp  trong nhiều nền văn hóa khác nhau.  

Như vậy, kế thừa từ các mô hình lý thuyết được các tác giả đề cập đến trong các  nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh, nghiên cứu này  xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp  của thanh niên dựa trên việc kế thừa các thành tố đã được kiểm định từ lý thuyết TPB  và SEE. Theo đó, mô hình lý thuyết nghiên cứu của luận án kế thừa 3 yếu tố cơ bản  (thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi) từ thuyết TPB; kế thừa từ mô hình SEE và các nhân tố được rút ra từ luận điểm lý thuyết của các nghiên cứu đi trước (thái độ đối với tiền bạc, nhu cầu thành đạt, giáo dục KSKD, kinh nghiệm/trải  nghiệm KSKD) và bổ sung nhân tố mới ít được kiểm chứng bằng các nghiên cứu thực  nghiệm là môi trường kinh doanh (chính sách hỗ trợ của chính phủ).  

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh  

Từ tổng quan nghiên cứu có thể phân chia các nhân tố ảnh hưởng đến dự định  khởi sự thành hai nhóm cơ bản: (1) nhóm các nhân tố thuộc về bản thân đối tượng có  dự định khởi sự doanh nghiệp, mà trong nghiên cứu này là thanh niên Việt Nam; và  (2) là nhóm các nhân tố thuộc bên ngoài bản thân của thanh niên.  

2.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc bản thân thanh niên  

2.3.1.1 Thái độ đối với khởi sự kinh doanh  

Fishbein và Azjen (1975) ban đầu cho rằng thái độ là “một khuynh hướng học  hỏi để đáp ứng một cách nhất quán thuận lợi hoặc bất lợi đối với một đối tượng nhất  định”. Ajzen và Fishbein (2000); Trevelyan (2009); và Sagiri và Appolloni (2009)  cũng chỉ ra rằng hành vi của một cá nhân phụ thuộc vào niềm tin và thái độ của cá  nhân đó. Những niềm tin và thái độ đó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định  hành động của cá nhân. Từ tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu đều khẳng  định thái độ đối với khởi sự kinh doanh là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh. Theo đó, khi cá nhân có thái độ tích cực với KSKD thì động  lực để họ KSKD sẽ cao hơn. Thái độ KSKD ở đây bao gồm cách nhìn của cá nhân về những lợi ích, cơ hội hay sự thỏa mãn khi trở thành một doanh nhân và sự chắc chắn  về định hướng sẽ trở thành doanh nhân. Hay nói cách khác, cách nhìn nhận, đánh giá  về khả năng tự làm chủ của bản thân đóng vai trò rất quan trọng, nó là động lực thúc  đẩy cá nhân KSKD.  

Bên cạnh đó, trong cấu trúc của thái độ, các nghiên cứu cũng phát hiện rằng  thái độ đối với tiền bạc hay chính là nhìn nhận việc có thu nhập cao chính là thước đo  của sự thành công sẽ giúp cá nhân có được quyền tự trị, tự do và quyền lực. Dĩ nhiên,  điều này cũng chịu sự chi phối từ văn hóa và môi trường xã hội. Ở Việt Nam, quan  điểm coi tiền bạc là thước đo của sự thành đạt hay là sự khẳng định vị thế xã hội vẫn  được nhiều người công nhận. Ngoài ra, quan niệm “phi thương bất phú” (không đi  buôn thì không giàu) cũng phản ánh đúng phần nào bối cảnh xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, thái độ đối với tiền bạc chính là yếu tố động lực để thúc  đẩy cá nhân có dự định KSKD, để khẳng định năng lực, giá trị của bản thân cũng như xác định gần nhất mục tiêu công việc. 

Đặc trưng của thanh niên là những người công việc chưa ổn định hoặc thậm chí  chưa có nghề nghiệp, do đó, đối tượng này thường chưa có thu nhập, hoặc thu nhập  thấp và phụ thuộc vào gia đình. Theo thuyết nhu cầu thì tiền bạc là yếu tố quan trọng  đối với họ để trang trải những nhu cầu thiết yếu. Điều này khiến họ có động lực rất lớn  để kiếm nhiều tiền. Ngoài ra, sự hội nhập và ảnh hưởng văn hóa phương Tây ngày  càng nhiều đối với thanh niên Việt Nam. Điều này khiến khả năng tự tin và độc lập  bản thân ngày càng cao. Đây là những yếu tố quan trọng khiến thanh niên Việt Nam  càng mong muốn tự khởi nghiệp kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một điều cũng cần  lưu ý đối với thanh niên là họ còn rất trẻ, do đó trong tư tưởng của giới trẻ thời gian  cuộc đời còn lại của họ khá dài. Cùng với khí thể sẵn sang của tuổi trẻ nên thanh niên  luôn chấp nhận rủi ro, nhấn thân vào các công việc mạo hiểm, nhiều rủi ro như khởi sự kinh doanh. Vì vậy, , cũng khá nhiều thanh niên nhấn thân khởi nghiệp đôi khi chỉ để trải nghiệm, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức đối với vấn đề này, và để làm nền  tảng cho sự phát triển của sự nghiệp đằng sau đó chứ không đơn thuần là tiền bạc,  thậm chí họ có thể hy sinh tiền bạc trước mắt để có sự nghiệp ổn định, bền vững về dài  hạn. Vì vậy, việc xác định đâu là thái độ quan trọng đối với dự định khởi sự kinh  doanh của thanh niên Việt Nam là điều cần thiết.  

Giả thuyết 1: Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi  sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

Giả thuyết 2: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

2.3.1.2 Chuẩn mực chủ quan  

Theo lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Fishbein và Ajzen, 1975; Buchan,  2005), chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một người về việc hầu hết những người  quan trọng đối với cá nhân này nghĩ là anh ấy / cô ấy nên hoặc không nên thực hiện  một hành vi nào đó. Hay có thể hiểu, nếu một người cho rằng một hành vi cụ thể sẽ 

mang lại kết quả tích cực và nếu cảm thấy những người quan trọng đối với họ (những  người có ảnh hưởng đối với cá nhân họ như bố mẹ, bạn bè…) sẽ khuyến khích, ủng hộ việc thực hiện hành vi này thì khả năng thực hiện hành vi đó sẽ cao hơn. Do đó, đây  cũng là nhân tố quan trọng được đề cập trong các nghiên cứu khi đánh giá tác động  đến hành vi KSKD. Đặc biệt khi nghiên cứu về thanh niên, những đặc thù về tâm lý  lứa tuổi như thích thể hiện năng lực bản thân, thích khám phá cái mới,… và dễ bị chi  phối bởi các nhóm xã hội, vì vậy cách nhìn nhận hay sự ủng hộ của các chủ thể liên  quan như gia đình, bạn bè, những người xung quanh đối với họ rất quan trọng. Vì vậy, đối với nhiều cá nhân khi quyết định KSKD, sự khuyến khích của gia đình, bạn bè hay  những người xung quanh sẽ trở thành động lực căn bản để thúc đẩy họ thực hiện hành vi  KSKD (Kolvereid và Tkachev, 1999, Autio và cộng sự, 2001; Krueger và cộng sự,  2000, Reynolds và cộng sự, 2004; Kolvereid và Isaksen, 2006, Linan và cộng sự, 2011).  

Một điều có thể quan sát được không chỉ ở nước ngoài mà ngay tại Việt Nam  đó thế hệ đi sau thường có xu hướng thực hiện những công việc mà thế hệ đi trước đã  làm. Điều này có thể thấy trong câu ngạn ngữ phổ biến ở Việt Nam là ‘Cha truyền con  nối’. Điều này nghĩa là con cái thường lựa chọn nghề nghiệp mà bố mẹ đã làm. Điều  này cũng dễ hiểu vì con cái thường hiểu rõ những công việc mà bố mẹ, do đó, họ dễ dàng tiếp cận và thực hiện. Ngoài ra, bố mẹ họ đã thực hiện một thời gian dài sẽ tạo ra  những tiền đề nhất định. Nếu bố mẹ làm trong các cơ quan, tổ chức sẽ có những mối  quan hệ, việc xin con cái họ vào làm ở những tổ chức đó sẽ thuận lợi hơn so với xin  việc làm ở nơi khác. Nếu bố mẹ tự khởi nghiệp kinh doanh thì họ sẽ để lại tài sản họ đã phát triển, trên cơ sở đó con cháu họ sẽ có trách nhiệm tiếp tục phát triển sự nghiệp  của các thế hệ đi trước. Vì vậy, có thể thấy truyền thống gia đình có thể là một yếu tố chuẩn chủ quan quan trọng khiến các cá nhân hình thành nên các dự định khởi sự doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ quan sát có thể thấy xã hội Việt Nam đang có sự thay đổi khá nhanh trong những thập niên gần đây. Ngành nghề đa dạng hơn, những  ngành truyền thống bị giảm hoặc mất đi, nhiều ngành mới xuất hiện và thu hút giới trẻ như ngành công nghệ thông tin. Do đó, nhiều bạn trẻ đã không thể, hoặc không muốn  tiếp tục mà muốn nhấn thân vào các ngành nghề mới. Tương tự, các doanh nghiệp nhà  nước dần chuyển sang cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa khiến các mối quan hệ của thế hệ bố mẹ xây dựng không còn có ý nghĩa. Điều này khiến cho các thế sau không thể tiếp  tục sự nghiệp mà bố mẹ họ đã theo trước đây. Truyền thống gia đình vào những bối  cảnh như vậy không còn là yếu tố quan trọng để quyết định các cá nhân tiếp tục khởi  sự kinh doanh không. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và dự định  khởi sự kinh doanh của thanh niên trong đất nước đang phát triển và thay đổi mạnh  như ở Việt Nam đối với tầng lớp thanh niên là điều cần thiết.  

Sự tác động của truyền thống gia đình đến dự định khởi sự có thể qua cơ chế trung gian. Gia đình là những người thân nhất đối với cá nhân, do đó họ sẽ là những  người ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của các cá nhân đó. Đặc biệt với đối tượng  là thanh niên ít kinh nghiệm thì gia đình và người thân thường có sự tác động khá lớn  đến các dự định và quyết định của các cá nhân. Những người thân không chỉ tạo ra  hình ảnh, lời nói động viên tinh thần mà họ chính là những người hỗ trợ cả mặt vật chất giúp cho các cá nhân, thanh niên lập nghiệp, tự khởi sự kinh doanh (Liñán và  Chen, 2009, Ajzen, 2001).  

Văn hóa Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng là con cái chịu ảnh  hưởng rất lớn đối với các quyết định của bố mẹ và những người thân. Do đó, chuẩn  chủ quan là một trong những yếu tố cần phải xem xét đối với dự định khởi sự của  thanh niên việt Nam. Tuy nhiên, có những sự thay đổi đối với suy nghĩ của các thế hệ,  do đó chuẩn chủ quan đối với vấn đề tự khởi sự kinh doanh của bố mẹ đối với con cái  họ cũng có những sự thay đổi đáng kể hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể trước đây, khi mà  cơ quan nhà nước vẫn chiếm đa số thì hầu hết bố mẹ thường mong muốn con của họ sau khi tốt nghiệp các cấp sẽ quay trở về làm việc tại các cơ quan mà họ đang công  tác. Điều này là do họ đã quen môi trường làm việc đó, họ ngại thay đổi không chỉ với  bản thân mà còn đối với con cái họ và một điều không kém quan trọng là họ được cơ quan cũ ‘tri ân’ vì những đóng góp của họ đối với sự phát triển của tổ chức mà họ đã  từng công tác. Tuy nhiên, chủ trương chính phủ Việt Nam trong những năm qua là cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân từ đó đã phát triển mạnh mẽ hơn để thay thế các doanh nghiệp nhà nước. Điều này ảnh  hưởng không nhỏ đến tư tưởng của thế hệ bố mẹ trong việc mong muốn con cái họ quay về làm việc tại nơi mà họ đang hoặc đã từng công tác vì bản thân tổ chức đã có  sự thay đổi và với người chủ hay người quản lý mới không còn dành các ‘tri ân’ đối  với những thế hệ đã từng làm việc trước đó tại doanh nghiệp hay tổ chức. Cũng chính  vì thế, ngoài việc không còn được lựa chọn thì bố mẹ trong hoàn cảnh như vậy cũng  thường để các con tư quyết định sự nghiệp của mình, việc bố mẹ hay những người  thân nên làm trong những lúc đó là động viên, khuyến khích con cái, chị em cố gắng  thực hiện tốt những con đường sự nghiệp mà mình đã lựa chọn. Tuy nhiên, với một đất  nước đang ở giai đoạn chuyển đổi, tỷ lệ khởi sự thành công cũng chưa phải nhiều và  phổ biến, ngược lại thất bại lại đang chiếm đa số, điều này khiến không ít bố mẹ, anh  chị em thật sự lo ngại khi mà có người thân có sự định khởi sự doanh nghiệp. Do đó,  khuyến khích hay hoài nghi và cản trở theo người nghiên cứu chưa thể khẳng định  quan điểm nào đang chiếm ưu thế trong việc ảnh hưởng đến dự định và khởi sự doanh  nghiệp đối với thanh niên Việt Nam. Do đó,  

Giả thuyết 3: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh  doanh của thanh niên Việt Nam 

2.3.1.3 Nhận thức kiểm soát hành vi  

Lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng nhận thức kiểm soát  hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành  vi hay không. Điều này gắn liền với niềm tin của cá nhân vào việc mà họ sẽ làm. Đối  với những người có xu hướng tự tin vào khả năng của bản thân rằng việc thành lập  doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp không khó hay họ có thể nắm bắt, kiểm soát  được việc quản lý doanh nghiệp thì khả năng định hướng với KSKD sẽ cao hơn.  Thông thường những người nhận thức được họ có khả năng kiểm soát được hành vi,  họ sẽ có động lực mạnh hơn để tiến đến thực hiện công việc đó. Tương tự, những cá  nhân nhận thấy họ có khả năng và nguồn lực để tiến hành khởi sự doanh nghiệp thì họ sẽ có dự định khởi sự và có động lực cao để thực hiện các hoạt động khởi sự doanh  nghiệp. Ở chiều ngược lại, khi cá nhân thiếu tự tin vào bản thân, lo sợ thất bại, hoặc  không có đủ năng lực để phát triển doanh nghiệp thì dự định KSKD của họ cũng sẽ thấp hơn. Cho đến nay kết quả từ các nghiên cứu đi trước với quan điểm lý thuyết nhìn  nhận cả hai chiều tích cực và hạn chế của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi đối với  dự định KSKD (Kolvereid, 1996; Chen và cộng sự, 1998; Kristiansen và Indarti,  2004; Basu và Virick, 2008; Zaidatol, 2009; Ruhle và các cộng sự, 2010; Paco và cộng  sự, 2011, Linan và cộng sự, 2011).  

Đặc điểm của thanh niên là luôn dồi dào năng lượng, tự tin và sẵn sàng làm mọi  việc khi họ mong muốn và đôi khi không cần suy nghĩ thấu đáo về khả năng của bản  thân hay các điều kiện, nguồn lực cần thiết để thực hiện các mong muốn. Do đó, khi có  một lý do nào đó từ bên trong bản thân như mong muốn khẳng định bản thân hay từ các yếu tố tác động bên ngoài như phong trào khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam, sẽ thôi thúc cá nhân đó có dự định khởi nghiệp và quyết tâm thực hiện điều trên. Vì vậy,  theo tác giả, nhìn chung mọi người thường sẽ có dự định và thực hiện dự định sau khi  đã suy nghĩ và nhận thức được khả năng kiểm soát được hành vi. Nhưng đối với thanh  niên điều này có thể không hoàn toàn đúng. Đặc trưng của thanh niên là luôn có nhiều  ước mơ và hoài bão, giống như hoài bão về tạo dựng riêng cho mình một cơ nghiệp,  hoài bão tự mình khởi sự kinh doanh, hoài bão tự khẳng định mình có thể là những yếu  tố cơ bản thúc đẩy dự định và khởi sự kinh doanh của thanh niên, và điều này có thể lấn át cả việc phải suy nghĩ, đánh giá khả năng và cơ hội thực hiện những mơ ước và  hoài bão của họ. Do đó, người nghiên cứu cho rằng trên bình diện chung nhận thức  kiểm soát hành vi có thể tác động đến dự định khởi sự kinh doanh, nhưng với đối  tượng thanh niên tuổi trẻ thì điều này có thể khác và cần kiểm định lại. 

Giả thuyết 4: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định  khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

2.3.1.4 Nhu cầu thành tích  

Nhu cầu thành tích được hiểu là động lực của một người muốn thành công. Hay  có thể nói, nhu cầu thành tích là một yếu tố quan trọng quyết định đến dự định KSKD  của một cá nhân (Hansemark, 2003; Tong và cộng sự, 2011).  

Brandstätter (2011)cho rằng, những người có nhu cầu thành tích cao luôn tìm  kiếm thành công, cả của họ và cả ở những người liên quan đến họ trong cuộc sống như đồng nghiệp hoặc con cái của họ trong gia đình. Nó có thể hiểu là những mong muốn,  khát khao về khẳng định mình của một cá nhân. Điều này được khẳng định thông qua  thái độ của cá nhân đối với kỳ vọng đạt được thành tích cao trong công việc/ thành  công trong sự nghiệp, sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo trong công việc, sự cầu toàn và luôn hướng đích rõ ràng (McClelland, 1961; Sagie và Elizur, 1999;  Littunen, 2000; Mhango, 2006; Tong và cộng sự, 2011).  

Nhu cầu thành tính chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố ảnh  hưởng lớn là tính cách của cá nhân, do đó, cùng một lứa tuổi, hoàn cảnh sống như nhau nhưng có người có nhu cầu thành tích cao hơn những người khác. Ngoài tính  cách, mức độ nhu cầu nói chung luôn phụ thuộc vào mức độ được đáp ứng nhu cầu bởi  nhu cầu đó. Đối với thanh niên, những người mới trưởng thành, đang hoặc vừa mới rời  trường học để ra đời lập nghiệp. Nhìn chung, có thể nói với tầng lớp này sự nghiệp gần  như không có gì, do đó, nhu cầu sự nghiệp, trong đó có tự khởi nghiệp, tự phát triển  kinh doanh rất cao, thông qua đó họ xem như là thành tích để khẳng định với mọi  người xung quanh như bố mẹ, bạn bè và với xã hội về khả năng hay năng lực của họ khi thực hiện các công việc quan trọng của cuộc đời. Vì vậy, nếu không xét đến các  yếu tố khác, có thể quan sát thấy tầng lớp thanh niên là tầng lớp có dự định khởi  nghiệp cao hơn nhiều so các tầng lớp khác bởi trong họ có khát khao lớn về việc thỏa  mãn nhu cầu thành tích.  

Giả thuyết 5: Nhu cầu thành tích có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

2.3.1.5 Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh  

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm luôn có vai trò quan trọng trong việc đánh  giá năng lực thực hiện của các cá nhân theo lý thuyết ASK (Attutude, Skill và  Knowledge). Đặc biệt ở Việt Nam có thể nói kinh nghiệm càng được nhấn mạnh khi thực hiện các công việc. Do đó, kinh nghiệm cũng có thể được xem là yếu tố quan  trọng khiến các cá nhân hình thành nên các dự định, trong đó có cả dự định khởi sự kinh doanh. Kinh nghiệm thường giúp các cá nhân dễ dàng hình dung được các bước  diễn ra trong lộ trình thực hiện các công việc và kết quả thực hiện, qua đó họ sẽ tự tin  hình thành các dự định và có động lực quyết tâm thực hiện các dự định trên. Điều này  cũng đúng với việc các cá nhân có kinh nghiệm trong việc khởi sự hoặc thực hiện  những công việc kinh doanh tương tự. Quan sát trong thực tế có thể thấy nhiều thanh  niên sau khi rời ghế nhà trường và thậm chí đang tuổi học sinh, sinh viên đã có những  trải nghiệm thông qua việc đi làm bán thời gian. Họ đi làm một phần đáp ứng nhu cầu  về tiền bạc, ngoài ra không ít trong số họ là muốn được có thêm kinh nghiệm thực tiễn  để sau khi ra trường họ dễ dàng được các tổ chức tuyển dụng hoặc họ có thể khởi  nghiệp dựa trên những kinh nghiệm đó. Do đó, nhiều nghiên cứu cho rằng cá nhân nào  có kinh nghiệm khởi nghiệp thì họ càng có dự định tái khởi nghiệp cao hơn những cá  nhân chưa có kinh nghiệm (Krueger, 1993; Oruoch, 2006; Basu và Virick, 2008).  

Giả thuyết 6: Kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh  doanh của thanh niên Việt Nam  

Tuy nhiên, điều trên chỉ có thể đúng với những người có kinh nghiệm khởi  nghiệp thành công. Ngược lại, điều này có thể không đúng với những người khởi  nghiệp thất bại. Một số cá nhân nếu gặp khởi nghiệp thất bại họ càng cố gắng tái lập  hoạt động khởi nghiệp để vượt qua những thất bại đã gặp và những thất bại trước là  bài học quan trọng đối với họ nhằm hướng đến các thành công. Trong trường hợp này,  kinh nghiệm vẫn là yếu tố tích cực tác động đến dự định và thực hiện các hoạt động  khởi sự tiếp theo của các cá nhân. Tuy nhiên, không ít các cá nhân rất ngại sự thất bại  nên nếu bị thất bại thì những kinh nghiệm đó trở thành những nỗi ám ảnh khiến cho họ không còn dám tiếp tục khởi nghiệp và do đó họ sẽ không còn dự định để tiếp tục làm  điều trên. Ngoài ra, thậm chí những kinh nghiệm thất bại cũng có thể giúp nhận thức  được rằng họ không có khả năng về bản thân cũng như các nguồn lực quan trọng để tái  thực hiện các hoạt động khởi nghiệp và vì vậy họ sẽ không có các dự định khởi nghiệp  tiếp theo. Do đó, có thể thấy việc tiếp tục khởi sự kinh doanh hay không còn phụ thuộc  vào thái độ của cá nhân đó với kinh nghiệm kể cả thất bại hay thành công mà họ đã có  trước đây. Nếu họ có thái độ tích cực với những kinh nghiệm thì khả năng tái khởi sự kinh doanh khá cao, ngược lại, nếu họ có thái độ thì họ sẽ cân nhắc kỹ hoặc thậm chí  là sẽ không bao giờ thực hiện khởi sự kinh doanh vì có thể họ sợ sẽ tiếp tục thất bại  hoặc không tự tin vào khả năng là có thể thành công lần nữa. Nói cách khác, thái độ có thể là biến trung gian tác động đến mối quan hệ giữa kinh nghiệm và dự định khởi sự kinh doanh  

Điều này khiến cho tác giả nghĩ rằng cần phải tiếp tục kiểm định về sự tác động  của kinh nghiệm đến dự định khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam.  

Giả thuyết 7: Thái độ có thể là biến trung gian của mối quan hệ giữa kinh  nghiệm và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

2.3.2 Nhóm các nhân tố từ môi trường bên ngoài  

Bên cạnh các yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài cũng có sự tác động lớn  đến dự định khởi sự kinh doanh như: giáo dục khởi sự kinh doanh, truyền thống kinh  doanh của gia đình và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ với khởi sự kinh doanh.  

2.3.2.1 Giáo dục khởi sự kinh doanh  

Như đã trình bày ở phần trên, 3 yếu tố cơ bản gồm kiến thức, kỹ năng và kinh  nghiệm là những yếu tố quan trọng tạo nên năng lực của các cá nhân. Tuy nhiên, trước  đây và thậm chí cho đến hiện nay văn hóa phương Đông giống như Việt Nam luôn đề cao vấn đề kinh nghiệm. Do đó, kinh nghiệm thường được nhấn mạnh trong việc thực  hiện công việc. Tuy nhiên, ngày càng cho thấy nhận thức về vấn đề này đang có sự thay đổi. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi ngày càng cao, nên kiến thức và những kỹ năng  được đào tạo được chú trọng hơn để công việc được thực hiện bài bản hơn, nhằm nâng  cao hiệu quả và năng suất. Vì thế vai trò giáo dục ngày càng được chú trọng trong việc  cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng cho các cá nhân thực hiện công việc.  

Giáo dục khởi sự kinh doanh đề cập đến các bài giảng hay khóa học cung cấp  cho người học các kỹ năng và kiến thức để giúp người học tìm kiếm cơ hội khởi sự kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi, Selvarajah và Meyer, 2011).  Giáo dục tập trung vào KSKD là một chất xúc tác cho sự phát triển dự định KSKD của  thanh niên (Raposo và Do Paco, 2011; Bae và cộng sự, 2014; Fayolle và Gailly, 2015).  Đây là lý do tại sao ngày càng nhiều trường học giới thiệu trong các môn học và  chương trình liên quan đến khởi sự kinh doanh (Hisrich, 2003; Martin, 2013). Cho đến  nay rất nhiều trường học và chương trình học về khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, ở Việt  Nam các Chương trình này chỉ mới khởi điểm nên từ trước đến này chưa hoặc có rất ít  nghiên cứu nào thực hiện kiểm định liệu những Chương trình đào tạo và giáo dục về khởi sự doanh nghiệp có tác động đến các dự định khởi nghiệp của Thanh niên ở Việt  Nam hay không. Việc tiếp tục thực hiện một nghiên cứu có hệ thống là điều cần thiết để có thể khẳng định thêm mối quan hệ này ở một nước đang phát triển và hệ thống  giáo dục về vấn đề này cũng mới ở giai đoạn khởi đầu.  

Giả thuyết 8: Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

Ngoài ra, giáo dục luôn được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thái độ và nhận thức của con người nói chung, và nó cũng đúng với trong trường hợp dự định khởi sự kinh doanh. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ này. Cụ thể là  qua giáo dục các cá nhân có thêm sự hiểu biết về khởi sự doanh nghiệp, từ đó họ đã  thay đổi thái độ với vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề cần tranh luận ở đây là sự thay đổi  này mang tính tích cực hay tiêu cực. Câu trả lời là không chắc chắn vì có cá nhân sau  khi được đào tạo và giao dục thì có thái độ tích cực và từ đó nảy sinh và đẩy mạnh  dự định và kế hoạch khởi sự doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số khác thì sau khi được  giáo dục về khởi sự doanh nghiệp có thể hiểu hơn và nhận thấy rằng đây không phải  là điều đơn giản mà cần phải có đầy đủ các tố chất cần thiết cũng như các điều kiện  quan trọng mới có thể thực hiện khởi nghiệp kinh doanh. Từ đó, họ có thể có thái độ tiêu cực, không muốn hoặc không dám thực hiện các hoạt động mang tính rủi ro này,  cụ thể là họ sẽ nhận thấy rằng tỷ lệ thành công thực tế của khởi sự doanh nghiệp,  nhất là ở Việt nam hiện nay đang ở mức thấp. Những người như vậy có thể không  còn mong muốn và dự định khởi sự kinh doanh. (Dell, 2008; Tam, 2009). Qua đây có  thể thấy sự tác động của giáo dục lên dự định khởi sự doanh nghiệp còn phụ thuộc  bởi thái độ của cá nhân dự định khởi sự doanh nghiệp.  

Giả thuyết 9: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh là biến trung gian mối  quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh  niên Việt nam  

2.3.2.2 Hỗ trợ từ Chính phủ đối với khởi sự kinh doanh  

Hỗ trợ khởi nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của các dự án khởi sự kinh doanh. Những nước có các hoạt động khởi  nghiệp năng động nhất là những nước có hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp từ sớm và rất  phát triển (Cuzin et Fayolle 2006). Thuật ngữ hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp có thể được hiểu ở hai mức độ rộng và hẹp (Trần Văn Trang, 2019).  

Theo nghĩa hẹp, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đề cập tới sự trợ giúp trực tiếp của  người hay tổ chức cố vấn/đỡ đầu đối với người khởi nghiệp. Theo cách hiểu này, Levy Tadjine (2004, p.266-272) cho rằng hỗ trợ khởi nghiệp được hiểu là một quá trình trợ giúp/giúp đỡ cá nhân hoặc nhóm cá nhân có dự án khởi sự kinh doanh, quá trình này bao gồm 3 giai đoạn: tiếp xúc ban đầu, hỗ trợ triển khai dự án khởi sự kinh doanh và theo dõi  sau khi doanh nghiệp được thành lập. Lý tưởng nhất là sự hỗ trợ này bắt đầu từ khi cá  nhân có ý tưởng kinh doanh và họ được hỗ trợ để cụ thể hoá ý tưởng thành dự án khởi sự và tiếp theo là thành lập doanh nghiệp thực sự trong thực tế, trở thành người chủ doanh  nghiệp độc lập. Quá trình hỗ trợ được đặc tả bởi ba yếu tố người/tổ chức hỗ trợ; người có  dự án/ý tưởng khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp (Porteur-Portant-Porté). Đối với Fayolle  et Cuzin (2004), hỗ trợ là hoạt động trợ giúp khởi nghiệp (thành lập doanh nghiệp) được  thực hiện dựa trên việc thiết lập mối quan hệ giữa người khởi nghiệp và bên hỗ trợ. Qua  sự trợ giúp này, doanh nhân tương lai sẽ thực hiện các học hỏi khác nhau, được tiếp cận  các nguồn lực và phát triển năng lực cần thiết để cụ thể hoá dự án khởi nghiệp.  

Theo nghĩa rộng, hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp đề cập tới một hệ thống các trợ giúp khác nhau dành cho người khởi nghiệp đến từ môi trường kinh doanh/khởi  nghiệp của họ. Hệ thống các trợ giúp khởi nghiệp này có thể đến từ nhiều tổ chức/đơn vị khác nhau (trung ương/địa phương; tổ chức công/tư), với các hoạt động  hỗ trợ khác nhau (hỗ trợ nhận thức, đào tạo, tài chính, hậu cần khởi nghiệp,…) đi  theo quá trình từ hình thành ý tưởng kinh doanh tới thành lập và làm chủ doanh  nghiệp trong thực tế. Theo cách hiểu này Bruyat (1992) cho rằng tổng thể các hoạt  động hỗ trợ sẽ bao gồm đào tạo nhận thức, tiếp đón/tiếp xúc trao đổi ý kiến, định  hướng cho người có ý tưởng/dự án kinh doanh, thông tin và kết nối mạng lưới với  các doanh nhân khác và các bên liên quan, trợ giúp trực tiếp trong quá trình thành lập  doanh nghiệp và triển khai ban đầu hoạt động kinh doanh, tư vấn kinh doanh và quản  trị doanh nghiệp, đào tạo, hỗ trợ hậu cần, hỗ trợ tài chính, hỗ trợ pháp lý.  

Stephen và các cộng sự (2005) cho rằng Chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối  với KSKD như luật pháp, hỗ trợ về cơ chế, chính sách…là một yếu tố quan trọng ảnh  hưởng đến hoạt động khởi sự doanh nghiệp. Yếu tố chính sách hỗ trợ được xem xét  như là thành tố thuộc môi trường kinh doanh, trong đó, môi trường kinh doanh thuận  lợi sẽ thúc đẩy hoạt động KSKD. Ngược lại, hoạt động KSKD sẽ bị cản trở nếu  không có môi trường kinh doanh tốt. Ở đây, sự quan tâm, khuyến khích của nhà  nước, tiềm năng kinh doanh, cơ chế thuận lợi về vốn đầu tư và hành lang pháp lý,…  là những thành tố tạo nên môi trường kinh doanh tốt cho hoạt động KSKD.  

Ở Việt Nam, Chính phủ trong những năm gần đây đã thể hiện sự quan tâm rất  lớn từ chính sách cho đến các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cụ thể quan các quĩ,  thúc đẩy các phong trào khởi nghiệp, và một trong những nhiệm vụ quan trọng của  Trung ương đoàn trong những năm gần đây là tuyên truyền và hỗ trợ cho thanh niên  Việt Nam khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia là các chính sách này vì những lí do nhất định chưa phát huy được như mong muốn của  Chính phủ. Do đó, việc liệu có sự tác động, hay mức độ tác động như thế nào của các  chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đến dự định khởi sự kinh doanh vẫn còn là câu hỏi  lớn và rất cần sự kiểm định từ nghiên cứu có hệ thống.  

Giả thuyết 10: Hỗ trợ của chính phủ có tác động tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam  

Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh được tổng hợp  từ đề xuất ở các nghiên cứu đi trước như sau:  

Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD 

TT Các nhân tố ảnh hưởng  đến dự định KSKD Mô tả Nguồn 
Thái độ đối với tiền bạc Khi một cá nhân nhìn nhận thu  nhập cao sẽ giúp họ có được  quyền tự trị, tự do và quyền lực  và họ cho rằng thu nhập cao như là thước đo của sự thành công. Schwarz và cộng sự (2009), Lim & Teo  (2003) 
Thái độ với KSKD Là mức độ mà cá nhân nhận thức  rằng có những cơ hội tốt để KSKD, hoặc có mối liên kết gắn  với vị thế xã hội cao của người  làm chủ. Linan và Chen  (2009), Gasse (1985),  Robinson và cộng sự (1991), Xavier và  cộng sự (2009), Dell  (2008), Leong  (2008), Elfving và  cộng sự (2009),  (Kolvereid và  Tkachev, 1999;  Krueger và cộng sự,  2000; Dohse và  Walter, 2010; Paco  và cộng sự, 2011),…
Chuẩn mực chủ quan Sự tham gia và hỗ trợ của gia  đình/bạn bè/những người xung  quanh về hoạt động khởi sự kinh  doanh của cá nhân. Càng có  nhiều chuẩn mực chủ quan khích  lệ hành vi khởi sự kinh doanh thì Kolvereid và  Tkachev (1999),  Autio và cộng sự,  (2001); Krueger và  cộng sự, (2000),  Reynolds và cộng sự, 

TT Các nhân tố ảnh hưởng  đến dự định KSKD Mô tả Nguồn 
ý định KSKD của cá nhân đó  càng tăng lên. 2004 Kolvereid và  Isaksen (2006),  Linan và cộng sự (2011) 
Nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi cao  sẽ tăng cam kết của cá nhân với  KSKD và dẫn tới động lực mạnh  mẽ hơn để KSKD Kolvereid (1996b);  Chen và cộng sự (1998); Kristiansen  và Indarti (2004);  Basu và Virick  (2008); Zaidatol  (2009); Ruhle và các  cộng sự (2010); Paco  và cộng sự (2011),  Linan và cộng sự (2011) 
Giáo dục Khởi sự Kinh  doanhTiếp xúc với giáo dục KSKD  thích hợp sẽ ảnh hưởng đến dự định KSKD Gasse (1985), Lee và  cộng sự (2005),  Gurbuz & Aykol  (2008), (Dell, 2008;  Tam, 2009), Ooi và  cộng sự (2011), Do  Paco và Ferreira  (2011), Johansen và  Schanke (2013),…
Kinh nghiệm KSKD Kinh nghiệm trước khi kinh doanh  của cá nhân không chỉ giúp phát  triển dự định KSKD của họ, mà  còn có thể tích lũy kinh nghiệm và  kỹ năng cho các hoạt động kinh  doanh trong tương lai. Krueger (1993),  Oruoch (2006), Basu  và Virick (2008) 
Chính sách hỗ trợ từ Chính  phủ đối với KSKD Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đối với KSKD như luật pháp, hỗ trợ của chính phủ…là yếu tố môi  trường kinh doanh có khả năng  điều chỉnh, tác động đến dự định  KSKD của cá nhân thông qua Stephen và các cộng  sự (2005), Turker và  Selcuk, (2009) 

TT Các nhân tố ảnh hưởng  đến dự định KSKD Mô tả Nguồn 
tương tác với thái độ của cá  nhân. 
Nhu cầu thành tích Nhu cầu thành tích cao thường  có khao khát mãnh liệt trở nên  thành công và có nhiều khả năng  trở thành người làm chủ. Những  cá nhân có Nhu cầu thành tích  mạnh mẽ sẽ đóng góp nhiều hơn  vào những hoạt động KSKD McClelland (1961),  Sagie và Elizur  (1999), (Littunen,  2000), Mhango  (2006), (Tong và  cộng sự, 2011) 

Nguồn: Tác giả hệ thống  

2.3.2.3 Mối quan hệ giữa dự định khởi sự kinh doanh và giới tính, độ tuổi, trình  độ học vấn  

Kết quả của các nghiên cứu trước đã chỉ ra ảnh hưởng của các đặc điểm nhân  khẩu học như giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn đối với dự định KSKD. Do đó,  những biến này được đưa vào mô hình nghiên cứu như những biến kiểm soát.  

2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết  

2.4.1 Mô hình nghiên cứu  

Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và tổng quan các công trình nghiên cứu  về các yếu tố tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, mô  hình nghiên cứu của luận án được xây dựng trên cơ sở mô hình của thuyết hành vi có  kế hoạch TPB; cụ thể là: kế thừa 3 yếu tố cơ bản (thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận  thức kiểm soát hành vi); ngoài ra nghiên cứu này còn kế thừa một số yếu tố từ các  nghiên cứu khác (thái độ đối với tiền bạc, nhu cầu thành tích, giáo dục KSKD, kinh  nghiệm/trải nghiệm KSKD), đồng thời bổ sung thêm các yếu tố về môi trường kinh  doanh. Mô hình cụ thể được đề xuất như Hình 2.4. 

Nhóm các yếu tố thuộc bản thân

Thái độ tiền bạc  

Thái độ với KSKD  

Chuẩn chủ quan  

Nhận thức kiểm soát hành vi  

Nhu cầu thành tích  

Kinh nghiệm  khởi sự 

Yếu tố môi trường bên ngoài  

Giáo dục KSKD  

Hỗ trợ Chính phủ 

Dự định Khởi sự kinh doah  của thanh niên Việt Nam  

Biến kiểm soát:  

– Giới tính  

– Nghề nghiệp  

– Trình độ học vấn  

– Kinh nghiệm  

– Nghề nghiệp bộ mẹ

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Luận án  

Nguồn: Tác giả đề xuất  

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu  

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu dưới đây góp  phần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên cứu ban đầu đặt ra, những luận điểm cần kiểm  định cụ thể trong điều kiện Việt Nam. Nội dung các phát biểu về mối quan hệ và sự tác  động giữa các biến trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp trong bảng dưới đây:  

Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu  

Giả thuyết Nội dung 
H1 Giả thuyết 1: Thái độ đối với tiền bạc có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi  sự kinh doanh đối với thanh niên Việt Nam 
H2 Giả thuyết 2: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh đối với thanh niên Việt Nam 
H3 Giả thuyết 3: Chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi của  thanh niên Việt Nam 
H4 Giả thuyết 4: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến dự định  khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam 
H5 Giả thuyết 5: Nhu cầu thành tích có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam 
H6 Giả thuyết 6: Kinh nghiệm có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh  doanh của thanh niên Việt Nam 
H7 Giả thuyết 7: Thái độ có thể là biến trung gian của mối quan hệ giữa kinh  nghiệm và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam 
H8 Giả thuyết 8: Giáo dục khởi nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam 
H9 Giả thuyết 9: Thái độ đối với khởi sự kinh doanh là biến trung gian mối quan  hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh  niên Việt nam 
H10 Giả thuyết 10: Hỗ trợ của chính phủ có tác động tích cực đến dự định khởi  sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam 

Nguồn: Tác giả tổng hợp  

CHƯƠNG 3  

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  

3.1. Quy trình nghiên cứu  

Quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm các bước được khái quát hóa qua sơ đồ dưới đây:  

Cơ sở lý thuyết về Dự định KSKD và kết  quả các nghiên cứu trước  

Nghiên cứu định tính  

(Tiến hành phỏng vấn) 

Điều tra, khảo sát thử 

(Tiến hành điều tra thử một số thanh niên)  

Nghiên cứu định lượng  

(Tiến hành phát phiếu điều tra)  

EFA và Cronbach Alpha  

Loại các biến có trọng số EFA nhỏ 

Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha 

Đánh giá độ thích hợp của mô hình  Kiểm định giả thuyết 

Đề xuất  

mô hình và  thang đo  

Kiểm tra  mô hình và  thang đo  

Hoàn thiện  Mô hình và  thang đo  

Hình 3.1: Khái quát hóa quy trình nghiên cứu  

Nguồn: Dựa theo quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007  

3.2 Phát triển thang đo và phiếu điều tra  

Tác giả thu thập các dữ liệu từ các công trình khoa học liên quan đến dự định  KSKD trong nước và quốc tế. Từ đó đọc và dịch, tóm tắt các nội dung chính của các  công trình và đưa vào bảng tính Excel những nội dung quan trọng của từng công trình  khoa học. Dựa trên việc tóm tắt, tổng hợp các kết quả nghiên cứu tác giả đặt ra một số câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu; đồng thời xác định  nguồn và nội dung của các thang đo trong mô hình đề xuất. Dựa trên khái niệm, thang  đo gốc về các biến trong mô hình, tác giả dịch sang tiếng Việt về mô hình và phiếu  điều tra câu hỏi dự kiến. Cụ thể:  

(1) Xin ý kiến chuyên gia: tác giả đã xin ý kiến của 3 nhà khoa học để từ đó  hoàn thiện về thuật ngữ sử dụng cũng như hoàn thiện mô hình và phiếu điều tra.  

(2) Trong quá trình thu thập thông tin tại các địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tiến  hành phỏng vấn 20 thanh niên để xem xét nhu cầu khởi nghiệp và mức độ ảnh hưởng  của các yếu tố đến dự định KSKD của họ.  

3.2.1. Thang đo Dự định khởi sự kinh doanh  

Dự định KSKD được hiểu là ý định của một cá nhân trong bắt đầu một doanh  nghiệp mới (Engle và cộng sự (2010). Dựa trên khái niệm trên, Linan và cộng sự (2011) đã xây dựng thang đo gồm 6 câu hỏi liên quan đến các phát biểu về sự chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng để trở thành doanh nhân, việc xác định mục tiêu và dự kiến  thành lập doanh nghiệp. Trên cơ sở thang đo đã được Linan và cộng sự chuẩn hóa, tác  giả kế thừa và thích nghi hóa để phù hợp với khảo sát ở Việt Nam. Cụ thể nội dung các  biến quan sát trong thang đo về dự định KSKD được xây dựng như sau Ký hiệu Biến quan sát  

DDK1 Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân  

DDK2 Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành công việc kinh doanh của mình  DDK3 Tôi có nghi ngờ (thực sự không tin tưởng) về việc bắt đầu kinh doanh của riêng tôi  DDK4 Tôi đã quyết định sẽ thành lập công ty trong tương lai.  

DDK5 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là trở thành một doanh nhân  

DDK6 Tôi chưa suy nghĩ nghiêm túc về việc mở công ty/doanh nghiệp riêng. 

3.2.2. Thang đo Thái độ đối với tiền bạc  

Thái độ đối với tiền bạc được định nghĩa là một cá nhân có cho rằng khi có nhiều  tiền thì sẽ có được quyền tự trị, tự do và quyền lực và người đó có cho rằng thu nhập cao  hay kiếm được nhiều tiền là thước đo của sự thành công của một cá nhân hay không (Theo  Lim và Teo, 2003). Dựa trên khái niệm về thái độ với tiền bạc, Schwarz và cộng sự (2009) đã xây dựng thang đo gồm 2câu hỏi giả định về việc có thu nhập cao và đánh giá tầm quan  trọng của việc kiếm được nhiều tiền. Trên cơ sở tổng hợp thang đo của các nhà nghiên cứu  đi trước, tham khảo ý kiến chuyên gia và dựa trên kết quả khảo sát thử tác giả đề xuất xây  dựng thang đo Thái độ đối với tiền bạc gồm các phát biểu với các nội dung sau: 

Ký hiệu Biến quan sát  

TDT1 Với tôi, thu nhập cao là một dấu hiệu thành công trong cuộc sống 

TDT2 Điều quan trọng với tôi là kiếm được nhiều tiền  

TDT3 Tiền là thước đo quan trọng đối với năng lực cá nhân  

3.2.3. Thang đo Thái độ đối với khởi sự kinh doanh  

Thái độ đối với KSKD là thái độ của một các nhân với việc trở thành doanh  nhân (Ajzen, 2001, Autio, Keeley, Klofsten, & Parker, 2001). Dựa trên khái niệm trên,  Linan và Chen (2009) đã xây dựng thang đo thái độ đối với KSKD gồm 5 câu hỏi liên  quan đến cơ hội trở thành doanh nhân, định hướng nghề nghiệp trở thành doanh nhân.  Trên cơ sở thích nghi thang đo nghiên cứu này ở Việt Nam, tác giả đề xuất sử dụng  thang đo Thái độ đối với KSKD gồm 5 biến quan sát như sau:  

Ký hiệu Biến quan sát  

TDK1 Trở thành một doanh nhân có nhiều lợi thế hơn bất lợi đối với tôi  TDK2 Sự nghiệp làm doanh nhân hấp dẫn đối với tôi  

TDK3 Nếu tôi có cơ hội và các nguồn lực, tôi sẽ mở doanh nghiệp riêng  TDK4 Trở thành chủ doanh nghiệp sẽ làm cho tôi rất hài long  

TDK5 Dù có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp thì tôi luôn muốn mình trở thành một doanh nhân  3.2.4. Thang đo chuẩn mực chủ quan  

Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một người về việc hầu hết những người  quan trọng đối với cá nhân này nghĩ là anh ấy / cô ấy không nên thực hiện hành vi nào đó  (Ajzen, 1991). Dựa trên khái niệm trên, Linan và cộng sự (2011) đã xây dựng thang đo về chuẩn mực chủ quan gồm 3 câu hỏi, trong đó đề cập đến sự ủng hộ từ các chủ thể như bạn  bè, gia đình và những người xung quanh. Qua tìm hiểu về đặc điểm về thanh niên và bối  cảnh ở Việt Nam, tác giả kế thừa các biến đo lường về ảnh hưởng của chuẩn mực chủ 

quan từ nhón bạn bè, gia đình và những người xung quanh đến dự định KSKD của thanh  niên. Do đó, thang đo chuẩn mực chủ quan được đo lường bởi 3 biến quan sát sau: Ký hiệu Biến quan sát  

CCQ1 Bạn bè tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi sự kinh doanh của tôi  

CCQ2 Gia đình tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi sự kinh doanh của tôi  

CCQ3 Những người xung quanh tôi sẽ ủng hộ quyết định khởi sự kinh doanh của tôi

3.2.5. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi  

Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn  khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay không (Ajzen, 1991). Thang đo Nhận thức kiểm  soát hành vi được tác giả kế thừa và phát triển từ thang đo đã được Linan và cộng sự (2011) xây dựng và được chỉnh sửa về mặt thuật ngữ để thích nghi với khảo sát thanh  niên Việt Nam. Thang đo này gồm 6 biến quan sát như sau:  

Ký hiệu Biến quan sát  

KSH1 Việc mở công ty và điều hành công ty là dễ dàng với tôi  

KSH2 Tôi tin rằng mình không thể tự khởi sự kinh doanh  

KSH3 Tôi có thể kiểm soát quá trình tạo dựng doanh nghiệp mới  

KSH4 Nếu tôi mở công ty, tôi sẽ có khả năng thành công cao  

KSH5 Sẽ rất khó với tôi trong phát triển ý tưởng kinh doanh  

KSH6 Tôi biết phải làm gì để phát triển một doanh nghiệp  

3.2.6. Thang đo Giáo dục khởi sự kinh doanh  

Giáo dục khởi sự kinh doanh đề cập đến phạm vi các bài giảng hay khóa học trong  chương trình cung cấp cho sinh viên những năng lực, kỹ năng và kiến thức về khởi sự kinh doanh để tìm kiếm một nghề nghiệp khởi sự kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh &  Edet, 2011; Ooi, Selvarajah & Meyer, 2011). Dựa trên khái niệm trên, thang đo Giáo dục  khởi sự kinh doanh được tác giả sử dụng tổng hợp từ các thang đo của Lee và cộng sự (2005) – câu hỏi số 1, Gurbuz & Aykol (2008) câu hỏi số 2, Ooi và cộng sự (2011) – câu  hỏi số 3,4,5. Do vậy, thang đo giáo dục KSKD gồm 5 biến quan sát, được mô tả như sau:  Ký hiệu Biến quan sát  

GDK1 Nếu có cơ hội tôi sẽ chuyển sang (theo) học chuyên ngành khởi sự kinh doanh  GDK2 Khởi sự kinh doanh nên được dạy ở trường phổ thông / đại học  GDK3 Khởi sự kinh doanh nên là khóa học bắt buộc để khích lệ tinh thần khởi nghiệp  trong trường học.  

GDK4 Trường học có nhiều hơn các chương trình đào tạo về kinh doanh và khởi sự kinh  doanh sẽ giúp sinh viên khởi nghiệp tốt hơn.  

GDK5 Khóa học ở trường đại học của tôi chuẩn bị tốt cho nghề nghiệp khởi sự kinh  doanh của chúng tôi  

3.2.7. Thang đo Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh  

Kinh nghiệm KSKD là kinh nghiệm cá nhân thu được khi thực hiện hoạt động  kinh doanh trước đây, hoặc là kinh nghiệm khi tham gia vào thành lập 1 công ty mới. Dựa 

61 

trên cách hiểu khái niệm ở trên, Oruoch (2006) xây dựng thang đo kinh nghiệm KSKD  gồm 2 câu hỏi về kinh nghiệm trong quá khứ (bao gồm cả thành công và thất bại khi  KSKD). Trong quá trình phân tích, tổng hợp tài liệu, tác giả nhận thấy kinh nghiệm về KSKD có thể hàm chứa kinh nghiệm về sự thành công của người khác đến cá nhân khi  quyết định KSKD. Do vậy, tác giả bổ sung thêm 1 biến quan sát để phát triển thang đo về 

kinh nghiệm KSKD. Thang đo này được thiết kế gồm 3 biến quan sát như sau:  Ký hiệu Biến quan sát  

KNK1 Chính những thất bại (khó khăn) khi mở ra doanh nghiệp đầu tiên sẽ là cơ sở giúp tôi tạo ra một doanh nghiệp thành công  

KNK2 Các hoạt động kinh doanh khác trong quá khứ của tôi đã chuẩn bị cho tôi  suy nghĩ về việc bắt đầu một doanh nghiệp  

KNK3 Một người bạn thành công trong kinh doanh đã cho tôi lý do để suy nghĩ về việc bắt đầu kinh doanh của riêng mình  

3.2.8. Thang đo Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với khởi sự kinh doanh  

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với KSKD được hiểu là các cá nhân nhận  được sự hỗ trợ từ chính phủ, từ các tổ chức phi chính phủ trong việc trở thành 1 doanh  nhân hay trong việc thành lập 1 doanh nghiệp mới. Dựa trên cách hiểu khái niệm ở trên, Turker và Selcuk, (2009) đã xây dựng thang đo Chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với KSKD với 4 biến quan sát với nội hàm phản ảnh việc chính phủ khuyến khích  KSKD và có môi trường KSKD thuận lợi từ cơ hội phát triển lĩnh vực kinh doanh đến  hành lang pháp lý. Đây là thang đo ít được sử dụng hơn các thang đo trên trong khi  đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD. Tuy nhiên, với mong muốn  tìm hiểu về ảnh hưởng của yếu tố này đến dự định KSKD của thanh niên Việt Nam  trong bối cảnh nhà nước đang có những động thái tích cực, mạnh mẽ khuyến khích  KSKD, tác giả đề xuất đưa thang đo Chính sách hỗ trợ của chính phủ vào trong mô  hình nghiên cứu. Các biến quan sát trong thang đo này gồm: 

Ký hiệu Biến quan sát  

CSC1 Ở Việt Nam, chính phủ khuyến khích các doanh nhân thành lập công ty  CSC2 Nền kinh tế Việt Nam cung cấp nhiều cơ hội cho các doanh nhân  CSC3 Không dễ dàng trong vay vốn từ ngân hàng khi khởi sự kinh doanh ở Việt Nam CSC4 Luật pháp (quy định và luật lệ) gây cản trở trong hình thành doanh nghiệp 

3.2.9. Thang đo Nhu cầu thành tích  

Nhu cầu thành tích được hiểu là động lực của một người muốn thành công. Hay  được hiểu là những mong muốn, khát khao về khẳng định mình của một cá nhân. Dựa  trên cách hiểu khái niệm ở trên, Mhango (2006) đã xây dựng thang đo Nhu cầu thành  tích bao gồm 6 câu hỏi nhằm đánh giá mức độ muốn khẳng định bản thân của cá nhân  gắn với mục tiêu hướng đến việc trở thành một doanh nhân. Trong nghiên cứu này,  thang đo về nhu cầu thành tích được tác giả kế thừa và thích nghi thang đo với khảo  sát thanh niên Việt Nam như sau:  

Ký hiệu Biến quan sát  

NCT1 Tôi mong muốn và theo đuổi sự thành công  

NCT2 Tôi ít sợ thất bại  

NCT3 Tôi cho rằng thành công hay thất bại là do bản thân mình chứ không phải  do người khác và hoàn cảnh  

NCT4 Tôi thích hoàn thành nhiệm vụ được giao  

NCT5 Tôi sẽ trở lại những công việc chưa hoàn thành và kết thúc chúng  NCT6 Tôi thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu những điều mới  Như vậy, trong quá trình xây dựng thang đo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng  đến dự định KSKD của thanh niên Việt Nam, tác giả đã kế thừa, đồng thời phát triển,  bổ sung các biến quan sát nhằm xây dựng các thang đo phù hợp với mô hình lý thuyết  của luận án. Thang đo này sẽ tiếp tục được hoàn thiện dựa trên việc kiểm định độ tin  cậy của các thang đo trong quá trình phân tích kết quả điều tra.  

Nội dung phiếu điều tra gồm 3 phần chính (xem phụ lục):  

– Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý  nghĩa của nghiên cứu để người trả lời có hiểu biết sơ qua về nội dung cuộc điều tra và  chuẩn bị tâm thế tốt trước khi trả lời các nội dung trong bảng hỏi.  

– Thông tin về nội dung khảo sát: Nội dung này được thiết kế với 2 nội dung.  Phần I tìm hiểu ý kiến của thanh niên khi đánh giá 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của thanh niên với tổng số 35 biến quan sát, trong đó gồm: Thái độ đối  với khởi nghiệp (5 biến quan sát), Thái độ đối với tiền bạc (3 biến quan sát), Chuẩn  mực chủ quan (3 biến quan sát), Nhận thức kiểm soát hành vi (6 biến quan sát), Giáo  dục KSKD (5 biến quan sát), Kinh nghiệm KSKD (3 biến quan sát), Chính sách hỗ trợ của chính phủ (4 biến quan sát), Nhu cầu thành tích (6 biến quan sát). Phần II tìm hiểu  ý kiến của thanh niên về dự định KSKD của họ trong thời gian tới, gồm 6 biến quan  sát. Thang đo trong cả hai nội dung đều được thiết kế đồng nhất bằng thang Likert 5  mức thể hiện mức độ đồng ý từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. 

– Thông tin thống kê một số đặc điểm nhân khẩu học xã hội: Nhằm thu thập  thêm những thông tin khác liên quan đến người trả lời để thống kê, mô tả mẫu cũng  như giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu thấy cần thiết.  

3.3 Điều tra sơ bộ 

Sau khi phiếu điều tra bước đầu được hoàn thành từ tổng quan lý thuyết đã được  kiểm định thử trước khi thực hiện điều tra trên diện rộng. Nghiên cứu sơ bộ được thực  hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2017. Mục đích của điều tra thử là để phát hiện các điểm  yếu trong thiết kế và cấu trúc câu hỏi (Cooper và Schindler, 1998; Fink, 2003), đồng thời  hạn chế tối thiểu những vấn đề trong quá trình trả lời câu hỏi và nhập dữ liệu (Saunders và  các cộng sự, 2007). Với ý nghĩa như vậy, trước khi tiến hành khảo sát chính thức, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thử 50 phiếu đại diện các nhóm đối tượng khảo sát. Mục  đích của cuộc điều tra này nhằm kiểm tra câu hỏi, thuật ngữ nào chưa rõ nghĩa và khó lựa  chọn phương án trả lời, đồng thời xem xét sự phù hợp của thang đo, các biến số được đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Kết quả từ điều tra thử là cơ sở để tác giả điều chỉnh thang  đo phù hợp trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Hình thức thu thập thông tin được đa  dạng hóa để thuận tiện cho tác giả trong quá trình tiến hành điều tra bao gồm điều tra trực  tiếp và gián tiếp qua Google (Google forms). Kết quả điều tra thử cho thấy phiếu điều tra  cơ bản được chấp nhận, chỉ điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ và thiết kế.  

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu thử và cũng là nơi để nghiên cứu và tham khảo việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp của  thành phố, thiết lập mối liên hệ, phối hợp với Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp  của Thành phố trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài. Trong hơn 30 năm đổi mới,  nhiều chương trình, mô hình về phát triển kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh đã được  nhân rộng trong cả nước. Hơn 20 năm trước, thanh niên thành phố đã sôi nổi tham gia  phong trào khởi nghiệp. Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường tốt cho  thanh niên khởi nghiệp, tạo nên làn sóng khởi nghiệp cho thanh niên thành phố. Đến  nay, nhiều doanh nghiệp từ phong trào này đã vượt qua những khó khăn để phát triển trở thành những thương hiệu quốc gia, vươn ra tầm quốc tế. Thành phố là cái nôi phát triển  doanh nghiệp trẻ của cả nước và mong muốn phát triển theo hướng đô thị sáng tạo và  khởi nghiệp.  

3.4 Nghiên cứu chính thức  

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ nêu trên, tác giả tiếp tục kết hợp phương  pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong việc thu thập thông  tin và làm rõ các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. 

3.4.1. Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra trong nghiên cứu này được thiết kế lần đầu dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Cụ thể là trên cơ sở tổng quan các khái niệm, thang  đo đối với các biến trong mô hình nghiên cứu và tiến hành so sánh, phân tích lựa  chọn thang đo phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu. Tiếp đó tác giả đã xin ý  kiến góp ý của chuyên gia về bản dịch xuôi của các các thang đo để tiến hành  chỉnh sửa lần và đưa ra phiếu điều tra lần 1. Sau khi chỉnh sửa phiếu điều tra, tác  giả đã tiến hành khảo sát thử với mục đích đánh giá lại xem những câu hỏi nào  khó trả lời hoặc thuật ngữ nào khó hiểu, sau đó tác giả chỉnh sửa lần 2 của phiếu  điều tra; Cuối cùng, tác giả đã xin tiếp ý kiến của các chuyên gia về phiếu điều  tra chỉnh sửa lần 2 và đưa đến phiếu điều tra chính thức. Nội dung phiếu điều tra  gồm 3 phần chính (phụ lục 02):  

– Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu mục  đích, ý nghĩa của nghiên cứu để người trả lời có hiểu biết sơ qua về nội dung  cuộc điều tra và chuẩn bị tâm thế tốt trước khi trả lời các nội dung trong bảng  hỏi.  

– Thông tin về nội dung khảo sát: Nội dung này được thiết kế với 2 nội  dung. Phần I tìm hiểu ý kiến của thanh niên khi đánh giá 8 nhóm nhân tố ảnh  hưởng đến dự định KSKD của thanh niên với tổng số 35 biến quan sát, trong đó  gồm: Thái độ đối với khởi nghiệp (5 biến quan sát), Thái độ đối với tiền bạc (3  biến quan sát), Chuẩn mực chủ quan (3 biến quan sát), Nhận thức kiểm soát  hành vi (6 biến quan sát), Giáo dục KSKD (5 biến quan sát), Kinh nghiệm  KSKD (3 biến quan sát), Chính sách hỗ trợ của chính phủ (4 biến quan sát), Nhu  cầu thành tích (6 biến quan sát). Phần II tìm hiểu ý kiến của thanh niên về dự định KSKD của họ trong thời gian tới, gồm 6 biến quan sát. Thang đo trong cả hai nội dung đều được thiết kế đồng nhất bằng thang Likert 5 mức thể hiện mức  độ đồng ý từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”.  

– Thông tin thống kê một số đặc điểm nhân khẩu học xã hội: Nhằm thu  thập thêm những thông tin khác liên quan đến người trả lời để thống kê, mô tả mẫu cũng như giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu thấy cần thiết. 

3.4.2. Xác định mẫu điều tra  

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội  học bằng bảng hỏi. Do vấn đề nghiên cứu thuộc phạm vi lĩnh vực tác giả đang  phụ trách nên điều kiện về nguồn lực và tính khả thi trong thu thập dữ liệu có  nhiều thuận lợi. Hoạt động điều tra được phối hợp với các Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các  tỉnh, thành đoàn trong phạm vi địa bàn nghiên cứu để lựa chọn mẫu theo hình  thức ngẫu nhiên đối với các nhóm đối tượng (sinh viên, thanh niên nông thôn,  thanh niên có dự án khởi nghiệp đăng kí dự thi tại các cuộc thi khởi nghiệp do  Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, thanh niên có các dự án khởi nghiệp đang  được hỗ trợ triển khai).  

Về kích cỡ mẫu, theo J.F Hair và cộng sự (1998), đối với phân tích nhân  tố khám phá EFA thì cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 5 lần các mệnh đề trong thang  đo. Trong mô hình nghiên cứu của luận án, có tất cả 41 biến số dùng trong phân  tích nhân tố, do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là: 41 x 5 = 205 quan sát. Đối  với hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*m (m  là số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Trong nghiên cứu này có 9 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + (8 x 9) = 112 quan sát.  

Như vậy, về mặt lý thuyết, cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát để đảm bảo cho  các phân tích nhân tố là khoảng 205 quan sát. Tuy nhiên, để đảm bảo quy mô  điều tra trên diện rộng ở 9 địa bàn nhằm thu thập thông tin đa dạng từ các đối  tượng thanh niên sinh sống ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước, đồng thời  cỡ mẫu có khả năng suy rộng cho tổng thể quy mô dân số thanh niên (16-30  tuổi) năm 2018 là 23316036 người (Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2019), tác  giả đã tham khảo phương pháp tính cỡ mẫu qua hệ thống website:  https://www.surveysystem.com/sscalc.htm được xây dựng bởi Creative  Research Systems. Theo đó, với cỡ mẫu ước lượng khảo sát 1500 thanh niên,  với độ tin cậy 95% và khoảng tin cậy cần thiết là 2,53. 

Hình 3.2: Kết quả tính toán cỡ mẫu và khoảng tin cậy  

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên công thức được lập trình sẵn tại website)  

Trên cơ sở tính toán lượng mẫu phù hợp, tác giả tiến hành thực hiện điều  tra chính thức 1500 thanh niên bao gồm hai nhóm đối tượng đó là sinh viên và  thanh niên đã có việc làm, có tính đến sự đa dạng trong lựa chọn mẫu theo khu  vực nông thôn và đô thị. Mẫu trong nghiên cứu này được lựa chọn bằng phương  pháp chọn mẫu phân tầng, có chủ đích. Để xác định cơ cấu mẫu nghiên cứu, tác  giả phân chia tổng thể căn cứ vào các tiêu thức như vùng địa lý (miền Bắc, miền  Trung, miền Nam), khu vực sinh sống (nông thôn, thành thị) và đối tượng (sinh  viên, người đi làm). Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn  giản để chọn ra các đơn vị của mẫu (có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm  trong tổng thể, hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ). Trong quá trình điều tra, tác  giả có sự phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cộng tác viên điều tra tại các địa bàn  khảo sát để lựa chọn mẫu và thu thập thông tin đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả thu phiếu điều tra về cho thấy: số lượng mẫu hợp lệ đủ điều kiện để phân tích là 1298 đơn vị mẫu, đạt tỉ lệ 86,5%, đảm bảo đủ dung lượng và tính đại diện mẫu  theo khu vực và đối tượng.  

3.4.3 Phân tích dữ liệu  

Phân tích dữ liệu là việc ứng dụng các luận chứng để hiểu, làm rõ và giải  thích các dữ liệu thông tin đã được thu thập qua phiếu điều tra (Zikmund và cộng  sự, 2010). Các dữ liệu thông tin được thu thập từ phiếu điều tra được làm sạch,  nhập liệu và xuất dữ liệu xử lý qua chương trình SPSS 20 và Amos 22. Quy trình  phân tích gồm các bước sau:  

– Phân tích mô tả 

Phân tích mô tả đề cập đến việc chuyển hóa từ dữ liệu thô thành một dạng thức  dễ hiểu và dễ giải thích (Zikmund và cộng sự, 2010). Phương pháp này được sử dụng  để tính toán sự phân bổ trung bình, tần xuất và tỉ lệ phần trăm của thông tin nhân khẩu  học do người trả lời cung cấp.  

– Kiểm tra độ tin cậy của thang đo  

Các nhà nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS Phiên bản 20 để tiến hành kiểm  tra độ tin cậy. Độ tin cậy được xác định thông qua việc giải thích hệ số α của  Cronbach, một hệ số tin cậy chỉ ra mức tương quan tích cực giữa những câu hỏi trong  bộ phiếu điều tra (Sekaran & Bougie, 2010). Độ tin cậy của mỗi thang đo được đánh  giá bởi hệ số α bằng cách sử dụng phần mềm SPSS như mô tả trong dưới đây: 

Bảng 3.1: Giải thích Giá trị Hệ số Alpha của Cronbach  

Khoảng giá trị Hệ số Alpha Mức Tương quan 
< 0,60 Yếu 
0,60 đến < 0,70 Trung bình 
0,70 đến < 0,80 Khá 
0,80 đến < 0,90 Tốt 
0,90 Rất mạnh 

Nguồn: Zikmund, W. G., Babin, B. J., Carr, J. C., & Griffin, M., 2010.  – Kiểm tra T-Test  

T-test được sử dụng để kiểm tra một giả thuyết cho rằng thang điểm của một  số biến theo khoảng hoặc tỉ lệ (m) sẽ rất chênh lệch giữa hai mẫu hoặc nhóm độc  lập. Trong nghiên cứu này, T-test được tiến hành để kiểm tra liệu giới tính, nghề nghiệp, nền tảng kinh doanh gia đình, yếu tố vùng, miền,… có ảnh hưởng như thế nào đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên, có sự khác biệt trong phân tích  đa nhóm hay không?  

– Phân tích Tương quan Pearson  

Theo Sekaran & Bougie (2010), Phân tích tương quan Pearson chỉ ra được điểm  mạnh, xu hướng và tầm quan trọng của các mối tương quan giữa hai biến số trong toàn  bộ các biến được đo bằng thang khoảng hoặc thang đo tỉ lệ. Hệ số tương liên càng lớn  thì mức độ liên quan càng mạnh và mức độ đó là tiêu cực hay tích cực thì phụ thuộc  vào xu hướng liên quan giữa các biến. Trong nghiên cứu này, phân tích Pearson được  dùng để đo lường phương sai và tương quan giữa dự định khởi sự kinh doanh và năm  yếu tố (thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi,  giáo dục khởi sự kinh doanh và đặc điểm tính cách) của các giả thuyết 1, 2, 3, 4 và 5.  Nghiên cứu điều tra sẽ được tiến hành ở mức ý nghĩa 5% hoặc 1%.  

Bảng 3.2: Giải thích Giá trị Hệ số Tương liên  

Khoảng Giá trị Tương liên Mức Tương quan 
±0,91 đến ±1,00 Rất mạnh 
±0,71 đến ±0,90 Cao 
±0,41 đến ±0,70 Khá 
±0,21 đến ±0,40 Ít nhưng vẫn định nghĩa được mối liên quan 
±0,01 đến ±0,02 Yếu, gần như không đáng kể

Nguồn: Hair, Jr., Money, A. H., Samouel, P., & Page, M., 2007. 

-Phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA)  

Đối với phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F<k)  các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính  của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).  

Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng: Trong  phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép  xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất. Đây cũng là phương pháp  được tác giả sử dụng trong quá trình phân tích EFA.  

Theo Hair & ctg (1998), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố)  là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:  

• Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu  

• Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng  

• Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn  

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:  Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5  

0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét  sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp.  

Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05): Đây là một đại lượng  thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể.  Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối  tương quan với nhau trong tổng thể.  

Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance) > 50%: Thể hiện phần trăm  biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho  biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.  

Đối với phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA: CFA là bước tiếp theo  của EFA nhằm kiểm định xem có một mô hình lý thuyết có trước làm nền tảng cho  một tập hợp các quan sát không. Khi xây dựng CFA, các biến quan sát cũng là các  biến chỉ báo trong mô hình đo lường, bởi vì chúng cùng tải lên khái niệm lý thuyết cơ sở. Phương pháp này chấp nhận các giả thuyết nghiên cứu, được xác định căn cứ theo  quan hệ giữa mỗi biến và một hay nhiều hơn một nhân tố.  

– Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) 

Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu như tâm  lý học (Anderson & Gerbing,1988; Hansell và White, 1991), xã hội học (Lavee, 1988;  Lorence và Mortimer, 1985), nghiên cứu sự phát triển của trẻ em (Anderson, 1987;  Biddle và Marlin,1987) và trong lĩnh vực quản lý (Tharenou, Latimer và  Conroy,1994). Mô hình này được coi là một trong những kỹ thuật phức hợp và linh  hoạt nhất sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả. SEM có  thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu như các bộ dữ liệu khảo sát trong  dài hạn (longitudinal), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), các mô hình không chuẩn  hoá, cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tự tương quan, dữ liệu với các biến số không  chuẩn (Non-Normality), hay dữ liệu bị thiếu (missing data). Đặc biệt, SEM sử dụng để ước lượng các mô hình đo lường (Mesurement Model) và mô hình cấu trúc (Structure  Model) của bài toán lý thuyết đa biến.  

Mô hình đo lường chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (latent Variables) và các  biến quan sát (observed variables). Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lường của  biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị). Các mối quan hệ này giữa các biến có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Ngoài ra, với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm  mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.  

Với những lợi thế nêu trên của việc sử dụng mô hình SEM, trong nghiên cứu  này, tác giả lựa chọn phân tích mô hình cấu trúc thay thế cho việc chạy mô hình hồi  quy tuyến tính thông thường. Mô hình cấu trúc sẽ chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến số và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất.  

Sự phù hợp của toàn bộ mô hình trên thực tế được đánh giá thông qua các tiêu  chí về mức độ phù hợp như sau:  

i) Kiểm định Chi-Square (χ2) :  

Biểu thị mức độ phù hợp tổng quát của toàn bộ mô hình tại mức ý nghĩa p value = 0.05 [Joserkog & Sorbom, 1989]. Điều này thực tế rất khó xảy ra bởi vì χ2 rất  nhạy với kích thước mẫu lớn và độ mạnh của kiểm định, nên thực tế người ta dùng chỉ số χ2 /df để đánh giá.  

ii) Tỷ số Chi-Square/bậc tự do: χ2 / df  

Cũng dùng để đo mức độ phù hợp một cách chi tiết hơn của cả mô hình. Một số tác giả đề nghị 1 < χ2/df < 3 [Hair et al, 1998]; một số khác đề nghị χ2 càng nhỏ càng  tốt [Segar, Grover, 1993] và cho rằng χ2/df < 3:1 [Chin & Todd, 1995]

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com