Quyền xem phiếu đấu giá của người trúng đấu giá trong cuộc đấu giá tài sản

Hỏi:

Nhờ ace là luật sư hoặc biết về “luật đấu giá tài sản” tư vấn cho tôi chút:Cụ thể tôi tham gia cuộc đấu giá tài sản đất do UBND huyện tổ chức công khai. Có thuê công ty đấu giá tài sản trực tiếp điều hành. Kết quả đấu giá lô đất, người đấu giá trúng lô đất hơn tôi 4 triệu. Cho rằng có sự gian lận, giàn sếp trong việc tuyên bố người trúng đấu giá. Tôi có đề nghị công ty đấu giá phải cho tôi biết và trực tiếp xem phiếu đấu giá của người trúng đấu giá nhưng bị từ chối. Đấu giá viên nói rằng “anh không có quyền được xem, a muốn kiện tôi đi đâu cũng được” vậy cho tôi hỏi: đấu giá viên nói vậy có đúng không? tôi yêu cầu đấu giá viên công khai phiếu người đấu giá trúng trên tôi , ngay và trực tiếp sau khi đấu giá viên đọc kết quả trúng đấu giá có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn anh/ chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi, về trường hợp của anh/ chị chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất về cơ bản nguyên tắc bán đấu giá phải đảm bảo tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan. Và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá, đấu giá viên theo quy định tại Điều 6 Luật đấu giá tài sản năm 2016 cụ thể:

Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản

1. Tuân thủ quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.

4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên theo quy định tại Điều 19 Luật dấu giá năm 2016 như sau:

Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên

1. Đấu giá viên có các quyền sau đây:

a) Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

b) Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;

c) Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;

d) Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;

đ) Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;

e) Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Đấu giá viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật này;

b) Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;

d) Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này;

đ) Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đấu giá viên phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của luật này, vì vậy người đấu giá viên đó không được công khai thông tin về người trúng giá nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trong trường hợp anh/ chị nghi ngờ có gian lận, giàn xếp thì anh chị có thể gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu thanh tra, xác minh và xử lý vi phạm nếu có theo quy định tại Điều 79 Luật đấu giá năm 2016.

Điều 79. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về đấu giá tài sản tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đấu giá tài sản, chính sách phát triển nghề đấu giá tài sản;

b) Tổ chức đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh doanh nghiệp đấu giá tài sản;

c) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;

d) Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập có thu; hỗ trợ việc bảo đảm an ninh, trật tự cho cuộc đấu giá theo đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản;

đ) Xem xét, phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ đối với Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, đề án chuyển đổi Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thành doanh nghiệp trong trường hợp không cần thiết duy trì Trung tâm, đề án giải thể Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản trong trường hợp không có khả năng chuyển đổi Trung tâm thành doanh nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp;

e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;

g) Hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản tại địa phương;

h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đấu giá tài sản tại địa phương.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com