Luật sư tư vấn:
- Bộ luật dân sự 2015;
- Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi năm 2012.
Hiện nay, pháp luật không thực sự chỉ rõ ra khái niệm của Không còn khả năng lao động, mỗi văn bản quy phạm pháp luật lại có một cách hiểu khác nhau về khái niệm này:
Trong BLDS 2015:
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Trong Luật NVQS 2015:
Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
Điều 19. Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
Có thể thấy rằng, việc quy định:
+ “Con chưa thành niên không có khả năng lao động” là người thừa kế không phu thuộc nội dung di chúc;
+ Tạm hoãn gọi nhập ngũ trong trường hợp là “lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động” hay;
+ Được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân đối với “Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động”
có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người không có khả năng lao động cũng như người thân thích của họ. Mặt khác, những quy định “ưu ái” trên còn cho thấy trách nhiệm, bồn phận nuôi dưỡng, chăm sóc của những người thân thích với nhau.
Vậy tóm lại khái niệm về người không có khả năng lao động:
– Họ phải rơi vào các trường hợp bị: “liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên”
– Và cần có người thường xuyên chăm sóc.