Mẹ lập di chúc chia đều đất nhưng rồi lại cho riêng thì pháp lý thế nào

Ông A và bà B có sở hữu chung 1 mảnh đất. Năm 1994 ônh A chết không để lại di chúc. Năm 2007, bà B lập di chúc chia đều mảnh đất cho 3 người con chung của ông bà là C, D, F. Năm 2010, bà B tổ chức họp gia đình và cho tặng toàn bộ mảnh đất cho C với điều kiện C phải phụng dưỡng bà lúc ốm đau và lo ma chay khi bà mất. Trong biên bản họp gia đình và hợp đồng chuyển nhượng đất của bà B không có chữ kí của F( có gọi nhưng F không về).

Vậy, em muốn hỏi, bây giờ F muốn phân chia tài sản theo di chúc bà B đã lập năm 2007 có được không?

Biên bản họp gia đình và hợp đồng chuyển nhượng đất của bà B cho C mà không có chữ kí của F thì có hiệu lực pháp lí không?

Nên giải quyết tình huống này thế nào ạ?

Em xin cảm ơn!

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật đất đai 2013.

Nội dung tư vấn:

TH1: Bà B có hoàn toàn quyền sử dụng đất mà không còn là tài sản chung của 2 vợ chồng:

Trong TH này, bà B đã có sổ đỏ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà B theo như thỏa thuận của hai ông bà trước đó hoặc cả gia đình thống nhất việc ông A mất thì toàn bộ mảnh đất thuộc quyền sở hữu của bà B. Căn cứ theo khoản 1 điều 167 luật đất đai 2013:

“ Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”

  • Bà B có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho C.

Vì vậy, khi bà B lập di chúc năm 2007 chia đều mảnh đất cho 3 người con sẽ không còn hiệu lực bởi năm 2010 bà B lập biên bản sẽ giao toàn bộ mảnh đất cho C và lập hợp đồng chuyển nhượng đất của bà B với điều kiện C phải phụng dưỡng và lo ma chay cho bà khi bà mất. Khi lập biên bản đã được sự đồng ý của mọi người trong gia đình trừ F và không cần có chữ kí của F thì biên bản mới có hiệu lực.

  • TH2: Mảnh đất vẫn là tài sản chung của 2 vợ chồng:

Trong trường hợp này, khi ông A mất thì mảnh đất là tài sản chung của 2 ông bà sẽ được chia đôi, một nửa của ông A và 1 nửa của bà B. Một nửa mảnh đất của ông A sẽ được chia theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 điều 651 BLDS 2015:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

  • Một nửa mảnh đất của ô A sẽ được chia đều cho vợ và 3 người con. Bà B sẽ có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho C phần đất của bà và phần được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Còn phần được hưởng thừa kế của F và D trong phần đất của ông A phải tuân theo quy định của pháp luật vì vậy bà B không có quyền trao toàn bộ tài sản là mảnh đất cho C.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com