Đơn đề nghị trợ cấp thương bệnh binh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 4 tháng 2 năm 2020

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRỢ CẤP THƯƠNG BỆNH BINH

Kính gửi: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội

– Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 và Pháp lệnh ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

– Căn cứ Nghị định số 58/2019/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng;

– Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Tên:                                                                  ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                                                        ngày cấp:                                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Tôi từng tham gia hoạt động cách mạng giai đoạn năm 1933-1943 tại chiến trường miền Bắc và bị thương nặng. Theo đó, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của tôi được xác định là 67%. Mới đây, UBND quận Đống Đa có lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh đối với trường hợp của tôi. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội cũng đã ra quyết định trợ cấp, phụ cấp cho tôi. Tuy nhiên đã 03 tháng kể từ ngày nhận được quyết định, tôi vẫn chưa được hưởng trợ cấp theo đúng quy định pháp luật. Vậy nay tôi làm đơn này đề nghị được hưởng trợ cấp thương binh.

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP:

Điều 9. Chế độ ưu đãi

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được hưởng các chế độ ưu đãi sau từ ngày có quyết định công nhận:

1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP:

Điều 1. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và mức trợ cấp, phụ cấp

2. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi; đối với người có công với cách mạng bao gồm:

 b) Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

PHỤ LỤC II

MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH

NHƯ THƯƠNG BINH
(Kèm theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP)

Tỷ lệ suy giảm khả năng lao độngMức trợ cấp
67%3.488.000

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP:

Điều 7. Thủ tục hồ sơ

 2. Trách nhiệm của các cơ quan:

 b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày làm việc từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ ra quyết định thực hiện chế độ ưu đãi.

Từ những căn cứ trên, tôi nhận thấy trợ cấp hàng tháng là một trong những chế độ ưu đãi luật định đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Cụ thể, thương binh thuộc diện suy giảm khả năng lao động 67% như tôi được hưởng trợ cấp thương tật với mức trợ cấp là 3.488.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ cũng như quyết định việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. Vì vậy, tôi làm đơn này tới Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và xã hội Hà Nội đề nghị sớm được chi trả khoản trợ cấp thương tật mà tôi có quyền được hưởng hàng tháng.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung đề nghị.

Các giấy tờ đính kèm:                                                                                        Người viết đơn

– Bản khai về quá trình hoạt động cách mạng;

– Lý lịch đảng viên;

– Giấy chứng nhận bị thương;

– Biên bản giám định thương tật.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com