Hợp đồng đặt cọc tiền đất là văn bản giữa các bên chủ thể, thông thường là hai bên A và B, nhằm ghi nhận lại thỏa thuận, nội dung làm việc đã thống nhất. Chúng tôi cung cấp dưới đây là mẫu Hợp đồng cơ bản được soạn thảo và sử dụng qua những giao dịch tương tự, đã bổ sung, khắc phục những rủi ro, sai xót trong các bản cập nhật trước đó, áp dụng theo quy định mới nhất của pháp luật.
Hướng dẫn sử dụng mẫu Hợp đồng đặt cọc tiền đất
Để có một bản Hợp đồng hoàn chỉnh, tiền đề cho những an toàn pháp lý sau này, chúng tôi khuyến nghị bạn cần sự góp ý của những chuyên gia, Luật sư trong ngành. Việc tự thực hiện có thể dẫn tới những thiệt hại không mong muốn. Để nhận được sự tư vấn MIỄN PHÍ, liên hệ ngay Hotline 1900.0191.
Trong trường hợp, các bạn vẫn muốn tự mình xây dựng Hợp đồng đặt cọc tiền đất, dưới đây là sẽ là những hướng dẫn bạn cần lưu ý để đảm bảo tính pháp lý cho văn bản này.
- Địa danh, ngày, tháng, năm ký kết giao dịch Hợp đồng (phần “….,ngày…tháng….năm….“)
- Số hiệu Hợp đồng, căn cứ số liệu nội bộ hoặc ký hiệu thời gian (phần “Số:………/HĐTPTN -……….”);
- Danh sách các văn bản pháp Luật điều chỉnh, Bộ Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định (phần “Căn cứ…”);
- Thông tin của các Bên tham gia ký kết Hợp đồng đặt cọc tiền đất, tên gọi, địa chỉ, liên lạc, vị trí, chức vụ, thông tin nhân thân, Mã số thuế hoặc số CMND/CCCD (phần “Các bên A và B”);
- Các điều khoản dự thảo bổ sung bên trong Hợp đồng (phần “…” tại mỗi điều khoản);
- Phần ghi ngày tháng (phần “…/…/…” tại mỗi điều khoản);
- Nội dung Hợp đồng có tối thiểu những điều khoản cơ bản là Đối tượng hợp đồng, Thời gian thực hiện, Thanh toán, Quyền và nghĩa vụ các bên, Chấm dứt hợp đồng, Vi phạm, Bồi thường, Cam kết (Việc bổ sung các điều khoản khác là có thể phụ thuộc vào từng loại Hợp đồng và bối cảnh phù hợp);
- Các bên tham gia Hợp đồng ký tên ở cuối văn bản (phần “Đại diện bên A/B Ký và ghi rõ họ tên”);
- Hình thức Hợp đồng: Viết tay hoặc đánh máy, có thể Công chứng hoặc không Công chứng;
Mẫu Hợp đồng đặt cọc tiền đất
Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Mục đích của đặt cọc có thể là nhằm bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng, cũng có những trường hợp đặt cọc nhằm vào cả hai mục đích trên. Thỏa thuận đặt cọc giữa các bên phải được lập thành văn bản, nếu đối tượng đặt cọc mà pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực thì các bên phải tuân thủ quy định này. Đặt cọc thường được áp dụng trong các hợp đồng mua bán, trong đó có mua bán bất động sản.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
……………, ngày … tháng … năm 2019
HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN ĐẤT
(V/v Mua bán nhà đất)
Hôm nay, tại địa chỉ: ………………………………………………………………., chúng
tôi gồm:
I. BÊN ĐẶT CỌC (tức Bên A):
Ông(Bà): …………………………………………………………. Sinh năm: …………………
CMND/ Căn cước công dân số: ……………………………………………………………..
Cấp ngày: ………………………………………Nơi cấp: ………………………………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………
II. BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (tức Bên B):
Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………. Sinh năm: ………………..
CMND/ Căn cước công dân số: ……………………………………………………………..
Cấp ngày: …………………………………………..Nơi cấp: …………………………………..
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………
Các thành viên trong gia đình bên bán (bên B):
Ông (Bà):…………………………………………………..Sinh ngày: …………………………
CMND/Căn cước công dân số: ……………………………………………………………….
Cấp ngày: ……………………………………….. Nơi cấp: ………………………………….
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………….
Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………….
Ông (Bà): ………………………………………… Sinh ngày: ………………………….
CMND/Căn cước công dân số: ………………………………………………………………
Cấp ngày: …………………………………….. Nơi cấp: …………………………………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………..
III. Cùng những người làm chứng:
1. Ông (Bà):…………………………………………………..Sinh ngày: ……………………….
CMND/Căn cước công dân số: …………………………………………………………………
Cấp ngày: ……………………………………….. Nơi cấp: ……………………………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………
2. Ông (Bà): ………………………………………… Sinh ngày: ……………………….
CMND/Căn cước công dân số: ……………………………………………………………….
Cấp ngày: …………………………………….. Nơi cấp: …………………………………….
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………
Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:
Điều 1: Tài sản đặt cọc
Tài sản đặt cọc là khoản tiền mặt trị giá ……………………………………………. đồng.
(bằng chữ: ……………………………………………………………………………………………… )
Điều 2: Mục đích đặt cọc
Việc đặt cọc số tiền theo Điều 1 của Hợp đồng này nhằm mục đích đảm bảo thực hiện việc Bên B sẽ chuyển nhượng cho bên A quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số: ………………………………………………………… do ……………………………………………….. cấp ngày ……………………..; Số vào sổ cấp GCN: ……………………………………….
Cụ thể như sau:
* Đất ở:………………………………………………………………………………………………………
– Thửa đất số: ……………………………………………. – Tờ bản đồ số: ……………………….
– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….
– Diện tích: …………………………………………………………………………………………………..
– Hình thức sử dụng: …………………………………………………………………………………….
– Mục đích sử dụng đất: ………………………………………………………………………………..
– Thời hạn sử dụng đất: ………………………………………………………………………………..
– Nguồn gốc sử dụng: …………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
Nhà ở: ……………………………………………………………………………………………………….
* Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở nêu trên hai bên thỏa thuận là: ………………………………………………………………………………………………. (bằng chữ: ………………………………………………………………………………………………….)
Điều 3: Thời hạn đặt cọc
Thời hạn đặt cọc được tính kể từ ngày ký hợp đồng này đến khi hai bên ký công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nêu trên (hai bên thống nhất vào ngày ………………..).
Điều 4: Nghĩa vụ và quyền của Bên A
4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng này;
b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc.
4.2. Bên A có các quyền sau đây:
a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ phần tài sản đó khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc cùng với một khoản tiền gấp 3 lần giá trị tài sản đặt cọc trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của bên B:
5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ phần tài sản bên A đã đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);
b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền gấp 3 lần giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);
c) Tạo mọi điều kiện khi bên A có yêu cầu, ký kết và bàn giao các giấy tờ pháp lý cần thiết để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nêu trên cho bên A khi có đủ điều kiện và theo quy định của pháp luật.
d) Chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng sang tên Quyền sử dụng đất và nhà ở cho Bên A (gồm: Phí công chứng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và tiền dịch vụ liên quan (nếu có)).
e) Bên B cam kết vào thời điểm chuyển nhượng, quyền sử dụng đất và nhà ở không bị hạn chế giao dịch dân sự và không bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba. Trường hợp vì bị hạn chế giao dịch mà không thực hiện được việc mua bán, Bên B trả lại tiền đặt cọc và chịu phạt cọc gấp 3 lần.
5.2. Bên B có các quyền sau đây:
Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).
Điều 6: Giải quyết tranh chấp
Nếu trong quá trình thực hiện Hợp đồng phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc thiện chí, hợp tác và tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai Bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Cam đoan của các bên
Bên A và bên B cùng nhất trí cam đoan những nội dung sau đây
a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b) Việc giao kết Hợp đồng này là hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối hoặc ép buộc;
c) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
Điều 8: Điều khoản cuối cùng
a) Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;
b) Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu rõ và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký tên vào Hợp đồng;
c) Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký.
BÊN ĐẶT CỌC (Bên A) (Ký và ghi rõ họ tên) |
BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (Bên B ) (Ký và ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng (Ký và ghi rõ họ tên) |
Người làm chứng (Ký và ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: